Xem mẫu

  1. Bé bị rôm sảy – một số cách đánh bay rôm sảy cho bé yêu Rôm sảy là một trong những bệnh trẻ em thường gặp vào màu hè, nguyên nhân là do không khí nóng bức, cơ thể tiết mồ hôi và ứ đọng ở ống bài tiết, lỗ chân lông trên da của bé bị bít lại do bụi bẩn hoặc cáu ghét gây viêm nhiễm, làm nổi lên những túi nước nhỏ, mọc từng mảng dày, làm tấy đỏ vùng da, đó gọi là rôm sảy. Khi trời nắng nóng rôm sảy gây xót, ngứa. Trẻ thường khó chịu và đòi người lớn gãi hoặc trẻ tự gãi để bớt đi cảm giác ngứa. Những nốt mụn này khi gãi sẽ vỡ ra, vài ngày sau tự khô, bong tróc để lại từng mảng vảy trắng, nhỏ trên da của bé. Thực phẩm, thức uống có chức năng giải nhiệt cho bé bị rôm sảy. Dưa hấu Đây được xem là một loài quả tuyệt vời chữa trị chứng rôm sảy ở bé vì giàu vitamin A, chứa lượng nước lớn. Ăn dưa hấu sẽ giúp bé giải nhiệt từ bên trong. Còn việc đắp vỏ phía bên trong của quả dưa lên bề mặt da nơi có rôm cũng có thể làm dịu những vùng da rôm từ bên ngoài. Nước cam Cam giàu vitamin C và nhiều nước làm giảm và ngăn ngừa những mụn rôm ngứa ngáy. Một ly nước cam mỗi ngày không chỉ giúp thanh nhiệt cơ thể bé từ bên trong mà còn
  2. bảo vệ cơ thể bé khỏi những tác động do độ nóng từ bên ngoài. Nhớ đừng cho quá nhiều đường vào nước cam vì đường dễ khiến bé nóng hơn. Nước chanh Vitamin C, A trong nước chanh giúp cơ thể bé được thanh nhiệt và có tác dụng hữu hiệu trong việc chống rôm. Đây là một thức uống vừa đơn giản, vừa thơm ngon. Khi pha nước chanh, bạn có thể thêm vào đó chút gừng, vừa tạo độ thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe của bé. Dưa chuột Trong dưa chuột, có khoảng 96% lượng nước giàu vitamin và chất chống oxy hóa. Bạn có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc xay thành nước ép để giải nhiệt cho bé đều tốt. Khoai tây Rất giàu B6, một dưỡng chất giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm do nhiệt độ, nên khoai tây cũng được xem là thực phẩm vàng trong việc ngừa rôm. Cùng trong nhóm thực phẩm giàu B6 này còn có chuối, thịt gà và bột yến mạch. Hạt đậu Để thanh nhiệt, bạn nên xen kẽ các bữa cơm của bé với các loại cháo hoặc chè nấu bằng các loại đậu như đậu xanh nguyên vỏ, đậu đỏ, đậu đen hoặc bột sắn dây… thơm ngon. Rau xanh Nên sử dụng rau nhiều hơn củ vì trong một số củ có tinh bột dễ bị nặng bụng, đòi hỏi cơ thể tiết ra nhiều men tiêu hóa nên hao tốn năng lượng, dễ sinh ra nhiệt. Bạn dùng rau có màu xanh chứa nhiều vitamin như cải, mồng tơi, rau muống, rau ngót, bí, bầu nấu canh, vừa mát vừa giúp bé có đủ chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Một số cách dân gian chữa trị rôm sảy cho bé Nên tắm rửa cho bé thường xuyên bằng một trong các thứ thuốc dân gian như:
  3. - Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) cho vào máy sinh tố xay nhỏ, cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu lấy nước cho bé tắm. Làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết. Liều lượng là 2 quả mướp/lần tắm. - Lá chè xanh, rửa sạch, bóp nát nấu với nước, dùng tắm cho bé có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da. - Lá kinh giới, cây sài đất, lá đậu ván nấu với lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé. Liều lượng là 2-3 mớ kinh giới/lần tắm. - Dùng nước ấm, pha thêm chút muối không quá mặn và tùy theo lượng nước nhiều hay ít mà vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh, tắm cho bé sẽ cho cảm giác mát mẻ. Các mẹ nhớ đừng cho muối và chanh quán nhiều nhé vì sẽ làm rát da bé. - Ngoài ra, mẹ cũng có thể tắm cho bé ít nhất một ngày một lần với dung dịch thuốc tím pha loãng tỷ lệ 1/10.000 hoặc lactaxcyd. Lưu ý, không nên tự ý bôi corticoid vì da bé rất mỏng, dễ gây phồng rộp, tổn thương da. - Các mẹ cũng có thể dùng nước tắm bình thường và cho vào một lượng muối vừa phải để trị rôm sảy cho bé. Nước tắm có muối sẽ có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, góp phần giữ ẩm, vừa giúp da tỏa nhiệt tốt hơn, mang lại cho bé cảm giác mát mẻ sau khi tắm. - Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
  4. Một số lưu ý để bé không bị rôm sảy - Không nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé. - Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước. - Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:  Hạn chế không cho bé ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này, bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da.  Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.  Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.  Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.
nguon tai.lieu . vn