Xem mẫu

  1. Bảo vệ mũi, họng cho con trong mùa đông
  2. Trời lạnh (mùa đông) và ẩm ướt (mùa xuân) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi. Ảnh minh họa Trong thời tiết bất lợi này, bệnh viêm họng, viêm mũi càng dễ tái phát, triệu chứng nặng hơn. Vì vậy, người lớn cần phải giữ gìn cho mũi và họng trẻ luôn ấm và khỏe để phòng chống viêm nhiễm.
  3. Ho kèm theo sốt là dấu hiệu thường gặp của trẻ bị viêm họng, nếu kèm theo họng đỏ, nhức mỏi, hơi thở hôi là viêm amiđan. Những biểu hiện bệnh này do trẻ bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, siêu vi khuẩn. Khi trẻ bị ho sốt, cần theo dõi nhiệt độ cho trẻ, mặc thoáng, nhưng vẫn cần giữ ấm cổ và hai bàn chân. Đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra chính xác bệnh của trẻ. Tuân theo điều trị bệnh của bác sĩ để chấm dứt các triệu chứng viêm nhiễm, tránh bệnh tái phát. Chảy máu cam là triệu chứng có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ em, ở nhiều độ tuổi. Triệu chứng này là do các mao mạch ở niêm mạc mũi bị phá vỡ do tổn thương, do viêm mũi, hoặc có thể bị khối u trong mũi, bị rối loạn đông máu… Thông thường, chỉ cần giữ yên một lúc, máu cam sẽ tự ngưng chảy, vì thế người bệnh thường chủ quan, không đến bệnh viện. Tuy nhiên, đi gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác là điều cần thiết khi bị đổ máu cam. Với trẻ, viêm nhiễm đường hô hấp, nếu không kịp thời xử lý sẽ gây biến chứng, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, đến thận và gan. Vì vậy phương pháp “phòng hơn chữa” là điều các cha mẹ cần lưu tâm cho trẻ mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
  4. Để phòng tránh, cha mẹ cần: - Quan tâm đến sức khỏe tổng thể của trẻ, giúp tăng sức đề kháng, qua việc chăm sóc răng miệng, giữ ấm, sạch cơ thể… - Kiểm soát chế độ ăn uống đủ chất, giàu vitamin, khoáng chất. - Không cho trẻ tiếp xúc với những chất độc hại như khói thuốc, các chất dễ gây dị ứng. - Mùa lạnh, ẩm, cần luôn giữ ấm cổ và gan bàn chân cho trẻ. - Khi trẻ bị ho, sốt, không được tự cho trẻ uống thuốc kháng sinh, cho trẻ đi khám bệnh khi trẻ ho nhiều hoặc sốt cao. - Khi trẻ bị chảy máu cam, cần bịt mũi trẻ nhẹ nhàng, cho chúi về phía trước khoảng 5 - 10 phút, tránh để máu cam chảy ngược vào trong cổ họng. Nếu trẻ chảy máu nhiều cần đưa trẻ đến khám bác sĩ.
  5. - Khám bệnh định kì cho trẻ mỗi 6 tháng một lần, để kịp thời phát hiện ra những triệu chứng bệnh.
nguon tai.lieu . vn