Xem mẫu

  1. Bệnh lý đái tháo đường là gì ? Viết bởi Administrator Thứ bảy, 18 Tháng 7 2009 00:00 Đái tháo đường (ĐTĐ) - thuật ngữ Y khoa là Diabetes mellitus – là nhóm bệnh lý ảnh hưởng đến cách thức sử dụng đường (glucose) trong máu của cơ thể của chúng ta. Lượng đường nầy cần cho sức khoẻ của bạn vì nó là nguồn năng lượng chính của cơ thể{josquote}Bệnh đái tháo đường diễn biến âm thầm, có vẻ không nguy hiểm nhưng có thể gây tàn phế cho người bệnh{/josquote} Bệnh lý đái tháo đường là gì ? Đái tháo đường (ĐTĐ) - thuật
  2. ngữ Y khoa là Diabetes mellitus – là nhóm bệnh lý ảnh hưởng đến cách thức sử dụng đường (glucose) trong máu của cơ thể của chúng ta. Lượng đường nầy cần cho sức khoẻ của bạn vì nó là nguồn năng lượng chính của cơ thể{josquote}Bệnh đái tháo đường diễn biến âm thầm, có vẻ không nguy hiểm nhưng có thể gây tàn phế cho người bệnh{/josquote} Bình thường, glucose có thể đi vào trong tế bào nhờ hoạt động của insulin – một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy. Insulin hoạt động như những cổng cực nhỏ cho phép glucose đi vào trong tế bào. Nhưng ở bệnh nhân đái tháo đường, quá trình nầy bị thất bại. Thay vì vận chuyển vào trong tế bào, glucose tích tụ lại trong
  3. dòng máu và cuối cùng thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Điều nầy xảy ra là do hoặc tuyến tụy không sản suất đủ lượng insulin cần thiết hoặc các tế bào không đáp ứng với insulin một cách thích hợp Càng ngày càng có nhiều người Mỹ bị đái tháo đường. Bệnh lý nầy ảnh hưởng đến 16 triệu người lớn và trẻ em, có đến gần 1/3 số người nói trên không biết rằng họ đang mang đang có bệnh lý nầy. Đó là do bệnh lý nầy có diễn tiến từ từ trong nhiều năm, thường không có triệu chứng. Đái tháo đường chủ yếu có 2 dạng – type 1 và type 2. Type 1 của ĐTĐ tiến triển khi sản xuất rất ít hoặc không sản xuất ra insulin. Nó ảnh hưởng từ 5 – 10% tổng số người mắc
  4. bệnh. Type 1 thường được gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin hay ĐTĐ ở người vị thành niên. Nhưng tên gọi nầy cũng có thể bị thay đổi do type 1 cũng xảy ra ở người lớn tuổi, không chỉ có ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Ngoài ra, những người bị ĐTĐ type khác cũng cần dùng insulin ĐTĐ type 2 xảy ra phổ biến hơn so với type 1, ảnh hưởng đến 90 – 95% tổng số người bị ĐTĐ. Nó được gọi là ĐTĐ người lớn hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin. Nhưng nó cũng có tên mới. Đó là do càng ngày có nhiều người trẻ tiến triển type bệnh lý nầy và cũng có một số người ĐTĐ type 2 cũng sử dụng insulin. ĐTĐ type 2 xảy ra khi tế bào tụy sản xuất ra lượng insulin không đủ hoặc cơ thể sản xuất ra chất kháng insulin
  5. Cả 2 type của ĐTĐ đều tiến triển trầm trọng. Sự tích tụ glucose trong máu có thể gây tổn thương các cơ quan lớn trong cơ thể. Cuối cùng, ĐTĐ gây tử vong cho người bệnh. Đây là nguyên nhân gây tử vong cho 200000 người Mỹ mỗi năm. Đo đường huyết ở nhà giúp bác sỹ chuẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị tốt hơn Dấu hiệu và triệu chứng ĐTĐ thường không có triệu chứng. Đặc biệt là ĐTĐ type 2
  6. có tiến triển chậm. Nhiều người đã có bệnh lý nầy 8 năm trước khi được chẩn đoán. Khi bệnh tiến triển thường biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Nhưng có 2 triệu chứng điển hình hay gặp là khát nước nhiều và tiểu nhiều. Do lượng glucose quá cao trong máu đã kéo nước từ các mô vào máu, Tạo nên cảm giác mất nước. Để làm dịu cơn khát thì người ta có xu hướng uống nhiều nước và các loại đồ uống khác, và điều nầy dẫn đến việc bài xuất nhiều nước tiểu. Những triệu chứng cảnh báo khác bao gồm Triệu chứng giống cúm. Người bị ĐTĐ thỉnh thoảng bị một đợt nhiễm siêu vi,
  7. mệt mỏi, suy nhược và chán ăn. Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể do đó khi không vào được cơ thể sẽ gây nên cảm giác mệt mỏi và yếu ớt. Tăng hoặc giảm cân. Do cơ thể cố gắng bù trừ lượng đường và dịch bi mất, chúng ta có thể ăn nhiều hơn bình thường và sẽ tăng cân. Nhưng điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Chúng ta ăn nhiều hơn bình thường, nhưng vẫn giảm cân là do mô cơ không nhận đủ glucose dể tạo năng lượng và hoạt động. Điều nầy đặc biệt có ý nghĩa ở người bị ĐTĐ type 1, loại mà có rất ít glucose đi vào trong tế bào. Thực tế, hầu hết người bị ĐTĐ type 1 thường có trọng lượng cơ thể ở mức bình thường hoặc dưới mức bình thường Nhìn mờ. Nồng độ cao của
  8. đường trong máu sẽ kéo dịch ra khỏi mô của cơ thể – bao gồm cả thấu kính của mắt. Điều nầy ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh của mắt. Khi ĐTĐ được điều trị và đường huyết giảm thì khả năng nhìn sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm ĐTĐ sẽ ảnh hưởng đến võng mạc – phần nằm sau của mắt - cũng như gây tổn thương những mạch máu nhỏ. Đối với nhiều người nguyên nhân nầy chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn ở mức độ nhẹ. Nhưng đối với người khác thì có ảnh hưởng một cách trầm trọng đến khả năng nhìn. Trong một số trường hợp ĐTĐ có khả năng gây mù vĩnh viễn. Dễ bị nhiễm trùng và lành chậm vết thương. ĐTĐ ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng và quá trình lành vết
  9. thương. Nhiễm trùng bàng quang và âm đạo là những vấn đề đặc biệt hay gặp ở nữ giới. Tổn thương thần kinh(neuropathy). Lượng đường huyết cao sẽ gây tổn thương những mạch máu nuôi thần kinh, gây nên một số triệu chứng. Phổ biến nhất là triệu chứng tê bì và mất cảm giác ở tay và chân. Cũng có thể có cảm giác đau kiểu bỏng rát ở chân, tay, cánh tay và khuỷu tay. Ngoài ra, có khoảng hơn một nửa số bệnh nhân nam trên 50 tuổi có vấn đề về tình dục gây tổn thương thần kinh gây sự cương của dương vật. Sưng, đỏ, đau nướu răng. ĐTĐ gây nên tăng nguy cơ nhiễm trùng ở nướu răng và chân răng. Kết quả gây nên sưng phồng nướu răng và làm cho
  10. răng trở nên lỏng lẻo, gây đau nhức và tạo mủ ở chân răng. Nguyên nhân Trong tiến trình tiêu hoá, cơ thể lấy carbohydrate từ thực phẩm như bánh mì, gạo, mì sợi, rau, trái cây và sữa để tạo thành những phân tử đường khác nhau. Một trong các loại đó là glucose, nguồn năng lượng chính của cơ thể. Glucose được hấp thu trực tiếp vào dòng máu sau khi ăn, nhưng nó không thể đi vào trong tế bào mà không có sự giúp đỡ của insulin – một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy. Tụy là cơ quan nằm ở phía sau dạ dày. Khi nồng độ glucose trong máu tăng, chúng phát tín hiệu cho tế bào beta của tuyến tụy phóng thích ra insulin. Insulin sẽ đến “mở cổng
  11. ” để glucose đi vào trong tế bào. Điều nầy giúp cho lượng glucose trong máu không tăng cao có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.Khi nồng độ glucose trong máu xuống thấp, tuyến tụy sẽ ngưng bài tiết insulin. Gan là nơi dự trữ glucose dư thừa dưới dạng glycogen. Khi nồng độ glycogen trong máu xuống thấp, gan sẽ chuyển glycogen dự trữ thành glucose và phóng thích nó vào trong dòng máu. Khi chức năng của tuyến tụy bình thường, lượng glucose trong máu dao động đáp ứng với một số các yếu tố, bao gồm loại thực phẩm chúng ta ăn vào, hoạt dộng thể lực, stress và nhiễm trùng. Nhưng mối liên quan phức tạp
  12. của insulin, glucose, gan và những hormone khác đảm bảo cho lượng đường trong máu trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, thỉnh thoảng điều nầy không hoàn toàn đúng. Hoặc cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin để giúp đưa glucose vào trong tế bào hoặc bản thân các tế bào trở nên đề kháng với insulin. Trong trường hợp đó hậu quả là việc tăng nồng độ glucose trong máu. Nguyên nhân của tình trạng tăng glucose trong máu phụ thuộc vào loại đái tháo đường cụ thể. Phân loại đái tháo đường và nguyên nhân của nó bao gồm: ĐTĐ type 1. Dạng nầy của ĐTĐ sinh ra là do tuyến tụy sản xuất ra lượng insulin không đủ. Điều nầy xảy ra do cơ chế tự miễn của
  13. cơ thể tấn công ngay chính tuyến tụy, Huỷ hoại tế bào bêta có chức năng sản xuất ra insulin. Bình thường, hệ thống miễn dịch tấn công virus, vi khuẩn và những vi sinh xâm lấn khác. Các nhà nghiên cứu không chắc rằng những nguyên nhân nào của hệ thống miễn dịch đã tấn công lên tuyến tụy, nhưng người ta tin tưởng rằng có một số yếu tố di truyền, một vài virus và chế độ ăn đả gây ra cơ chế nầy. Mặc dù ĐTĐ type 1 vẫn có thể không phát hiện được trong nhiều năm, các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài tuần đến vài tháng – thường là sau một đợt mắc 1 bệnh lý nào đó. ĐTĐ type 2. không giống như type 1, dạng nầy không phải3 là bệnh lý tự miễn. Có thể có 1
  14. hoặc 2 quá trình diễn ra : hoặc tụy không sản xuất đủ lượng insulin cho phép glucose đi vào trong tế bào, hoặc là tế bào trở nên đề kháng với insulin. Người ta không biết rõ tại sao lại xảy ra điều nầy, nhưng tình trạng quá trọng và dư thừa mỡ là yếu tố quan trọng. Hầu hết những người ĐTĐ type 2 đều quá trọng. ĐTĐ ở người trẻ (MODY). Hiếm gặp, dạng di truyền của ĐTĐ type 2 và thường gặp ở tuổi thiếu niên. ĐTĐ thai kỳ. Loại nầy của ĐTĐ thỉnh thoảng tiến triển trong thai kỳ – thường là vào tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Xảy ra ở khoảng 2 – 3% tổng số phụ nữ mang thai và khi hormone được sản xuất bởi nhau thai bị gián đoạn do ảnh
  15. hưởng của insulin. ĐTĐ thai kỳ biến mất ngay sau khi sinh, Nhưng có khoảng ½ trong số nầy tiến triển thành ĐTĐ type 2 vĩnh viễn sau sinh. Trong những trường hợp hiếm gặp, ĐTĐ type 1 cũng có thể xảy ra trong thai kỳ, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao sau khi sinh mà đòi hỏi phải điều trị bằng insulin. Có khoảng 1 – 2% tổng các trường hợp chẩn đoán ĐTĐ do hậu quả của bệnh lý hoặc do thuốc mà nó làm cản trở hoạt động của insulin. Chúng bao gồm những thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy, rối loạn hoạt động tuyến thượng thận, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và thuốc corticosteroid, chẳng hạn như prednisone.
nguon tai.lieu . vn