Xem mẫu

BÁO CÁO TỔNG HỢP SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%. Trừ người Hoa, người Khơ-me và người Chăm, 50 nhóm dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn hoặc miền núi xa xôi và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những mức độ khác nhau. Tỉ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số cao hơn 4,5 lần so với đồng bào người Kinh và Hoa. Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỉ lệ suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Tuy chỉ chiếm 1/8 số dân cả nước, song các dân tộc thiểu số chiếm đến 40% tổng số người nghèo năm 2004. Một số cơ quan chính phủ dự báo rằng đến năm 2010, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ chiếm hơn một nửa số người nghèo của Việt Nam. Dự án nghiên cứu do ESRC-DFID tài trợ này muốn tìm hiểu tại sao nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số chưa tận dụng được đầy đủ những lợi ích do sự tăng trưởng kinh tế cao gần đây của Việt Nam tạo ra, cho dù đã có hàng loạt chương trình của chính phủ được thiết kế và thực hiện để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số.i Cụ thể, trên cơ sở sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình, chúng tôi tập trung phân tích các nhóm dân tộc nào hưởng lợi nhiều nhất từ mức tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam và tại sao chênh lệch trong mức sống giữa các nhóm dân tộc càng ngày càng lớn. Do phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng nông thôn, phân tích của chúng tôi chỉ giới hạn ở địa bàn vùng nông thôn. Mặc dù dự án nghiên cứu này không đặt ra mục tiêu đánh giá các chính sách song chúng tôi cũng thực hiện việc tổng quan lại hệ thống các chính sách và chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, và nghiên cứu xem những chính sách này vận hành như thế nào ở 3 tỉnh và huyện được lựa chọnii. Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Phát triển và Khoa Kinh tế học, Trường Đại hoc Sussex kết hợp với Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện trong thời gian từ 12/2006 đến 02/2008. Báo cáo tổng hợp này tóm lược những kết quả của 3 báo cáo chuyên đề được thực hiện trong khuôn khổ của dự án, hiện đã đăng tải trên trang web của dự án (xem Phần tài liệu tham khảo thêm ở cuối bài) Sự thay đổi mức sống theo thời gian Phần lớn các nghiên cứu phân tích định lượng về các vấn đề liên quan đến mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trước đây ở Việt Nam tập trung so sánh người Kinh và Hoa với 52 dân tộc khác. Nhưng những khác biệt giữa các dân tộc thiểu số cũng đáng kể, vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi đã gộp các nhóm dân tộc lại thành 7 nhóm là (1) Kinh, (2) Hoa, (3) Khơ-me và Chăm, (4) Tày, Thái, Mường, Nùng, (5) các dân tộc thiếu số vùng núi phía Bắc, (6) các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, và (7) ‘các nhóm khác’iii. Sự phân loại này là hợp lý và được đưa ra trên cơ sở thảo luận với các chuyên gia về dân tộc học và các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Phân loại như vậy cũng nhằm mục đích đạt được sự hài hòa giữa phân tích tổng thể các dân tộc thiểu số và phân tích từng nhóm dân tộc riêng lẻ, vốn rất khó thực hiện vì số quan sát đối với một số nhóm dân tộc trong bộ số liệu điều tra hộ gia đình rất nhỏ. Phân tích 3 cuộc điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng Cục Thống kê thực hiện năm 1993, 1998 và 2004 cho thấy cuộc sống của đồng bào Kinh đã được cải thiện rất nhiều nhờ công cuộc Đổi mới (Hình 1). Các hộ gia đình có chủ hộ là người Kinh có mức sống tăng rõ nét so với mức trung bình của khu miền núi) vực nông thôn trong giai đoạn 1993-2004, cho dù hộ đó thuộc nhóm hộ giàu nhất, nghèo Hình 1: Chênh lệch về phúc lợi hộ giữa các dân tộc ở nông thôn Việt Nam năm 1993-2004 theo phân tích hồi qui trung bình % chênh lệch so với trung bình -60.0% -40.0% -20.0% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% Kinh Hoa Khơ-me và Chăm Tày, Thái, Mường, Nùng Các vùng núi phía Bắc 1993 Tây Nguyên 1998 Khác 2004 2 nhất hay trung bình. Trong khi đó, ưu thế trong mức sống của nhóm đồng bào người Hoa dường như giảm dầniv. Mức sống của đồng bào Khơ-me và Chăm so với trước đây có mức tăng khiêm tốn và mức này không khác biệt đáng kể so với mức trung bình của khu vực nông thôn vào 2004. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những chênh lệch về phúc lợi hộ gia đình giữa các nhóm trên với 4 nhóm dân tộc còn lại vẫn còn khá lớn, đặc biệt là đối với nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên và ‘các nhóm khác’ trong phân loại nêu trên. Những phát hiện này không thay đổi ngay cả khi chúng tôi so sánh các hộ có điều kiện tương đồng về nguồn lực của hộ (gồm qui mô hộ, cấu trúc gia đình, trình độ học vấn và sở hữu đất đai), đặc tính của xã (xã có đường, giao thông công cộng, bưu điện, chợ hàng ngày, nhà máy trong bán kính 10km) và yếu tố địa lý của xã (xã thuộc khu vực bờ biển, hay đồng bằng, hay trung du hoặc vùng núi thấp, núi cao). Những phát hiện từ phân tích này cũng cho thấy tác động của đặc điểm địa lý của xã và khả năng tiếp cận đường, trường và các dịch vụ công cộng khác đến chênh lệch trong chi tiêu của hộ gia đình không quá 7% tổng mức chênh lệch và ảnh hưởng của các yếu tố địa lý này giảm dần theo thời gian. Qui mô và phân tách chênh lệch chi tiêu của các dân tộc thiểu số Trong giai đoạn từ 1993 đến 2004, chênh lệch chi tiêu giữa người Kinh – Hoa và nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số tăng 14.6% [hay tương đương 687.000 VND], trong đó phần lớn mức tăng này diễn ra trong thời kỳ 1998-2004 (Hình 2). Tuy vậy tỉ lệ phần trăm tăng trong chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm dân tộc tương đối đồng đều trong toàn bộ cư dân ở nông thôn . Chênh lệch này (tính theo theo phần trăm) không thay đổi nếu xem xét đoạn đầu (nhóm nghèo), hay giữa (nhóm trung bình) hoặc cuối (nhóm giàu) của phân loại cư dân nông thôn theo mức chi tiêu đầu người. Hình 2: Chênh lêch chi tiêu đầu người giữa dân tộc đa số - thiểu số giai đoạn 1993-2004 Phân phối chi tiêu bình quân hộ gia đình 3 Chúng tôi đã thực hiện tính toán phân tách để tìm hiểu tại sao lại tồn tại chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm dân tộc. Kết quả khi xem xét cả chênh lệch chi tiêu trung bình giữa nhóm người Kinh-Hoa và nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cũng như chênh lệch chi tiêu tại các điểm phần trăm đã chọn trong phân loại cư dân nông thôn theo mức chi tiêu đầu người cho thấy: • Xấp xỉ 2/5 của chênh lệch chi tiêu trung bình mỗi năm giữa các hộ thuộc dân tộc đa số và dân tộc thiểu số có nguyên nhân là do những khác biệt về nguồn lực của hộ và đặc tính của xã (như đã xác định ở trên), trong đó khác biệt về đặc tính nhân khẩu học có tầm quan trọng lớn hơn so với những khác biệt về trình độ học vấn và khác biệt đặc tính của xã. • Sự khác biệt về qui mô đất đai thu hẹp chênh lệch giữa các dân tộc do các hộ thiểu số thường có nhiều đất hơn người Kinh và biết cách canh tác đất miền núi và vùng cao hiệu quả hơn. • Ít nhất một nửa chênh lệch chi tiêu giữa các dân tộc bắt nguồn từ những khác biệt về hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực của hộ và đăc tính cấp xã (như đã xác định ở trên). Trong các nghiên cứu hàn lâm trên thế giới, những khác biệt như vậy thường được cho rằng là do ‘đối xử không ngang bằng’ đối với dân tộc thiểu số. Nhưng trong thực tế sự khác biệt trong hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực cũng có thể do những khác biệt về các nguồn lực của hộ và đặc tính của cộng đồng nơi hộ sinh sống mà các cuộc điều tra hộ không thu thập được thông tin. Ví dụ như nếu hộ dân tộc thiểu số sống xa trung tâm xã hơn hộ người Kinh, họ sẽ hưởng lợi ít hơn từ những công trình đường sá, trường học và chợ.v • Khi so sánh các hộ tương đồng về điều kiện địa lý của xã nơi các hộ sinh sống và khả năng tiếp cận của các hộ đối với đường giao thông, giao thông công cộng, bưu điện, chợ hàng ngày và các đặc tính cấp xã khác, 1/3 đến 2/3 của chênh lệch chi tiêu giữa nhóm đa số và thiểu số có thể là do sự khác biệt về các đặc tính của xã. Khác biệt trong hiệu suất khai thác các đặc tính của xã quan trọng hơn sự khác biệt về các đặc tính của xã - sự khác biệt của các đặc tính này đang giảm dần theo thời gian. • Những phát hiện này đúng với cả nhóm hộ nghèo, trung bình và giàu ở vùng nông thôn (Hình 3). Hình 3: Phân tách chênh lệch chi tiêu các dân tộc vùng nông thôn năm 2004 theo các yếu tố tác động 120% 100% Khác biệt về hiệu quả 80% thu nhập Khác biệt về hiệu quả thu nhập 60% 40% Đặc tính xã Giáo dục 20% Cấu trúc hộ 0% Đất đai Đặc tính xã Giáo dục Cấu trúc hộ Đất đai -20% 25th 50th 75th Điểm phần trăm 4 Tại sao chênh lệch chi tiêu giữa các dân tộc tăng theo thời gian? Chúng tôi tiến hành một tính toán phân tách khác nhằm tìm hiểu các nguyên nhân của sự gia tăng chênh lệch trong chi tiêu của các dân tộc theo thời gian. Trong các tính toán này chúng tôi sử dụng giá trị trung vị thay vì giá trị trung bình.vi Và kết quả tính toán phân tách này cho thấy: • Khoảng 1/3 sự tăng lên của chênh lệch chi tiêu trung vị trong giai đoạn 1993-2004 là do nguồn lực hộ quan sát được (từ số liệu điều tra) của người Kinh-Hoa và đặc tính cấp xã nơi các hộ sinh sống tăng nhanh hơn so với mức nguồn lực nhóm các dân tộc thiểu số khác. Cơ cấu hộ và trình độ học vấn vẫn là nhóm đặc tính quan trọng nhất giải thích sự gia tăng trong chênh lệch chi tiêu, trong khi đất đai sở hữu giúp làm giảm sự gia tăng này. • Những thay đổi trong hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực của hộ người Kinh-Hoa và đặc tính cấp xã nơi các hộ sinh sống, cũng như sự khác biệt trong hiệu quả thu nhập từ các yếu tố này của nhóm dân tộc đa số và thiểu số đóng vai trò khá nhỏ trong việc làm tăng chênh lệch chi tiêu trung vị trong những năm này. • Sự thay đổi của các yếu tố không quan sát được giải thích khoảng một nửa mức tăng của chênh lệch chi tiêu trung vị giữa các dân tộc. Những yếu tố này bao gồm văn hóa, ngôn ngữ, khoảng cách từ nơi hộ sinh sống đến trung tâm huyện/xã và các tiện ích công cộng khác, chất lượng giáo dục, phân bổ địa lý của các dân tộc… Thông tin về những yếu tố này hoặc không được thu thập trong các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình, hoặc được thu thập theo những cách thức không nhất quán giữa các năm. • Phân tích bổ sung sử dụng những biến phụ như văn hóa, ngôn ngữ và khoảng cách địa lý được thu thập trong một số năm cho thấy các yếu tố như: hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Tây nguyên, khả năng tiếng Việt hạn chế và ở xa trung tâm xã và huyện làm tăng them chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm dân tộc đa số và thiểu số.vii Các đặc tính khác như hộ thuộc dân tộc Khơ-me hay dân tộc Chăm lại giúp giảm chênh lệch so với dân tộc Kinh. Tuy nhiên, những kết quả này không thật rõ ràng và thay đổi qua các năm. Vì vậy vẫn còn một câu hỏi lớn chưa trả lời được là: Đâu là những yếu tố chính làm cho sự phát triển của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn chậm? Chưa đến một nửa chênh lệch chi tiêu giữa các dân tộc có thể được diễn giải là do nguồn lực hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số và do họ sinh sống ở vùng núi xa xôi. Hơn một nửa còn lại của sự chênh lệch chi tiêu có thể là do những yếu tố không quan sát hay đo đạc được từ các cuộc điều tra hộ gia đình (như chất lượng giáo dục hoặc chất lượng đất), song cũng có thể do chênh lệch trong hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực hộ giữu dân tộc thiểu số và người Kinh. Có vẻ hai cách giải thích này củng cố cho nhau, vì chênh lệch về nguồn lực hộ không quan sát được từ các cuộc điều tra có thể cho thấy lợi thế của người Kinh. Mặc dù các phân tích định lượng tiếp theo có thể giúp làm sáng tỏ thêm về những yếu tố này, phân tích định tính sâu cũng sẽ rất hữu ích giúp hiểu rõ hơn tác động của các chuẩn mực và giá trị văn hóa đến sự phát triển chậm hơn của các nhóm dân tộc thiểu số. Đây có thể sẽ là chủ đề cần được ưu tiên nghiên cứu trong Đánh giá nghèo 2008 sắp được thực hiện. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn