Xem mẫu

  1. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG THANH TRA SỞ Số: Rạch Giá, ngày /BC- TTr tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO Tổng kết công tác thanh tra năm 2010 gắn với đánh giá thực hiện công tác thanh tra giai đoạn 2006- 2010 Phần I KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 2010 Năm 2010, mặc dù có một số khó khăn khách quan do diễn biến thất thường của tình hình khí hậu- thời tiết; tình trạng gian lận thương mại trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật- vật tư nông nghiệp có chiều hướng diễn biến phức tạp; tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được ngăn chặn triệt để… làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nhiệm vụ chung của ngành. Tuy nhiên, do có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, thanh tra viên và người lao động trong cơ quan, nên hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác thanh tra trong năm 2010 đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch đã đề ra. Kết quả công tác thanh tra năm 2010 cụ thể như sau: I. CÔNG TÁC THANH TRA 1. Thanh tra hành chính 1.1. Thanh tra công tác quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước Trong năm không tiến hành thanh tra về trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2. Thanh tra kinh tế- xã hội a) Triển khai các cuộc thanh tra - Tổng số cuộc thanh tra đã tiến hành 02 cuộc (số cuộc theo chương trình, kế hoạch 02/02 cuộc, đạt 100%; kết thúc 01 cuộc, 01 cuộc đang trong giai đoạn chuẩn bị kết luận thanh tra). - Số đơn vị được thanh tra: 02 đơn vị (Chi cục Thủy lợi và Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang). 1
  2. b) Kết quả thanh tra - Số đơn vị có sai phạm: 02 đơn vị (01 đơn vị đã có kết luận thanh tra, 01 đơn vị đang chuẩn bị kết luận thanh tra). - Tính chất, mức độ sai phạm: Sai phạm nhẹ do các nguyên nhân như chưa có định mức cụ thể đối với một số nội dung về sửa chữa công trình trong văn bản quy định hiện hành của nhà nước, cán bộ thực hiện các công trình chủ yếu là kiêm nhiệm,… - Kiến nghị xử lý: * Về hành chính: Kiến nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo đơn vị được thanh tra thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý, đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình. * Các hình thức xử lý khác: Không có. - Kết quả xử lý: Có 01/01 đơn vị sau khi được thanh tra đã nghiêm túc thực hiện những kiến nghị do cơ quan thanh tra yêu cầu. c) Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực: Không có. 1.3. Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng Trong năm không tiến hành thanh tra trách nhiệm về thực hiện các quy định của Nhà nước trong công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành - Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành là 60 cuộc, bao gồm 55 cuộc thanh tra, kiểm tra lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển và 05 cuộc thanh tra, kiểm tra lĩnh vực nông nghiệp (đạt 104% kế hoạch). - Tổng số tổ chức, cá nhân vi phạm: 1.599 tổ chức, cá nhân. - Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính: 1.599 quyết định. - Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính: 1.561/1.599 quyết định (đạt 98%), số tiền đã nộp phạt vi phạm hành chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh là 8,056 tỷ đồng. 3. Kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra Không có. II. CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 1. Công tác tiếp dân Số lược công dân đã tiếp: 02 lượt, so với cùng kỳ 2009 hơn 01 lượt 2. Xử lý đơn thư - Tổng số đơn thư năm 2009 chuyển sang: Không có. 2
  3. - Tổng số đơn thư nhận được trong năm: 07 đơn, so với cùng kỳ 2009 ít hơn 04 đơn. - Kết quả phân loại đơn: Khiếu nại 05 đơn, tố cáo 02 đơn. - Kết quả xử lý đơn: Thụ lý 03, hướng dẫn 04. 3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo a) giải quyết khiếu nại Tổng số vụ khiếu nại đã giải quyết: 05 vụ; tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền: 03 vụ; tỷ lệ khiếu nại đúng, sai là 1:2 ; quyết định giải quyết đã được thi hành 03; những vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền còn tồn đọng: không. b) Giải quyết tố cáo Tổng số vụ tố cáo đã giải quyết: 02 vụ; tổng số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền 01; tỷ lệ đúng, sai 0:1; những vụ tố cáo thuộc thẩm quyền còn tồn đọng: không. c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn động, bức xúc, kéo dài: Không. d) Kết quả: Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã minh oan cho 01 cán bộ; bảo vệ quyền lợi cho 01 công dân được bồi thường với số tiền trên 100 triệu đồng. 4. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Bằng hình thức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi bộ, các buổi họp cơ quan, đơn vị phổ biến Luật khiếu nại, tố cáo; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tham gia. III. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG. 1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng Bằng hình thức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi bộ, các buổi họp cơ quan, đơn vị phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tham gia. 2. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định về kiện toàn Ban Chỉ đạo về PCTN; ban hành Quy chế làm việc của BCĐ kiêm nhiệm về PCTN; ban hành Kế hoạch thưc hiện chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh Quy chế làm việc của đơn vị, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế làm việc của đội tàu Kiểm ngư. 3. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng - Công khai, minh bạch hoạt động thanh tra: Công tác thanh tra được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong 3
  4. quá trình thực hiện luôn áp dụng theo các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Về kê khai tài sản: Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng (Luật PCTN, Nghị định, Thông tư về minh bạch tài sản, thu nhập) được thực hiện đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong ngành; kê khai những thay đổi về tài sản, thu nhập vào thời điểm cuối năm được thực hiện với tất cả đối tượng; kê khai những thay đổi về tài sản, thu nhập đối với cán bộ, đảng viên. Đến nay đã có 100% đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập đã kê khai theo quy định tại Nghị định số 37/NĐ-CP. - Về thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp: Đơn vị thường xuyên quan tâm giáo dục và nhắc nhở rèn luyện về phẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ, công chức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nhắc nhở nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, ân cần khi tiếp xúc với người dân, cải tiến các thủ tục trong giải quyết công việc hành chính; thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền theo tinh thần Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ. Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra, chưa có trường hợp cán bộ, công chức nào vi phạm quy định về việc tặng quà, nhận quà, từ chối nhận quà tặng và nộp lại quà tặng theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Về thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác: Thực hiện công tác luân chuyển, điều động cán bộ theo đúng quy định, việc bố trí, sấp xếp nhân sự được làm thận trọng, bảo đảm đúng các yêu cầu về công tác tổ chức cán bộ nhằm làm ổn định tình hình, không xáo trộn, không gây mất đoàn kết nội bộ; cán bộ đảng viên được bố trí phân công nhiệm vụ mới đều phát huy tốt phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới hoạt động ở đơn vị cơ sở. Trong năm 2010 đã chuyển đổi vị trí công tác 15 cán bộ (đội tàu Kiểm ngư 10, Tổ thanh tra hành chính 05 ). - Về kiểm tra giám sát nội bộ: Hàng tháng phối hợp với tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên kiểm tra công tác thu, chi tài chính; công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyên ngành; cử cán bộ giám sát hoạt động của các Đoàn thanh tra thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động để kịp thời chấn chỉnh do đó đã ngăn chặn được hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các hoạt động nghiệp vụ khác của đơn vị. - Việc triển khai thực hiện Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Kế hoạch của Chính phủ thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng: đơn vị đã tham mưu cho Sở ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đang tiến hành triển khai thông qua các buổi sinh hoạt tập thể và sinh hoạt chi bộ của đơn vị. 4. Phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan thanh tra 4
  5. Qua công tác thanh tra, kiểm tra tại một số cơ quan, đơn vị trực thuộc sở đã phát hiện một số sai phạm có dấu hiệu tham nhũng, qua đó đã kiến nghị các hình thức xử lý gồm: Tổ chức rút kinh nghiệm đối với 04 tập thể và 11 cá nhân; cảnh cáo 07, cách chức 03, khiển trách 08, góp ý chính quyền kỷ luật 17 công chức, viên chức; thu hồi số tiền là 351.822.344 đồng. Đến nay, các tổ chức, cá nhân sai phạm đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi về vật chất đạt tương đối thấp (khoảng 39%). Một số vụ việc cụ thể như: Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư có 01 vụ, đã xử lý và thu về đầy đủ số tiền bị chiếm dụng là 129.724.000 đ; Chi cục Thuỷ lợi 01 vụ xử lý thôi hợp đồng 02 công nhân, rút kinh nghiệm 01 tập thể; Chi cục Thú y tự kiểm tra nội bộ đã phát hiện xử lý cảnh cáo 02 cán bộ thu phí giết mổ tại trạm Thú y huyện Kiên Lương có dấu hiệu vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 24.016.000 đ, phát hiện 10 trường hợp vi phạm sử dụng vaccine sai quy định, nâng khống số lượng bò tiêm phòng lở mồm long móng, số lượng vaccine cúm A H5N1 thu hồi 3.393.085 đ Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng. Thực hiện Nghị định số 07/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 của Chính phủ qua thanh tra các trường hợp sai phạm bị kỷ luật như sau: cách chức 03, cảnh cáo 07, khiển trách 08, xử lý hình sự 01. IV. CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGÀNH 1. Kết quả công tác xây dựng thể chế Tham gia xây dựng và kiến nghị sửa đổi nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành như: - Góp ý sửa đổi Luật Thanh tra năm 2004; - Góp ý sửa đổi Luật Thủy sản năm 2003; - Kiến nghị sửa đổi Nghị định số 153/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn; - Góp ý sửa đổi Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; - Và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. 2. Công tác tổ chức xây dựng lực lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên thanh tra - Thực trạng cán bộ, công chức của cơ quan Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến tháng 11 năm 2010: 5
  6. + Trong năm 2010, chuyển công tác sang cơ quan khác: 01; chuyển ngạch: 02 (từ chuyên viên sang thanh tra viên); chuyển đổi vị trí công tác: 15; vi phạm kỷ luật: 0. + Tổng số tổ, đội trực thuộc là 05 bao gồm: Tổ thanh tra hành chính, tổ thanh tra chuyên ngành, bộ phận tiếp dân- xử lý đơn thư, tổ tổng hợp và đội tàu kiểm ngư. + Tổng số cán bộ, công chức: 55, trong đó thanh tra viên chính: 02, thanh tra viên 11, 19 cán bộ trong biên chế và 36 hợp đồng lao động. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra: + Tổng số cán bộ, công chức được cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra là: 06, trong đó có 02 cán bộ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra nâng cào và 04 cán bộ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản. + 01 cán bộ học chuyên ngành sau đại học (thạc sĩ), 01 cán bộ dự lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính, 03 cán bộ học đại học… V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRÊN CÁC MẶT CÔNG TÁC 1. Việc thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2010, tập trung a) Công tác thanh tra - Kế hoạch thanh, kiểm tra chuyên ngành hàng năm được xây dựng theo định kỳ trên cơ sở mùa vụ (mùa vụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; mùa vụ gieo trồng giống nông, lâm nghiệp; mùa vụ chăn nuôi…) và tình hình đột xuất phát sinh. Riêng kế hoạch thanh tra hành chính được xây dựng bằng cách thực hiện luân phiên tại tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trên cơ sở vừa đảm bảo tính cần thiết, có trọng tâm, vừa đảm bảo tính khoa học từ những dữ liệu thu thập được qua thực tế khảo sát trước khi xây dựng kế hoạch thanh tra. Trong năm đã thực hiện đạt 100% số cuộc thanh tra kinh tế- xã hội và 104% số cuộc thanh tra chuyên ngành. - Nhận thức về pháp luật thanh tra của cán bộ và người dân đã được nâng lên đáng kể; công tác thanh, kiểm tra đã được thực hiện ngày càng tốt hơn, nhất là qua xử lý sau thanh tra đã có tác dụng giáo dục và góp phần rất lớn vào việc ngăn ngừa vi phạm, ngăn ngừa hành vi tham nhũng. - Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong công tác thanh tra đã được tăng cường; công tác thanh tra đã góp phần rất lớn vào việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành. - Hầu hết các kết luận thanh tra trong các cuộc thanh tra hành chính cũng như các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các cuộc thanh tra chuyên ngành đều có tính nghiêm minh, kịp thời và khả thi cao. Cụ thể là có 100% kết luận thanh tra tại các cuộc thanh tra hành chính được thi hành và 98% quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện. b) Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 6
  7. Tình hình khiếu nại và tố cáo của công dân trong năm không có gì mới so với năm 2009 chủ yếu là khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động công vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện công tác bồi thường liên quan đến thu hồi đất đai, thu hồi rừng và thái độ ứng xử của cán bộ, công chức. Việc tiếp dân và xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo được lãnh đạo quan tâm, thường xuyên nhắc nhở, phân công cán bộ chuyên trách nguyên cứu văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo, cập nhật quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Lãnh đạo bố trí thời gian cụ thể để nghe báo cáo và trực tiếp xử lý giải quyết khiếu nại, tố cáo là điều kiện cần thiết để công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không bị vướn mắc về vấn đề thẩm quyền. Việc thực hiện những chủ trương, giải pháp, bịên pháp theo chỉ đạo của Trung ương, địa phương, bộ, ngành trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm qua là tương đối thuận lợi. Tuy nhiên cần phải có cán bộ chuyên trách có đủ khả năng nghiên cứu văn bản pháp luật, có kinh nghiệm giao tiếp, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững để có thể xây dựng kế hoạch rõ ràng khi tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quan trọng nhất là việc bố trí thời gian để lãnh đạo trực tiếp tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo khi có vụ việc phức tạp. Kiên quyết xử lý những trường hợp khiếu nại, tố cáo đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật, tránh được tình trạng khiếu nại day dưa, kéo dài. c) Công tác phòng, chống tham nhũng Về công tác tuyên truyền: Việc tổ chức giáo dục học tập trong nội bộ và hệ thống chính tri về công tác phòng, chống tham nhũng và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng tuy có thực hiện nhưng về hình thức, nội dung, biện pháp thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thật sự sâu, rộng. Nhiều cơ, quan, đơn vị còn thiếu quan tâm. Trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của các cơ quan có chưc năng giám sát công tác phòng, chống tham nhũng chưa được thể hiện đúng mức, thiếu sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra. Nhiều cơ quan, đơn vị chỉ làm hình thức, hoàn thành thủ tục đúng quy định của cấp trên, không quan tâm đến chất lượng, hiệu qủa. Về xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng: Việc thành lập Ban Chỉ đạo về PCTN kiêm nhiệm ở cấp sở hiện nay không cơ cấu một cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cụ thể của BCĐ làm hạn chế rất lớn hoạt động của BCĐ; cần thiết phải có cơ chế kiểm tra và xử lý cụ thể để chấm dứt tình trạng “làm cũng vậy mà không làm cũng vậy”, coi công tác PCTN chỉ là khẩu hiệu “vô thưởng, vô phạt”. Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa: Việc kê khai tài sản của đảng viên, cán bộ, công chức hàng năm; công khai minh bạch trong việc mua sấm tài sản, thu chi tài chính hàng tháng, thực hiện quy tắc ứng xử, rà soát, khép kín quy chế quản lý là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa tham nhũng, tuy nhiên cũng chỉ là hình thức nếu như không có sự kiểm tra, giám sát thật sự được lãnh đạo cơ quan, đơn vị ủng hộ, tạo điều kiện. Thực tế cho thấy khi lãnh đạo đơn vi thông qua nắm bắt tình hình và dư luận phát hiện cán bộ, công chức có dấu hiệu lệch 7
  8. lạc sẽ thông báo ngay trong buổi sinh hoạt chi bộ gần nhất thì tình hình được giải quyết rất hiệu quả, ngăn chặn được hành vi tham nhũng có thể xẩy ra. Về chống tham nhũng: Cơ quan thanh tra có vai trò rất quan trọng trong việc chống tham nhũng. Trong tình hình hiện nay chỉ có tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thì mới phát hiện được những hành vi tham nhũng phức tạp. Thực tế những năm qua những vụ việc tham nhũng được phát hiện chủ yếu là do công tác thanh tra của cơ quan thanh tra, rất ít những trường hợp do cơ quan có chức năng giám sát phát hiện. d) Công tác xây dựng ngành - Qua công tác xây dựng thể chế đã góp phần rất lớn vào việc tạo khung pháp lý hoàn chỉnh hơn và góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước của cơ quan thanh tra cũng như của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ và từng bước chuẩn hóa cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ở các cơ quan thanh tra thời gian qua nhìn chung còn chậm và phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra trong 5 năm (2006- 2010) a) Công tác thanh tra Công tác thanh tra được thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch đề ra, các kết luận thanh tra đều mang tính kịp thời, nghiêm minh và tính khả thi cao. Qua thanh tra đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về công tác thanh tra và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của cơ quan thanh tra. b) Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từng bước đi vào nề nếp, Thanh tra sở với chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc giải quyết đơn thu khiếu nại, tố cáo của công dân, đã bố trí địa điểm tiếp dân tại phòng riêng, thuận tiện cho việc liên hệ trình bày đơn thư khiếu nại, tố cáo; đồng thời phân công cán bộ là thanh tra viên có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc Sở giao và đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Qua tiếp công dân, xử lý đơn thư đã xây dựng được lịch tiếp dân định kỳ của các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở, theo đó đơn thư thuộc lĩnh vực phụ trách của đồng chí nào trong Ban Giám đốc sẽ do đồng chí đó trực tiếp tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo nội dung đơn thư của công dân. Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: 8
  9. - Các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra đối với công tác này; - Trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được cập nhập, đào tạo, bồi dưỡng kịp thời nên trên thực tế cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong một số trường hợp cụ thể. - Đa số những trường hợp đến khiếu nại, tố cáo đều ít am hiểu về trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới: - Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ và người dân đối với công tác này. - Sớm ban hành Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Luật Tố cáo và giải quyết tố cáo. - Các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu giải quyết các chế độ, chính sách đãi ngộ nhằm động viên, khuyến khích tạo động lực giúp cho các cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo an tâm công tác và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. - Quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như trao đổi, rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. c) Công tác phòng, chống tham nhũng Nhìn chung cấp uỷ Đảng và lãnh đạo chính quyền cùng các tổ chức chính trị xã hội Sở Nông nghiệp- PTNT có nhiều cố gắng quan tâm thực hiện được một số kết qủa, quan trọng là tạo được nhận thức cho cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành về tác hại của hành vi tham nhũng, lãng phí; từng chi bộ có sự quan tâm quản lý, giáo dục cán bộ Đảng viên nhất là ở những bộ phận dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí và thời điểm hợp nhất 2 ngành Nông nghiệp- Thuỷ sản như: - Công tác thanh tra chuyên ngành được đẩy mạnh đã góp phần hạn chế các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí. - Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ và Chi uỷ chi bộ trực thuộc làm tốt nhiệm vụ kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng góp phần giử tốt kỷ luật Đảng. Tuy nhiên thực hiện các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn một số hạn chế: - Việc tuyên truyền cũng giống như việc tuyên truyền pháp luật về khiếu nại tố cáo chưa thực sự trở thành công việc thường xuyên ở mỗi cấp uỷ; một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động tuyên truyền đến CNVC-LĐ. Về hình thức, nội dung đơn điệu, biện pháp thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thật sự sâu, rộng. 9
  10. - Việc bố trí cán bộ có năng lực vào vị trí đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn hạn chế. Chưa có cơ chế rõ ràng, hợp lý trong tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến việc đấu tranh, tố giác sai phạm về tham nhũng; - Các vụ việc phát hiện tham nhũng, lãng phí chủ yếu qua thanh tra, kiểm tra, từ đó cho thấy cán bộ đảng viên và các tổ chức đoàn thể chưa thực sự phát huy vai trò trong việc đấu tranh ngăn ngừa, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. - Công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức Đảng chưa sâu, chưa đủ sức răng đe, ngăn chặn do có lúc có nơi còn đơn giản, chiếu lệ phối hợp còn mang nặng tính hình thức… - Công tác thông tin, báo cáo còn chậm trễ, kém hiệu quả. d) Công tác xây dựng ngành Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã góp phần nâng cao đáng kể trình độ về mọi mặt và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. Phần II CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA NĂM 2011 Một số định hướng thực hiện trong năm 2011 như sau: 1. Công tác thanh tra Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra trách nhiệm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế- xã hội của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó tập trung thanh tra về quản lý tài chính công và quản lý việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia; đồng thời tăng cường thanh tra trách nhiệm trong thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tăng cường thanh tra chuyên ngành trên các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng; lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển. 2. Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo Tiếp tục phân công cán bộ có năng lực làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bố trí địa điểm tiếp dân thuận tiện; có kế hoạch cụ thể khi thụ lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; áp dụng đúng quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Các trường hợp đông người, phức tạp thì kịp thời báo cáo để lãnh đạo trực tiếp giải quyết. Kiên quyết không để các vụ việc tồn đọng kéo dài gây mất an ninh trật tự, cố gắng giải quyết kịp thời đơn thư có liên quan đến nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. 3. Công tác phòng, chống tham nhũng 10
  11. - Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí đi vào chiều sâu cho toàn thể cán bộ, công chức trong ngành quán triệt, nâng lên nhận thức, trách nhiệm của mỗi người trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh mạnh mẽ với hiện tượng, hành vi tham nhũng. Cố gắng tạo thành phong trào vận động tuyên truyền, phổ biến các nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tố giác tham nhũng trong toàn ngành. - Tiếp tục rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của ngành, kịp thời phổ biến, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. - Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong ngành về công tác phòng, chống tham nhũng, đưa công tác này thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan; cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành vào chương trình công tác phòng, chống tham nhũng của từng cơ quan, đơn vị. - Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống tham nhũng; kịp thời phát hiện tham nhũng, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra; kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng trong ngành. - Phát huy vai trò các đoàn thể quần chúng trong ngành, tổ chức phối hợp làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng. 4. Công tác xây dựng ngành Tập trung hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra theo cơ chế mới; rà soát quy chế, bộ máy tổ chức, tiêu chuẩn cán bộ… nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động của ngành thanh tra; xây dựng văn hoá thanh tra; đẩy mạnh phong trào thi đua ngay từ khi mới bắt đầu triển khai chương trình, kế hoạch thanh tra trong năm mới./.            CHÁNH THANH             TRA Nơi nhận: - Thanh tra tỉnh; - Lưu: TH. Võ Quốc Trung 11
nguon tai.lieu . vn