Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP ---------------o0o--------------- BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LÀM TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
  2. TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2012 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đ ạo, toàn thể công nhân viên tại Công ty TNHH TBĐ Thái Bình Dương đã hỗ trợ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian em thực tập tại quí công ty. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong Khoa Điện - Điện Tử Viễn Thông, đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Lợi đã tận tình chỉ bảo, giúp nhóm hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng tiến độ. Với sinh viên kỹ thuật như em thì khoảng thời gian thực tập là thời gian cực kì quan trọng, giúp em bớt phần bỡ ngỡ sau này. Tuy thời gian thực tập chỉ 3 tháng, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các anh ở phòng thiết kế và xưởng sản xuất, em đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế, được ứng dụng những điều đã học trên lý thuyết vào thực tiễn và biết thêm nhiều điều mới mẻ mà sách vở chưa thể truyền đạt được. Tuy đã có sự chuẩn bị trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này song không thể tránh những sai sót, mong được sự thông cảm từ công ty và thầy cô. Em kính chúc quí thầy cô đang công tác tại Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM, cùng toàn thể Công ty TNHH TBĐ Thái Bình Dương lời chúc sức khỏe dồi dào – thành công – hạnh phúc! Chúc Công ty TNHH TBĐ Thái Bình Dương ngày càng phát triển! Em mong muốn có cơ hội được ở lại và góp sức mình cho sự phát triển của công ty.
  3. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. ………………………………………………….
  4. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. ………………………………………………….………………………………………
  5. NHẬT KÝ THỰC TẬP Thời gian: 06/02/2012 – 06/05/2012. Thời gian Công việc thực hiện Tuần Ngày 1 06/02 – 10/02 - Làm thủ tục. - Tìm hiểu công ty. - Học an toàn điện, nội qui công ty. 2 13/02 – 17/02 - Làm quen với các thiết bị tại xưởng cơ khí. - Các thao tác khi gia công cơ khí. - Học đấu dây các thiết bị theo bản vẽ trên 3 20/02 – 24/02 modun. - Đọc catalogue thiết bị, các bản vẽ công trình 4,5,6,7 27/02 – 23/03 đã thực hiện. 8 26/03 – 30/03 - Tham gia lắp đặt tủ MSB1. 9 02/04 – 06/04 - Tham gia lắp đặt tủ MSB2. 10 09/04 – 13/04 - Tham gia lắp đặt tủ MSB3. 11 30/04 – 04/05 - Viết báo cáo, nộp giảng viên hướng dẫn. - Hoàn thiện báo cáo xin dấu công ty và nộp 12 07/05 – 11/05 cho giảng viên hướng dẫn.
  6. TÓM TẮT Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH TBĐ Thái Bình Dương nhóm đã được trực tiếp tham gia những công việc cụ thể: - Đọc tài liệu về công ty, các bản vẽ, catalogue thiết bị. - Gia công cơ khí và lắp khung tủ. - Bấm đầu cos các loại cáp. - Tham gia đấu điện động lực và điều khiển tủ MSB1, MSB2 và MSB3. Kết quả đã thực hiện tốt các công việc và hoàn thiện công trình để đưa vào hoạt động và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thi công thực tế cho bản thân. đ ồng th ời cũng tìm hiểu được những thiết bị mới mà trong nhà trường chưa đề cập đến.
  7. DANH SÁCH BẢNG BIỂU
  8. DANH SÁCH HÌNH VẼ
  9. CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.Giới thiệu: Công ty TNHH TBĐ Thái Bình Dương là doanh nghiệp tư nhân được thành l ập theo quyết định thành lập và giấy phép kinh doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 11/06/2003.  Trụ sở chính tại D8/7 Ấp Bình Thuận 2, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương. Và 3 chi nhánh:  Chi nhánh Hà Nội: Phòng H1, 33A Phạm Ngũ Lão, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội.  Chi nhánh Đà Nẵng: 67 Hoàng Diệu, P. Phước Ninh, Q.Hải Châu,Tp.Đà Nẵng.  Chi nhánh Tp.HCM: 1458 Hoài Thanh, P14,Q.8 Tp.HCM . Hình 1.1: Logo công ty 2. Ngành nghề kinh doanh:  Lắp đặt dân dụng và cong nghiệp.  Thiết kế, sản xuất thang cáp, máng cáp, bảng điện, bảng điều khiển các loại.  Mua bán thiết bị, dụng cụ hệ thống điện.  Gia công các chi tiết cơ khí và lắp đặt cơ khí.  Thi công xây dựng đường dây và trạm biến thế điện trung thế đến 35kV.  Lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp thoát nước. 3. Nhiệm vụ và mục tiêu công ty: Nhiệm vụ: - Nghiên cứu nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng. - Bảo tồn và phát triển vốn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. - Đảm bảo chất lượng hàng hóa đúng tiêu chuẩn chất lượng đã ký.
  10. - Tổ chức phân công theo chuyên môn hóa, nâng cao năng xuất lao đ ộng, máy móc thiết bị, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp mới, kỹ thuật mới để cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa các mặt hàng nhằm mở rộng thị trường. - Thực hiện nghiên cứu các mặt hàng đã ký kết. - Đảm bảo các điều kiện làm việc và quyền lợi của người lao động. Mục tiêu: - Đảm bảo cung ứng tốt các đơn đặt hàng, đúng cả về chất lượng lẫn số lượng nhằm tạo uy tín nơi khách hàng. - Nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên, đảm bảo sản xuất liên t ục giúp người lao động yên tâm làm việc. Để thực hiện được mục tiêu đó, công ty đã không ngừng đổi mới qui cách, mẫu mã để phù hợp thị hiếu của khách hàng, phấn đấu không ngừng để đạt mục iêu tăng năng xuất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để mở rộng thị trường. 4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Hình 1.2: Bộ máy công ty 5. Một số công trình trọng điểm của công ty:
  11. Hình 1.3: một số công trình đã thực hiện. Chương II: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ TỦ ĐIỆN 1. Khái quát: Tủ điện được thiết kế modun hóa. Mỗi loại tủ được thiết kế theo chức năng riêng biệt. Độ cao của từng loại tủ được chuẩn hóa. Với sự chuẩn hóa nên tủ điện rất dễ dàng cho các nhà tư vấn, chủ đầu tư và các nhà thầu chọn lựa và sử dụng bằng cách lắp ghép các ngăn tủ này với nhau cũng như rất dễ dàng cho việc vận hành và kết nối mở rộng. 2. Phân loại a. Phân Loại theo kiểu Vỏ Tủ : Tùy theo cấu tạo vỏ tủ , thường có hai loại chính : + Tủ dạng hộp :
  12. Vỏ tủ làm bằng các tấm tôn được nhấn vuông và hàn lại hoặc nối bu lông. Các kiểu tủ dạng hộp gồm : - Kiểu treo tường (kiểu a) - Kiểu âm tường (kiểu b) - Kiểu đặt đứng trong nhà (kiểu c) - Kiểu đặt đứng ngoài trời (kiểu d) a b c d Hình 2.1: Các kiểu tủ hộp. + Tủ ghép ( tủ có khung ) : Vỏ tủ gồm một hay nhiều mô-đun ghép lại. Mỗi mô-đun gồm xương tủ bằng các thanh sắt góc được hàn lại hoặc nối bu lông và các vách tủ bằng các tấm tôn phẳng tháo lắp được (hình 2.2)
  13. Hình 2.2: Cấu tạo tủ ghép. Các kiểu tủ ghép: - kiểu trong nhà ( kiểu a) - kiểu ngoài trời (kiểu b) a b Hình 2.3: Các dạng tủ ghép. b . Phân Loại theo Vách Ngăn ( Form - IEC4391 ) Tùy theo vách ngăn giữa ba bộ phận : Thiết bị đóng cắt (I), Thanh cái (B) và Đầu ra dây (O), mà tủ có 04 dạng ( form ) chính + Dạng - 1 (form-1) : Không có vách ngăn giữa ba bộ phận I, B và O + Dạng - 2 (form-2) : Có vách ngăn giữa ba bộ phận I, B và O.
  14. + Dạng - 3 (form-3) : Như dạng - 2 và có thêm vách ngăn giữa các thiết bị đóng cắt ( I1, I2, I3,...). + Dạng - 4 (form-4) : Như dạng - 3 và có thêm vách ngăn giữa các đầu ra dây (O1, O2, O3,...). Hình 2.4: Dạng tủ theo vách ngăn c . Phân Loại theo cấp bảo vệ ( IP ): Bảng 2.1: Cấp bảo vệ IP CẤP BẢO VỆ - IP IP CODE – IEC 529 IP xy ( x: là số thứ nhất, y : là số thứ hai) SỐ THỨ NHẤT SỐ THỨ HAI - y -x S Chống xâm nhập Chống tiếp xúc với Chống xâm nhập Số ố của vật rắn phần có điện bằng của nước có hại 0 Không được bảo vệ Không được bảo vệ 0 Không được bảo vệ 1 Dường kính ≥50mm Tay 1 Giọt đứng 2 Dường kính ≥12,5mm Tay 2 Giọt 15o nghiêng 3 Dường kính ≥2,5mm Ngón tay 3 Bụi nước 4 Dường kính ≥1mm Dụng cụ 4 Bắn nước 5 Bảo vệ bụi bẩn Dây 5 Vòi phun 6 Phun mạnh Bảo vệ chống bụi một 6 Dây 7 Ngâm tạm thời cách an toàn 8 Ngâm liên tục
  15. d. Phân Loại Theo Công Dụng ( Function ): Theo công dụng, tủ điện có các loại sau đây: • Tủ Điện Chính (MSB). • Tủ Điện Phân Phối (DB). • Tủ Đảo Nguồn (ATS,MTS). • Tủ Điện Bù (Capacitor Panel). • Tủ Điều Khiển (Control Panel). • Tủ Đo Lường (Meter Panel). 3. Quy trình làm tủ điện: • Xác định yêu cầu: trong bước này công ty sẽ cử kĩ sư kinh doanh cùng kĩ thuật hỗ trợ khảo sát tìm hiểu những nhu cầu loại tủ khách hàng cần. Trao đổi về phương án xử dụng, khả năng mở rộng, vị trí lắp đặt, vận chuyển.... • Nên phương án nhằm giải quyết những vấn đề của hệ thống điện đơn vị khách hàng chọn lựa, tư vấn những giải pháp tối ưu nhất phù hợp về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai mở rộng. Một phần không thể thiếu đó là tiết kiệm chi phí mua sắm cũng như vận hành và bảo trì sau này. • Thiết kế mạch nguyên lý bóc tách khối lượng, chọn lựa thiết bị và báo giá theo phương án thống nhất. • Tiến hành kí kết hợp đồng, chuyển sang giai đoạn làm tủ điện. • Kiểm tra nguội chất lượng, mức độ an toàn. • Vận chuyển và lắp đặt tủ điện. • Kiểm tra vận hành và hiệu chỉnh theo thực tế nếu cần. • Tiến hành bàn giao hướng dẫn vận hành. CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT KHÍ CỤ ĐIỆN
  16. 3.1.1.Khái niệm: Khí cụ điện là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong các trường hợp sự cố. Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích thước khác nhau, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống . 3.1.2.Phân loại: Khí cụ điện thường được phân loại theo chức năng, theo nguyên lý và môi tr ường làm việc, theo điện áp . a. Theo chức năng khí cụ điện được chia thành những nhóm chính như sau: 1) Nhóm khí cụ đóng cắt: Chức năng chính của nhóm khí cụ này là đóng cắt bằng tay hoặc tự động các mạch điện.Thuộc về nhóm này có: Cầu dao, áptômát, máy cắt, dao cách ly, các bộ chuyển đổi nguồn … 2) Nhóm khí cụ hạn chế dòng điện, điện áp: Chức năng của nhóm này là hạn chế dòng điện, điện áp trong mạch không quá cao .Thuộc về nhóm này gồm có: Kháng điện, van chống sét … 3) Nhóm khí cụ khởi động, điều khiển: Nhóm này gồm các bộ khởi động, khống chế, công tắc tơ, khởi động từ … 4) Nhóm khí cụ kiểm tra theo dõi: Nhóm này có chức năng kiểm tra, theo dõi sự làm việc của các đối tượng và biến đổi các tín hiệu không điện thành tín hiệu điện . Thuộc nhóm này : Các rơle, các bộ cảm biến … 5) Nhóm khí cụ tự động điều chỉnh , khống chế duy trì chế độ làm việc, các tham số của đối tượng: Các bộ ổn định điện áp, ổn định tốc độ, ổn định nhiệt độ … 6) Nhóm khí cụ biến đổi dòng điện , điện áp cho các dụng cụ đo: Các máy biến áp đo lường, biến dòng đo lường … b.Theo nguyên lý làm việc KCĐ được chia thành: 1) KCĐ làm việc theo nguyên lý điện từ . 2) KCĐ làm việc theo nguyên lý cảm ứng nhiệt . 3) KCĐ có tiếp điểm.
  17. 4) KCĐ không có tiếp điểm. c.Theo nguồn điện KCĐ được chia thành : 1) KCĐ một chiều . 2) KCĐ xoay chiều . 3) KCĐ hạ áp (Có điện áp 1000 V). d. Theo điều kiện môi trường, điều kiện bảo vệ KCĐ được chia thành: 1) KCĐ làm việc trong nhà, KCĐ làm việc ngoài trời . 2) KCĐ làm việc trong môi trường dễ cháy, dễ nổ . 3) KCĐ có vỏ kín, vỏ hở, vỏ bảo vệ … 3.2. Yêu cầu cơ bản đối với khí cụ điện . 3.2.1.Những yêu cầu cơ bản đối với KCĐ: Các KCĐ cần thoả mãn các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo làm việc lâu dài với các thông số kỹ thuật đ ịnh mức . Nói một cách khác nếu dòng điện qua các phần dẫn điện không vượt quá giá trị cho phép thì thời gian lâu bao nhiêu cũng được mà không gây hư hỏng cho khí cụ. - KCĐ phải có khả năng ổn định nhiệt và ổn định điện động . Vật liệu phải có kh ả năng chịu nóng tốt và cường độ cơ khí cao vì khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải dòng điện lớn có thể gây hư hỏng cho khí cụ . - Vật liệu cách điện phải tốt để khi xảy ra quá áp trong phạm vi cho phép cách đi ện không bị chọc thủng. - KCĐ phải đảm bảo làm việc chính xác an toàn, xong phải gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ gia công lắp đặt, kiểm tra sửa chữa. - Ngoài ra KCĐ phải làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau. CHƯƠNG IV: KHÍ CỤ ĐIỆN THƯỜNG GẶP TRONG TỦ ĐIỆN. 4.1. Nút nhấn: 4.1.1. Khái quát vả công dụng:
  18. Nút nhấn hay còn gọi là nút điều khiển, là một loại khí cụ điện dùng đ ể chuy ển đổi, đóng cắt từ xa các thiết bị điện có công suất nhỏ với điện áp một chiều lên đ ến 440V và xoay chiều lên đến 500V. Nút nhấn dùng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng ngắt cuộn dây của contactor nối cho động cơ. Hình 4.1: Nút nhấn Ký hiệu: Tiếp điểm đơn thường hở: hoặc Tiếp điểm đơn thường đóng: hoặc Tiếp điểm kép: tiếp điểm thường hở liên kết với tiếp điểm thường đóng. 4.1.2. Cấu tạo: Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở - thường đóng và vỏ bảo vệ. Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái, khi không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. 4.1.3. Phân loại: Theo cấu trúc: - Loại hở. - Loại kín. - Chống cháy nổ. - Kín nước.
  19. - Có đèn báo Theo số cặp tiếp điểm: - Một cặp tiếp điểm. - Hai cặp tiếp điểm. 4.1.4. Các thông số kĩ thuật của nút nhấn : - Uđm : điện áp định mức. - Iđm : dòng điện định mức. - Tuổi thọ cơ khí. - Điện áp cách điện Ucđ. 4.2. Công tắc : 4.2.1. Khái quát và công dụng : Công tắc là loại khí cụ đóng ngắt dòng điện bằng tay, có 2 hoặc nhiều trạng thái ổn định, dùng để chuyển đổi, đóngn gắt mạch điện có công suất nhỏ. Công tắc thường được dùng để chuyển mạch tín hiệu điều khiển, tín hiệu đo, đóng ngắt các thiết bị công suất nhỏ. Do có bố trí cơ cấu lò xo nên việc đóng cắt xảy ra nhanh và dứt khoát hạn chế hồ quang sinh ra. 4.2.2. Phân loại : Theo số pha : - Công tắc 1 pha. - Công tắc 3 pha. Theo phương thức tác động : - Công tắc ấn. - Công tắc gạt. - Công tắc xoay. - Công tắc hành trình. 4.3. Cầu chì : 4.3.1. Khái quát và công dụng :
nguon tai.lieu . vn