Xem mẫu

  1. Báo cáo tốt nghiệp “ Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”
  2. Mục lục “ Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” ...................... 1 Lời mở đầu .......................................... 5 C hương 1 ............................................ 6 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại ...................... 6 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại ....................... 7 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của một Ngân hàng thương mại ........ 7 1.2 thẩm định dự án đầu tư ............................... 8 1.2.1 D ự án đầu tư ..................................... 8 1.2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư ........................... 9 1.2.1.2 Phân loại dự án đầu tư .............................. 9 1.2.1.3 Nội dung của một dự án đầu tư ....................... 11 1.2.1.4 Các giai đoạn của một dự án đầu tư .................... 12 1.2.1.5 Chi phí sử dụng vốn của một dự án đầu tư ............... 13 1.2.2 Thẩm định dự án đầu tư ............................ 13 1.2.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư ..................... 13 1.2.2.2 Yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư ..... 14 1.2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại ......... 15 1.3 Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại ............................................... 16 1.3.1 Hoạt động tài trợ dự án của NHTM..................... 16 1.3.2 Sự cần thiết của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với NHTM............................................. 17 1.3.3 N ội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư ............... 18 1.3.3.1 Thẩm định về vốn đầu tư của dự án .................... 18 1.3.3.2 Thẩm định về doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự tính của dự án .. 21 Chi phí của dự án cũng là chi phí được dự tính cho từng năm thực hiện dự án. Do chi phí có ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của dự án nên thẩm định chi phí là quan trọng nhất. Dự trù chi phí dự án cho ta biết nhiều khoản mục cụ thể về tình hình sử dụng vốn. Các cán bộ thẩm định cũng cần chú ý đến tính chính xác và hợp lý trong từng khoản mục chi phí dự án. ............ 21 1.3.3.3 Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng của dự án ..... 21 1.3.4 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư ......... 22 1.3.4.1 Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV_Net Present Value) ... 22 1.3.4.2 Phương pháp tỷ lệ nội hoàn (IRR_ Internal Rate of Return).... 24 1.3.4.3 Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI_ Profitability Index) ....... 26 PV ................................................ 26 PI = ............................................... 26
  3. P ................................................. 26 1.3.4.4 Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP_ Payback Period) ...... 27 1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư......................................... 28 1.3.5.1 Thông tin ...................................... 28 1.3.5.2 Phương pháp thẩm định ............................ 28 1.3.5.3 Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định ............ 29 1.3.5.4 Trang thiết bị công nghệ cho hoạt động thẩm định .......... 29 1.3.5.5 Các nhân tố khác................................. 29 Trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của chủ đầu tư dự án: Y ếu tố này thuộc phía chủ quan nhà đầu tư, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thẩm định dự án. Nếu trình độ chuyên môn của chủ đầu tư thấp, dự án được lập có thể thiếu khoa học gây khó khăn cho việc thẩm định. Còn nếu tư cách đạo đức của chủ đầu tư không tốt, cố tình muốn lừa đảo Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ rất dễ gặp phải rủi ro lựa chọn đối nghịch. ................ 30 C hương 2 ........................................... 30 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính .................... 30 2.1 Khái quát về NHNo&PTNT Láng Hạ ..................... 30 2.1.1 Lịch sử hình thành ................................ 30 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ................................... 31 Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh ............................. 32 Cơ cấu nhân sự của chi nhánh: ............................ 32 2.1.3 Hoạt động kinh doanh thời gian qua .................... 33 2.1.3.1 Hoạt động nguồn vốn ............................. 33 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn ............................ 35 Sơ đồ: Cơ cấu dư nợ theo thời gian ......................... 36 2.1.3.3. Công tác Kế toán, Ngân quỹ ......................... 37 N hận xét: ........................................... 39 2.1.3.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế ........ 39 Bảng 4: quy mô kinh doanh ngoại tệ ........................ 39 Bảng 5: Quy mô hoạt động thanh toán quốc tế ................. 40 2.2 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ ................................. 41 2.2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư ..................... 41 Các bước thực hiện : ................................... 41 Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư ................. 42 2.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư ............... 44 Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án ............. 45 Bước 2: Phân tích để tìm dữ liệu ........................... 45 Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở ................ 45 Bước 4: Lập bảng tính trung gian .......................... 46 Cách tính toán: ....................................... 47
  4. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh ............................ 48 Bảng6: Báo cáo kết quả kinh doanh .......................... 48 Diễn giải .......................................... 48 Trong đó............................................ 48 D SCR = ........................................... 52 Bước 6: Lập Bảng cân đối kế toán ........................... 52 2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình – Từ Liêm- Hà Nội của công ty Sông Đà 9 ........... 54 a. Hồ sơ pháp lý: ...................................... 55 b. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: .............. 56 Đ ơn vị: triệu đồng ..................................... 58 Khả năng thu nợ .................................. 58 Đ ơn vị: đồng ......................................... 59 Đ ơn vị: triệu đồng ..................................... 61 c. Dự án vay vốn:...................................... 61 Tổng số vốn đầu tư: 29.538.460.000đ ......................... 62 N hược điểm: ......................................... 71 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ ................................ 72 2.3.1 Kết quả đạt được .................................. 72 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân ............................. 72 3.1 Định hướng của NHNo&PTNT Láng Hạ .................. 74 3.1.1 Đ ịnh hướng chung ................................. 74 Công tác nguồn vốn: ................................... 74 Về đầu tư: .......................................... 74 Các chỉ tiêu cụ thể: .................................... 75 3.2 giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ ............................ 75 3.2.1 Giải pháp về thu thập và x ử lý thông tin ................. 76 3.2.2 Giải pháp về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư ... 77 3.2.3 Giải pháp về con ng ười ............................. 79 3.2.4 Giải pháp về trang thiết bị công nghệ.................... 80 3.3 một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ ....................... 80 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ ............................ 80 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.............. 81 3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam .................. 81 Kết luận............................................ 82
  5. Lời mở đầu “Không có đầu tư sẽ không có phát triển”, đó là chân lý đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Đầu tư là động lực, là nguồn gốc của tăng trư ởng kinh tế. Trong một n ền kinh tế, để có đầu tư phải có quá trình chuyển tiết kiệm thành đầu tư mà NHTM chính là một trong những trung gian tài chính thực hiện quá trình này. Thông qua hoạt động tài trợ cho các dự án đầu tư, các NHTM đã góp ph ần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tài trợ dự án là ho ạt động mang lại lợi nhuận cao cho NHTM, song cũng là ho ạt động chứa đựng nhiều rủi ro (do quy mô lớn, thời gian d ài,…). Để hạn chế rủi ro, hư ớng tới mục tiêu an toàn và sinh lời, các NHTM ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc th ẩm định dự án đầu tư trước khi ra quyết định tài trợ. Th ẩm định dự án đầu tư có rất nhiều nội dung (thẩm định về ph ương diện thị trường, thẩm định về phương diện tài chính,…), trong đó thẩm định dự án về mặt tài chính luôn được coi là trọng tâm, có lẽ bởi vì nó gần với lĩnh vực chuyên môn của Ngân hàng nhất và nó cũng trả lời câu hỏi m à Ngân hàng quan tâm nh ất là kh ả n ăng trả nợ của khách hàng. Với nhận thức như trên, kết hợp với thực tế tình hình hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ còn nhiều bất cập, tôi đ ã quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của m ình là : “ Hoạt động thẩm định tài chính d ự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và g iải pháp hoàn thiện”. Qua chuyên đề này tôi mong muốn: - Tổng hợp lại những kiến thức mà tôi đ ã thu nhận được về hoạt động thẩm đ inh tài chính dự án đầu tư trong suốt quá trình học tập vừa qua. - Đưa ra những đánh giá về thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đ ầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ thông qua nhữn g kiến thức thực tế m à tôi có được sau một thời gian thực tập tại đây. - Đóng góp một số ý kiến chủ quan nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động thẩm đ ịnh tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ.
  6. Về bố cụ, chuyên đ ề n ày được chia làm 3 chương như sau: Chương I: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ Chương 1 hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại 1 .1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
  7. 1 .1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại Trong n ền kinh tế tại một thời điểm nhất định luôn có sự thặng dư vốn ở nơi này và thâm hụt vốn ở nơi khác. Thị trường tài chính đã giúp nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn bằng cách di chuyển các luồng vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Điều này được thực hiện qua hai con đường là tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp. Tài chính trực tiếp là sự tiếp xúc và chuyển nhượng vốn giữa người thặng dư vốn và n gười thâm hụt vốn một cách trực tiếp trên thị trường. Tài chính trực tiếp có một số đ iểm hạn chế như mất thời gian tìm kiếm đối tác có nhu cầu tương h ợp, ngư ời cho vay phải tự đánh giá người vay khiến chi phí bỏ ra trên một đồng vốn lớn,… Vì th ế sự ra đời của tài chính gián tiếp giúp cho thị trường tài chính đạt lợi ích toàn vẹn h ơn. Tài chính gián tiếp thực hiện việc chuyển nhượng vốn giữa người thặng dư và n gười thâm hụt vốn thông qua các trung gian tài chính. Một trong các trung gian tài chính có lịch sử phát triển lâu đời và gắn liền với nền sản xuất hàng hoá là Ngân h àng thương mại (NHTM). Có thể nói sự phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi của sự phát triển của Ngân hàng; đ ến lư ợt mình, sự phát triển của hệ thống ngân h àng trở th ành động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Vậy NHTM là gì? “NHTM là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay, đ ồng thời làm trung gian thanh toán và thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu nhằm tối đa hoá lợi nhuận”. NHTM là m ột chủ th ể đóng vai trò quan trọng nhất trên th ị trường tài chính, góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế vận hành trôi chảy, thúc đẩy thương mại trong n ước và quốc tế. 1 .1.2. Các hoạt động cơ bản của một Ngân hàng thương mại NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và cung cấp một d anh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, do đó các hoạt động của nó cũng rất đ a dạng. Chúng ta có thể chia các hoạt động cơ b ản của một NHTM vào ba nhóm như sau: H uy động vốn  Vốn kinh doanh của NHTM chủ yếu là vốn huy động trong nền kinh tế dưới h ình thức cung cấp các dịch vụ như sau: Nhận tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức trong n ền kinh tế; Cung cấp các tài khoản giao dịch của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế_ cho phép người gửi tiền viết Séc thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịch
  8. vụ hoặc trả nợ; Ngo ài ra NHTM còn phát hành các chứng khoán như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và hu y động bằng cách đi vay Ngân hàng Trung Ương, vay các tổ chức tín dụng khác. Sử dụng vốn  NHTM tìm kiếm lợi nhuận bằng cách chuyển những tài sản nợ huy động được thành các tài sản có. Đó là ho ạt động cho vay và đầu tư, trong đó cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường từ 1/2 đến 3/4 tổng tài sản của Ngân hàng và cũng mang lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng (thường 70 đến 80% Thu nhập). Hoạt động tín dụng của NHTM có thể chia ra: - Các nghiệp vụ truyền thống: Chiết khấu thương phiếu, cho vay thương m ại; Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. - Các nghiệp vụ mới phát triển gần đây: Cho vay tiêu dùng; Dịch vụ thuê mua thiết b ị; Cho vay tài trợ dự án. Qua quá trình phát triển của Ngân hàng, các nghiệp vụ tín dụng cũng ngày càng đa d ạng, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu phong phú và những yêu cầu ngày càng cao của khách h àng. Các hoạt động khác  Ngoài hai nhóm hoạt động cơ bản và điển hình kể trên, các NHTM còn thực hiện một số hoạt động cơ bản khác nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có, đáp ứng nhu cầu khách h àng và tìm kiếm lợi nhuận. Các hoạt động đó là: Thực hiện trao đổi n goại tệ; Bảo quản vật có giá; Cung cấp dịch vụ uỷ thác; Thanh toán không dùng tiền mặt; Quản lý tiền mặt; Bán các dịch vụ bảo hiểm; Cung cấp các kế hoạch hưu trí; Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp; Cung cấp dịch vụ Ngân hàng đầu tư và Ngân hàng bán buôn. 1 .2 thẩm định dự án đầu tư 1 .2.1 Dự án đầu tư Đầu tư là một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi nền kinh tế. Đầu tư là hoạt động hy sinh các nguồn lực (tiền, tài sản có sẵn, thời gian, công sức,…) vào một hoạt động nào đ ấy, trong một thời gian nhất định để đạt được lợi ích (tiền, lợi ích xã hội,…). Đặc đ iểm của hoạt động đầu tư là: quyết định đầu tư là một quyết định tài chính, ph ải
  9. được cân nhắc về tính khả thi của nó, cân nhắc giữa những gì ph ải bỏ ra và những kết quả kỳ vọng; và một đặc điểm rất quan trọng nữa là đầu tư mang tính rủi ro. Tính rủi ro của đầu tư b ắt nguồn từ bản chất của hoạt động đầu tư là hy sinh ngu ồn lực ở hiện tại để kỳ vọng những lợi ích ở tương lai dài hạn. Vì thế để thực hiện đầu tư và đầu tư có hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, dự tính và lên kế hoạch cho các giai đoạn đầu tư cụ thể. Sự chuẩn bị n ày được thực hiện thông qua việc lập các dự án đầu tư. Vậy dự án đầu tư là gì? 1 .2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau trong cách định nghĩa dự án đầu tư, đó là: - Dự án đầu tư là một hệ thống các thuyết minh, được trình bày m ột cách chi tiết, có luận cứ về các giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt mục tiêu cao nhất trong chủ trương đầu tư. - Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã đ ịnh bằng việc đ ã tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực nhất định. - Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu đư ợc trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụ thể để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống. Trong chuyên đ ề n ày, khái niệm về da đầu tư sẽ được hiểu như sau: “Dự án đ ầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày m ột cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch của một công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hội hoặc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kết quả nhất định và thực hiện được những mục tiêu xác đ ịnh trong tương lai lâu dài”. 1 .2.1.2 Phân loại dự án đầu tư Dự án đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau  Phân loạ i theo quy mô Một doanh nghiệp có thể phân loại các dự án đầu tư căn cứ vào quy mô của dự án, dựa trên các tiêu thức sau:
  10. - Những dự án kéo theo nhiều dự án nhỏ. - Vốn đầu tư ban đ ầu đưa vào dự án không vượt quá một mức ấn định n ào đó. - Tầm quan trọng của d ự án. Mặt khác, quy mô của dự án thường được xác định không chỉ dựa vào kết quả phân tích toàn diện về mục tiêu của dự án, m à còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong của công ty. Chẳng hạn nhiều công ty thiết lập những tiêu chuẩn về mặt tài chính đ ể phân cấp quyết định và quản lý nh ư: - Qu ản đốc phân xưởng: quyết định đầu tư và qu ản lý các dự án có giá trị nhỏ h ơn 5 triệu VND. - Trưởng phòng chuyên môn: quyết định đầu tư và quản lý các dự án thuộc chuyên ngành của họ, có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 triệu VND - Giám đốc: quyết định đầu tư và quản lý những dự án có quy mô từ 100 triệu VND trở xuống. - Chủ tịch Hội đồng quản trị: quyết định đầu tư và quản lý những dự án có quy mô trên 100 triệu VND Cũng cần lưu ý rằng, đối với những dự án nhỏ (chẳng hạn có giá trị nhỏ hơn 10 triệu VND) có thể không nhất thiết cần áp dụng những kỹ năng phân tích tinh vi. Nhưng đối với những dự án lớn thì nhất thiết phải sử dụng những kỹ thuật phân tích hữu hiệu.  Phân loại theo mục đích Sự phân loại các dự án đầu tư có thể dựa trên chức năng hay mục đích của chúng. Các dự án đầu tư có thể được phân chia thành các loại theo các mục đích sau: - Thay th ế thiết bị hiện có. - Đẩy mạnh tiêu thụ những sản phẩm hiện có trong những thị trường m à doanh nghiệp đang kiểm soát. - Tung những sản phẩm hiện có vào các thị trường mới. - Cải tiến sản phẩm hiện có.
  11. Trong khi lợi nhuận và chi phí của việc thay thế những thiết bị có giá trị thấp thường chỉ được đánh giá một cách tương đối, thì đối với những dự án thuộc loại đ ẩy mạnh tiêu thụ, triển khai sản phẩm mới hay chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh đòi hỏi phải đư ợc phân tích hết sức cẩn thận. Nói tóm lại, đối với những dự án lớn và quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự phân tích nghiêm túc và chặt chẽ. Phân loại theo mối quan hệ giữa các dự án  Sự phân loại các dự án đầu tư theo quy mô và mục đích nhằm xác định người sẽ ra quyết định chấp thuận hay từ chối dự án và những nguồn thông tin cần được đưa vào phân tích. Bên cạnh đó còn có một cách phân loại quan trọng hơn để đánh giá h iệu quả của dự án dựa trên các mối quan hệ của chúng. Có thể phân chia chúng thành các loại sau: - Nh ững dự án độc lập - Nh ững dự án lệ thuộc vào d ự án khác - Nh ững dự án loại trừ nhau Cách phân loại này rất quan trọng khi có nhiều dự án đầu tư được đánh giá trong cùng một thời điểm. 1 .2.1.3 Nội dung của một dự án đầu tư Nội dung của dự án đầu tư ph ải thể hiện được các vấn đề sau: + Căn cứ lập dự án. + Địa điểm, đất đai. + Sản phẩm của dự án. + Thị trường. + Kh ả năng cung cấp các yếu tố đầu vào. + Quy mô và chương trình sản xuất. + Công ngh ệ trang thiết bị. + Tiêu hao yếu tố đầu vào. + Quy mô xây dựng và tiến độ xây dựng.
  12. + Tổ chức sản xuất và nhân lực. + Vốn và nguồn vốn. + Phân tích phương diện tài chính của dự án. + Phân tích phương diện kinh tế của dự án. + Phân tích các ảnh hưởng về mặt xã hội, môi sinh, môi trường. + Kết luận, kiến nghị. 1 .2.1.4 Các giai đoạn của một dự án đầu tư Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. * Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay th ất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Trong giai đo ạn này vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Trong quá trình soạn thảo dự án phải d ành đủ thời gian và chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: - Nghiên cứu, phát hiện các cơ hội đầu tư - Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án - Nghiên cứu khả thi (lập dự án luận chứng kinh tế kỹ thuật) - Đánh giá và quyết định (thẩm định dự án) * Giai đoạn thực hiện đầu tư: trong giai đo ạn này vấn đề thời gian là quan trọng h ơn cả, đồng thời ở giai đoạn này 85% đ ến 99,5% vốn đầu tư của dự án được chi ra và nằm kh ê đọng trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là quãng thời gian vốn không sinh lời, thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Lại thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với vật tư, thiết bị chưa hoặc đang đư ợc thi công, đối với các công trình đang được xây dựng d ở dang. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: - Đàm phán và ký kết các hợp đồng - Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình
  13. - Thi công xây lắp công trình - Chạy thử và nghiệm thu sử dụng * Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư (giai đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ): Làm tốt hai giai đoạn trên sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: - Sử dụng chưa hết công suất - Sử dụng công suất ở mức cao nhất - Công suất giảm dần và thanh lý 1 .2.1.5 Chi phí sử dụng vốn của một dự án đầu tư Để tiến hành b ất kỳ một quá trình đ ầu tư, sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có các yếu tố đầu vào như: vốn đầu tư, nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công, khấu khao,...Đối với dự án đầu tư, vốn đầu tư thường được thu hút từ nhiều nguồn như: vốn tự có, vốn vay, nguồn vốn khác. Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư được hình thành từ sự tổng hợp chi phí sử dụng vốn từ tất cả các nguồn như vốn vay, vốn tự có,... Có th ể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, đư ợc tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Công thức tính chi phí vốn bình quân: WACC= ki.wi (ki là chi phí vốn từ nguồn i, wi là tỷ trọng nguồn vốn i trong tổng vốn đầu tư ) 1 .2.2 Thẩm định dự án đầu tư 1 .2.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án. Từ đó ra quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư. Đây là m ột quá trình độc lập và tách biệt với quá trình lập dự án, nó tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.
  14. 1 .2.2.2 Yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư * Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư: - Thu thập những căn cứ để nhận định và xử lý đúng mức về những đề nghị của dự án đầu tư - Th ẩm định phải bảo đảm yêu cầu to àn diện, khách quan, dựa trên các chuẩn mực kinh tế, kỹ thuật, cơ chế chính sách hiện hành và thông lệ quốc tế. * Mục đích của thẩm định dự án đầu tư: Dự án đầu tư cần phải được thẩm định nhằm các mục đích sau: - Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểu hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án. - Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án. - Đánh giá tính khả thi của dự án: đây là m ục đích hết sức quan trọng trong thẩm đ ịnh dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi. Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có tính khả thi. Nhưng tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án (xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án,...). Trên đây là ba m ục đích cơ bản của quá trình thẩm định một dự án đầu tư, tuy nhiên mục đích cuối cùng của việc thẩm định dự án còn tu ỳ thuộc vào chủ thể thực h iện thẩm định dự án: - Các chủ đầu tư trong và ngoài nước thẩm đình dự án khả thi để đưa ra quyết đ ịnh đầu tư. - Các cơ quan qu ản lý vĩ mô của Nh à nước (Bộ kế hoạch & Đầu tư, Bộ và các cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, th ành phố,...) thẩm định dự án khả thi để ra quyết định cho phép đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư. - Các định chế tài chính (NHTM, Tổng cục đầu tư và phát triển,...) thẩm định dự án khả thi để ra quyết định tài trợ vốn cho dự án. * ý n ghĩa của thẩm định dự án đầu tư
  15. Th ẩm định dự án đầu tư giúp cho bảo vệ các dự án tốt khỏi bị bác bỏ, ngăn chặn những dự án tồi, góp phần đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. ý n ghĩa của thẩm định dự án được thể hiện như sau: - Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất. - Giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh giá được tính phù h ợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và của cả nước trên các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả. - Giúp cho việc xác định đ ược những cái lợi, cái hại của dự án trên các m ặt khi nó đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế các mặt có hại. - Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho dự án đầu tư. - Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư. 1 .2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại NHTM với tư cách là người tài trợ cho các dự án đầu tư rất quan tâm đến hiệu quả của dự án vì thế cũng quan tâm đến vấn đề thẩm định các dự án đó. a. Nội dung thẩm định NHTM thẩm định một dự án đầu tư theo các nội dung cơ b ản sau:  Thẩm định các điều kiện pháp lý của dự án  Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư  Thẩm định dự án về phương diện thị trường  Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật, công nghệ  Thẩm định về phương diện tổ chức  Thẩm đ ịnh về mặt tài chính của dự án  Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của dự án b. Phương pháp thẩm định
  16. Phương pháp th ẩm định dự án là cách thức được sử dụng để xem xét, đánh giá dự án nhằm đạt được những yêu cầu của thẩm định dự án. Có các phương pháp sau trong thẩm định dự án: - Phương pháp thẩm định theo trình tự: theo phương pháp này, quá trình th ẩm định được chia thành th ẩm định tổng quát và thẩm định chi tiết. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án. Thẩm định chi tiết đi sâu vào từng nội dung của dự án như: mục tiêu của dự án, các công cụ tính toán, các phương pháp tính toán, nguồn vốn và số lượng vốn,... - Phương pháp so sánh các chỉ tiêu: giúp đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có những quyết định đúng đắn. Các chỉ tiêu được dự tính và so sánh trong các trường hợp: + Có dự án và chưa có dự án + So với các dự án tương tự + So với các định mức, chuẩn mực hiện hành 1 .3 Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại Là người tài trợ cho dự án, NHTM quan tâm nhiều nhất đến khả năng hoàn trả vốn và lãi của dự án, chính vì thế thẩm định dự án về mặt tài chính luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu trong danh sách các nội dung cần thẩm định. Để tìm h iểu sâu hơn về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM chúng ta lần lượt tiến h ành nghiên cứu các phần sau: - Hoạt động tài trợ dự án của NHTM; - Sự cần thiết của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với các NHTM; - Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư của các NHTM; - Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tài chính d ự án đầu tư tại các NHTM. 1 .3.1 Hoạt động tài trợ dự án của NHTM Tài trợ cho các dự án nằm trong nhóm hoạt động tín dụng của NHTM. đây là hoạt động có mức độ rủi ro cao nhất trong các hoạt động của NHTM. Khoản vốn
  17. cho các d ự án vay là kho ản tín dụng tài trợ cho việc xây dựng những tài sản cố định được dự tính sẽ mang lại thu nhập trong tương lai. Một số ví dụ đáng chú ý bao gồm xây d ựng nhà máy lọc dầu, lắp đặt đường ống dẫn dầu, xây dựng nhà máy năng lượng và các phương tiện bốc dỡ ở cảng. Có rất nhiều rủi ro quy mô lớn liên quan tới các dự án, nh ư: - Quy mô vốn lớn th ường cần tới vài tỷ USD - Các dự án đã được cấp vốn có thể phải bị hoãn lại do điều kiện thời tiết hoặc do không có đủ vật liệu xây dựng; - Quy định tại các vùng hoặc quốc gia nơi tiến hành ho ạt động xây dựng có th ể thay đổi theo chiều h ướng tiêu cực, gây khó khăn cho việc ho àn thiện hoặc làm tăng chi phí của dự án; - Lãi suất có thể thay đổi gây ảnh hư ởng bất lợi tới việc thu hồi vốn của n gười cho vay (phần lớn các khoản cho vay mang lãi su ất cố định) hoặc gây ảnh hưởng bất lợi tới khả năng trả nợ của dự án (nếu khoản vay mang lãi suất thả nổi). Do quy mô và mức độ rủi ro không nhỏ n ên việc cho vay những dự án lớn nhiều khi đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức tài chính. Bên cạnh đó tài trợ dự án chứa đựng rủi ro cao, m à không phải lúc nào cũng có đảm bảo bằng tài sản (vì trị giá khoản vay lớn, khó có được một tài sản lớn hơn giá trị khoản vay lúc đó) nên vốn vay theo dự án đầu tư thư ờng được đảm bảo bằng chính tính khả thi của dự án. Điều này cũng có nghĩa Ngân hàng phải coi trọng công tác thẩm định dự án đầu tư đ ể lựa chọn được dự án tốt, tính khả thi cao, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. 1 .3.2 Sự cần thiết của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với NHTM Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiện tệ- một lĩnh vực rất nhạy cảm của nền kinh tế. Ngân hàng dùng tiền của người khác để kinh doanh b ằng cách cung cấp các khoản tín dụng cho những ngư ời có nhu cầu. Một trong những hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tài trợ cho các dự án đầu tư. Như đã đề cập ở trên, các dự án đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro (do thời gian dài, quy mô lớn,...) cho nên để ra quyết định tài trợ cho một dự án, hoặc lựa chọn dự án tài trợ, NHTM phải thực hiện thẩm định dự án đó. Thẩm định một dự án có rất nhiều
  18. nội dung, tuy nhiên mối quan tâm của Ngân hàng là khả năng trả nợ đầy đủ và đúng h ạn của khách hàng, đồng thời Ngân hàng có thế mạnh chuyên sâu về lĩnh vực tài chính cho nên thẩm định dự án đầu tư về mặt tài chính luôn được Ngân h àng chú trọng hơn cả. Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ giúp cho Ngân h àng đánh giá được mức độ khả thi của các dự án và ra quyết định: có tài trợ không?, tài trợ dự án n ào?, quy mô tài trợ bao nhiêu, thời gian lãi su ất, quá trình giải ngân, quản lý và thu hồi n ợ nh ư th ế n ào? Tóm lại, để đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời, NHTM nhất thiết phải thực h iện thẩm định tài chính dự án đầu tư trước khi ra qu yết định tài trợ. 1 .3.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 1 .3.3.1 Thẩm định về vốn đầu tư của dự án Vốn đầu tư của dự án là các kho ản chi phí thành lập dự án (nghiên cứu thị trường, xin giấy phép đầu tư,…) và chi phí thực hiện dự án. Chi phí thực hiện dự án thường b ao gồm: Chi phí xây dựng nhà xưởng, mua thiết bị, chạy thử, lắp đặt,…(tuỳ theo dự án đầu tư vào lĩnh vực gì, sản phẩm của dự án là gì). Từ khi lập một dự án đến khi dự án được đưa vào vận hành có rất nhiều chi phí phát sinh. Toàn bộ các chi phí mà dự án phải bỏ ra từ khi bắt đầu đến khi dự án chính thức đi vào vận h ành được gọi là chi phí đầu tư. Tổng vốn đầu tư của một dự án sẽ được chia thành: + Vốn đầu tư vào tài sản cố định (hay còn gọi là vốn cố định) + Vốn đầu tư vào tài sản lưu đ ộng (hay còn gọi là vốn lưu động, thư ờng là vốn lưu động thư ờng xuyên) + Vốn dự phòng: Khi dự án đi vào ho ạt động để đảm bảo những nhu cầu chi tiêu không dự tính trước được để dự án đ ược thực hiện trôi chảy, chủ đầu tư ph ải trích riêng một phần trong tổng vốn đầu tư làm vốn dự phòng. Th ẩm định vốn đầu tư của dự án là việc Ngân hàng xem xét, đánh giá vốn đ ầu tư của dự án trên ba khía cạnh:  Việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư
  19. Vốn đầu tư được tính toán dựa trên việc dự trù chi phí ph ải bỏ ra trong quá trình đầu tư + Vốn đầu tư xây lắp: cán bộ thẩm định kiểm tra việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp được áp dụng. Để thực hiện công việc này cán bộ thẩm định phải vận dụng những kiến thức và kinh ngh iệm được đúc kết từ các dự án hoặc loại công tác xây lắp tương tự. + Vốn đầu tư thiết bị: căn cứ vào danh mục thiết bị, cán bộ thẩm định kiểm tra giá mua và chi phí vận chuyển, bảo quản theo giá thị trường hiện hành và xu th ế b iến động giá. Nừu thiết bị có kèm theo chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ. + Chi phí khác: đó là các chi phí được xác định theo định mức như chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế,…và nhóm các chi phí xác đ ịnh bằng cách lập dự toán như chi phí cho việc điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu phục vụ việc lập dự án, chi phí tuyên truyền quảng cáo, chi phí đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất của dự án. Các khoản mục chi phí này cần được kiểm tra lại hoặc tính toán lại theo quy đ ịnh hiện hành của Nh à nước, ví dụ như chi phí qu ảng cáo không đư ợc vượt quá 10% tổng chi phí chung. + Ngoài các yếu tố về vốn đầu tư trên, cán bộ thẩm định cần kiểm tra một số nội dung thuộc chi phí đầu tư sau: - Nhu cầu vốn lưu động ban đầu (đối với dự án mới) hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung (đối với dự án mở rộng, bổ sung thiết bị). - Chi phí thành lập gồm các chi phí để mua sắm các vật dụng cần thiết không phải là tài sản cố định và các chi phí đ ể hoạt động ban đầu. - Chi phí trả lãi vay Ngân hàng trong thời gian thi công.  Nguồn hình thành vốn đầu tư Vốn đầu tư của dự án có thể xuất phát từ các nguồn sau: - Vốn của chủ đầu tư - Vốn của các cổ đông góp
  20. - Vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính - Nguồn phát h ành trái phiếu - Nguồn vay của người lao động Những dự án của doanh nghiệp Nh à nước còn có khả năng tiếp cận với - n guồn vốn ưu đ ãi từ quỹ hỗ trợ phát triển. - Ngoài ra, còn có nguồn vốn từ ODA (do Chính phủ ký kết, Bộ tài chính quản lý, NHTM giải ngân); nguồn FDI- đầu tư trực tiếp vào các dự án. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn n ày, kiểm tra độ xác thực của các thông tin; kiểm tra các doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính mà Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp. Bên cạnh đó có thể đề nghị doanh nghiệp yêu cầu các cổ đông cam kết bằng văn b ản cụ thể về việc góp vốn (góp vốn đầy đủ và đúng thời gian yêu cầu). Doanh nghiệp cũng có xu hướng khai tăng vốn chủ sở hữu lên đ ể tỷ lệ vốn tự tài trợ của dự án cao h ơn th ực tế, gây cảm giác an toàn cho Ngân hàng khi quyết định tài trợ dự án. Chính vì thế việc thẩm định sẽ giúp Ngân h àng kiểm tra lại xem vốn của nguồn vốn chủ đầu tư trong tổng vốn có chính xác không, và con số chính xác là bao nhiêu. Việc thẩm định nguồn hình thành tổng vốn đầu tư dự án cũng giúp Ngân hàng xác định quy mô tài trợ phù hợp nếu dự án được Ngân hàng lựa chọn tài trợ. Quy mô tài trợ của Ngân hàng cho dự án sẽ bằng tổng vốn đầu tư của dự án trừ đi phần vốn từ các nguồn khác, theo kế hoạch nguồn vốn của Ngân h àng và trong phạm vi phán quyết của Ngân hàng (không lớn hơn 15% vốn chủ sở hữu của Ngân hàng).  Tiến độ sử dụng vốn Việc xem xét tiến độ sử dụng vốn của dự án sẽ giúp Ngân hàng chủ động lên kế hoạch về nguồn vốn phù hợp với tiến độ giải ngân. Ngân hàng yêu cầu chủ dự án cung cấp kế hoạch sử dụng vốn của dự án hoặc cán bộ thẩm định có thể tự xây dựng một tiến trình sử dụng vốn của dự án căn cứ vào các giai đo ạn của dự án và từng loại dự án cụ thể.
nguon tai.lieu . vn