Xem mẫu

BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM. KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Báo Cáo Tham Luận: CHUYỂN ĐỔI SANG HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ĐỂ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC CHUẨN ĐẦU RA TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (THỜI GIAN BÁO CÁO: 30 PHÚT) I. MỞ ĐẦU: TS. Đặng Văn Hoài Trưởng Ban QLĐT-NCKH Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã nêu rõ: “sau hai mươi năm đổi mới và 5 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2006 – 2010, giáo dục nước ta đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng hoá về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy động được nhiều nguồn lực xã hội. Chất lượng giáo dục đại học ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở giáo dục đại học có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học mà tuyệt đại đa số được đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, những thành tựu nói trên của giáo dục đại học chưa vững chắc, chưa mang tính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. ….Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, giáo dục đại học nước ta phải đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện.”. Những nội dung quan trọng về đổi mới quản lý giáo dục đại học, trong đó có việc xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC), đã được nêu trong: Nghị quyết Ban Cán Sự Đảng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo số 05-NQ/BCSĐ. Nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Chỉ thị 296/CT-TTg của thủ tướng chính phủ, chương trình hành động của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Quyết định số 45/2008/QĐ-BGD&ĐT ban hành quy chế đào tạo thạc sỹ theo hệ thống tín chỉ. Đào tạo theo mô hình HTTC sẽ đóng góp tích cực trong việc phát triển năng lực, tính chủ động, sáng tạo, thoả mãn nhu cầu, mối quan tâm, nguyện vọng của người học và kết quả là người học ra trường có năng lực chuyên môn, tự học, sáng tạo, có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn đáp ứng thị trường lao động, bằng cấp có thể liên thông được, đặc biệt là liên thông, hội nhập quốc tế. Đào tạo theo mô hình HCTC có tham khảo phương thức quản lý và chương trinh đào tạo tiên tiến của các nước phát triển, có sự vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam sẽ đưa giáo dục đại học Việt nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, có năng lực cạnh tranh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế, thoả mãn nhu cầu học tập của nhân dân. Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục, trong đó có lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo HTTC, những vấn đề cơ bản về hệ thống tín chỉ cần được hiểu rõ, từ đó có kế hoạch lộ trình thích hợp cho việc chuyển đổi sang chế độ đào tạo theo HTTC. 1 II. NỘI DUNG TÍN CHỈ: 1. Hoàn cảnh ra đời tín chỉ: Cuối thế kỷ 19, tổ chức phi chính phủ ở Mỹ có quyền lực và được tài trợ rất mạnh, có tên là Quỹ Carnegie (Carnegie Foundation), quỹ này đã sơ khai ra đơn vị Carnegie (Carnegie Unit), đơn vị này xác định độ dài thời gian người học qua các môn học trên cơ sở giờ lên lớp, áp dụng cho các trường trung học ở Mỹ. Quỹ Carnegie đã chi 10.000 USD (tương đương 1 tỉ USD ngày nay) cho các đại học ở Mỹ, để các đại học chấp nhận hệ thống “đơn vị” các trường trung học trong việc tuyển sinh đầu vào. Đại học cũng sử dụng hệ thống đơn vị do Carnegie đề xuất, có điều chỉnh đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn hoá việc đào tạo, để đo lường năng suất, hiệu quả trong đào tạo đại học. Ngày nay, hệ thống tín chỉ trong các đại học Hoa kỳ đòi hỏi phải hoàn thành thông thường là 120 tín chỉ cho một bằng đại học trong vòng 4 năm, khoảng 15 TC/1HK. 1TC = giờ học trong lớp + khối lượng công việc ngoài lớp học. Giảng viên: mỗi giờ lên lớp, giảng viên cần 2-3 giờ soạn bài, cho điểm, hoạt động chuyên môn khác: - viết đề cương. - Thiết kế hoạt động học, bài tập, bài kiểm tra cho sinh viên. thiết kế bài giảng trực tuyến, trả lời, giải đáp thắc mắc. - Chấm bài, cho điểm. - Cập nhật tư liệu nghiên cứu cho môn học. - Cập nhật những kiến thức mới trong lãnh vực chuyên ngành. - Có mặt tại văn phòng trong một số giờ nhất định để tiếp sinh viên, khi sinh viên cần giúp đỡ. 2. Các hệ thống tín chỉ trên thế giới: USCS = US Credit System ra đời năm 1872 tại đại học Harvard. ECTS = European Credit Transfer System ra đời năm 1989, được thử nghiệm và cải tiến trong vòng 10 năm, đến năm 1999 hội nghị 40 bộ trưởng giáo dục các nước Châu âu, diễn ra tại Bologna (Italy) ký kết thống nhất đưa ECTS tạo không gian chung cho giáo dục đại học ở Châu âu, xác định cơ chế chung, tăng cường sự lưu chuyển giảng viên, sinh viên, nâng cao hợp tác, giao lưu giữa các trường trong lĩnh vực đào tạo đại học. thành lập hệ thống công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa các trường. CATS = Credit Accumulation and Transfer System ra đời đầu năm 1990 tại UK. UCTS = University Credit Transfer System ra đời 1993 tại Australia, Brunei, Singapore... Việt Nam, 1992 Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, trước đó Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức, Đại Học Cần Thơ …. Đã áp dụng mô hình đào tạo theo HTTC. Cho đến nay đã có thêm nhiều trường nữa áp dụng HCTC, nhưng chưa có trường nào thực sự đào tạo theo HTTC một cách hoàn toàn. 3. Hệ thống tín chỉ là gì? Hệ thống tín chỉ là cách diễn tả một chương trình giáo dục, bằng cách gắn các tín chỉ vào các phần cấu thành chương trình ấy. ECTS là hệ thống lấy người học làm trung tâm, dựa trên khối lượng công việc sinh viên được yêu cầu phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu khoá học, mục tiêu này được cụ thể hoá dựa theo kết quả học tập cần đạt của khoá học và những năng lực sinh viên cần thụ đắc (KQHTMĐ). 4. Những đặc điểm của hệ thống tín chỉ: - Đòi hỏi sinh viên phải tích luỹ kiến thức theo từng học phần (TC). - Kiến thức cấu trúc thành các module (học phần). - Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích luỹ. 2 - Chương trình đào tạo mềm dẻo: liên thông, cùng với học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn, cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnh ngành nghề đào tạo, định hướng chuyên môn, nghề nghiệp. - Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ. - Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm, sinh viên chủ động lên kế hoạch học tập, tự đăng ký học, phương pháp giảng dạy tích cực. - Đơn vị học vụ là học kỳ, mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15 tuần), 3 học kỳ (15 tuần) hoặc 4 học kỳ (10 tuần). - Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần. - Có hệ thống cố vấn học tập. - Có thể tuyển sinh theo học kỳ. - Một văn bằng chính quy với 2 loại hình tập trung và không tập trung. 5. Ưu điểm của hệ thống tín chỉ: - Kiến thức được cấu thành các module, học phần (tiên quyết, song hành, tự chọn, bắt buộc). - Sinh viên chủ động đăng ký các môn học thích hợp với năng lực, hoàn cảnh, tài chính, sức khoẻ, sở thích. - Sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập thích hợp nhất, thay đổi chuyên ngành trong tiến trình học. - Trường mở thêm ngành học mới dễ dàng, cập nhật thành tực khoa học kỹ thuật mới, đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội. loại bỏ những gì lạc hậu không còn phù hợp. - Giúp việc quản lý đạt hiệu quả cao, thuận lợi, thống nhất, dễ đánh giá so sánh, giảm giá thành đào tạo. - Quá trình học của sinh viên không bị cản trở nếu sinh viên bị hỏng học phần nào đó. - Đại học đa lĩnh vực có thể tổ chức những môn học chung, tránh môn học trùng lắp ở nhiều khoa trường. - Sinh viên rút ngắn thời gian học hoặc không bị giới hạn thời gian học. - Sinh viên được đặt làm trung tâm, được phát huy tính chủ động, linh hoạt trong lựa chọn, sắp xếp lịch học, có trách nhiệm với quá trình học của mình hơn. Sinh viên được chọn môn học theo thế mạnh, nguyện vọng và mối quan tâm. - Sinh viên được quyền lựa chọn giảng viên. - HTTC tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển năng lực của người học. - Sinh viên tốt nghiệp có năng lực, tự học, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn. - Chương trình đào tạo có thể chuyển đổi được, so sánh được, có tính linh hoạt, minh bạch và tạo điều kiện cho việc tiếp cận thị trường lao động. Dẫn chứng thực tế cho thấy hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều áp dụng phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong đó có Mỹ được cho là nước đầu tiên áp dụng HTTC. Theo bảng xếp hạng đáng tin cậy xếp hạng 20 trường đại học nổi tiếng thế giới, thì các đại học của Mỹ chiếm 17 trường, theo bảng xếp hạng 50 trường đại học tốt nhất thế giới, thì các đại học Mỹ chiếm 35 trường. Các đại học Mỹ đang sử dụng 70% những người đạt giải Nobel, những người này chiếm 30% số lượng các bài báo NCKH trong khoa học và kỹ thuật thế giới, và là tác giả của 44% những trích dẫn phổ biến nhất trên các bài báo nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, HTTC cũng đã được xem xét dưới những quan điểm cho rằng HTTC cũng có những nhược điểm. 6. Khối lượng tín chỉ của một chương trình đào tạo: 1TC = giờ học trong lớp + khối lượng công việc ngoài lớp học Việc quy định thế nào là 1 tín chỉ là khác nhau giữa các hệ thống tín chỉ. Số lượng tín chỉ của khoá học 4 năm ở Hoa kỳ là 120, trong khi ở Châu âu là 240. Quy chế 43 của Bộ GD&ĐT Việt Nam quy định 1TC = 15t lý thuyết, 30 – 45t thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở, 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Sinh viên cần ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân để tiếp thu 1TC lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm. Quy đổi 1TC = 1,5 ĐVHT. 3 7. Khối lượng một chương trình đào tạo nên được tính trên quỹ thời gian của sinh viên: 8 giờ x 6 ngày x 15 tuần (ít nhất 15 tuần/ HK và 3 tuần thi, QC 43) = 720 giờ / HK Mặt khác học phần lý thuyết, 1TC = 15t (50 min/tiết) trên lớp + 30 giờ tự học Để học 1TC sinh viên cần 12,5 giờ học trên lớp + 30 giờ tự học = 42,5 giờ Vậy số tín chỉ lý thuyết trong một học kỳ là 720 : 42,5 = 17 TC Học phần thực hành, 1TC = 30t (50 min/tiết) + 30 giờ tự học Để học 1TC sinh viên cần 25 giờ thực tập + 30 giờ tự học = 45 giờ Vậy số tín chỉ trong một học kỳ hoàn toàn thực tập là 720 : 45 = 16 TC Tuy nhiên, một học kỳ có cả học phần lý thuyết lẫn thực hành, tỉ lệ lý thuyết nhiều hơn, các học phần thực hành chiếm thời gian nhiều hơn, nên tổng số tín chỉ trong một học kỳ vào khoảng 16 TC. Số tín chỉ cho toàn khoá học 5 năm (10 học kỳ) là 160 TC. ở các nước tiên tiến, 1 học phần có khối lượng khoảng 3TC. Theo quy chế 43 thì 1 học phần bao gồm từ 2 – 4 TC. Vậy, trong 1 học kỳ, số học phần khoảng 6 và toàn khoá học là 60. Khoá học 5 năm, tổng số tín chỉ là 160 TC, gồm khoảng 60 học phần. mỗi học kỳ trung bình có 6 học phần với 16 tín chỉ. III. HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SANG ĐÀO TẠO THEO HTTC TẠI KHOA KHCB: 1. Quy đổi đơn vị học trình sang tín chỉ: Khối lượng tín chỉ quy đổi từ đơn vị học trình các môn KHCB. ĐHYD. TPHCM: STT ĐỐI TƯỢNG 1 Y CQ 2 Dược CQ 3 Y liên thông 4 Dược liên thông 5 CNCQ 6 CNLT SỐ TC KHUNG 16 TC/HK (3HK) 20 TC/HK (3HK) 15 TC/HK (2HK) 23 TC/HK (2HK) 15 TC/HK (3HK) 15 TC/HK (2HK) SỐ TC THỰC TẾ (16 + 12CN) TC/HK (17 + 3CN) TC/HK 15 TC/HK 19 TC/HK (15 + 5CN) TC/HK 16 TC/HK ĐỀ XUẤT 15-16 TC/HK 15-16 TC/HK 15-16 TC/HK 15-16 TC/HK 15-16 TC/HK 15-16 TC/HK So sánh số tín chỉ với các nước như: Mỹ: bằng cử nhân: 120 – 136 TC Nhật: bằng cử nhân: 120 – 135 TC Thái Lan: bằng cử nhân: 120 – 150 TC Việt nam: bằng kỹ sư ĐHBK TP. HCM.: 155 TC Khoa KHCB. Đào tạo đại học giai đoạn đầu (giai đoạn đại cương) các môn khoa học cơ bản (HP cốt lõi) là: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Ngoại Ngữ, Tin Học, Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Giáo Dục Thể Chất, Giáo Dục Quốc Phòng cho các đối tượng sinh viên đại học: Y CQ (Y, RHM, YHCT, YHDP), Dược CQ, Y LT (YHCT), Dược LT, CNCQ, CNLT (ĐD, VLTL, KTHAYH, NHS, GMHS, PHR, XN, YTCC). Chương trình áp dụng trong đào tạo giai đoạn khoa học cơ bản là chương trình được xây dựng cách nay đã lâu. Trong quá trình giảng dạy, chương trình có được cắt giảm, các giảng viên cố gắng cập nhật thông tin giảng dạy. Tuy nhiên, chương trình khoa học cơ bản cần được xem xét cấu trúc lại nội dung cho phù hợp sự phát triển của thế giới và Việt nam, giải quyết mối quan hệ kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, thời lượng phân bố cho phù hợp, đảm bảo liên thông giữa các cấp học. Chương trình khoa học cơ bản nên được giảng dạy tập trung trong 2 hoặc 3 học kỳ đầu tiên mà không có môn cơ sở ngành hoặc môn chuyên ngành song hành, một số môn cơ sở hoặc môn chuyên ngành cần thiết cho sinh viên học sớm, chỉ nên đưa vào giảng dạy sớm nhất từ học kỳ 3. 4 Học phải đi đôi với thực hành, để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy lý thuyết, vấn đề giờ thực hành phải được tiến hành song song và tương xứng với nội dung lý thuyết. Nội dung đào tạo cần được gắn kết chặt chẽ với thực tiễn và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nghề nghiệp xã hội, đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập, liên thông được với quốc tế. Cần xác định rõ chuẩn đầu ra của từng bài học, từng môn học, từng chuyên ngành, từng khoa là gì, hổ trợ cho nhau như thế nào và đóng góp hiệu quả thực tiễn gì cho chuẩn đầu ra, mục đích, xứ mạng chung của trường. 2. Từng bước chuyển đổi sang hệ thống đào tạo tín chỉ: Sự nhất trí cao và thống nhất quan điểm chung trong chuyển đổi từ đào tạo theo hệ thống niên chế sang hệ thống tín chỉ của toàn thể cán bộ viên chức, chuyển đổi trong nhận thức về triết lý “thầy làm trung tâm” sang “lấy người học làm trung tâm, tôn trọng người học” và đào tạo phải mang tính mềm dẻo. Triết lý này liên quan đến các vấn đề: chương trình đào tạo, đề cương môn học, phương pháp giảng dạy, phương pháp học, phương pháp đánh giá, công tác quản lý, cơ sở vật chất (đặc biệt cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tài liệu, thư viện, giảng đường). Phải có sự đổi mới về: * Chương trình được xây dựng từ đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia về lãnh vực chuyên ngành, các cựu sinh viên, nhà tuyển dụng lao động và theo những tiêu chuẩn năng lực, có thể có sự tham khảo các chương trình tiên tiến. chương trình phải được thiết kế chặt chẽ, phù hợp giữa các học phần tiên quyết, song hành, tự chọn, đảm bảo tính định hướng cho người học và đa dạng hoá đầu ra, đạt được chuẩn đầu ra thoả mãn nhu cầu người học. Chương trình phải đảm bảo được tính liên thông dọc, ngang, công nhận lẫn nhau. Nội dung chương trình phải hài hoà giữa lý thuyết và thực hành, gắn liền thực tiễn xã hội, và sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật. * Đề cương môn học, giảng viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng, phải có thông tin chung, lịch hẹn sinh viên, mô tả môn học, mục tiêu hoặc chuẩn đầu ra, nội dung môn học, nội dung được phân bố thời lượng học cụ thể, phương pháp giảng dạy, chỉ rõ người học tham gia vào quá trình học như thế nào, phương tiện giảng dạy, cách đánh giá người học, thang điểm và cách tính điểm, tài liệu tham khảo, tài liệu bắt buộc, công bố đề cương môn học trước cho sinh viên, công khai, minh bạch. * Phương pháp giảng dạy, giảng viên nên áp dụng phương pháp giảng tích cực chủ động (PBL, CS, SL), giảng viên dạy cho sinh viên cách học, tăng cường tính chủ động của người học, khai thác tối đa công nghệ thông tin. Dạy cho sinh viên phát triển tư duy (brain storm, concept map), phát triển năng lực nhận thức, sáng tạo, sinh viên biết cách thu thập xử lý thông tin, làm việc tập thể, tự học, tự giải quyết vấn đề. Đào tạo ra được sinh viên có kiến thức, kỹ năng, thái độ. Giảng viên phải tạo ra được kịch bản học tập tốt nhất để sinh viên tham gia vào. * Sinh viên chủ động lên kế hoạch học tập cho bản thân, chủ động lựa chọn, trong lớp học phải tư duy, trình bày concept map, quan điểm cá nhân, làm việc tập thể, có tiếp thu và có phản hồi. Ở nhà, sinh viên phải có kế hoạch học tập đảm bảo khối lượng công việc học ngoài lớp theo quy định tín chỉ, biết tìm tài liệu, học trực tuyến, làm việc nhóm, trình bày, viết báo cáo. Sinh viên đáp ứng yêu cầu về kiểm tra, đánh giá quá trình và cuối kỳ. * Phương pháp đánh giá, giảng viên lập tiêu chí đánh giá, thang điểm phải rõ ràng chính xác, đánh giá được suốt quá trình học của người học, cả trong lẫn ngoài lớp học. Điểm học phần được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong qua trình học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá phần thực hành, điểm chuyên cần, điểm thi giữa học phần, điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%. Kết hợp nhiều biện pháp đánh giá để đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học. Phải xây dựng được thang đánh giá chuẩn, gồm các tiêu chí, mức độ (rubric) phù hợp với nội dung và mức độ chuẩn đầu ra đã được xây dựng. * Phương thức quản lý theo HTTC, bộ phận quản lý đào tạo phải biết cách quản lý cá nhân người học theo lớp học phần, lớp sinh viên. Cần thiết phải có cố vấn học tập, hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin. Xử lý kết quả của sinh viên theo học kỳ, lớp học phần được tổ chức theo số lượng sinh viên đăng ký, tuyển sinh theo học kỳ, mỗi sinh viên có lịch học riêng, học phí thu theo số tín chỉ … * Cơ sở vật chất: giảng đường, thư viện, mạng thông tin, phòng thí nghiệm, công cụ cho giảng dạy, giáo trình, sách giáo khoa… cần được đáp ứng theo yêu cầu đào tạo theo HCTC. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn