Xem mẫu

  1. Bệnh tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành (Adult congenital heart disease) (Kỳ 7) TS. Nguyễn Đức Công (Bệnh học nội khoa HVQY) 5. Tồn tại ống động mạch (Patent ductus arteriosus) (tiếp theo): 5.5. Triệu chứng cận lâm sàng: 5.5.1. X quang: - Chiếu tim-phổi thấy cung động mạch phổi đập mạnh. - Chụp tim-phổi: cung nhĩ trái và thất trái giãn to, cung động mạch chủ giãn rộng, hình ảnh tăng áp lực động mạch phổi, phổi kém sáng. 5.5.2. Điện tim: Phì đại thất trái, giãn nhĩ trái và nhĩ phải. 5.5.3. Tâm thanh đồ:
  2. Có tiếng thổi liên tục, đỉnh cao nhất ở thì tâm thu. 5.5.4. Siêu âm tim: - Hình ảnh gián tiếp: đường kính nhĩ trái và thất trái tăng. - Có thể thấy được ống động mạch trên siêu âm 2D, đo được đường kính và độ dài ống động mạch. - Siêu âm Doppler xác định được luồng máu đi qua ống động mạch từ động mạch chủ đến động mạch phổi; có thể đo được thể tích máu qua ống thông động mạch bằng siêu âm Doppler. 5.5.5. Thông tim: - Có thể đưa được ống thông từ động mạch chủ sang động mạch phổi. - Chụp cản quang động mạch chủ thấy thuốc sang được động mạch phổi. - Phân áp ôxy ở động mạch phổi tăng. 5.6. Chẩn đoán: 5.6.1. Chẩn đoán xác định:
  3. - Lâm sàng: nghe thấy tiếng thổi liên tục, mạnh lên ở thì tâm thu ở liên sườn II-III cạnh ức trái; sờ có rung miu. Có thể có tím, ngón tay dùi trống nếu có đảo shunt. - X quang: giãn nhĩ trái và thất trái, tăng áp lực động mạch phổi. - Điện tim: giãn nhĩ trái, dày thất trái. - Siêu âm: tìm được ống động mạch, thấy dòng máu qua ống động mạch trên siêu âm Doppler. - Thông tim giúp chẩn đoán chắc chắn. Chẩn đoán khó khi có tăng áp lực động mạch phổi mà áp lực này cân bằng giữa động mạch phổi và động mạch chủ gây mất tiếng thổi liên tục. 5.6.2. Chẩn đoán phân biệt: - Thông liên thất. - Thông liên nhĩ. - Hở van động mạch chủ, hở và hẹp lỗ van động mạch chủ. - Hở và hẹp lỗ van động mạch phổi.
  4. 5.7. Biến chứng và tiên lượng: - Rất hay gặp viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, mà giai đoạn đầu là viêm nội mạc động mạch nhiễm khuẩn. - Viêm phổi tái diễn. - Giãn phình động mạch phổi. - Vôi hoá, đứt hoặc vỡ ống động mạch. - Suy tim. - Tắc động mạch phổi hoặc tắc động mạch ngoại vi khi đảo shunt. 5.8. Điều trị: 5.8.1. Điều trị nội khoa: - Những tuần đầu sau đẻ nếu phát hiện còn tồn tại ống động mạch thì dùng indomethacin hoặc ibuprofen để ức chế prostaglandin và prostacycline sẽ gây tác dụng co thắt tạo điều kiện đóng được ống thông động mạch. - Phòng chống viêm màng trong tim nhiễm khuẩn. - Phòng chống viêm phổi, tắc mạch.
  5. 5.8.2. Điều trị ngoại khoa: Thắt, buộc, cắt ống động mạch. Nên mổ sớm trước khi có tăng áp lực động mạch phổi gây đảo shunt. 5.8.3. Điều trị bằng thông tim: Đút nút lỗ thông là thủ thuật an toàn, hiệu quả, tiến hành ở trẻ dưới 2 tuổi sẽ rất tốt.
nguon tai.lieu . vn