Xem mẫu

  1. Lời nói đầu Trong những năm qua, ngành công nghiệp sản xuất xi măng đã có sự phát triển mạnh mẽ tạo ra sự chuyển biến lớn cả về lượng và chất. Cùng với sự đảm bảo sản xuất ổn định và huy động ở mức cao nhất công suất thiết kế của các nhà máy hiện có, được Nhà nước quan tâm một cách thích đáng, nghành xi măng Việt Nam đã huy động các nguồn lực trong nước, tranh thủ vốn vay nước ngoài đầu tư tham gia liên doanh xây dựng thêm một số nhà máy mới như: Xi măng Hoàng Thạch II, Bút Sơn, Hoàng Mai, Chinfon, Nghi Sơn... Là một sinh viên năm cuối khoa Kế Toán- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, quá trình thực tập tại Công ty Xi măng Bút Sơn có vai trò quan trọng đối với em, nó là bước tiếp nối giữa quá trình học tập nghiên cứu trên giảng đường và thực tế khảo sát tại đơn vị, góp phần củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường đồng thời chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc và công tác sau này. Một phần nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực tập là hoàn thành tốt Báo cáo thực tập tổng hợp với mục tiêu là báo cáo những thông tin khái quát và cơ bản nhất về tổ chức quản lý kinh doanh, công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức công tác kế toán ...cũng như nhiều hoạt động khác tại đơn vị. Với mục tiêu trên Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm có 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Công ty Xi măng Bút Sơn Phần 2: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty Xi măng Bút Sơn Phần 3: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Xi măng Bút Sơn. Em hy vọng Báo cáo thực tập tổng hợp sẽ truyền tải được những kiến thức, thông tin đã thu thập được trong quá trình tìm hiểu và đánh giá thực tế về tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
  2. Phần I Tổng quan về công ty xi măng Bút Sơn 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xi măng Bút Sơn. Xi măng là vật liệu không thể thiếu được đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để đáp ứng yêu cầu đó Chính phủ đã có quyết định số 573/TTg ngày 23/11/1993 về việc triển khai xây dựng nhà máy Xi măng Bút sơn. Tổng số vốn đầu tư được duyệt 19583 triệu USD. Công suất thiết kế của nhà máy là 4000 tấn Clinker/ngày, tương đương với 1,4 triệu tấn xi măng/năm. Nhà máy được xây dựng tại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, gần quốc lộ 1A, cách Hà Nội 60km2 về phía Nam với hệ thống đường sông, đường sắt, đường bộ rất thuận tiện cho việc chuyên chở. Tổng diện tích khoảng 63,2 ha với số lượng lao động làm việc tại nhà máy tính đến thời điểm hiện nay là 1083 người. Căn cứ vào luận chứng được duyệt, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã tiến hành đấu thầu quốc tế để chọn nhà thầu thiết kế, cung cấp thiết bị vật tư cho dây chuyền chính, kết quả là hãng Technip-cle đã trúng thầu. Ngày 31/08/1994 Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã ký hợp đồng thương mại với hãng Technip-cle. Ngày 27/08/1995 nhà máy Xi măng Bút Sơn chính thức được khởi công xây dựng cho đ ến ngày 29/08/1998 công tác xây lắp đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Trong suốt thời gian sản xuất thử từ tháng 09/1998 đến tháng 04/1999 nhà máy đã sản xuất được hơn 500.000 tấn clinker, tiêu thụ được 150.000 tấn xi măng. Trong thời gian này, máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất hoạt động tương đ ối ổn đ ịnh đạt năng suất thiết kế, chất lượng sản xuất đảm bảo quy trình trong hợp đồng cung cấp thiết bị. Ngày 20/07/1999 Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đã chính thức đề nghị nghiệm thu và Công ty Xi măng Bút Sơn chính thức đi vào sản suất. Tên giao dịch quốc tế là BUT SON CEMENT COMPANY, là thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, tổ chức và hoạt đ ộng theo điều lệ của Tổng công ty. Tổng số vốn được tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước (nay là Cục Tài chính doanh nghiệp)- Bộ Tài chính xác nhận tại thời điểm thành lập là 219.776.118.942 đồng. Trong đó: + Vốn ngân sách Nhà nước cấp là : 4.022.506.000đ + Vốn điều động từ khấu hao cơ bản để lại thuộc nguốn vốn ngân sách của các doanh nghiệp và quỹ đầu tư phát triển trong Tổng công ty Xi măng Việt Nam là 215.753.612.942 đồng
  3. Công ty Xi măng Bút Sơn có chức năng sản xuất, kinh doanh xi măng, các s ản phẩm từ xi măng các vật liệu xây dựng khác. Sản phẩm chính của Công ty là xi măng Portland PC 30, PC 40, xi măng hỗn hợp PCB 30, Clinker, ngoài ra Công ty còn sản xuất các xi măng theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm xi măng c ủa Công ty được đóng bao phức hợp KP, đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: gồm Hà Nam và các tỉnh trong toàn quốc. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 (đã được kiểm toán) tổng doanh thu thuần của Công ty là 901.071.013.093 đồng trong đó: + Doanh thu thuần xi măng là : 853.842.462.799 đồng + Doanh thu thuần Clinker là : 47.588.550.304 đồng Theo báo cáo quyết toán thuế năm 2003, tổng số thuế công ty phải nộp cho ngân sách Nhà nước là 50.361.902.706 đồng bao gồm: + Thuế GTGT : 48.810.271.188 đồng + Thuế tài nguyên : 879.235.409 đồng + Thuế thu nhập cá nhân : 600.000.000 đồng + Thuế nhà đất tiền thuê đất : 13.300.000 đồng Tổng lợi nhuận sau thuế là: 55.025.146.513 đồng, trong thời gian từ năm 1999 - 2004 Công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghịêp do đang được ưu đãi thuế, chỉ bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi trả hết lãi tiền vay ngân hàng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản và có lãi. Trong năm 2004 tổng doanh thu thuần là 975.023.843.115 đồng bao gồm: + Doanh thu tiêu thụ Clinker chính phẩm là : 58.067.573.382 đồng + Doanh thu tiêu thụ xi măng bột PCB 30 : 73.187.543.301 đồng + Doanh thu tiêu thụ xi măng bột PC 40 là : 142.309.815.444 đồng + Doanh thu tiêu thụ xi măng bao PCB 40 là : 656.259.579.339 đồng + Doanh thu tiêu thụ xi măng bao PC 40 là : 45.199.331.649 đồng Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty hiện nay là: 3.000.000 đồng. 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty xi măng bút sơn Để tăng cường hiệu quả quản lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, bộ máy quản lý của Công ty Xi măng Bút Sơn được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty được thể hiện qua sơ đồ 1.1 * Đại hội đồng cổ đông:
  4. Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và nhân sách tài chính cho năm tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của Công ty. * Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty đ ể quy ết đ ịnh mọi bấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đ ề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Hiện tại HĐQT Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn có 05 thành viên. * Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp phát trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. * Ban Giám đốc: Ban Giám đốc của Công ty gồm có Giám đốc và 04 Phó Giám đ ốc bao gồm: Phó Giám đốc cơ điện; phó Giám đốc kỹ thuất; Phó Giám đốc kinh doanh; Phó Giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản và phụ trách Ban quản lý dự án Bút S ơn II. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đ ược giao. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. * Chức năng nhiệm vụ của các phó Giám đốc Phó giám đốc cơ điện: Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị : Phòng kỹ thuật cơ điện, phòng vật tư thiết bị, phân xưởng cơ khí, phân xưởng nguyên liệu, phân xưởng nghiền đóng bao, phân xưởng lò nung, phân xưởng tự động hoá, phân xưởng xe máy, phân xưởng nước, xưởng sửa chữa công trình và vệ sinh công nghiệp. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, chỉ đạo điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm. Lập dự trù vật tư
  5. thiết bị và chỉ đạo xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, các phương pháp sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị cơ điện. Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng kỹ thuật sản xuất, phòng điều hành trung tâm, phòng thí nghiệm KCS, Ban kỹ thuật an toàn, phân xưởng khai thác mỏ. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phân công phụ trách, chỉ đạo phương ác sản xuất, quy trình vận hành thiết bị, thí nghiệm, đảm bảo cho sản xuất đồng bộ, liên tục với chất lượng cao. Phó giám đốc kinh doanh Trực tiếp phụ trách: Phòng tiêu thụ, các chi nhánh tiêu thụ, văn phòng đại diện, tổ thị trường Sơn La, Lai Châu, Phòng y tế, Phòng bảo vệ quân sự. Chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ của Công ty, tổ chức vận tải tiêu thụ sản phẩm tới các địa điểm. Phó giám đốc xây dựng cơ bản: Trực tiếp chỉ đạo phòng xây dựng cơ bản và chịu trách nhiệm về công tác tổng quyết toán công trình, nhà máy của Công ty. * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, điều động cán bộ nhân viên trong toàn Công ty phù hợp với chuyên môn, trình độ. Thực hiện xây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt đào tạo bồi dưỡng cán bộ Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các Hợp đồng kinh tế, xây dựng các dữ liệu kinh tế, kỹ thuật cho các loại sản phẩm, xây dựng các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Phòng Hành chính quản trị: Chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp vật tư, thiết bị thuộc phạm vi văn phòng, lưu trữ các công văn đi, đến, điều động xe ô tô, phục vụ chế độ ăn gnhỉ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tài chính, tổ chức hạch toán thưo chế độ quy đinh của Nhà nước, điều hành bộ máy kế toán của Công ty, thường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho Giám đốc, đồng thưòi giúp cho Giám đốc nắm được thực trạng tài chính của Công ty. Phòng Tiêu thụ: Chịu trách nhiệm việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ qua các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty.
  6. Phòng Vật tư: Tham mưu cho Giám đốc về tình hình thu mua, cấp phát bảo quản vật tư cả về khối lượng và chật lượng. Phòng Cơ điện: Chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử, điện tự động hoá, xe máy… lập dự trù thiết bị trong nước và ngoại nhập để phục vụ kế hoạch sửa chữa máy móc, thiết bị, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, các phương án sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưởng, sửa chữa các thiết bị cơ điện. Phòng Kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, chỉ đạp điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất thiết bị, chất lượng thành phẩm , bán thành phẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phụ trách và chỉ đạo công tác sửa chữa lò khì có sự cố. Phòng Điều hành trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành bộ dây chuyền sản xuất thông qua hệ thống máy tính điều khiển. Phòng Thí nghiệm KCS: Chịu trách nhiệm lấy mẫu và đưa ra kết quả phân tích đối với tất cả nguyên vật liệu nhập vào cũng như các loại sản phẩm, bán thành phẩm đầu ra. Phòng Xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm giám sát thi công các công trình xây dựng phát sinh. Phòng Bảo vệ – Quân sự: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ vật tư, thiết bị thuộc phạm vi văn phòng cũng như tại phân xưởng, đảm bảo an ninh trật tự trong Công ty. Phòng Y tế: Chịu trách nhiệm tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, phòng chống bệnh nghề nghiệp, khám chữa bệnh thường xuyên cho cán bộ công nhân viên, trực sãn sàng cấp cứu kịp thời tại chỗ khi xảy ra tai nan. Ban Kỹ thuật an toàn: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biêns các nguyên tắc an toàn trong sản xuất, thưo dõi việc cấp phát các thiết bị, trang bị bảo vệ lao động cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Cảng Bút Sơn: Chịu trách nhiệm quản lý giám sát và điều phối các phương tiện vận tải đường bộ và đường thuỷ cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Các Chi nhánh: Phối hợp với phòng Kinh doanh – tiêu thụ chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm trên các địa bàn đ ược phân công. *Chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng: Phân xưởng Khai thác mỏ: Có nhiệm vụ khảo sát, đo đạc nắm vững đặc điểm cấu tạo chất của các khu vực được phép khai thác đá vôi, đá sét, lập các ph ương
  7. án khai thác tối ưu cho các giai đoạn ở từng khu vực nhằm đạt hiệu quả vao, chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên mỏ được khai thác và máy móc thiết bị chuyên dùng giao phục vụ khai thác và quản lý. Phân xưởng Nguyên liệu: Quản lý và theo dõi sự hoạt động cảu các thiết bị từ máy đập đá vôi, máy đập đá sét tời Silô đồng nhất. Căn cứ vào đ ịnh mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu và thực trạng thực tế của thiết bị tham gia cùng với các phòng ban chức năng lập kế hoạch dự trữ vất tư, phục tùng thay thế tháng, quý, năm và cho từng đợt cụ thể. Phân xưởng Lò nung: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô đồng nhất tới đỉnh Silô chứa Clinker, các thiết bị tiếp nhận than, xỉ, thạch cao phụ gia và tổ hợp nghiền than, nhà nồi hơi, hệ thống cấp nhiệt, trạm khí nén trung tâm, tiếp nhận và cấp dầu FO. Phân xưởng Nghiền đóng bao: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô chứa Clinker đến hết các máng xuất xi măng bao và xi măng bột rời trên các phương tiện ô tô, tàu hoả và máy xếp bao vào tàu hoả. Quản lý và sử dụng có hiệu quả vỏ bao, tổ chức vận hành các máy đóng bao, các phân xưởng, thiết bị xuất xi măng rời, các thiết bị vận chuyển đảm bảo năng suất. Kết hợp với phòng tiêu thụ xuất xu măng rời, các thiết bị vận chuyển đảm bảo năng suất. Kết hợp với phòng tiêu thụ xuất xi măng vao, xi măng rời cho khách hàng, Quản lý số liệu khối lượng xi măng trên các đầu đếm, trên các cân, đối chiếu với phiếu xuất từng ca… Tổng hợp báo cáo khối lượng chủng loại xi măng xuất xưởng hàng ngày và hàng tháng. Phân xưởng Cơ khí: Thực hiện công việc sửa chữa cơ khí, gia công chế tạo phục hồi và lắp đặt các thiết bị cơ khí trong Công ty, lập kế hoạch dự trù vật t ư và phụ tùng thay thế theo tháng, quý, năm. Phân xưởng Xe máy: Quản lý sử dụng các xe vận chuyển đá vôi, đá sét, các phương tiện vận chuyển nội bộ, máy phát dự phòng có hiệu quả và an toàn. Phân xưởng Nước: Quản lý và tổ chức khai thác hệ thống cấp nước của Công ty bao gồm các trạm bơm, các bể nước, hệ thống đường ống cấp nước tới các khu vực quản lý của các xưởng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của công ty. Phân xưởng Điện – Tự động hoá: Có nhiệm vụ quản lý tổ chức vận hành an toàn hệ thống cung cấp điện của toàn Công ty, đảm bảo nguồn điện cung cấp thường xuyên, liên tục ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Sửa chữa và khắc phục các sự cố về điện, thiết bị điện và mang điện thoại thông tin nội bộ thuộc phạm vi tổng đài.
  8. Xưởng Sửa chữa công trình – Vệ sinh công nghiệp: Cùng với các phòng kỹ thuật thực hiện sửa chữa các công trình, thi công các công trình bổ sung với phòng xây dựng cơ bản và thực hiện dọn vệ sinh trong khu vực Công ty. (sơ đồ) 1.3 Tổ chức sản xuất sản phẩm Công ty Xi măng Bút Sơn là một trong những Công ty có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, do hãng Technip- Cle ( Cộng hoà Pháp) thiết kế công nghệ và cung cấp thiết bị. Dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điều khiển trung tâm qua kệ thống máy vi tính của hãng SIEMENS. Hệ thống giám sát và điều khiển vi tính cho phép vận hành các thiết bị một cách đồng bộ, an toàn. Các quy trình công nghệ đ ược theo dõi và điều chỉnh chính xác đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định. Quy trình công nghệ sản xuất xu măng của Bút Sơn được tiến hành theo các bước sau: Chuẩn bị nguyên liệu: Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đã vôi và đã sét. Ngoài ra còn sử dụng xỉ pyrite và đá silic làm các nguyên liêụ điều chỉnh. Nghiền nguyên liệu và đồng nhất sơ bộ: Các cầu xúc đá vôi, đá sét, xỉ và đá silic có nhiệm vụ cấp liệu vào các két chứa của máy nghiền. Bột liệu đạt yêu cầu sẽ được vận chuyển tới silô đồng nhất bột liệu, có sức chứa 20.000 tấn bằng hệ thống máng khí động và gầu nâng. Silô đồng nhất bột liệu làm việc thưo nguyên tắc đồng nhất và tháo liên tục. Nhiên liêu: Lò được thiết kế để chạy 100% than antraxit, dầu MFO chỉ sử dụng trong quá trình sấy lò và chạy ban đầu. Than được sử dụng trong lò là loại hỗn hợp 40% than cám 3 và 60% than cám 4a. Hệ thống lò nung và thiết bị làm lạnh clinker: Clinker sau khi ra khỏi lò được đổ vào thiết bị làm nguội kiểu ghi BMHSA được làm lạnh, đập sơ bộ. Clinker thu được sau thiết bị làm lạnh sẽ được vận chuyển tới 2 silô để chứa và ủ Clinker, có tổng sức chứa là 2*20.000 tấn. Nghiền sơ bộ clinker và nghiền xi măng: Clinker, thạch cao và phụ gia(nếu có) sẽ được vận chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng. Từ két máy nghiền, Clnker, phụ gia( đã qua nghiền sơ bộ) và thạch cao sẽ được cấp vào nghiền xi măng để nghiềm mịn.
  9. Đóng bao và xuất xi măng: Từ đáy silô chứa qua hệ thống cửa tháo, xi măng sẽ được vận chuyển tới các két chứa của các máy đóng bao hoặc các hệ thống xuất xi măng rời. Các bao xi măng qua hệ thống băng tải sẽ được vận chuy ển tới các máng xuất xi măng bao xuống tàu hoả và ô tô. (sơ đồ) Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ 01/05/1999, dây chuyền của Nhà máy xi măng Bút Sơn- nay là Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn luôn phát huy công suất thiết kế. Đến nay, sau 8 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất của công ty luôn ổn định và tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2002, sản xuất đã vượt công suất thiết kế, hiệu quả sản xuất kinh daonh không ngừng tăng trưởng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng Bút Sơn rộng khắp, xi măng Bút Sơn được đưa vào sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm cảu đ ất nước, chiếm lĩnh được các thị trường quan trọng phía Bắc. Với việc hoạt động hiệu quả dây chuyền 1, vừa qua ngày 26/01/2007 Bút Sơn đã tiến hành lễ khởi công dây chuyền 2. 1.4 Chính sách kế toán tài chính, kinh tế Công ty đang áp dụng Tài chính của Công ty xi măng Bút Sơn là các mối quan hệ tiền tệ gắn liền với việc hình thành vốn, phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá trình hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo tình hình tài chính ổn định, hoạt động hiệu quả công ty đã tiến hành phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với c ấp trên và gi ữa Công ty với các thành viên trực thuộc. * Phân cấp quản lý giữa Công ty với cấp trên Công ty xi măng Bút Sơn là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xi mang Việt Nam nhưng hạch toán độc lập. Hàng năm Công ty chỉ nộp phó quản lý cho Tổng công ty với tỷ lệ là 16% trên tổng doanh thu. Việc mua sắm vật tư, thiết bị quản lý phục vụ sản xuất kinh doanh có giá trị lớn hơn 1 tỷ thì phải được sự nhất trí của Tổng công ty, ngoài ra kế hoạch mua sắm vật tư, sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng cơ bản thì Công ty Xi măng Bút Sơn phải thực hiện theo quy định của Tổng công ty. * Phân cấp quản lý giữa công ty với các thành viên trực thuộc Có thể nói Công ty Xi măng Bút Sơn là một doanh nghiệp lớn nên cơ c ấu tổ chức bộ máy quản lý cũng được chia thành nhiều phòng ban, phân xưởng. Các phòng ban, phân xưởng này đều thực hiện hạch toán phụ thuộc theo hình thức báo cáo sổ, thực hiện quy chế tài chíh của Công ty như: việc mua sắm vật tư thiết bị, quyết toán vật tư sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ bản… Chi phí và tính ghia thành theo định mức và đơn vị phải nộp cho công ty là 3% trên tổng quỹ lương.
  10. Phần II Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty Xi măng Bút Sơn 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xi măng Bút Sơn hiệu quả, gọn nhẹ Là một trong 24 phòng ban phân xưởng, hòa cùng tiến độ hoạt động sản xuất không ngừng, phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính với sản phẩm là các thông tin tài chính trung thực, hợp lý, kịp thời đã đang và sẽ góp phần giúp cho Doanh nghiệp hoạt động một cách thông suốt theo đúng tiến độ đề ra. Nó là đ ơn vị tr ực thuộc Công ty Xi măng Bút Sơn có chức năng quản lý và giám sát mọi hoạt đ ộng kinh tế, tài chính của công ty, thực hiện công tác thống kê thông tin kiểm tra và hạch toán kế toán thưo quy định hiện hành của Nhà nước. Vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toán phải được đảm bảo hợp lý, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, hoạt động với địa bàn kinh doanh tập trung, quy chế tài chính thống nhất, công ty đã áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung. Theo mô hình này toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu thập, xủa lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt đ ộng kinh doanh đều do phòng kế toán công ty thực hiện. Các chi nhánh không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra, tổng hợp và phân loại chứng từ phát sinh tại chi nhánh sau đó gửi chứng từ về phòng kế toán công ty. Nhờ đó mà việc hạch toán cũng nhưu quản lý sổ sách được thực hiện một cách thống nhất, thuận tiện cho việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạn chế tói đa việc khai khống của các đại lý, chi nhánh.
  11. Với bộ máy kế toán tập trung, Công ty Xi măng Bút Sơn đã tuyển chọn 19 nhân viên và sắp xếp vào các phần hánh kế toán phù hợp với chuyên môn của từng người, giúp phát huy nâng cao trình độ nghiệp cụ cán bộ kế toán. * Bộ phận lãnh đạo gồm 2 người Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở Công ty, đồng thời thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính. Phó phòng kế toán: Là người giúp việc cho Kế toán trưởng trong việc điều hành bộ máy kế toán kiểm tổ trưởng tổ Đầu tư. * 16 người còn lại được chia thành các t?: Tổ tổng hợp: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra rà soát các nghiệp vụ kế toán, thưo dõi quản lý tài sản, thưo dõi quản lý và tính các khoản vay, kê khai báo cáo thuế. Tổ Đầu tư XDCB: Căn cứ vào kế hoạch năm phân công từng người theo dõi từng hạng mục công trình, lập Dự toán…, thẩm định giá vật tư. Tổ tiêu thụ: Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty và các chi nhánh, thưo dõi tình hình sử dụng Hoá đơn, báo cáo công tác khảo sát thị trường. Tổ vật tư, SCL: Tổ chức phân loại, đánh giá NVL, CCDC phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty, theo dõi công tác SCL, lập Báo cáo, kiểm kê đối chiếu số dư của vật tư tồn cuối tháng. Định kỳ cứ 6 tháng phải phối hợp kiểm kê kho cùng với thủ kho và phòng Vật tư thiết bị. Tổ thanh toán: Theo dõi tình hình biến động của tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển và tiền tạm ứng, ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết công nợ phải trả, công nợ phải thu. Công ty xi măng Bút Sơn áp dụng phần mềm kế toán phần mềm FAST ACCOUTING có nối mạng nội bộ. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.1 (sơ đồ ) 2.2 Những nét chung và riêng trong tổ chức công tác kế toán tại công ty Về tổ chức công tác kế toán tại Công ty, nhìn chung được tuân theo các chế độ kế toán ban hành, tuy nhiên do đặc thù sản xuất kinh doanh riêng mà có s ự khác biệt trong một số phần hành tổ chức kế toán. 2.2.1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán - Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch từ 1/1 đến 31/12. - Kỳ kế toán: Kỳ kế toán của Công ty được áp dụng theo tháng.
  12. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Công ty đ ược hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, riêng các mặt hàng tồn kho ngoài bến bãi khó kiểm đếm được hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Giá xuất kho của hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Để phù hợp với đặc điểm của Công ty, các bán thành phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn chế biến này mà chưa chuyển sang giai đoạn chế biến tiếp theo đang còn tồn ở Silô chứa thì được coi là sản phẩm dở dang (từ Bột liệu sang Clinker), vì vậy để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty đã áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương. - Phương pháp tính giá thành: Công ty đang áp dụng phương pháp giá thành sản phẩm xi măng theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Công ty Xi măng Bút Sơn áp dụng phương pháp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Tỷ lệ thuế suất là 10%. - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Tỷ giá sử dụng trong hạch toán ngoại tệ: Sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là chủ yếu, trong một số trường hợp sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngân hàng đầu tư phát triển- Hà Nam. 2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán Để thu thập thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, phục vụ kịp thời cho kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các định mức chi tiêu và làm căn cứ để ghi sổ kế toán, công ty cần thiết phải sử dụng chứng từ. Các chứng từ kế toán của công ty đang sử dụng đã tuân theo chế đ ộ chứng từ kế toán được ban hành theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính. Các chứng từ được thiết kế phù hợp với hoạt động của Công ty như tích kê bán Clinker đã có hướng dẫn cách lập và luân chuyển trong quy chế giao nhận sản phẩm. 2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán Trên cở sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Nhà nước ban hành, căn cứ vào nội dung và quy mô nghiệp vụ phát sinh của từng đơn vị, Công ty đã ban hành danh mục hệ thống tài khoản kế toán áp dụng thống nhất trong Công ty kèm theo Quyết định 3124/XMBS-KTTCTK ngày 23/11/1998.
  13. 2.2.4 Hệ thống sổ kế toán Có thể nói lựa chọn một hình thức tổ chức sổ kế toán phù hơp đóng vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi, bảo quản, lưu giữ sổ sách kế toán cũng như việc áp dụng tin học vào công tác kế toán. Hiện nay hình thức Nhật ký chung đang được xử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, nó đơn giản lại tiện dụng. Với những ưu điểm đó, Công ty xi măng Bút Sơn cũng đã áp dụng hình th ức t ổ chức sổ kế toán này. Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung. Sau đó, căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ Nhật ký chung được chuyển vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản có liên quan. Đối với các tài khoản chủ yếu, phát sinh nhiều nghiệp vụ, có thể mở các Nhật ký phụ. Cuối tháng, cộng các Nhật ký phụ, lấy số liệu ghi vào Nhật ký chung hoặc vào thẳng Sổ cái. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung được thực hiện như sau: (Sơ đồ) 2.2.5 Hệ thống báo cáo kế toán Lập báo cáo kế toán là khâu cuối cùng rất quan trọng trong công tác kế toán, nó giúp cho Công ty có thể đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả. Đặc biệt năm 2005 công ty xi măng Bút Sơn đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn, thông tin trên các báo cáo tài chính không những chỉ cung cấp cho nội bộ công ty mà còn thu hút sự quan tâm, chú ý c ủa rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài Doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của Công ty Xi măng Bút Sơn được lập bằng Đồng Việt Nam(VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các quy định của Chế độ kế toán của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định hiện hành tại Việt Nam. Theo thông lệ, kết thúc kỳ kinh doanh, phòng Kế toán - Tài chính - Thống kế tiến hành lập các BCTC gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính 2.3 Tìm hiểu quy trình hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu 2.3.1 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
  14. 2.3.1.1 Nội dung và nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Có thể nói nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những nhân tố đ ầu vào vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt là một doanh nghiệp sản xuất, Công ty Xi măng Bút Sơn với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh xi măng, các sản phẩm từ xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác, việc khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu càng được chú trọng. Tính giá vật liệu, dụng cụ , sản phẩm, hàng hoá về thực chất là việc sác đ ịnh giá trị ghi sổ chủa vật liêu, dụng cụ. Theo quy định, vật liệu, dụng cụ được tính theo giá thực tế( giá gốc) , tức là vật liệu, dụng cụ khi nhập kho hay xuất kho đều được phảm ánh trên sổ sách theo giá thực tế. Với vật liệu, dụng cụ mua ngoài: giá thực tế ghi sổ gồm trị giá mua của vật liệu, dụng cụ là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán đã trừ(-) các khoản chiết khất thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng, công (+) các chi phí gia công, hoàn thiện và cộng (+) các loại thuế không được hoàn lại( nếu có) và các chi phí thu mua thực tế. Với vật liêu, dụng cụ sản xuất: Giá thực tế ghi sổ của vật liêu, dụng cụ do daonh nghiệp sản xuất khi nhập kho là giá thành sản xuất thực tế( giá thành công xưởng thực tế) của vật liêu, dụng cụ sản xuất ra. Với vật liệu, dụng cụ thuê ngoài gia công, chế biến: Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho gồm giá thựuc tế của vật liêu, dụng cụ xuất thuê chế biến cùng các chi phí liên quan đến việc thuê ngoài gia công, chế biến. Với phế liệu: Giá thực tế ghi sổ của phế liệu là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu. Theo đặc điểm sản xuất kinh daonh và với điều kiện áp dụng tin học trong công tác kế toán, Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá bình quân để xác định giá trị hàng xuất kho. Giá thực tế xuất kho = ( Số lượng xuất kho)( Đơn giá bình quân gia quyền) Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tình toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quy ết toán nói chung. (công thức) 2.3.1.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán chi tiết vật liêu, dụng cụ là một khâu công việc khá phức tạp và tốn nhiều công sức. Khác với kế toná tổng hựop, kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ đòi
  15. hỏi phải phản ánh cả giá trị, số lượng và chất lượng của từng thứ (từng danh điểm) vật liệu, dụng cụ theo từng kho và từng người phụ trách vật chất.  Chứng từ, sổ kế toán sử dụng Để kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ kế toán Công ty xi măng Bút Sơn s ử dụng các chừng từ chủ yếu sau: - Hoá đơn GTGT - Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Biên bản kiển nghiệm vật tư - Biên bản giao nhận hoặc nghiệm thu sơ bộ - Biên bản nghiệm thu - Thẻ kho - Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá Và sử dụng các loại sổ: - Sổ chi tiết vật tư - Bảng kế phiếu nhập - Bảng kê phiếu xuất - Tổng hợp nhập, xuất tồn - Báo cáo tồn kho  Phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ Việc hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán như sau: Tại kho: Việc ghi chép tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và ghi theo chỉ tiêu số lượng khi nhận đ ược phiếu nhập kho, phiếu xiất kho, thủ kho phải tiênd hàh kiểm tra tính hợp l ệ, hợp pháp của phiếu rồi mới tiến hàn ghi chép số lượng thực nhập và số l ượng thực xuất vào phiếu và thẻ kho. Cuối ngày thủ kho tính số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kho lấy phiếu nhập kho và phiếu xuất kho, khi nhận phiếu kế toán kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong việc lập và duyệt đối với mỗi loại chứng từ kế toán và ký vào sổ giao nhận chứng từ với thủ kho. 2.3.1.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Để hạch toán vật liệu, dụng cụ Công ty Xi măng Bút Sơn đã áp dụng phương pháp kế khai thường xuyên. Theo phương pháp này, việc theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục
  16. trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Như vậy, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.  Tài khoản sử dụng Để hạch toán nguyên – vật liệu, dụng cụ theo phương pháp kế khai thường xuyên, kế toán sử dụng các tài khoản: Để hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ công ty sử dụng các tài khoản sau: - TK 151 "Hàng mua đang đi đường" - TK 152 "Nguyên liêu, vật liệu", tài khoản này được chi tiết thành 7 tài khoản cấp 2. + 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính + 1522: Vật liệu phụ và vật liệu khác + 1523: Nhiên liệu + 1534: Phụ tùng + 1525: Thiết bị xây dựng cơ bản + 1526: Bán thành phẩm mua ngoài + 1528: Phế liệu Đối với từng tài khoản cấp 2 lại được mở chi tiết theo yếu tố như: Đá vôi, đá sét, xỷ pyrit, thạch cao. - TK 153 "Công cụ dụng cụ" bao gồm 3 tài khoản cấp 2 là: + 1531: Công cụ dụng cụ + 1532: Bao bì luân chuyển + 1533: Đồ dùng cho thuê Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác liên quan như: TK 111, TK 112, TK 131, TK 333, TK 411, TK 128, TK 338 * Kế toán câc nghiệp cụ tăng, giảm nguyên vật liệu, dụng cụ Kế toán nghiệp vụ tăng, giảm nguyên vật liêu, dụng cụ được hạch toán qua sơ đồ sau: ( sơ đồ) 2.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản tính theo lương 2.3.2.1 Nội dung và nguyên tắc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty Xi măng Bút Sơn áp dụng hình thức trả lương công nhân viên theo sản phẩm. Theo hình thức này, tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào kết
  17. quả sản xuất kinh doanh, khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền l ương do Tổng công ty quy định để tính lương cho từng công nhân viên. - Tiền lương của Công ty bao gồm các khoản sau: Tiền lương cơ bản, tiền lương bổ sung, theo hệ số chức danh công việc và các khoản phụ cấp. - Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo quy định hiện hành, cụ thể: + BHXH được tính 20% tiền lương cơ bản Trong đó: 15% tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, 5% do người lao động đóng góp. + BHYT được tính 3% trên tiền lương cơ bản. Trong đó: 2% tính vào chi phí kinh doanh, 1% do người lao động nộp. + KPCĐ được tính 2% tiền lương thực tế, trong đó 1% sẽ nộp lên công đoàn cấp trên, 1% để lại công ty. 2.3.1.2 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương  Chứng từ, sổ kế toán sử dụng Chứng từ để hạch toán kết quả lao động là Phiếu xác nhận công việc sản phẩm hoàn thành, Bảng chấm công (01- LĐTL), Biên bản bình xét thi đua của tập thể, cá nhân. Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ khác như: Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng thanh toán BHXH, Bảng thanh toán tiền thưởng…  Phương pháp kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương Căn cứ vào đơn giá được phê duyệt, sản lượng sản xuất và tiêu thụ, kế hoạch phân bổ tiền lương bổ sung và lương sửa chữa lớn hàng tháng, phòng Tổ chức lao động lập đề nghị xét duyệt lương trình Giám đốc. Giám đốc sẽ ra quyết định phân phối tiền lương tháng trên cơ sở bảng đề nghị của phòng Tổ chức lao động. Trên cơ sở các bảng chấm công của các phân xưởng, phòng ban cùng với các phiếu bình xét lao động tập thể và cá nhân, theo đúng quy chế phân phối tiền lương của Công ty phòng Tổ chức tính tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và lập Bảng thanh toán tiền lương. Căn cứ vào bậc lương cơ bản và tiền lương thực tế kế toán tính s ố BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp của cán bộ công nhân viên đồng thời tính sổ phải gi ảm trừ vào tiền lương theo tỷ lệ quy định. Tính toán thuế thu nhập cá nhân phải nộp của những người phải nộp và thực hiện khấu trừ tiền lương của những người có thu nhập cao theo Pháp lệnh thuế với những người có thu nhập cao. 2.3.2.3 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
  18. * Tài khoản sử dụng TK 334 "Phải trả công nhân viên" dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng. TK 338 "Phải trả phải nộp khác" dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho các tổ chức, các tổ chức đoàn thể xã hội, nộp cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT và các khoản khấu trừ vào lương. Ngoài ra còn phải sử dụng các tài khoản khác có liên quan. * Kế toán nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương Việc hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo l ương trên các tài khoản kế toán có tẻ khái quát trên sơ đồ sau: (sơ đồ) 2.3.3 Kế toán tài sản cố định 2.3.3.1 Nội dung và nguyên tắc kế toán tài sản cố định Tài sản cố định của Công ty Xi măng Bút Sơn có đặc điểm là tài sản cố đ ịnh hữu hình. Vì khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản thì các chi phí như: Chi phí đất sử dụng, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển... đã được phân bổ cho tài sản cố định hữu hình. 2.3.3.2 Kế toán chi tiết tài sản cố định  Chứng từ, sổ kế toán sử dụng Chứng từ sử dụng cho hạch toán tài sản cố định gồm: - Hoá đơn GTGT - Biên bản giao nhận tài sản cố định - Biên bản nghiệm thu tài sản cố định - Biên bản thanh lý tài sản cố định - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Hợp đồng kinh tế - Quyết định giao TSCĐ của Giám đốc Công ty cho đơn vị sử dụn  Phương pháp kế toán chi tiết tài sản cố định - Để hạch toán chi tiết TSCĐ Công ty sử dụng các loại Sổ, ThẻTSCĐ, S ổ hạch toán chi tiết TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao. - Mỗi TSCĐ được quy định một số hiệu riêng và được phản ánh trên Thẻ TSCĐ. Việc hạch toán chi tiết TSCĐ được thực hiện dựa trên các chứng từ gốc để ghi vào Sổ chi tiết TSCĐ và được theo dõi trong suốt quá trình sử dụng. - Thẻ TSCĐ được mở chi tiết cho từng TSCĐ sẽ được đăng ký vào Sổ TSCĐ theo từng loại và đơn vị sử dụng.
  19. - Hàng tháng kế toán lập Bảng phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh. 2.3.3.3 Kế toán tổng hợp tài sản cố định * Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ kế toán công ty sử dụng các tài khoản sau: - TK 211 "Tài sản cố định hữu hình" được chi tiết thành 4 tài khoản cấp hai sau: + TK 2112: Nhà cửa vật kiến trúc + TK 2113: Máy móc thiết bị + TK 2114: Phương tiện vận tải, truyền dẫn + TK 2115: Thiết bị, công cụ quản lý - TK 214, TK 341, TK 111, TK 112, TK 331, TK 411, Tk 414, Tk 431, TK 441 và một số tài khoản khác có liên quan. *Kế toán các nghiệp vụ tài sản cố định Hàng năm Công ty xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trình Tổng công ty phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt, Công ty tổ chức thực hiện xây dựng, mua sắm TSCĐ tuân thủ các quy định về công tác đấu thầu mua sắm hiện hành. Trước khi đi mua sắm, Hội đ ồng đ ịnh giá phải xem xét, duyệt giá sao cho phù hợp với yêu cầu và giá cả thị trường. Sau khi thống nhất được giá cả, Phòng Kế hoạch xây dựng cơ bản kết hợp với Phòng Kế toán chuẩn bị hợp đồng kinh tế mua TSCĐ trình Giám đốc để ký. Việc theo dõi thực hiện hợp đồng này do Phòng Kế hoạch xây dựng cơ bản chịu trách nhiệm. TSCĐ mua về trước khi đem vào sử dụng phải được kiểm nghiệm thành phần nghiệm thu của Công ty hiện nay gồm: - Phó giám đốc cơ điện - Đại diện phòng Vật tư thiết bị - Đại diện phòng Cơ điện - Đại diện phòng Kế toán- Thống kê- Tài chính - Đại diện phòng Kế hoạch (Riêng các thiết bị đặc chủng phải có đại diện của Tổng công ty) (sơ đồ) *Hạch toán khấu hao tài sản cố định
  20. Công ty hiện nay áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đ ể hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh (theo tháng). Mức khấu hao của từng TSCĐ được xác định theo công thức: Mức khấu hao tháng = (Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao tương ứng của TSCĐ)/12 (Trong đó tỷ lệ khấu hao của TSCĐ được tính cho từng TSCĐ theo Quyết định 206/2003/ QĐ - BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính). *Tài khoản sử dụng - TK 214: “Hao mòn tài sản cố định” - TK 009: “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” Sau khi xác định được mức khấu hao, hàng tháng kế toán TSCĐ tiến hành phân bổ mức khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cho từng bộ phận và đối tượng hạch toán, kế toán ghi: Nợ TK 627: Chi phí khấu hao bộ phận sản xuất (Chi tiết cho phân xưởng) Nợ TK 641: Chi phí khấu hao bộ phận bán hàng (Chi tiết cho từng địa bàn) Nợ TK 642: Chi phí khấu hao bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241: Chi phí khấu hao XDCB (2412) Có TK 214: Hao mòn TSCĐ Đồng thời, phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản, kế toán ghi: Nợ TK 009 2.3.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.3.4.1 Nội dung và nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong công tác quản lý, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nh ững ch ỉ tiêu luôn được các nhà quản lý quan tâm. Thông qua số liệu tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm các nhà lãnh đạo công ty biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm cũng như kết quả kinh doanh, là căn c ứ đ ể phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành, tình hình sử dụng lao động, vật tư tiền vốn, từ đó ban lãnh đạo Công ty đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như các quyết định khác phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Công ty Xi măng Bút Sơn đang sản xuất các loại sản phẩm sau: Đá vôi, đá sét, Clinker và xi măng, trong đó sản xuất xi măng là chính còn các s ản phẩm khác chỉ là phụ. Đối với sản xuất xi măng có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, mỗi giai đoạn chế biến lại tạo ra một bán thành phẩm khác nhau. Bán thành phẩm ở giai đoạn trước lại là nguyên liệu chế biến ở giai đoạn sau. Do
nguon tai.lieu . vn