Xem mẫu

  1. Bệnh lý Tăng huyết áp Tăng huyết áp là gì? Tăng huyết áp (THA), thuật ngữ y khoa là Hypertension, thường được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì bạn có thể mắc bệnh này trong nhiều năm tháng mà hoàn toàn không phát hiện ra nó. Thực tế tại Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 50 triệu người bị THA, trong đó có đến một phần ba (15 triệu) hoàn toàn không biết mình mắc bệnh.{josquote}15 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp tại Hoa Kỳ không được phát hiện{/josquote} Huyết áp, hay áp lực của máu trên thành mạch, được xác định bằng lượng máu do tim bơm ra, nhịp tim, trở kháng của dòng máu trong động mạch. Huyết áp thường thay đổi trong ngày, có thể thay đổi rất nhẹ theo nhịp tim, chẳng hạn tăng lên chút ít khi bạn vận động, nhịp tim nhanh hoặc khi nghỉ ngơi, thư giãn. Lượng máu do tim bơm ra mỗi nhịp càng nhiều và lòng động mạch càng chật hẹp thì huyết áp của bạn càng cao. Huyết áp được đọc bằng hai con số:  Số trên cho biết huyết áp tâm thu, là chỉ số áp suất máu trên thành động mạch do tim bạn tạo ra khi tống máu vào động mạch.  Số dưới cho biết huyết áp tâm trương, là chỉ số áp suất máu trên thành động mạch trong thời gian nghỉ của tim giữa hai lần bóp.
  2. Huyết áp bình thường lúc bạn nghỉ ngơi khoảng 120/80mmHg. Nếu huyết áp lúc nghỉ của bạn từ 140/90mmHg trở lên, theo WHO bạn đã bị THA. Nhiều người đã không nhận thức được những mối đe dọa của THA vì thường nó ít gây ra triệu chứng trực tiếp. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát, THA có thể gây nhiều biến chứng, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,… Rất may là việc phát hiện ra THA khá đơn giản bằng cách đo huyết áp đúng phương pháp, và một khi phát hiện ra THA, bạn có thể chủ động kiểm soát nó. Dấu hiệu và triệu chứng Hầu hết bệnh nhân THA đều không có triệu chứng. Tuy nhiên người ta thường nghĩ rằng nhức đầu, chóng mặt, chảy máu cam là những triệu chứng báo động. Thực sự nhiều bệnh nhân THA giai đoạn đầu thường bị đau âm ỉ nửa sau đầu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hoặc dễ bị chảy máu cam hơn bình thường. Tuy nhiên thường các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, chảy máu cam chỉ xảy ra vào các giai đoạn sau của THA – giai đoạn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Và cũng có nhiều bệnh nhân có huyết áp tăng rất cao mà hoàn toàn không hề có các triệu chứng như trên.
  3. Một số tình trạng sau đây làm mất kiểm soát huyết áp gây ra những triệu chứng sau:  Đổ mồ hôi quá nhiều  Co thắt cơ  Mệt mỏi  Tiểu nhiều, thường xuyên  Nhịp tim nhanh bất thường (đánh trống ngực) Nguyên nhân Không phải lúc nào cũng có thể xác định được nguyên nhân THA ở nhiều bệnh nhân. Người ta chỉ xác định được nguyên nhân THA ít hơn 5% các trường hợp, gọi là THA thứ phát. Còn lại hầu hết đều không xác định được nguyên nhân, được gọi là: THA vô căn, THA nguyên phát hay THA thiết yếu. THA thứ phát có thể do các nguyên nhân sau:  Thuốc, gồm: thuốc ngừa thai uống, thuốc trị cảm cúm, thuốc giảm đau không steroid và một số thuốc kê toa.
  4.  Bệnh lý thận  Bệnh lý tuyến thượng thận  Bệnh lý tuyến giáp  Bất thường mạch máu  Tiền sản giật, một tình trạng tăng huyết áp trong 3 tháng cuối thai kỳ  Sử dụng các thuốc cấm như cocaine hoặc amphetamine Yếu tố nguy cơ Có hai loại yếu tố nguy cơ của THA: thay đổi được và không thay đổi được 4 yếu tố nguy cơ chính không thay đổi được:  Tuổi. Càng lớn tuổi, nguy cơ THA càng cao  Chủng tộc. Người da den có nguy cơ THA cao hơn người da trắng  Giới tính. Ở người trẻ và giai đoạn đầu của tuổi trung niên, nam có nguy cơ THA cao hơn nữ. Khoảng 55-64 tuổi, nguy cơ THA ở hai giới là bằng nhau, và đến trên 64 tuổi, nữ lại có nguy cơ cao hơn nam.  Tiền sử gia đình. Nguy cơ có xu hướng cao đối với các thành viên trong gia đình có người bị THA. Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát và thay đổi được:
  5.  Béo phì. Cân nặng cơ thể càng cao, nhu cầu ôxy và dinh dưỡng cho chúng càng tăng và lượng máu trong hệ tuần hoàn đảm trách nhiệm vụ này cũng tăng cao hơn người gầy, do vậy nguy cơ THA cao hơn.  Ít hoạt động thể lực, góp phần tăng nguy cơ béo phì. Người ít hoạt động thân thể cũng có xu hướng có nhịp tim nhanh, cơ tim phải làm việc nặng nhọc hơn mỗi lần co bóp, dẫn đến tăng áp lực máu trên thành động mạch.  Hút thuốc lá. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương các tế bào lót mặt trong thành động mạch của bạn, gây ra sự kết tập tiểu cầu, lắng đọng cholesterol và dần dần tạo nên những mảng xơ vữa. Nicotine trong khói thuốc lá còn làm co thắt các mạch máu và buộc tim bạn phải hoạt động mệt mỏi hơn.  Nhạy cảm với muối Natri. Nhưng người này nhạy cảm với Natri hơn và cơ thể dễ giữ lại muối Natri gây ứ trệ dịch, tăng áp lực máu.  Hạ Kali huyết. Kali là một chất điện giải quan trọng giúp duy trì cân bằng Natri trong tế bào. Nếu bạp nhập vào không đủ lượng Kali, Natri sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể gây THA.  Uống quá nhiều rượu. Người ta vẫn chưa hiểu rõ bằng cách nào và tại sao rượu có thể gây THA. Tuy nhiên nếu nghiện rượu lâu dài, cơ tim của bạn sẽ bị tổn thương và suy yếu.
  6.  Stress. Tình trạng stress nặng có thể gây THA tạm thời nhưng nguy hiểm. Huyết áp càng tăng nặng hơn nếu bạn tìm cách thư giãn cải thiện stress bằng việc ăn nhiều hơn, hút thuốc lá hay uống rượu nhiều. Ngoài ra bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh THA nếu đang có những bệnh lý mạn tính khác như tăng cholesterol máu, đái tháo đường, ngưng thở lúc ngủ (do tắc nghẽn một phần đường thở lúc ngủ), suy tim,…{josquote}Bệnh Tăng huyết áp rất dễ chẩn đoán nhưng người bệnh không phát hiện và còn rất nhiều người chưa sẵn sàng tuân thủ điều trị{/josquote} Khi nào bạn cần đến khám ở Bác sĩ? Nên kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi 2 năm. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra thường xuyên hơn. Bảng sau áp dụng cho người trưởng thành trên 18 tuổi. Tình HA tâm Việc HA tâm thu trạng trương cần làm Kiểm Tối
  7. Kiểm Bình
  8. Biến chứng Nếu phát hiện mình bị THA, bạn phải kiểm soát nó chặt chẽ. Sự tăng áp lực liên tục lên thành động mạch sẽ gây nhiều tổn thương nặng nề nhiều cơ quan sinh tồn của cơ thể. Huyết áp tăng càng cao, thời gian không kiểm soát THA càng nhiều thì các tổn thương càng nặng. Khi các triệu chứng xuất hiện thì bạn đã bị một tổn thương nào đó rồi. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan trực tiếp giữa THA không kiểm soát và tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, rối loạn thị giác,… THA có thể gây ra các rối loạn sau:  Tổn thương động mạch. Xơ cứng động mạch (động mạch trở nên dày và cứng, mất độ đản hồi), xơ vữa động mạch (lắng đọng mỡ thành những mảng ở mặt trong thành động mạch) và phình động mạch (mạch máu có đoạn bị phình lớn)  Dày các buồng tim có nhiệm vụ bơm máu. Gọi là bệnh phì đại buồng thất trái, có thể dẫn đến hậu quả suy tim. Để chống lại áp lực máu cao trong động mạch, cơ tim phải tăng cường hoạt động và dày lên. Nhu cầu ôxy và năng lượng cho cơ tim cũng tăng, trong khi lượng máu đến nuôi cơ tim không đủ. Đồng thời, khi cơ tim dày lên và hoạt động nhiều, lượng máu mà tim bóp ra để đáp ứng cho nhu cầu cơ thể cũng tăng lên và gây ứ trệ dịch ở phổi và các chi.  Tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não, gây tai biến mạch máu não và đột quỵ.
  9.  Yếu, hẹp mạch máu ở thận.  Dày, hẹp hoặc vỡ các mạch máu võng mạc, có thể gây mù mắt. Bạn hãy thực hiện sự phòng ngừa ngay từ bây giờ. Kết quả sẽ rất tuyệt vời, nếu như bạn kiểm soát tốt huyết áp của mình trong 5 năm, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20% và nguy cơ suy tim giảm đến 50% hoặc hơn. Điều trị Biện pháp kiểm soát huyết áp an toàn nhất là thay đổi lối sống. Tuy nhiên đôi khi chỉ dùng biện pháp này thì chưa đủ mà phải phối hợp với điều trị bằng thuốc hạ huyết áp. Hiện có rất nhiều loại thuốc hạ áp trên thị trường với nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Nếu một loại không thể hạ huyết áp đến mức an toàn, bác sĩ có thể phối hợp thêm một vài thuốc khác vào chế độ điều trị của bạn. Gồm một số loại thuốc hạ áp chủ yếu sau:  Thuốc lợi tiểu. các thuốc này tác động đến thận giúp cơ thể thải ra nhiều muối và nước, từ đó làm giảm thể tích tuần hoàn, gây hạ áp.
  10.  Thuốc chẹn thụ thể beta (beta-blocker). Các thuốc này ngăn chặn tác dụng của một số chất hóa học có liên quan adrenaline, làm chậm nhịp tim và giảm sức co bóp của cơ tim.  Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (Angiotensin-converting enzyme (ACE) inhibitors). Các thuốc này giúp giãn mạch máu bằng cách ngăn cản sự hình thành của một hóa chất tự nhiên gây co mạch trong cơ thể.  Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin-II. Các thuốc này giúp giãn mạch máu bằng cách ức chế hoạt động – chứ không phải sự hình thành – của một hóa chất tự nhiên gây co mạch trong cơ thể.  Thuốc đối kháng Canxi, hay thuốc chẹn kênh Canxi. Các thuốc này giúp giãn cơ trơn mạch máu. Một số có thể gây chậm nhịp tim. Để đưa huyết áp về mức an toàn, bác sĩ của bạn còn có thể phối hợp các thuốc chủ yếu trên với nhiều thuốc hạ áp khác, như:  Ức chế thụ thể alpha (alpha-blockers). Các thuốc này ngăn chặn sự co thắt cơ trơn trong các tiểu động mạch và giảm thiểu ảnh hưởng của các chất gây co mạch tự nhiên trong cơ thể.  Thuốc ức chế trung ương. Các thuốc này ngăn chặn hệ thần kinh trung ương của bạn phát ra các xung động làm tăng nhịp tim hoặc co mạch máu.
  11.  Thuốc giãn mạch trực tiếp. Aûnh hưởng trực tiếp trên cơ trơn thành động mạch, ngăn chặn sự co thắt cơ làm chít hẹp lòng động mạch. Tự chăm sóc bản thân Chiến lược kiểm soát huyết áp tốt nhất nên bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống, ngay cả trong trường hợp bạn đang sử dụng thuốc hạ áp. Bạn buộc phải dùng thuốc liều cao hơn nếu không thay đổi một số các thói quen của mình. Sau đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:  Hãy ăn uống vì nhu cầu sức khỏe. Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý, với nhiều ngũ cốc, trái cây, ra tươi, ăn hạn chế mỡ và các chất béo. Nhiều nghiên cứu cho thấy những chế độ ăn giảm cân có thể giúp giảm huyết áp rất tốt. Nếu bạn bị THA và thuộc type người nhạy cảm muối Natri, tốt nhất nên hạn chế ăn muối. Việc hạn chế ăn muối có thể giúp bạn không phải dùng thuốc hoặc giúp thuốc hạ áp tác dụng hiệu quả hơn. Chế độ dinh dưỡng như vậy không chỉ tốt cho người bệnh THA mà còn rất có lợi cho những người khỏe mạnh bình thường.  Cân nặng hợp lý. Nếu chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index, tính bằng: Cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m vuông)) của bạn bằng 25 hoặc hơn (áp dụng cho người Âu, Mỹ) và bằng 23 hoặc hơn (áp dụng cho người Việt Nam), bạn cần phải có chế độ giảm cân. Chỉ cần bạn giảm cân một ít, khoảng 4,5kg cũng có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Một số người chỉ cần giảm
  12. cân là đã có thể hạp huyết áp đến mức bình thường mà không cần điều trị bằng thuốc.  Tập thể dục. Tập aerobic thường xuyên dường như có thể làm giảm huyết áp, ngay cả trong trường hợp tập chưa đến mức giảm cân nặng. Tương tự, đi bộ nhanh trong 30 phút mỗi ngày, 5-7 ngày trong tuần có thể làm hạ huyết áp và giảm cân.  Không hút thuốc. Nếu bạn đã bị THA, thuốc lá có thể làm tăng sự lắng đọng cholesterol và nhiều loại mỡ khác trên thành mạch của bạn. Gây xơ vữa động mạch và chít hẹp dần dần lòng mạch.  Hạn chế rượu, cà phê. Ngay cả khi bạn là người khỏe mạnh, rượu và cà phê cũng có tác dụng làm tăng huyết áp đến mức bất lợi cho sức khỏe. Nếu bạn hạn chế rượu ở mức điều độ, huyết áp tâm thu có thể giảm 5 và HA tâm trương giảm 3mmHg. Uống điều độ có nghĩa là bạn dùng không quá 2 cốc mỗi ngày, ví dụ hai cốc bia dung tích 340mL, hoặc hai cốc rượu vang 140mL, hay 2 cốc 28 mL rượu Whiskey 100 độ cồn. Cà phê có tác dụng kích thích nhẹ, tăng độ tập trung và làm tinh thần sảng khoái, nhưng đồng thời cũng làm tăng huyết áp. Nếu bạn đã bị THA, mỗi ngày không nên dùng quá hai cốc cà phê hoặc 3-4 tách trà. Bạn cũng lưu ý tránh dùng cà phê ngay trước các hoạt động có thể làm tăng huyết áp tự nhiên như tập thể dục.  Kiểm soát stress. Aûnh hưởng của stress thường chỉ tạm thời. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị stress, huyết áp có thể tăng và dao động làm tổn
  13. thương động mạch, tim, não, thận và mắt. Bạn có thể tránh hoặc đương đầu với stress bằng một số kỹ thuật thư giãn. Bạn có thể giảm stress bằng nhiều cách: làm việc có điều độ, đơn giản hóa lịch làm việc, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc bạn bè, duy trì các mối quan hệ xã hội, đoàn thể, tập cách suy nghĩ lạc quan về những “khoảng thời gian lo lắng” trong ngày, về những cách giải quyết các vấn đề khó khăn trong công việc,…Một số kỹ thuật thư giãn gồm các bài tập hít thở sâu, bài tập thư giãn cơ, hình ảnh hướng dẫn, thiền định và liên hệ phản hồi sinh học.  Ngủ đủ giấc. Một khi thư giãn tốt, bạn có thể đương đầu với một ngày mới nhiều stress, nhiều vấn đề phải giải quyết. Nên ngủ sớm, dậy sớm điều độ mỗi ngày, có thể tắm nước ấm, đọc sách hoặc ăn nhẹ trước khi ngủ để giúp thư giãn.  Bạn nên đến thăm khám ở bác sĩ nếu huyết áp không hạ sau 3-6 tháng thay đổi lối sống một cách tích cực. Các bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hạ áp phối hợp với một chế độ tiết chế ăn uống và tập luyện, thay đổi lối sống phù hợp. Một số kỹ năng cần có THA không phải là một bệnh chỉ điều trị một vài lần là chấm dứt. Bạn cần phải kiểm soát huyết áp liên tục từ khi phát hiện cho đến cuối cuộc đời mình. Bạn cần biết một số kỹ năng sau:
  14.  Đo huyết áp tại nhà. Điều này rất có lợi vì bạn chủ động theo dõi huyết áp của mình nhiều lần trong ngày. mỗi khi đo HA, bạn nên đo 2 lần và ghi chú lại. Không cần thiết phải đo nhiều lần trong tuần nếu huyết áp đã được kiểm soát tốt. Lưu ý không đo huyết áp lúc bạn vừa mới tập thể dục, vận động hay làm việc nặng xong, HA có thể tăng không chính xác.  Uống thuốc phù hợp và đều đặn  Giảm stress bằng nhiều phương pháp như ngủ đủ giấc, học cách từ chối những nhiệm vụ, công việc tăng cường, từ bỏ những suy nghĩ bi quan và duy trì các mối quan hệ bạn bè, cộng đồng.  Khám bệnh ở bác sĩ thường xuyên.  Thay đổi thói quen theo hướng có lợi cho sức khỏe.  Luôn kiên nhẫn và lạc quan về bệnh tình của mình.
nguon tai.lieu . vn