Xem mẫu

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 226/BC-SVHTTDL

Đồng Tháp, ngày 25 tháng 10 năm 2017

BÁO CÁO
Kết quả quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017,
phương hướng nhiệm vụ năm 2018
Thực hiện Công văn số 1068/VPUBND-KGVX ngày 02 tháng 10 năm 2017
của Văn phòng UBND Tỉnh truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Tỉnh
Đoàn Tấn Bửu về việc giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn
vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc tăng
cường chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội và tổ chức lễ hội chọi
trâu, hội chọi trâu theo tinh thần Công văn số 3982/BVHTTDL-VHCS ngày 20
tháng 9 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp báo cáo kết quả quản lý lễ hội
trên địa bàn Tỉnh năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 như sau:
I. KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI NĂM 2017
1. Công tác triển khai các văn bản chỉ đạo
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh
theo tinh thần Công điện số 229/CTTg ngày 12 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công văn số
4237/BVHTTDL-VHCS ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017; Công văn
số 324/UBND-KGVX ngày 08 tháng 11 năm 2016 của UBND Tỉnh về việc tăng
cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017.
Thực hiện tinh thần trên, ngay từ đầu năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-SVHTTDL kiểm tra các lễ hội truyền thống
triển khai đến UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Phòng văn hóa – Thông
tin, đồng thời triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch và UBND Tỉnh về chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội nêu trên.
2. Kết quả kiểm tra
Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2017, đã kiểm tra 20 lễ hội truyền thống trên
địa bàn tỉnh (theo Kế hoạch số 05/KH-SVHTTDL, ngày 23/1/2017 của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch).
Nội dung kiểm tra bao gồm: Công tác tổ chức lễ hội (quyết định thành lập ban
tổ chức lễ hội của địa phương); Kế hoạch tổ chức lễ hội; Công tác an ninh trật tự, vệ
1

sinh môi trường; Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; Vệ sinh môi trường
trong hoạt động lễ hội Nghi thức tổ chức lễ; Vị trí đặt và quản lý thu chi thùng công
đức...
Ngoài ra, trong năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn tập trung
quản lý, kiểm tra và tổ chức thực hiện tốt các lễ hội và hoạt động tiêu biểu, gắn với
sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh như: Hoạt động Mừng Đảng, Mừng Xuân
Đinh Dậu – 2017; Hoạt động kỷ niệm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống
nhất đất nước: 30-4, Quốc Khánh 2/9, v.v.
3. Kết quả đạt được
Qua kiểm tra thực tế tại địa phương, các lễ hội đều thực hiện tốt các quy định
về quản lý và tổ chức lễ hội, cụ thể: Có xây dựng chương trình, kế hoạch lễ hội,
quyết định thành lập Ban tổ chức và các Tiểu ban phục vụ; An toàn vệ sinh thực
phẩm đảm bảo; Công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ
được quan tâm; Công tác tuyên truyền lễ hội, kết hợp quảng bá, giới thiệu nội dung
giá trị di tích và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội các địa phương thực hiện
xuyên suốt trước, trong và sau lễ hội; Quản lý và sử dụng thùng công đức, tiền công
đức được đảm bảo, thu chi công khai minh bạch, đúng quy định.
* Ưu điểm:
- Công tác quản lý Nhà nước về lễ hội được tăng cường mạnh mẽ và ngày càng
tốt hơn, thật sự tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân; Việc đề
nghị cấp phép, báo cáo trước và sau lễ hội của các di tích trong tỉnh được thực hiện
đúng theo quy định.
- Công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông được giữ vững; an toàn vệ sinh
thực phẩm đảm bảo tuyệt đối. Ban tổ chức lễ hội đã có phương án phối hợp ngành
công an đảm bảo an ninh trật tự, giải tỏa lều quán lấn chiếm, sắp xếp hàng quán
khoa học, bố trí bến bãi đỗ xe hợp lý, tổ chức trông giữ phương tiện cho du khách
an toàn, trật tự. Không còn tình trạng lợi dụng Lễ hội hoạt động mê tín dị đoan như
bói toán, lên đồng, xóc thẻ, khấn thuê; Hiện tượng ăn mày, ăn xin, bắt chẹt khách,
bày bán ấn phẩm trái phép đã được Thanh tra Văn hóa thường xuyên kiểm tra nên
số lượng giảm đáng kể, hình thức hoạt động không còn công khai; hiện tượng xâm
hại di tích đã giảm, các di tích gắn với lễ hội đều được tu bổ khang trang hơn trước,
cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú dịch vụ đã được nâng cấp cải tạo.
- Vệ sinh môi trường, không gian văn hoá lễ hội ngày một tốt hơn. Nhiều hủ
tục lạc hậu, tệ nạn xã hội đã từng bước được khắc phục, nhất là tệ mê tín dị đoan
(đốt vàng mã) và nạn hành khất đeo bám du khách. Nhiều điểm di tích đã có sự đầu
tư tôn tạo tu sửa xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp, thuận tiện và thu hút
nhiều cho du khách tham quan hành hương, cúng viếng.
- Các loại hình hoạt động dịch vụ phục vụ khách đã được cải thiện, chất lượng
phục vụ trong các lễ hội tại di tích nề nếp và nâng cao dần, góp phần xây dựng nếp
2

sống văn hoá, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và quy định của Ban tổ
chức lễ hội; văn hoá lễ hội có chuyển biến tích cực; các trò chơi dân gian bổ ích,
thiết thực từng bước được phục hồi trong lễ hội đã góp phần phục hưng các giá trị
tốt đẹp của lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó, các hình thức vui chơi - các dịch vụ
mới, hiện đại, lành mạnh cũng được bổ sung, tạo không khí lễ hội vui tươi, lành
mạnh và hấp dẫn, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
- Công tác tuyên truyền được các ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội quan
tâm, tăng cường thực hiện, đa dạng về hình thức (đưa tin trên đài truyền thanh, loa
phóng thanh tại lễ hội, biển chỉ dẫn), phong phú về nội dung (lồng ghép lịch sử di
tích, ý nghĩa của lễ hội, bảo vệ di tích, các quy định của di tích và lễ hội, nội dung
thực hiện nếp sống văn minh nơi di tích và lễ hội); nhiều di tích có bảng hướng dẫn
du khách không thắp hương, không đốt đồ mã trong di tích, có hệ thống truyền
thanh để thường xuyên hướng dẫn cho du khách hành lễ đúng quy định, đảm bảo
văn minh trong lễ hội.
- Thông qua việc tổ chức lễ hội, đội ngũ làm công tác quản lý văn hóa, thể thao
và du lịch các cấp trưởng thành cả về đội ngũ và trình độ tổ chức. Chất lượng công
tác quản lý lễ hội ngày được nâng lên, hoạt động ngày đi vào nề nếp, phù hợp với
đặc điểm của từng địa phương, các tầng lớp nhân dân và phù hợp với sự phát triển
kinh tế của đất nước.
- Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội các địa phương đã xây dựng kế hoạch
dự kiến thu, chi trong tổ chức hoạt động lễ hội và bổ sung, hoàn thiện hệ thống hòm
công đức, hòm đựng tiền dầu nhang trong di tích, đồng thời bố trí lực lượng thu gom
tiền lễ, tiền giọt dầu theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng tiền công
đức, nguồn thu từ hoạt động khai thác phát huy giá trị di tích công khai, minh bạch,
đúng mục đích và đúng quy định.
Nhìn chung, trong năm 2017, hoạt động lễ hội đã góp phần quan trọng trong việc
quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch và các giá trị văn hóa của địa phương, khơi
dậy lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái,
gắn bó đoàn kết cộng đồng cho các thế hệ, một số hoạt động văn hóa truyền thống
được khôi phục hoặc hoạt động văn hóa mới được đưa vào hoạt động lễ hội và được
cộng đồng hưởng ứng tích cực. Việc tổ chức lễ hội đã tạo môi trường, điều kiện
thuận lợi để nhân dân thật sự là chủ thể của hoạt động lễ hội; chủ động, sáng tạo,
tham gia tổ chức, đóng góp sức người sức của cho các lễ hội truyền thống, coi đây là
nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân đối với tổ chức và công đồng.
* Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc tổ chức hoạt động lễ hội trong năm 2017
ở một số địa phương vẫn còn hạn chế như các lễ hội thường tập trung lượng lớn du
3

khách đến di tích cùng thời gian, địa điểm, trong khi cơ sở hạ tầng, dịch vụ, các khu
vệ sinh công cộng tại di tích vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
II. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI NĂM 2018

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và tổ chức hoạt động lễ hội
trong năm 2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ
giải pháp như sau:
- Tiếp tục thực hiện Công điện số 229/CTTg ngày 12 tháng 12 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công
văn số 4237/BVHTTDL-VHCS ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công văn số
324/UBND-KGVX ngày 08 tháng 11 năm 2016 của UBND Tỉnh về việc tăng
cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu rộng các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý
và tổ chức lễ hội, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động
của các cấp, các ngành, các địa phương, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức và các tầng lớp nhân dân.
- Tổ chức Lớp tập huấn nghi lễ dân gian truyền thống Nam bộ - tỉnh Đồng Tháp.
- Rà soát, quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy trình cấp phép tổ chức lễ hội.
Quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ; xử lý
nghiêm những trường hợp tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động lễ hội để tăng giá, ép
giá nhằm mục đích trục lợi.
- Tổ chức lễ hội với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể của địa phương. Thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức các
lễ hội dân gian theo nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân; chú trọng giữ gìn
và phát triển các lễ nghi truyền thống; giới thiệu, tôn vinh, quảng bá ngành nghề
kinh tế thế mạnh của địa phương trong các lễ hội mới và phát huy tốt vai trò tham
gia của cộng đồng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa - văn nghệ,
thể dục - thể thao và du lịch nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành
vi tiêu cực, phản văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; thực
hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng và lễ hội gắn với bảo
đảm an ninh - trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các lễ hội.
- Lồng ghép thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội vào các nội dung của
cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng
gia đình văn hóa, xã văn hóa, tổ dân phố văn hóa, yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ
thị 41-CT/TW ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ4

TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Đồng Tháp về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Trên đây là báo cáo kết quả quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017, phương hướng
nhiệm vụ quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL;
- UBND tỉnh ĐT;
- PCT.UBND tỉnh Đoàn tấn Bửu;
- Cục Văn hóa cơ sở;
- Lưu: VT, QLDSVH.

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Người ký: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Email:
svhttdl@dongthap.gov.
vn
Cơ quan: Tỉnh Đồng
Tháp
Thời gian ký:
25.10.2017 08:47:57
+07:00

Nguyễn Hữu Lý

5

nguon tai.lieu . vn