Xem mẫu

  1. Bé lên 3 nhiễm tính hung hăng Từ ba tuổi, nhiều bé đã tỏ ra nóng nảy, hung hăng nhằm diễn đạt sự thất bại của mình, trước những cảm xúc mà bé không thể kiểm soát hay đối phó được với chúng. Từ đó, bé cảm thấy bất lực hơn. Vậy, mẹ cần làm gì để bé nguôi cơn giận? Nhận diện cơn giận: Bước đầu tiên giúp mẹ có thể kiểm soát tính hung hăng của bé lên ba tuổii là, hiểu được những cơn giận của bé. Thời điểm này, tính hung hăng là một trong những cách để bé diễn đạt bằng tay với mẹ những gì bé muốn. Nếu điều này không được mẹ phát hiện hay phớt lờ, bé có khuynh hướng khóc lóc, la hét. Vì thế, mẹ cần biết những biểu hiện khi bé giận dữ, hung hăng hay khi bé đã bình tâm trở lại sau một lúc khóc lóc, la hét. Đôi lúc, bé tức giận vì mệt hay đói bụng nên cũng không kiểm soát được cảm xúc, hành vi và nhận thức của bản thân.
  2. Không vội vàng, hấp tấp: Mẹ không nên quá lo lắng tìm cách bù đắp để bé nguôi cơn hung hăng. Không nên thỏa hiệp trước những yêu cầu của bé, cố gắng thay đổi thực tế hay đền bù cho bé thứ gì đó. Nếu không, bé sẽ dựa vào đó để hung hăng, khóc lóc đòi cho bằng được những gì bé muốn và từ đó, hung tính của bé cảng gia tăng. Lắng nghe và thấu hiểu: Mẹ cần cho bé hiểu rằng, mẹ luôn thấu hiểu sự thất vọng của bé khi yêu cầu của bé không được đáp ứng. Mẹ hãy biết lắng nghe và thấu hiểu chững cảm xúc của bé. Nhắc lại nhiều lần với bé
  3. bạn hiểu bé như thế nào, sau đó để bé biết rằng, mẹ hiểu bé la hét, khóc lóc vì điều gì và luôn ở cạnh bé khi bé cần mẹ. Bày tỏ tình yêu và sự quan tâm: Mẹ không nên kềm chế tình yêu thương và quan tâm cho bé vì lúc này, bé tỏ ra cần mẹ hơn bao giờ cả. Điều này không có nghĩa là mẹ sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của bé, nhưng mẹ cần có mặt bên bé, cho bé nhận thức được sự hiện diện của mẹ như ẵm bé lên, ngồi cạnh bé đến khi bé bình tĩnh và giúp bé đối phó với cảm giác thất vọng, bất lực của bé. Tảng lờ đúng logic: Mẹ không nên tranh luận khi bé giận dữ, vì điều này không đúng logic. Khi cơn giận bộc phát, sẽ không đúng thời điểm nếu như mẹ cứ cố gắng giải thích, phân trần với bé. Mẹ hãy chờ bé bình tĩnh lại, bé sẽ lắng nghe những gì mẹ nói và làm theo lời mẹ, khi đó mẹ hãy đánh trống lảng bằng cách chỉ cho bé những thứ bé thích, như đọc sách cho bé nghe, dành ít thời gian để chơi đùa với bé. Tranh thủ mọi lúc mọi nơi: Ngay khi thấy bé bắt đầu có biểu hiện hung hăng rồi bỗng ngừng đột ngột, mẹ cứ xem như không có chuyện gì xảy ra. Khi thấy thái độ của mẹ, bé cũng sẽ hết hung hăng ngay. Hoặc khi lần đầu tiên bé hung hăng, mẹ cần giúp bé lấy lại bình tĩnh bằng cách vỗ
  4. về, an ủi để bé nguôi giận. Nếu không lay chuyển được bé, mẹ cứ để mặc bé nhưng hãy quan sát xem bé sắp nguôi giận chưa. Hợp lý hóa thú tiêu khiển: Nếu mẹ cho bé xem TV, trò chơi điện tử quá nhiều có thể làm bé trở nên hung tính. Thỉnh thoảng, bé có tâm lý thất vọng sau khi xem những hình ảnh trên TV có thể dẫn đến hung tính. Vì thế, mẹ cần điều chỉnh những thú giải trí của bé sao cho cân bằng và hợp lý hơn. Tránh bị động: Việc mẹ cứ ép bé phải thụ động một chỗ trong thời gian dài cũng làm bé trở nên giận dữ, hung hăng. Bằng cách này hay cách khác, mẹ cần linh hoạt thay đổi cách sinh hoạt của bé sẽ giúp bé bớt bẳn tính hơn. Không la mắng: Nếu bé tỏ ra hung hăng khi ở nơi công cộng, mẹ cần đưa bé đi chỗ khác ngay. Khi thấy mẹ không nuông chiều, làm theo ý mình cơn giận của bé cũng giảm bớt. Mẹ đừng la hét, mắng bé thậm tệ và hãy chờ bé bình tĩnh lại nên vỗ về bé một chút. Dạy cách bày tỏ ý muốn: Mẹ cần dạy bé tính quả quyết và đưa ra yêu cầu thay vì tỏ ra hung hăng hoặc mè nheo đòi hỏi. Còn khi bé cứ hét toáng lên và ném cái ly uống nước hoa quả trống không vào góc phòng,
  5. mẹ hãy nói:”Con muốn uống thêm nước hoa quả phải không? Vậy thì hãy nói với mẹ rằng, mẹ ơi con có thể uống thêm nước hoa quả không? Và mẹ sẽ lấy cho con”. Đối xử công bằng: Tính hung hăng có khuynh hướng hình thành giữa bé và các anh chị em gần tuổi nhau, vì thế mẹ không nên đối xử “nhất bên trọng nhất bên khinh” khiến bé càng thêm nổi nóng khi giữa các bé có mâu thuẫn. Tốt nhất, mẹ hãy phân xử các bé một cách công minh, rõ ràng. Nếu có thể, mẹ nên tách riêng các bé để không phải gặp tình huống khó xử. Không đồng tình: Nhiều bà mẹ tỏ ra “ủng hộ” tính hung hăng của bé, nhất là với các bé trai, bằng cách khen ngợi bé là “mạnh mẽ”, “cứng cỏi”. Thực tế, điều này có thể dẫn đến việc bé càng thích bày tỏ những hành vi, cử chỉ hung hăng với mọi người xung quanh. Làm quen bạn bè: Ba tuổi cũng là giai đoạn bé có nhu cầu được chơi với bạn bè cùng lứa và mở rộng phạm vi giao tiếp, vì thế mẹ nên cho bé đến trường mầm non vào tuổi này. Hướng dẫn kĩ năng sống: Ở tuổi lên ba, mẹ cần hướng dẫn cho bé những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thay vì cấm đoán bé "không được làm
  6. cái này, không được làm cái kia". Đồng thời mẹ nên tiếp tục củng cố khả năng ngôn ngữ của bé, luôn gợi ý để bé diễn đạt những điều mình muốn thật rõ ràng. Điều này sẽ giúp bé được giải tỏa và không bị ức chế nữa. Thưởng, phạt công minh: Mẹ cần có “chiến lược” thưởng, phạt đối với bé một cách có khoa học. Nếu lỡ bé biết được mẹ làm chưa đúng, sẽ vô tình làm cho bé càng hung hăng hơn. Mẹ không nên cho bé thứ bé muốn nếu bé cứ hung hăng đòi cho bằng được, mẹ có thể nói với bé: “Con có thể nói với mẹ khi con bình tĩnh hơn” hoặc “ Trong nhà mình, không ai được hung dữ” và “Nếu con cứ hung hăng như vậy, con sẽ không có được thứ mình muốn đâu”. Theo MYB
nguon tai.lieu . vn