Xem mẫu

  1. TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex
  2. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. Thu ỷ sản là loại thực phẩm đư ợc người tiêu dùng trên th ế giới ưa thích sử dụng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản phụ thuộc khá chặt chẽ vào thu nhập, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn các lo ại thực phẩm khác. Thuỷ sản được sản xuất và tiêu dùng ở hầu hết các nư ớc trên thế giới nhưng sản lượng thuỷ sản hiện nay tập trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Pêru, Chilê, Nhật, Mỹ. Khác với nhiều mặt hàng th ực phẩm khác, thuỷ sản là m ặt h àng mang tính thương m ại quốc tế khá cao. Trong thương mại thế giới, giá trị buôn bán mặt h àng thu ỷ sản chiếm kho ảng gần 10% trong tổng giá trị thương m ại hàng hoá. Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã lựa chọn chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở chủ động tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại, tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và xây dựng một nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Từ nhiều năm qua, các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung và sản phẩm của Công ty cổ phần Cafatex nói riêng không ngừng được phát triển cả về số lượng, chủng loại, sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những mặt h àng xu ất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm giữ vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam còn nhiều bất cập với yêu cầu phát triển. Chẳng hạn, các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đông lạnh, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu thấp....Tất cả những vấn đề đó xuất phát từ những vấn đề chủ yếu nh ư trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và ch ế biến chưa đư ợc phát triển tốt, do đó chưa tạo ra được những sản phẩm chế biến có chất lư ợng cao cho th ị trường xuất khẩu, thiếu tính đồng bộ trong hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính bảo hộ ở các thị trư ờng xuất khẩu lại cao. Với xu thế đó, bài nghiên cứu “Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 1
  3. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà Cổ phần thủy sản Cafatex” đư ợc thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng của mình và nh ằm để đẩy mạnh xuất khẩu trong xu thế hội nhập là rất cần thiết không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp hiện nay mà còn b ởi những thôi thút đòi tăng tích lu ỹ vốn, tăng thu ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu đang tăng mạnh để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá theo hướng xuất khẩu của chính ngành thu ỷ sản cũng nh ư của cả nền kinh tế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu và phân tích hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần thủy sản Cafatex qua các năm 2004 -2006 để tìm ra sự biến động và nguyên nhân của sự biến động để có biện pháp giải quyết kịp thời để nâng cao sản lượng cũng nh ư giá trị hàng thủy sản 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích chung về tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2004-2006. - Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường và theo sản phẩm để phát hiện ra thị trường chủ lực và sản phẩm chủ yếu. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu. - Đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: - Việc phân tích thị trường xuất khẩu tác động như thế nào đ ến doanh nhiệp? - Những vấn đề mà doanh nghiệp đang băn khoăn hiện nay là gì: ngu ồn nguyên liệu, lao dộng, kĩ thuật, côn g nghệ, trình độ quản lý ? - Doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nào để tăng cường sức cạnh tranh cũng như uy tín trên thương trường quốc tế? 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian: bài nghiên cứu đư ợc thực hiện trên cơ sở những thông tin, số liệu tại Công ty cổ phần thủy sản Cafetex. 1.4.2 Thời gian: Các số liệu cần phân tích được tổng hợp qua 3 năm 2004- 2006. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/02/2008 đến ngày 24/05/2008. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 2
  4. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: - Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty như tôm đông block, cá đông block. - Những thị trường chính mà Công ty xuất sang. - Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu. 1.5 Lược khảo tài liệu. - Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thu ỷ sản tại Công ty hải sản 404 qua 3 năm 2004 -2006, tác giả Trương Cẩm Tú – Lớp Ngoại thương 2 K29. Nội dung: phân tích tình hình xu ất nhập khẩu khẩu của Công ty qua các năm, phân tích các nhân tố b ên ngoài ảnh hưởng đến tình hình xu ất nhập khẩu như: nhu cầu, thói quen tiêu dùng của nước nhập khẩu, luật pháp, tình hình cạnh tranh, … và các nhân tố b ên trong như vấn đề nguồn nguyên liệu, máy móc thiết bị, trình độ công nhân viên, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển của Công ty trong những năm qua và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động này trong tương lai. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Anh năm 2007, tác giả Mai Hồng Quang – Lớp QTKDTH K29 . Nội dung: phân tích tình hình của Công ty qua các năm 2004-2006, các nhân tố ảnh hưởng đến Công ty, sử dụng các phương pháp dự báo, m a trận SWTO để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nhằm giúp cho Công ty có những biện pháp để phản ứng tốt trước những thay đ ổi của môi trường kinh doanh. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 3
  5. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu. * Khái niệm: Nói đến xuất khẩu nghĩa là bán hàng ra nước ngoài. Hầu như bất kỳ quốc gia nào cũng đ ều có tổ chức hoạt động xuất khẩu. Vì một đất nước muốn phát triển tất yếu phải có sự giao lưu và hợp tác quốc tế, điều n ày có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các quốc gia nghèo và các quốc gia đang phát triển. Có như th ế quốc gia đó mới đuổi kịp các n ước trên thế giới về trình độ khoa học công nghệ, cũng như về văn minh văn hóa, và tiến bộ xã hội, … để phát triển đất nước. Một quốc gia được coi là phát triển trước hết phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển về mọi mặt và trên nhiều phương diện. Xuất khẩu là một trong những mặt có tầm quan trọng to lớn quyết định đến sự h ưng thịnh của một nền kinh tế. Xuất khẩu không chỉ đem lại nguồn lợi cho chính quốc gia xuất khẩu mà nó còn mang đến cho ngư ời dân các nước h ưởng đư ợc những lợi ích mà đất nước họ không có. Như vậy có thể nói xuất khẩu là một công cụ hay nói khác h ơn là một h ình thức hoạt động giao lưu thương m ại nhằm dung hoà lợi ích của mọi người trên thế giới. Với ý nghĩa đó, xuất khẩu đ ược hiểu trước hết đó là một hình thức trao đổi hàng hoá d ịch vụ trên thị trường m à th ị trường được nói ở đây là thị trường thế giới nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính m ình, đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngo ại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Như vậy xuất khẩu là một hình th ức kinh doanh nhằm thu đư ợc doanh lợi từ việc bán hàng hoá dịch vụ ra thị trường nư ớc ngo ài. * Vai trò: - Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá hiện đại hoá: SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 4
  6. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà Công nhiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công ngiệp hóa đất nư ớc trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn đầu tư rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể từ các nguồn như: xuất khẩu h àng hóa, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch dịch vụ, xuất khẩu sức lao động,…Các nguồn vốn n ước ngoài, vay nợ và viện trợ…tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Ngu ồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên, nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay n ợ nư ớc ngo ài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và ngư ời cho vay thấy đ ược khả năng xuất khẩu - n guồn vốn chủ yếu để trả nợ - trở th ành hiện thực. - Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù h ợp với xu hư ớng phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Đó là thành quả của sự vận dụng những th ành qu ả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho ngành sản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp tạo mẫu…Sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu, dầu thực vật, ch è…có thể sẽ kéo theo sự phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trư ờng tiêu thụ góp phần cho sẩn xuất phát triển và ổn định. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nư ớc. Điều n ày muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và k ỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 5
  7. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước luôn thích nghi được với thị trường. Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường. - Tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất, chế biến và d ịch vụ h àng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày m ột phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô và tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành ngh ề cũ được khôi phục, ngành ngh ề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân đư ợc cải thiện - Xu ất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta: Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể các hoạt động kinh tế có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện cho các quan hệ này phát triển. Ví dụ như xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xu ất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế ...Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngo ại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu đ ược coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước. 2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. - Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hoá và th ị hiếu tiêu dùng của thị trường. - Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 6
  8. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà + Thuế quan: Thu ế quan là một khoản tiền m à chủ hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nư ớc chủ nhà. Kết quả của thu ế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đ ến một nư ớc. + Hạn ngạch: Hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là số lượng h àng hoá hoặc giá trị hàng hoá mà chính phủ một n ước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định, thư ờng là một năm.  Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lư ợng hoặc giá trị h àng hóa được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.  Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị h àng hóa được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đ ãi, n ếu số lượng hoặc giá trị hàng hóa vư ợt qua ngưỡng tối đa này sẽ ch ịu mức thuế quan cao. Thường những giới hạn n ày được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một công ty hay cá nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt h àng và thị trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với tổng số lượng và thời gian đ ã định. + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restrains – VERs) là một biến thể của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu. Ví dụ như việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm 1981. VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nư ớc nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác. VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những năm gần đây chúng trở thành những công cụ rất được ưa dùng trong chính sách ngo ại thương. + Hàng rào kỹ thuật về tiêu chu ẩn công nghệ, lao đông, về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, … Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương m ại (Technical Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 7
  9. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà hơn hàng hóa nh ập khẩu, như các quy đ ịnh về công nghệ, quy trình sản xuất, về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, … + Chính sách ngoại thương: Chính sách ngo ại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, h ành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định. Chính sách ngo ại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế của một đất nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác nhau cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những mục têu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách ngo ại thương đ ều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong n ước phát triển và bành trướng ra bên ngoài. Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên đ ể phát triển kinh tế, vì vậy mỗi nư ớc đều có chính sách phát triển ngoại thuơng riêng với các biện pháp cụ thể. + Nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation): Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là biểu hiện của việc “không phân biệt đối xử” trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đ ãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho nước khác. Nguyên tắc n ày được hiểu theo hai cách:  Thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một b ên tham gia trong các quan h ệ kinh tế – thương m ại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một n ước thứ ba nào thì cũng được giành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện.  Thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong các quan h ệ kinh tế – thương mại n ày đưa vào lãnh thổ của b ên tham gia kia sẽ không phải chịu mức SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 8
  10. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà thu ế và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Theo luật pháp quốc tế thì đ iều chủ yếu của quy chế Tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo sự bình đ ẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế. + Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Sustem of Preference) Nghiên cứu chế độ Tối huệ quốc cần ph ải nghiên cứu chế độ MFN đặc biệt giành cho các nước chậm tiến và đang phát triển thông qua chế độ ưu đ ãi phổ cập GSP. GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dành cho 1 số sản phẩm nhất định m à họ nhập khẩu từ các nước đ ang phát triển (gọi là các nước nhận ưu đãi). Nội dung chính của chế độ GSP là:  Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các n ước đang hoặc kém phát triển.  GSP áp dụng cho các loại hàngcông nghiệp th ành phẩm hoặc bán thành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.  Quy đ ịnh đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP: Không phải bất kỳ sản phẩm nào nh ập khẩu vào các nước cho hưởng từ các nước được hưởng đều được giảm hay miễn thuế theo GSP. Để được hư ởng chế độ thuế quan ưu đ ãi GSP, hàng nhập khẩu vào nh ững nước cho hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện như sau: + Điều kiện xuất sứ từ nước được hư ởng. + Điều kiện về vận tải (Ví dụ: hàng vận chuyển không qua lãnh th ổ nư ớc thứ ba hoặc không qua mua bán, tái chế lại). + Điều kiện về giấy chứng nhận xuất sứ. - Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động sản xuất kinh doanh cùng lo ại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đối thủ cạnh tranh gồm có: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tương lai, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. - Thị trường nguyên liệu: là nơi diễn ra hoạt động mua bán nguyên liệu, cung cấp cho các doanh nghiệp nguyên liệu sản xuất sản phẩm. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 9
  11. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà - Chính sách, kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty. 2.1.3 Khái niệm và vai trò của vai trò của thị trường. * Khái niệm: Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu m ã của hàng hoá. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể. Th ị trường là nơi mà người mua và ngư ời bán tìm đ ến với nhau thông qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp m à mỗi bên cần biết. Các doanh nghiệp thông qua thị trường m à tìm cách giải quyết các vấn đề: - Ph ải sản xuất loại h àng gì? Cho ai? - Số lượng bao nhiêu? - Mẫu m ã, kiểu cách, chất lượng như th ế n ào? Còn người tiêu dùng thì biết đư ợc - Ai sẽ đáp ứng đ ược nhu cầu của mình? - Nhu cầu được thoả mãn như th ế nao? - Khả năng thanh toán ra sao? Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể đ ược trả lời chính xác thông qua thị trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung - cầu th ì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại việc tổ chức và mở rộng thị trường m à thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh. Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trư ờng cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn đ ã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho n ền kinh tế rất khó phát triển. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 10
  12. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà Trên thị trư ờng các quyết định của người lao động, ngư ời tiêu dùng và của các doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên, hiện nay ở tất cả các nư ớc có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung cầu theo cơ ch ế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước. * Vai trò của thị trường Thị trường có vai trò h ết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả h àng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động, … luôn luôn biến động nhằm đảo bảo các nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ m à xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đ ổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường. * Đo lường và dự báo nhu cầu của thị trường Các nhà qu ản trị của công ty thư ờng nói đến dự báo, ư ớc tính, dự đoán, chỉ tiêu tiêu thụ và hạn mức. Trong số n ày có nhiều thuật ngữ không cần thiết. Nh ững khái niệm chủ yếu trong việc đo lư ờng nhu cầu là nhu cầu của thị trường và nhu cầu công ty. Trong phạm vi từng khái niệm, ta phân biệt giữa hàm nhu cầu, dự báo và tiềm năng. Nhu cầu của thị trường Khi đánh giá các cơ hội thâm nhập thị trường bước đầu tiên là ước tính tổng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên đó không phải là một khái niệm đơn giản và ta sẽ thấy rõ qua định nghĩa sau: + Nhu cầu của thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm m à nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại m ột địa b àn nhất định và trong một thời kỳ nhất định với một môi trường nhất định và chương trình Marketing nhất định. Dự báo thị trường SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 11
  13. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà Ch ỉ có một mức chi phí cho hoạt động nghiên cứu tình hình cung – cầu hang hóa trên th ực tế. Nhu cầu của thị trường tương ứng với mức đó gọi là dự báo th ị trường. Tiềm năng của thị trường Dự báo thị trường thể hiện nhu cầu dự kiến của thị trường, chứ không phải nhu cầu cực đại của thị trường. Sau này ta sẽ phải h ình dung được mức nhu cầu của thị trường đối với mức chi phí Marketing ngành rất "cao", khi mà việc tiếp tục tăng cường h ơn nữa nỗ lực tiếp thị sẽ có tác dụng kích thích nhỏ đối với nhu cầu. Tiềm năng của thị trường là giới hạn tiệm cận của nhu cầu của thị trường khi chi phí Marketing ngành tiến đến vô hạn, trong một môi trường nhất định. Nhu cầu công ty Bây giờ ta đã sẵn sàng đ ể định nghĩa nhu cầu công ty. Nhu cầu công ty là phần nhu cầu của thị trường thuộc về công ty. Qi = SiQ Trong đó: Qi = nhu cầu của công ty i Si = thị phần của công ty i Q = tổng nhu cầu của thị trường Phần nhu cầu của thị trường thuộc về công ty phụ thuộc vào chỗ các sản phẩm, dịch vụ giá cả, thông tin của công ty đ ược nhận thức như th ế n ào so với các đ ối thủ cạnh tranh. Nếu tất cả những yếu tố khác đều như nhau thì th ị phần của công ty sẽ phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả của các chi phí Marketing của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Những người xây dựng mô h ình Marketing đã phát triển và đo lường hàm mức tiêu thụ đáp ứng để thể hiện mức tiêu thụ của công ty chịu tác động như thế nào của mức chi phí Marketing, Marketing-mix và hiệu quả của Marketing. Dự báo của công ty Nhu cầu công ty mô tả mức tiêu thụ dự kiến của mình ứng với các khác nhau của nỗ lực Marketing. Ban lãnh đạo chỉ còn ph ải lựa chọn một trong những mức đó. Mức nỗ lực Marketing được chọn sẽ tạo ra mức tiêu thụ dự kiến, gọi là dự báo mức tiêu thụ của công ty. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 12
  14. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà + Dự báo mức tiêu thụ của công ty là mức tiêu thụ công ty dự kiến căn cứ vào kế hoạch Marketing đ ã được chọn và môi trư ờng Marketing đã giả định. Mối quan hệ nhân quả giữa dự báo và kế hoạch Marketing của công ty rất hay bị rối loạn. Người ta th ường nghe nói rằng công ty cần xây dựng kế hoạch Marketing của mình trên cơ sở dự báo mức tiêu thụ của công ty. Chuỗi dự báo kế hoạch chỉ đúng khi dự báo có nghĩa là một ước tính về hoạt động kinh tế của quốc gia hay khi nhu cầu của công ty là không th ể mở rộng đ ược. Tuy nhiên, chuỗi đó sẽ không còn đúng khi nhu cầu của thị trường là có th ể mở rộng đư ợc hay khi dự báo có nghĩa là ước tính mức tiêu thụ của công ty. Dự báo mứ c tiêu thụ của công ty không tạo cơ sở để quyết định phải chi phí bao nhiêu cho Marketing, nhưng hoàn toàn ngược lại, dự báo mức tiêu thụ là kết quả của một kế hoạch chi tiêu cho Marketing. + Hạn mức tiêu thụ là chỉ tiêu thụ đề ra cho một chủng loại sản phẩm, một chi nhánh của công ty hay đại diện bán hàng. Nó chủ yếu là một công cụ quản trị để xác định và kích thích nỗ lực tiêu thụ. Ban lãnh đạo đề ra các hạn mức tiêu thụ trên cơ sở dự báo của công ty và tâm lý của việc kích thích đạt cho được chỉ tiêu đó. Nói chung, hạn mức tiêu thụ được đề ra hơi cao hơn mức tiêu thụ ước tính để cho lực lư ợng bán h àng ph ải cố gắng. + Ngân sách bán hàng là con số tính thận trọng khối lượng tiêu thụ dự kiến và được sử dụng chủ yếu để thông qua những quyết định cung ứng hiện tại, sản xuất và lưu kim. Ngân sách bán hàng phải tính đến dự báo tiêu thụ và nhu cầu để tránh rủi ro quá mức. Ngân sách bán hàng nói chung được đề ra h ơi th ấp hơn so với dự báo mức tiêu thụ. Tiềm năng của công ty Tiềm năng tiêu thụ của công ty là giới hạn tiệm cận của nhu cầu công ty khi nỗ lực Marketing tăng lên tương đối với các đối thủ cạnh tranh. Đương nhiên, giới hạn tuyệt đối của nhu cầu công ty là tiềm năng của thị trường. Hai đại lượng này bằng nhau khi công ty giành được 100% thị trường. Trong h ầu hết các trường hợp tiềm năng tiêu thụ của công ty nhỏ hơn tiềm năng của thị trư ờng, cho dù chi phí Marketing của công ty có tăng lên đáng kể so với các đối thủ cạnh SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 13
  15. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà tranh. Lý do là, mỗi đối thủ cạnh tranh đều có một số người mua trung thành chí cốt mà những nỗ lực của các công ty khác rất khó có thể bứt họ ra khỏi công ty được. (Nguồn Nghiên cứu và lựa chọn thị trường; Banhbeo.files.wordpress.com) 2 .1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu: * Doanh thu: Là một chỉ tiêu tài chính quan trọng đối đối với doanh nghiệp và cả đối với nền kinh tế quốc gia. Khái niệm: doanh thu (sales) là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trên th ị trường. Có hai lo ại doanh thu: - Doanh thu từ bán hàng: doanh thu về bán sản phẩm thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và thu về dịch vụ cho khách hàng thuộc chức năng ho ạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. - Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm. Công thức tính doanh thu bán h àng như sau: n DT =  ( S tt  Gi ) i 1 Trong đó: DT: là doanh thu về bán hàng kỳ kế hoạch. Stt: là số lư ợng sản phẩm tiêu thụ của rừng loại hoặc dịch vụ cung ứng của từng loại trong kỳ kế hoạch. Gi: giá bán đơn vị sản phẩm. i: là loại sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng. Doanh thu từ tiêu th ụ khác (hay từ các hoạt động khác), bao gồm: - Doanh thu do liên doanh, liên kết mang lại. - Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về tiền gởi ngân hàng, lãi về tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác. - Thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. - Thu nh ập bất thường như thu tiền phạt, tiền bồi thư ờng, nợ khó đòi đ ã chuyển vào thiệt hại. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 14
  16. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà - Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về thanh lý, nhượng bán về tài sản cố định, giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bán bản quyền phát minh, sáng kiến, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. * Lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số ch ênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp tùy thuộc vào trình độ quản lý củ a Ban giám đốc n ên ch ỉ tiêu lợi nhuận rất quan trọng, được thể hiện cụ thể như sau: - Là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. - Là nguồn vốn cơ b ản để tái đầu tư. - Là đòn b ẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất Phương pháp xác định lợi nhuận: Công thức: P= DTT - (Zsxtt + CPBH + CPQL) Trong đó: P: là tổng lợi nhuận hay gọi là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp. DTT: doanh thu thu ần. Zsxtt: Giá thành sản xuất (hay giá vốn hàng bán ra) CPBH: Chi phí bán hàng. CPQL: Chi phí quản lý. Các phương pháp tăng lợi nhuận: Việc tăng thêm lợi nhuận rất quan trọng đối với doanh nghiệp, n ên các doanh nghiệp thường xuyên tìm mọi biện pháp khai thác tiềm năng trong doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận hợp lý và cao nh ất, bằng các cách sau: a. Tăng doanh thu: Bằng cách tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng và bao bì sản phẩm thích hợp thị hiếu người tiêu dùng, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm, thay đổi kết cấu mặt bằng hoặc giá cả của sản phẩm... b. Hạ thấp giá thành sản phẩm hoặc giá vốn hàng bán: SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 15
  17. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà Nâng cao năng su ất lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tận dụng công su ất máy móc thiết bị, giảm bớt các chi phí thiệt hại cho sản xuất, tiết kiệm chi phí quản lý... * Hiệu quả kinh doanh Khái niệm về hiệu quả: - Trong kinh tế học tân cổ điển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt mức phúc lợi cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định. Hiệu quả theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người “kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” [theo từ điển Tiếng Việt, trang 440 – viện ngôn ngữ học – 2002]. - Nhà sản xuất phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tụ ưu tiên cho các ho ạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để có hiệu quả thì ph ải biết sử dụng ba yếu tố: (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí; (2) Sản xuất với chi phí thấp nhất; (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. - Xét về góc độ thuật ngữ chuyên môn thì trong quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất thư ờng đề cập đến ba nội dung: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân phối. H iệu quả kinh tế: - Hiệu quả kinh tế đ ược dùng như m ột tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào [theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 224 – NXB, từ điển Bách Khoa Hà Nội 2001]. - Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không có hiệu quả. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế: - Nhóm chi tiêu ph ản ánh kết quả sản xuất kinh doanh SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 16
  18. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà - Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá tị sản xuất của các ngành, các bộ phận trong các thành ph ần kinh tế. - Giá trị tăng th êm và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phận trong các thành phần kinh tế. - Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế đồng thời còn th ể hiện sự thỏa m ãn nhu cầu xã hội về sản phẩm của các khu vực kinh tế đảm nhận. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: - Các chỉ tiêu trực tiếp - Tăng tưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) chung và của từng ngành trong n ền kinh tế. - Giá thành phẩm, lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm, từng ngành, từng bộ. - Năng suất lao động của từng ngành, từng loại sản phẩm. Các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp: - Vốn và cơ cấu vốn. - Lao động và cơ cấu lao động. - Cơ cấu từng loại sản phẩm. - Năng suất sử dụng máy móc thiết bị. - Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa. H iệu quả kĩ thuật: Hiệu quả kĩ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thực ra, hiệu quả kĩ thuật được xem chỉ là một thành ph ần của hiệu quả kinh tế. Bởi ví, để dạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết họ phải có hiệu quả kĩ thuật. Cụ thể trong trường hợp tối đa hoá lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kĩ thu ật dùng đ ể chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định [Kumbhker and Lovell 2000]. H iệu quả phân phối: Th ể hiện mối quan hệ giữa người sản xuất và nguời tiêu dùng. Có ngh ĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và d ịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất ha y nói cách khác các nguồn lực đựoc phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt đựơc cao nhất. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 17
  19. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: nghiên cứu tại công ty cổ phần thu ỷ sản Cafetex. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu: các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xu ất nhập khẩu của công ty, qua một số sách báo và thông tin đại chúng và qua các ghi nhận từ các nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong bài để phân tích tình hình xu ất khẩu là phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng kinh tế. Nguyên tắc so sánh  Ch ỉ tiêu so sánh: - Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. - Chỉ tiêu của doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. - Các thông số thị trường. - Các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau.  Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù h ợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Trong việc thực hiện phương pháp so sánh gồm có hai ph ương pháp đó là phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế nh ư sau: - Phải thống nhất về nội dung phản ánh. - Phải thống nhất về phương pháp tính tóan. - Số liệu thu thập đ ược của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng. - Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đại lượng biểu hiện (đơn vị đo lường). 2.2.3.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 18
  20. Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Th ị Kim Hà Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và ch ỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ n ày và thực hiện trước. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lư ợng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thư ớc đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác. So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau… để thấy đư ợc mức độ ho àn thành kế hoạch, qui mô phát triển….của chỉ tiêu kinh tế nào đó. 2.2.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối. Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu k ỳ gốc để thể hiện mức độ ho àn thành kế hoạch hoặc tỉ lệ của các số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang 19
nguon tai.lieu . vn