Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGHIÊN CỨU CÁC CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS CÓ KHẢ
NĂNG PHÂN GIẢI HỢP CHẤT HỮU CƠ NHẰM ỨNG DỤNG
TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP DỊCH
VỤ THỦY SẢN THỌ QUANG, ĐÀ NẴNG
Mã số: Đ2014-03-65

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Nguyễn Thị Lan Phƣơng

Đà Nẵng, tháng 12/2014

1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những
ngành công nghiệp mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nƣớc nói
chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Đà Nẵng hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) với tổng
diện tích gần 1.150 ha, trong đó KCN dịch vụ thủy sản Đà
Nẵng đƣợc xác định là điểm có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Với
đặc tính dòng chất thải là giàu hữu cơ, việc sử dụng các chủng
vi sinh vật có hoạt tính phân giải các chất hữu cơ để xử lý nƣớc
thải thủy sản đƣợc xem là giải pháp hiệu quả.
Vi khuẩn thuộc chi Bacillus đƣợc biết nhƣ là nhóm vi
khuẩn có hoạt tính enzyme ngoại bào cao, nhiều loài Bacillus
phổ biến nhƣ B.cereus, B.sterothermophilus, B.mojavensis,
B.megaterium, B.subtilis,… khi đƣợc bổ sung vào nƣớc thải đã
chứng tỏ hiệu lực phân hủy các chất hữu cơ giàu protein, tinh
bột, lipit, xenlulo cao hơn hẳn so với các chủng tự nhiên khác
sẵn có trong nƣớc thải.
Từ những cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên
cứu các chủng vi khuẩn Bacillus có khả năng phân giải hợp
chất hữu cơ nhằm ứng dụng trong xử lý nước thải từ khu
công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, Đà Nẵng” nhằm
tuyển chọn đƣợc một số chủng vi khuẩn Bacillus có hoạt lực

2
phân giải protein, tinh bột, xenlulo cao trong nƣớc thải, thử
nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng chúng trong mô hình xử lý
nƣớc thải bằng bể hiếu khí, làm cơ sở cho việc ứng dụng vào
xử lý các loại nƣớc thải tại địa phƣơng.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là tuyển chọn đƣợc các chủng vi
khuẩn Bacillus có đặc tính phân giải tốt các hợp chất hữu cơ
phân tử lớn từ nƣớc thải khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ
Quang, nghiên cứu đặc điểm sinh học của chúng, đồng thời xác
định đƣợc hiệu quả ứng dụng chúng trong quy trình xử lý nƣớc
thải thủy sản bằng mô hình bể xử lý hiếu khí
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học, kết quả của đề tài sẽ bổ sung thêm cơ sở dữ
liệu về các loài vi khuẩn Bacillus có khả năng phân giải chất
hữu cơ có mặt trong nƣớc thải thủy sản, những đặc điểm sinh
học cũng nhƣ điều kiện nuôi cấy và khả năng sinh hoạt tính
enzyme ngoại bào của chúng, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu
ứng dụng chúng để sản xuất các chế phẩm sinh học xử lý môi
trƣờng, đặc biệt là xử lý các loại nƣớc thải giàu hữu cơ.
Về mặt thực tiễn, việc phân tích các mẫu nƣớc từ một số nhà
máy chế biến thủy hải sản là cơ sở để đánh giá hiện trạng của
nƣớc thải và xử lý nƣớc thải ở địa phƣơng, đặc biệt là tại một
số địa điểm thuộc các KCN dịch vụ thủy sản trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.

3
Đồng thời, kết quả tuyển chọn và đánh giá hiệu quả sử dụng
chủng vi khuẩn nghiên cứu sẽ là cơ sở cho những ứng dụng
nhằm giải quyết vấn đề chất thải tại địa phƣơng, mà trƣớc tiên
là ứng dụng trong xử lý nƣớc thải thủy sản. Ngoài ra, đề tài còn
góp phần đào tạo sinh viên các ngành Quản lý tài nguyên môi
trƣờng, cử nhân Sinh học và Môi trƣờng, và cử nhân Sƣ phạm
Sinh học.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN BACILLUS
1.3. GIỚI THIỆU VỀ ENZYME AMYLASE, PROTEASE VÀ
CELLULASE
1.3.1. Enzyme amylase
1.3.2. Enzyme protease
1.3.3. Enzyme cellulase
1.4. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI THỦY SẢN
1.5. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC
THẢI
1.5.1. Phƣơng pháp xử lý cơ học
1.5.2. Phƣơng pháp xử lý hóa lý
1.5.3. Phƣơng pháp hóa học
1.5.4. Phƣơng pháp xử lý sinh học
1.6. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ
THỦY SẢN THỌ QUANG VÀ THỰC TRẠNG XỬ LÝ
NƢỚC THẢI THỦY SẢN

4
CHƢƠNG 2:
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN
CỨU
* Đối tƣợng nghiên cứu
-

Nƣớc thải từ các KCN dịch vụ thủy sản phố Đà Nẵng.

-

Các chủng VK Bacillus sinh hoạt tính protease,
amylase, xellulase có trong nƣớc thải thủy sản

-

Mô hình xử lý nƣớc thải bằng bể hiếu khí sử dụng các
chủng VSV.

* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12
năm 2014. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập
trung vào đối tƣợng VK Bacillus và khả năng sinh hoạt tính
phân giải protein, tinh bột, xellulo là thành phần hữu cơ có mặt
trong loại nƣớc thải này. Trong giới hạn về thời gian và điều
kiện của đề tài, chúng tôi thu thập các mẫu nƣớc thải đƣợc lấy
từ khu xử lý nƣớc thải của các nhà máy, xí nghiệp và trạm xử
lý nƣớc thải tập trung KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang, quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng chủng VK phân lập
đƣợc trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí, chúng tôi tập
trung vào các chỉ tiêu pH, COD, BOD5 và Ntổng qua thời gian

nguon tai.lieu . vn