Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ CHO
HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG THCS
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Mã số: Đ2015-03-71

Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Đà Nẵng, 9/2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ
CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG THCS
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Mã số: Đ2015-03-71

Đà Nẵng, 9/2016

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Cá nhân – Đơn vị

STT

Đơn vị công tác
Khoa Tâm lý – Giáo dục,

1

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh

Đại học Sư Phạm – Đại học
Đà Nẵng

Thành viên:
TS. Nguyễn Thị Hằng Phương
2
ThS. Tô Thị Quyên

Khoa Tâm lý – Giáo dục,
Đại học Sư Phạm – Đại học
Đà Nẵng

ThS. Phạm Thị Mơ
3

Đơn vị phối hợp: Khoa Tâm lý – Giáo dục, Đại học Sư Phạm – ĐHĐN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh tại các trường THCS
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Mã số: Đ2015-03-71
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh
- Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Thời gian thực hiện: Tháng 10/2015 – 9/2016
2. Mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề, nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt
động tham vấn tâm lý học đường tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3. Tính mới và sáng tạo:
- Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho phép hệ thống hóa các lý thuyết
nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh và nhu cầu tham vấn học đường, nội dung hoạt
động của tham vấn học đường và các mô hình hoạt động tham vấn học đường trên thế giới và
ở Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn, kết quả của đề tài cho thấy thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh
được đánh giá trên các mặt: sức khỏe, nhận thức, xúc cảm, hành vi; nhu cầu tham vấn học
đường của học sinh; và hoạt động tham vấn học đường hiện nay tại các trường THCS trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng với những thuận lợi và hạn chế như: từ đó đề tài đã đề xuất mô hình
hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường.
4. Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về mô hình tham vấn học đường, trên
cơ sở đó xây dựng các phương pháp nghiên cứu nhằm nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý
của học sinh, nhu cầu tham vấn của học sinh và thực trạng hoạt động tham vấn học đường
hiện nay và từ đó đề xuất mô hình tham vấn học đường tại các trường THCS trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
5. Sản phẩm:
- Báo cáo toàn văn công trình
- 03 bài báo
[1] Nguyễn Thị Trâm Anh (2015). Thực trạng hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường tại
các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hỗ trợ sức

khỏe tâm thần học đường từ nghiên cứu, đào tạo đến thực tiễn”. Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng.
[2] Nguyễn Thị Trâm Anh (2016) Nghiên cứu đề xuất chương trình hoạt động hỗ trợ
tâm lý học đường tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tạp chí KHCN
ĐHĐN, số 8 (105).2016. ISSN 1859-1531
[3] Nguyễn Thị Hằng Phương (2016) Nhận thức và nhu cầu của phụ huynh về hoạt
động tham vấn tâm lý học đường (Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng). Kỷ yếu Hội
thảo quốc tế tâm lý học đường “Phát triển tâm lý học học đường trên thế giới và ở Việt
Nam”. NXB Thông tin và truyền thông
- 01 mô hình đề xuất về hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường tại các trường THCS
6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng
Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong lĩnh vực tâm lý học đường và việc xây dựng
hoạt động thực hành tâm lý trong trường học, trong hướng dẫn sinh viên NCKH của Khoa
Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN. Kết quả của đề tài còn là cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo về chương trình hỗ trợ tâm lý học đường và chương trình đào tạo
thạc sĩ tâm lý học (theo hướng tâm lý học đường) tại Đại học Đà Nẵng.

Ngày
Cơ quan chủ trì

tháng

năm 2016

Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh

nguon tai.lieu . vn