Xem mẫu

  1. Trình bày về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
  2. Khái niệm chuỗi,lưới thức ăn Chuỗi thức ăn (Foodchain): là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một "mắt xích" thức ăn; mắt xích thức ăn phía trên tiêu thụ mắt xích thức ăn phía dưới và nó lại bị mắt xích thức ăn phía trên tiêu thụ.
  3. Các thành phần sinh học trong chuỗi thưc ăn Thành phần Đặc điểm Các thành S T phần T Các nhân tố vô • Chất vô cơ(C,N,CO2,H2O...) Chứa đầy đủ các điều kiện 1 • Chất hữu cơ(protein,lipit...) cần thiết để duy trì quần xã sinh • Chế độ khí hậu Sinh vật sản Sinh vật tự dưỡng,cây xanh,1 Có khả năng tỏng hợp chất 2 xuất số tảo hữu cơ từ chất vô cơ.cung cấp ngồn sống cho sinh vật tiêu thụ Sinh vật tiêu thụ Sinh vật dị dường:chủ yếu là Sử dụng chất hữu cơ lấy 3 động vật trực tiếp hay gián tiếp từ SV Gồm:SVTT bậc1,SVTT sản xuất bậc2,SVTT bậc3 và 4 Sinh vật phân Vi khuẩn,dị dưỡng,nấm.... Phân giải chất thải và xác 4 giải xủa sinh vật thành chất vô cơ
  4. Lưới thức ăn (Foodweb): là phức hợp các chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau trong HST. Vì mỗi loài trong quần xã không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn trong quần xã hợp thành lưới thức ăn.
  5. Ví dụ minh họa: Chim gõ kiến Xén tóc Chuỗi và lưới thức ăn trên cạn Thằn lằn
  6. Chuỗi thức ăn • Quả sồi→chuột→rắn→VSV phân hủy • Thông→xén tóc→chim gõ kiến→diều hâu→VSV phân hủy • Thông→xén tóc→thằn lằn→VSV phân hủy • Quả sồi →chuột→rắn→VSV phân hủy • Thông →xén tóc→chim gõ kiến→VSV phân hủy Các chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn
  7. Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi thức ăn và lưới thức ăn Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp • Đấu tranh có hiệu quả đối với dịch bệnh và cỏ dại, đòi hỏi không chỉ các loài có hại, mà việc đề ra các nguyên lý chiến lược và biện pháp phòng chống trên cơ sở sinh thái học. • Đề ra các nguyên tắc và phương pháp thành lập các quần xã nông – lâm nghiệp thích hợp cho năng suất sinh học và kinh tế cao, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như có khả năng bảo vệ và cải tạo môi trường đất, duy trì sức sản xuất lâu dài.
  8. Trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe vấn đề sinh thái trung tâm là nghiên cứu các ổ dịch tự nhiên đối với con người và gia súc; tìm phương pháp vệ sinh ổ dịch. Vấn đề sinh thái đặc biệt to lớn và quan trọng, phức tạp là hiện tượng “tích tụ sinh học” qua các bậc dinh dưỡng ( qua thức ăn, thức uống, …) từ đó tìm các giải pháp phù hợp
  9. Trong vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học vấn đề mũi nhọn là bảo vệ và khôi phục các loài quý hiếm. Loài người không được để mất đi một loài nào đã được tồn tại trong thiên nhiên, vì bất kỳ một loài nào cũng có một giá trị khoa học và kinh tế không trong hiện tại thì cũng trong tương lai. Vấn đề cấp thiết là phải lập các vườn quốc gia, các khu bảo tồn và đề ra các nguyên tắc bảo vệ thiên nhiên. Các khu bảo vệ không chỉ là những mẫu hình của tự nhiên mà còn là những phòng thí nghiệm sinh thái học ngoài trời.
  10. Với loài người • Giúp cho con người hiểu biết sâu về bản chất của sự sống trong mối tương tác với các yếu tố môi trường, cả hiện tại và quá khứ trong đó bao gồm cả cuộc sống và sự tiến hoá của con người. • Tạo kết quả và định hướng cho hoạt động của con người đối với tự nhiên để phát triển văn minh nhân loại theo đúng nghĩa hiện đại của nó: không huỷ hoại sinh giới và không phá huỷ môi trường.
nguon tai.lieu . vn