Xem mẫu

  1. Bệnh trầm cảm ở người già
  2. Trầm cảm là căn bệnh dễ mắc ở tuổi già, đặc biệt ở những cụ không có sự quan tâm từ con cháu. Các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi - Trầm cảm do stress như: bạn đời chết, cô đơn, xung đột nặng nề trong gia đình không giải quyết được, sự không hòa hợp giữa các thế hệ chung sống dưới một mái nhà, nhà ở chật chội, vật chất quá khó khăn, thay đổi nơi ở, bị cách li… - Trầm cảm có thể xảy ra sau các bệnh cơ thể nặng như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, đái tháo đường…(một điểm cần chú ý ở đây là trầm cảm không chỉ xảy ra với người cao tuổi mà xảy ra cho tất cả các thành viên khác trong gia đình, nhất là khi bệnh xảy ra đột ngột gây lo lắng hoang mang, đảo lộn sinh hoạt trong gia đình…).
  3. - Trầm cảm thứ phát do lạm dụng nghiện bia rượu… - Trầm cảm do tác dụng phụ của các thuốc điều trị các bệnh nội khoa khác, thuốc điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp… - Trầm cảm trong các bệnh nội sinh có từ trước như: trầm cảm tái diễn, trầm cảm trong bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm thoái triển… Phát sinh theo chu kì hay tăng lên khi gặp stress. Dấu hiệu mắc bệnh Biểu hiện tinh thần - Buồn chán kéo dài nhiều ngày; - Luôn có những suy nghĩ tiêu cực; - Bồn chồn, khó chịu; - Giảm sự quan tâm thích thú đến các hoạt động thường ngày mà trước đây vẫn hứng thú; - Giảm trí nhớ, thiếu sự tập trung, không có khả năng phán đoán và ra quyết định - Xuất hiện ảo giác, mơ mộng; - Luôn cảm thấy mình có lỗi hoặc xấu hổ; - Thất vọng, buồn chán và hoang tưởng; - Luôn có suy nghĩ cho rằng bản thân là vô dụng, tự giày vò cho mình là có lỗi
  4. - Ít vận động và di chuyển; - Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc duy trì ý nghĩ quyên sinh, thậm chí còn có kế hoạch cụ thể cho việc này. Biểu hiện về thể chất - Ăn uống thất thường, lúc ngon miệng lúc chán ăn; - Tăng hoặc giảm trọng lượng cơ thể; - Mất hứng thú trong quan hệ tình dục; - Mệt mỏi, uể oải; - Xuất hiện các vấn đề về giấc ngủ, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, luôn gặp khó khăn về giấc ngủ, thức dậy quá sớm;
  5. - Táo bón; - Đau đầu nhưng sử dụng thuốc lại không khỏi. Trước tiên, những người mắc bệnh cần phải được tư vấn, khám bác sĩ, nhất là khi xuất hiện những biểu hiện như đề cập ở trên trong thời gian kéo dài. Khi đã biết rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp điều trị: - Sử dụng thuốc chống trầm cảm; - Sử dụng liệu pháp tâm thần như liệu pháp nhận thức, cư xử; - Thành lập các nhóm hỗ trợ: Gặp gỡ những người mắc bệnh đã qua điều trị nay đã đỡ hoặc đã khỏi để trao đổi kinh nghiệm; - Quản lí stress: Nếu mắc bệnh do stress hoặc áp lực thì nên áp dụng liệu pháp này như áp dụng lối sống khoa học, không nên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, tăng cường luyện tập dưỡng sinh, mát-xa hoặc áp dụng liệu pháp thư dãn. - Sử dụng liệu pháp điều trị hỗ trợ, ví dụ như liệu pháp châm cứu, liệu pháp đồng căn (homeopathy).
nguon tai.lieu . vn