Xem mẫu

  1. Mốc kế hoạch 3, Kết quả 1, Khảo sát cơ bản ban đầu, Bản cuối cùng, thực hiện ngày: 6-8-2007. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn BÁO CÁO DỰ ÁN MS3: KHẢO SÁT CƠ BẢN BAN ĐẦU Mốc kế hoạch 3, Kết quả 1 017/06 VIE Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo được thực hiện bởi: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn và Tổ chức - Ensis Ngày 6 tháng 8 năm 2007
  2. NỘI DUNG 1. Giới thiệu 2. Kết quả theo yêu cầu của mốc kế hoạch và những kết quả đã đạt được 3. Sự chuẩn bị và thực hiện điều tra cơ bản ban đầu 3.1 Điều khoản giao việc 3.2 Tập huấn 3.3 Thực hiện khảo sát 3.4 Phân tích dữ liệu 3.5 Báo cáo khảo sát (dự thảo) 4. Phân tích dữ liệu có liên quan đến những kết quả cần đạt được 5. Đánh giá độ rủi ro (khó khăn) của dự án 6. Kết luận và những đề nghị Phần phụ lục gửi kèm 1. Điều khoản giao việc cho người điều tra khảo sát 2. Báo cáo về khảo sát cơ bản 3. Đánh giá chi tiết về những rủi ro (khó khăn) của dự án 2
  3. 1. Giới thiệu Phần chính của Báo cáo khảo sát được trình bày ở phụ lục 2, đây là báo cáo đầy đủ về khảo sát cơ bản (bản thảo lần 2). Phần này có liên quan phụ lục 1 (Điều khoản giao việc dành cho những người khảo sát). Những ghi chú sau đây sẽ mở rộng vài khía cạnh của báo cáo. Hơn nữa, những bảng mốc kế hoạch thời gian đòi hỏi các rủi ro của dự án cần được đánh giá và phải có chiến lược quản lý chi tiết. Những vấn đề này được giới thiệu ở phần 5 dưới đây và ở phụ lục 3. 2. Kết quả theo yêu cầu của mốc kế hoạch và những kết đạt đã được Điều tra khảo sát ban đầu mong muốn có được những số liệu định tính và định lượng của 4 xã điểm, nhưng không giới hạn những: - Thông tin về kiến thức, quan điểm về kỹ năng và kỹ thuật bao gồm cả đa dạng sinh học vùng, các biện pháp kỹ thuật quản lý, quyền sở hữu và hiện trạng sử dụng. - Quan điểm và hoạt động của chính quyền địa phương trong việc cấp đất cho quản lý rừng cộng đồng (khác với cấp đất cho hộ gia đình) và những vùng đất rừng nhưng chưa được cấp. - Xác định những vấn đề kinh tế xã hội và môi trường và những cơ hội cho sự can thiệp của dự án về kinh tế, xã hội và môi trường Những thông tin và sự phân tích này được trình bày ở phụ lục 2, phần 4 dưới đây, Thêm vào đó, Báo cáo của Mốc kế hoạch 3, Kết quả 1 là đánh giá các rủi ro của dự án và chiến lược quản lý các rủi ro này. 3. Sự chuẩn bị và thực hiện việc khảo sát cơ bản ban đầu 3.1 Tham chiếu giao việc Điều khoản giao việc của khảo sát cơ bản ban đầu được Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chuẩn bị và được giới thiệu ở phụ lục 1 Mục tiêu của khảo sát cơ bản 1. Đánh giá thông tin cơ bản về tình trạng kinh tế, xã hội, tình trạng quản lý rừng, chất lượng rừng và khả năng phát triển sinh kế của những thôn điểm 2. Xây dựng những chỉ số có thể được sử dụng để có thể giám sát tiến độ và sự ảnh hưởng tác động của các can thiệp của dự án. Bảng câu hỏi khảo sát được trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chuẩn bị như ở phụ lục 1 phụ biểu 2. 3.2. Tập huấn Nhóm khảo sát bao gồm bốn cán bộ của trường ĐHNL Thái Nguyên và bốn cán bộ thuộc chi cục kiểm lâm Bắc Kạn. Trước khi tiến hành các công việc tại hiện trường, nhóm khảo sát đã thảo luận và điều chỉnh một vài tiêu chí trong bảng câu hỏi, sau đó hai người vào một cặp thực hành kiểm tra bộ câu hỏi, một người là nhân viên khảo sát hỏi và một người là hưởng lợi từ dự án trả lời. Bảng câu hỏi tổng hợp cuối cùng được chỉ dẵn ở phụ lục 1 phụ biểu 2. Các công cụ có sự tham gia được sử dụng bao gồm; • Phỏng vấn sâu với các đối tác tham gia • Thảo luận nhóm định hướng • Biểu đồ nguyên nhân và kết quả • Biểu đồ Venn • Phỏng vấn bán cấu trúc các thành viên của nhóm và các lãnh đạo 3.3 Thực hiện khảo sát đánh giá 3
  4. Tiến trình điều tra khảo sát đã thu thập và đánh giá thông tin từ những nguồn khác nhau bao gồm:(i) người tham gia vào dự án, (ii) quan sát hiện trường, (iii) các tài liệu của dự án và những tài liệu thứ cấp (iv) các đối tác địa phương Các công việc tiến hành khảo sát được thực hiện từ đầu tháng 4 năm 2007 bắt đầu bằng một vài chuyến khảo sát nhằm kiểm tra các vấn đề khác. Ngoài bốn thôn bản điểm chính của dự án, hai bản không nằm trong dự án cũng được lựa chọn cho viêc khảo sát và đánh giá trong suốt quá trình khảo sát. Những người dân trong 146 hộ gia đình thuộc 6 thôn bản kể trên đã được mời phỏng vấn bao gồm 80 hộ của thôn Văn Minh và 66 hộ của thôn Lang San. Đại diện những hộ gia đình thuộc thành phần rất nghèo, nghèo, trung bình và giàu cũng tham gia vào quá trình khảo sát. Bảng 1. Những thôn và hộ gia đình được điều tra Số người được phỏng Tỉ lệ (Xã) (Thôn) vấn % Văn Minh Nà Ngòa (đối chứng) 18 12.3 Nà Mực 25 17.1 Khuổi Liềng 37 25.3 Lạng San Bản Sảng 37 25.3 Tơ Đóc 18 12.3 Khau Lạ (đối chứng) 11 7.5 Phân hạng kinh tế hộ Không ý kiến 11 7.5 Giàu 1 0.7 Khá 17 11.6 Trung bình 41 28.1 Nghèo 68 46.6 Rất nghèo 8 5.5 Tổng 146 Có 44 người là phụ nữ tham gia vào tiến trình khảo sát, chiếm 35% trên tổng số người tham gia. 3.4 Phân tích dữ liệu. Thông tin chính từ 146 câu hỏi và những kênh thông tin khác đã được tập hợp thành cơ sở dữ liệu ban đầu của dự án. Những thông tin này đã được lọc ra và phân tích dựa trên chuẩn khoa hoc thống kê và phần mềm SAS 8.1. 3.5 Những bản báo cáo sơ bộ Bản báo cáo đầu tiên về kết quả của dự án được chuẩn bị từ đầu tháng 4 xong do một số vấn đề về dịch thuật nên đã bị trì hoãn. Bản báo cáo thứ hai, mục hai, đã được chuẩn bị trong tháng 7 sau khi hoàn thành việc sửa chữa các bản dịch. 4. Phân tích dữ kiện liên quan đến công việc được yêu cầu Những phần chính của báo cáo (phụ lục 2) được trình bày trong hai phần 4 và 5, bao gồm cả việc thảo luận. • Chương 4.1: Cơ sở của khu vực dự án • Chương 4.2: Những thông tin cơ bản về các hộ gia đình bao gồm: số dân, nhóm các dân tộc thiểu số, nhóm các dân tộc thiểu số tham gia vào dự án, trình độ học vấn và tỷ lệ hộ giàu. • Chương 4.3: Các phương thức sinh kế • Chương 4.4: Sản lượng rừng (bao gồm khu vực rừng của các hộ gia đình, các khó khăn của sản phẩm rừng, các giải pháp nhằm đẩy lùi khó khăn cho các sản phẩm từ rừng, 4
  5. nhận thức của người dân về chính sách trong việc quản lý và bảo vệ rừng và thực tại trong việc sử dụng tài nguyên rừng.) • Chương 5.1: Kinh tế hộ năm 2006 • Chương 5.2:Thông tin chung về thu nhập và sử dụng đất: Từ những thông tin trên, dựa theo báo cáo, những yêu cầu cần phải thực hiện là: • thông tin về kiến thức và kĩ năng trong thực tiễn, bao gồm cả vùng đa dạng sinh học, thực tiễn quản lý, thực trạng sử dụng và quyền sở hữu • Thái độ và động thái của chính quyền địa phương trong việc quản lý và phân phối rừng cộng đồng kể cả những khu vực rừng chưa quy hoạch. • Những vấn đề về môi trương kinh tế xã hội và những cơ hội cho việc phát triển dự án nhằm thúc đẩy những thuận lợi về mặt kinh tế và môi trường.. Trong quá trình điều tra khảo sát đã áp dụng nhiều phương pháp điều tra xã hội khác nhau và có tỉ lệ người trả lời phỏng vấn cao. Số liệu được thu thập từ 06 thôn trong đó có hai thôn đối chứng. 44 người tương đương với 35.5% người tham gia trả lời là phụ nữ. Tất cả các nhóm dân tộc thiểu số đều tham gia. Báo cáo điều tra cung cấp các số liệu định tính và định lượng rất hữu ích về các khía cạnh của đời sống, và cũng khẳng định tỉ lệ nghèo và rất nghèo cao của người dân mặc dù họ đều có đất đai. Hầu như không có hộ gia đình "giàu". Điều tra cũng thu thập được nhiều thông tin về về sản xuất cây trồng và chăn nuôi, những khó khăn trong sản xuất, thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, và các giải pháp để cải thiện sản xuất cây trồng và vật nuôi. Về diện tích rừng đã giao cho các hộ thì có khoảng 800 ha trong 06 thôn với diện tích trung bình cho các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo và rất nghèo lần lượt là 4.4 ha, 2.4 ha, 1.8 ha, và 2.3 ha. Nhiều yêu cầu được người dân đề nghị nhằm giả quyết những khó khăn trong sản xuất lâm nghiệp bao gồm: "cho vay vốn", trồng thêm rừng", "bảo vệ rừng tốt hơn". Ranh giới và mốc giới không rõ ràng là một vấn đề trong quản lý bảo vệ rừng. Hầu hết người dân được phỏng vấn đề nói rằng họ biết về các qui định của chính phủ và thôn trong quản lý bảo vệ rừng, và họ cũng nói rằng họ chưa từng vi phạm các qui định về quản lý bảo vệ rừng. Căn cứ vào kết quả thảo luận của người dân và những mong muốn của họ đối với việc giao phần lớn diện tích rừng cộng đồng thành rừng phòng hộ thì thấy rằng người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng phòng hộ đối với việc duy trì bảo vệ nguồn nước và hệ thống thủy lợi. Người dân sẽ được hỗ trợ để xây dựng và thực hiện các qui định về quản lý bảo vệ và sử dụng rừng cộng đồng. Vấn đề thứ nhất của điều tra cơ bản này là có nhiều người dân không thể đưa ra giải pháp cho các vần đề họ đặt ra. Điều này có thể được giải thích một phần là do áp lực phải đưa ra câu trả lời ngay lập tức trong thời gian ngắn của bộ câu hỏi phỏng vấn - có nhiều vấn đề quan trọng và các giải pháp không thể thu được dưới áp lực những sẽ được giải quyết được thông qua thảo luận. Thứ hai là một số câu trả lời "không" có nghĩa là "tôi không quan tâm". Sự hiểu nhầm này đã được sửa lại trong báo cáo lần hai này (Phụ lục 2). Tuy nhiên, cụm từ " tôi không quan tâm" cần được hiểu một cách cẩn thận, người dân thường quan tâm đển những vấn đề hàng ngày hơn là những vấn đề lâu dài và họ cần nhiều thời gian để suy nghĩ về những vấn đề và giải pháp lâu dài. 5. Đánh giá rủi ro Trong hội thảo triển khai dự án, các thành viên tham gia hội thảo đã thảo luận phân tích các rủi ro của dự án. Đã có một vài bổ sung chỉnh sửa về mức độ đối với "khả năng xảy ra" và "mức độ nghiêm trọng nếu các rủi ro xảy ra" và đã đánh giá lại mức độ rủi ro. Đối với một số rủi ro có mức độ từ 10 hoặc trên 10, các hoạt động đã được đề xuất bởi các bên liên quan nhằm giảm thiểu các tác động hoặc quản lý các rủi ro nếu cần thiết, thời điểm thực hiện cũng được đề cập. Bảng phân tích các rủi ro được trình bày chi tiết trong phụ lục 3. 5
  6. 6. Tóm tắt và đề xuất Các điểm chính 1. Điều tra khảo sát đã sử dụng nhiều phương pháp điều tra xã hội khác nhau và có số lượng người tham gia trả lời cao tại 6 thôn của 2 xã dự án. 44 người (33.5%) người trả lời là phụ nữ, và tất cả các nhóm dân tộc thiểu số đều tham gia trả lời phỏng vấn. 2. Báo cáo điều tra cung cấp các số liệu định tính và định lượng rất hữu ích về các khía cạnh của đời sống, và cũng khẳng định tỉ lệ nghèo và rất nghèo cao của người dân mặc dù họ đều có đất đai. Hầu như không có hộ gia đình "giàu". Điều tra cũng thu thập được nhiều thông tin về về sản xuất cây trồng và chăn nuôi, những khó khăn trong sản xuất, thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, và các giải pháp để cải thiện sản xuất cây trồng và vật nuôi. 3. Có khoảng 800 ha rừng đã giao cho các hộ trong 06 thôn với diện tích trung bình cho các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo và rất nghèo lần lượt là 4.4 ha, 2.4 ha, 1.8 ha, và 2.3 ha. Nhiều yêu cầu được người dân đề nghị nhằm giả quyết những khó khăn trong sản xuất lâm nghiệp bao gồm: "cho vay vốn", trồng thêm rừng", "bảo vệ rừng tốt hơn". Ranh giới và mốc giới không rõ ràng là một vấn đề trong quản lý bảo vệ rừng. 4. Hầu hết người dân được phỏng vấn đề nói rằng họ biết về các qui định của chính phủ và thôn trong quản lý bảo vệ rừng, và họ cũng nói rằng họ chưa từng vi phạm các qui định về quản lý bảo vệ rừng. 5. Người dân tại 4 thôn đều mong muốn giao phần lớn diện tích rừng cộng đồng thành "rừng bảo vệ" vì họ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng phòng hộ đối với việc duy trì bảo vệ nguồn nước và hệ thống thủy lợi. Người dân sẽ được hỗ trợ để xây dựng và thực hiện các qui định về quản lý bảo vệ và sử dụng rừng cộng đồng vì họ đều nhân thức được tầm quan trọng về môi trường và các giá trị thẩm mỹ của rừng. 6. Nguồn thu nhập chính của các hộ là từ sản xuất nông nghiệp mặc dù diện tích rừng là rất lớn, rừng vẫn chưa tạo ra nhiều thu nhập cho người dân. Các hoạt động phi nông nghiệp hiện tại chỉ đóng gps ít ỏi vào thu nhập của hộ gia đình. 7. Hệ thống thủy lợi thôn bản đựợc duy tu và hoạt động kém chính là những trở ngại chính đối với sản xuất nông nghiệp, do đó cần được cải thiện. 8. Việc phân tích rủi ro được thực hiện. Việc giảm thiếu những rủi ro có mức độ xảy ra từ 10 và trên 10 đã được đề cập, và các hoạt động đã được đề xuất, thời điểm tiến hành cũng được xem xét. Các đề xuất 1. Việc hỗ trợ trước mắt là cần thiết (về mặt kỹ thuật, vườn ươm, cây giống) để trồng rừng, làm nông lâm kết hợp và làm giàu rừng. 2. Người dân và các đối tác của dự án nên xây dựng và thực hiện các phương pháp hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp trên diện tích rừng cộng đồng được giao để bảo vệ. 6
  7. 3. Việc tập huấn về bảo vệ rừng, quản lý rừng cộng đồng và các kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất nông lâm nghiệp là cần thiết. 4. Quá trình giao đất giao rừng (diện tích rừng cộng đồng) cần được hoàn thành càng sớm càng tốt để người dân có thể chủ động thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ, tái sinh rừng và các hoạt động tạo thu nhập khác. 5. Hệ thống thủy lợi thôn bản, việc duy tu bảo dưỡng và vận hành cần được nâng cấp. 6. Các hoạt động cần được triển khai vào thời điểm phù hợp để giảm thiểu các rủi ro như đã đề cập trong phụ lục 3. PHỤ LỤC 1. Điều khoản giao việc của nhóm điều tra 2. Báo cáo điều tra khảo sát 3. Đánh giá các rủi ro 7
  8. PHỤ LỤC 1 DỰ ÁN CARD 017/06VIE Mô tả chức năng nhiệm vụ Nhóm điều tra khảo sát 1. Giới thiệu Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4 thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Điều này sẽ thành công thông qua việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong qui hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nó bao gồm các hoạt động tăng cường năng lực ở cấp cộng đồng và các cấp chính quyền; và cung cấp các kỹ thuật và hỗ trợ thể chế. Dự án cũng sẽ cung cấp hỗ trợ để cải thiện đời sống cho những người nghèo, đặc biệt là những dân tộc ít người để có những cơ hội tiếp cận công bằng tới đất rừng, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên của họ cũng như lợi ích từ các nguồn tài nguyên này. Phương thức sẽ tập trung vào việc hỗ trợ để ngăn ngừa sự thoái hoá đất rừng và hỗ trợ phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Sự phát triển các hệ thống thông tin, những kinh nghiệm và các phương pháp đào tạo của các cộng đồng điểm sẽ được chia sẻ với các cộng đồng khác trong huyện và cũng như mở rộng ra các vùng khác phù hợp trong phạm vi của tỉnh cũng như tỉnh khác trong vùng thông qua các đối tác và các phương pháp phổ cập và truyền thông khác. Mục tiêu của Dự án là Cải thiện một cách bền vững cuộc sống của những người dân nghèo sống phụ thuộc vào rừng ở những vùng núi phía bắc thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của họ tới nguồn tài nguyên rừng, và ảnh hưởng đến quản lý đất rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển những kỹ năng thích hợp. Do đó cần thiết phải tiến hành điều tra khảo sát nhằm đánh giá những thông tin ban đầu về kinh tế xã hội, tình hình quản lý rừng, kinh nghiệm của người dân địa phương trong quản lý rừng, các hoạt động có thể tạo thu nhập cho người dân nhằm xác định những hoạt động dự án phù hợp và các chỉ số phục vụ cho công tác giám sát đánh giá trong quá trình thực hiện dự án. 2. Mục tiêu Mục tiêu của điều tra là: 1. Nhằm đánh giá các thông tin liên quan đến kinh tế xã hội, tình hình quản lý rừng, kinh nghiệm của người dân địa phương trong quản lý rừng, các hoạt động có thể tạo thu nhập cho người dân nhằm xác định những hoạt động dự án phù hợp của các thôn điểm. 2. Nhằm xác định các chỉ số phục vụ cho công tác giám sát đánh giá tiến độ và tác động của các hoạt động dự án. 3. Phạm vi công việc Để đạt được mục tiêu điều tra đặt ra, nhóm điều tra cần xem xét nhưng không giới hạn các nội dung sau đây: 8
  9. 1. Đánh giá về kinh tế xã hội của các thôn đã chọn (phân hạng kinh tế, nguồn thu nhập chính, tỉ lệ thu nhập từ rừng, mức độ phụ thuộc vào rừng). 2. Xác định các hoạt động có thể tạo thu nhập nhằm cải thiện đời sống của các cộng đồng phụ thuộc vào rừng. 3. Xem xét hiện trạng quản lý rừng cộng đồng (các qui chế quản lý của địa phương, các nhóm sử dụng rừng, chính sách của địa phương, vấn đề ranh giới,..) 4. Đánh giá chất lượng rừng cộng đồng và rừng đã giao cho các hộ (loài cây, đa dạng sinh học, sản lượng, năng suất, độ che phủ,.) 5. Tìm hiểu kinh nghiệm trong quản lý rừng của cộng đồng 6. Đánh giá nhu cầu đào tạo tập huấn của cộng đồng và các cơ quan quản lý lâm nghiệp 7. Xem xét cơ cấu tổ chức quản lý rừng hiện tại 8. Căn cứ vào khung lô gíc để xây dựng các chỉ số có thể sử dụng để đánh giá tiến độ và tác động của dự án 4. Phương pháp và nhiệm vụ 4.1 Phương pháp Điều tra khảo sát sẽ cần đến thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: (a) người tham gia dự án; (b) quan sát thực địa; (c) các tài liệu, văn kiện dự án và các ghi chép khác bao gồm cả số liệu thứ cấp; (d) các đối tác và bên liên quan ở địa phương. Những thông tin này sẽ được thu thập và báo cáo thông qua việc sử dụng các phương pháp đảm bảo độ chính xác, tính đại diện và thích hợp của thông tin. Kết luận và đề xuất phải liên quan chặt chẽ và rõ ràng đến số liệu thu thập và phân tích trong báo cáo. Báo cáo điều tra cần bao gồm cả thông tin định tính và định lượng. Cần chú trọng đến những thông tin thu thập từ phỏng vấn thực tế và quan sát. Việc lựa chọn phương pháp cụ thể và qui trình chọn mẫu điều tra sẽ do nhóm điều tra quyết định thông qua trao đổi với ban quản lý dự án của Trường Đại học Nông Lâm và Ensis. Công cụ chính sử dụng trong điều tra là các công cụ có sự tham gia, bao gồm các công cụ như: • Thảo luận sâu với các bên liên quan chủ chốt • Thảo luận nhóm • Biếu đồ nguyên nhân kết quả • Sơ đồ Venn • Phỏng vấn bán cấu trúc • Quan sát thực địa • Các tình huống 4.2 Các nhiệm vụ chính 1. Nhóm điều tra sẽ chịu trách nhiệm về các cộng việc theo trình tự dưới đây 2. Thiết kế phương pháp làm việc của nhóm, bao gồm cả qui trình thu thập số liệu, kế hoạch trên hiện trường và các quá trình cùng với nhóm dự án. 3. Rà soát lại các tài liệu dự án cần thiết, bao gồm cả văn kiện dự án và số liệu thứ cấp. 4. Thực hiện phỏng vấn các đối tác dự án, các cơ quan cấp huyện và tỉnh và các đối tác địa phương khác. 5. Thực hiện điều tra tại 4 thôn điểm và ít nhất 2 thôn khác xung quanh. 6. Viết báo cáo sơ bộ 7. Tổ chức họp để củng cố lại các kết quả điều tra và lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan. 8. Hoàn thiện báo cáo. 9
  10. 5. Các kết quả và Format 5.1 Các kết quả Cần đạt được các kết quả sau đây: Nhóm tư vấn cần hoàn thành báo cáo với các kết quả, kết luận và đề xuất bao trùm phạm vi công việc như đã nêu trong phần 3. Trong cuộc họp để hoàn thiện báo cáo với nhóm dự án và các đốI tác, nhóm điều tra sẽ nhận được những góp ý và đề xuất về báo cáo sơ bộ. Sau đó nhóm điều tra sẽ có những chỉnh sửa cần thiết trước khi nộp báo cáo cả bản Tiếng Anh và Tiếng Việt. 5.2 Format Các báo cáo sẽ được nộp dưới dạng bản in và đĩa mềm bao gồm phần text và các bảng biểu dưới dạng MS Word và các chương trình ứng dụng thông thường khác như là MS Excel. 6. Nhóm điều tra Nhóm điều tra sẽ bao gồm 4 thành viên của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong đó 1 người là nhóm trưởng. Nhóm điều tra cần có các kỹ năng trong điều tra, xây dựng bộ câu hỏi, khả năng phân tích thông tin. Các thành viên cần có kinh nghiệm trong làm việc với cộng đồng, tăng cường năng lực, quản lý rừng và làm việc theo nhóm. Họ cũng có thể đề xuất với ban quản lý dự án trong việc lựa chọn thêm thành viên để thực hiện điều tra nếu cần thiết. 7. Chuẩn bị và hỗ trợ hậu cần Một bộ tài liệu bao gồm văn kiện dự án và các tài liệu liên quan khác sẽ được cung cấp cho trưởng nhóm điều tra trước khi bắt đầu điều tra khảo sát. Các thành viên cần làm quen với các tài liệu này trước khi bắt đầu điều tra. Dự án sẽ bố trí phương tiện đi lại và chỗ nghỉ trong nội tỉnh nếu cần thiết. 8. Kế hoạch Điều tra sẽ thực hiện trong khoảng 40 ngày bao gồm cả 4 thành viên trong thời gian từ 1-15 tháng 4 năm 2007 bao gồm cả thời gian viết báo cáo. 10
  11. PHỤ LỤC 2 DỰ ÁN CARD 017/06VIE BÁO CÁO ĐIỀU TRA CƠ BẢN (Bản thứ 2, 30 tháng 7 năm 2007) Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – Ensis BÁO CÁO ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN VIỆT NAM Tháng 7 năm 2007 11
  12. Mục lục 1. Giới thiệu .................................................................................................................................13 2. Mục tiêu ....................................................................................................................................13 3. Phương pháp ............................................................................................................................13 3.1. Phương pháp luận ............................................................................................................13 3.2. Các thôn điểm của điều tra ..............................................................................................14 3.3. Nhóm điều tra ...................................................................................................................14 3.4. Phân tích số liệu ................................................................................................................15 4. Kết quả và thảo luận ...............................................................................................................15 4.1. Thông tin chung về vùng dự án .......................................................................................15 4.2. Thông tin cơ bản về các hộ gia đình ...............................................................................15 4.2.1. Dân số và dân tộc ........................................................................................................15 4.2.2. Cơ cấu thành phần dân tộc ........................................................................................16 4.2.3. Giáo dục.......................................................................................................................16 4.2.4. Phân hạng kinh tế hộ ...................................................................................................16 4.3. Các hoạt động tạo thu nhập .............................................................................................17 4.3.1. Các hoạt động sinh kế..................................................................................................17 4.4. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp .....................................................................................30 4.4.1. Rừng của hộ gia đình ...................................................................................................30 4.4.2. Khó khăn trong sản xuất lâm nghiệp ...........................................................................31 4.4.3. Các giải pháp để khắc phục khó khăn .........................................................................32 4.4.4. Nhận thức của người dân về chính sách bảo vệ rừng ..................................................33 4.4.5. Thực trạng sử dụng dụng rừng ....................................................................................33 5. Chi phí và thu nhập của hộ trong năm 2006 .........................................................................35 5.1. Chi phí của hộ trong năm 2006 ..........................................................................................35 5.2. Thu nhập của hộ trong năm 2006 .......................................................................................37 5.3. Thông tin chung về thu nhập và sở hữu đất của hộ phỏng vấn ..........................................39 6. Phụ lục ......................................................................................................................................40 12
  13. 1. Giới thiệu Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4 thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Điều này sẽ đạt được thông qua việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong qui hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nó bao gồm các hoạt động tăng cường năng lực ở cấp cộng đồng và các cấp chính quyền; và cung cấp các kỹ thuật và hỗ trợ thể chế. Dự án cũng sẽ cung cấp hỗ trợ để cải thiện đời sống cho những người nghèo, đặc biệt là những dân tộc ít người để có những cơ hội tiếp cận công bằng tới đất rừng, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên của họ cũng như lợi ích từ các nguồn tài nguyên này. Phương thức quản lý sẽ tập trung vào việc hỗ trợ để ngăn ngừa sự thoái hoá đất rừng và hỗ trợ phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Sự phát triển các hệ thống thông tin, những kinh nghiệm và các phương pháp đào tạo của các cộng đồng điểm sẽ được chia sẻ với các cộng đồng khác trong huyện và cũng như mở rộng ra các vùng khác phù hợp trong phạm vi của tỉnh cũng như tỉnh khác trong vùng thông qua các đối tác và các phương pháp phổ cập và truyền thông khác. Mục tiêu của Dự án là Cải thiện một cách bền vững cuộc sống của những người dân nghèo sống phụ thuộc vào rừng ở những vùng núi phía bắc thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của họ tới nguồn tài nguyên rừng, và ảnh hưởng đến quản lý đất rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển những kỹ năng thích hợp. Để xác định được những hoạt động dự án phù hợp và các chỉ số phục vụ cho công tác giám sát đánh giá trong quá trình thực hiện dự án cần phải tiến hành điều tra khảo sát nhằm đánh giá những thông tin ban đầu về kinh tế xã hội, tình hình quản lý rừng, kinh nghiệm của người dân địa phương trong quản lý rừng, các hoạt động có thể tạo thu nhập cho người dân. 2. Mục tiêu Mục tiêu của điều tra là: 1. Nhằm đánh giá các thông tin liên quan đến kinh tế xã hội, tình hình quản lý rừng, kinh nghiệm của người dân địa phương trong quản lý rừng, các hoạt động có thể tạo thu nhập cho người dân nhằm xác định những hoạt động dự án phù hợp của các thôn điểm. 2. Nhằm xác định các chỉ số phục vụ cho công tác giám sát đánh giá tiến độ và tác động của các hoạt động dự án. 3. Phương pháp 3.1. Phương pháp luận Điều tra khảo sát sẽ cần đến thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: (a) người tham gia dự án; (b) quan sát thực địa; (c) các tài liệu, văn kiện dự án và các ghi chép khác bao gồm cả số liệu thứ cấp; (d) các đối tác và bên liên quan ở địa phương. Những thông tin này sẽ được thu thập và báo cáo thông qua việc sử dụng các phương pháp đảm bảo độ chính xác, tính đại diện và thích hợp của thông tin. Kết luận và đề xuất phải liên quan chặt chẽ và rõ ràng đến số liệu thu thập và phân tích trong báo cáo. Báo cáo điều tra cần bao gồm cả thông tin định tính và định lượng. Cần chú trọng đến những thông tin thu thập từ phỏng vấn thực tế và quan sát. Việc lựa chọn phương pháp cụ thể và qui 13
  14. trình chọn mẫu điều tra sẽ do nhóm điều tra quyết định thông qua trao đổi với ban quản lý dự án của Trường Đại học Nông Lâm và Ensis. Công cụ chính sử dụng trong điều tra là các công cụ có sự tham gia, bao gồm các công cụ như: • Thảo luận sâu với các bên liên quan chủ chốt • Thảo luận nhóm • Biếu đồ nguyên nhân kết quả • Sơ đồ Venn • Phỏng vấn bán cấu trúc • Quan sát thực địa 3.2. Các thôn điểm của điều tra Ngoài 4 thôn dự án là Nà Mực, Khuổi Liềng, Tơ Đoóc và Bản Sảng thì 2 thôn khác là Nà Ngoà và Khau Lạ cũng được chọn để điều tra làm thôn đối chứng nhằm phục vụ cho giám sát và đánh giá dự án. 146 hộ gia đình của 06 thôn đã tham gia trả lời phỏng vấn. Trong số đó, 80 hộ là thuộc xã Văn Minh và 66 hộ thuộc xã Lạng San. Cả nam và nữ đại diện cho các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo và rất nghèo đã tham gia phỏng vấn (xem bảng 01). Bảng 1. Các thôn và hộ tham gia phỏng vấn Xã Thôn Số người trả lời % Văn Minh Nà Ngoà (đối 18 12.3 chứng) Nà Mực 25 17.1 Khuôỉ Liềng 37 25.3 Lạng San Bản Sảng 37 25.3 Tơ Đóc 18 12.3 Khau lạ (đối chứng) 11 7.5 Phân hạng kinh tế Không có thông tin 11 7.5 Giàu 1 0.7 Khá 17 11.6 Trung bình 41 28.1 Nghèo 68 46.6 Rất nghèo 8 5.5 Tổng 146 Có tổng số 44 phụ nữ tương đương 35.5% tham gia trả lời phỏng vấn. Trong quá trình điều tra, một số người đã không nhớ hoặc không biết phân hạng kinh tế của gia đình họ trong năm 2006. Lý do là vì họ không phải là chủ hộ hoặc không phải là người tham gia phân hạng kinh tế của họ. 3.3. Nhóm điều tra Nhóm điều tra bao gồm: 1. Nguyễn Thế Hùng, chuyên gia về phân tích điều tra 2. Hồ Ngọc Sơn, chuyên gia Lâm Nghiệp 3. Nguyễn Hoàng Sơn, chuyên gia Lâm Nghiệp 4. Nguyễn Đắc Bình Minh, chuyên gia GIS 14
  15. 5. Hà Xuân Linh, chuyên gia về phát triển sinh kế 6. Hà Văn Thuân, chuyên gia về quản lý sử dụng đất 7. Nguyễn Văn Nghĩa, chuyên gia về bảo tồn 3.4. Phân tích số liệu Một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh đã được thiết lập từ thông tin thu thập từ 146 bộ câu hỏi. Số liệu được sàng lọc và xử lý bằng phần mền thống kê SAS 8.1. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Thông tin chung về vùng dự án Văn Minh và Lạng San là hai xã nghèo nhất của huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Hai xã này cách trung tâm huyện từ 20-40 km. Do địa hình phức tạp và hiểm trở cho nên người dân địa phương gặp rất nhiều khó khăn về giao thông đi lại. Nguồn thu nhập chính của các cộng đồng địa phương là sản xuất nông nghiệp bao gồm canh tác đất dốc, nương bãi, lúa nước, vườn, chăn nuôi và các sản phẩm từ rừng. Trong đó thì thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi chiếm phần lớn nguồn thu nhập của họ. Tuy nhiên người dân địa phương đang gặp một số trở ngại trong sản xuất như là thiếu nước vào đầu vụ xuân hàng năm và lũ vào tháng 5 đến tháng 8. Đó là lý do tại sao thời điểm gieo trồng thường muộn hơn so với thời vụ yều cầu. Đây là những lý do làm giảm năng suất và sự bấp bênh trong sản xuất. Năm 2006, xã Văn Minh có 163 hộ thuộc nhóm nghèo và rất nghèo1. Tương ứng với với 61.97% tổng số hộ của xã Văn Minh. Tương tự, xã Lạng San có 212 hộ thuốc nhóm nghèo và rất nghèo, chiếm 56.23% tổng số hộ. Phần lớn diện tích đất của hai xã là đất lâm nghiệp. Theo số liệu thống kê của hai xã năm 2006, tổn diện tích đất của xã Lạng San là 3487.7 ha trong đó đất lâm nghiệp là 2317.83 ha chiếm 66.46% tổng diện tích. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Văn Minh là 3808.61 ha trong đó đất rừng là 2993.56 ha chiếm 78.60% tổng diện tích tự nhiên. Điều đó cho thấy rừng đóng vai trò rất quan trọng với với người dân. Tuy nhiên hiện tại các sản phẩm khai thác từ rừng chủ yếu mới chỉ được sử dụng vào nhu cầu hàng ngày. 4.2. Thông tin cơ bản về các hộ gia đình 4.2.1. Dân số và dân tộc Do sự phức tạp của địa hình trong vùng dự án và ác hệ thống canh tác truyền thống của các cộng đồng cho nên khu vực dân cư tương đối dải rác dọc theo đường giao thông, nguồn nước hoặc khu vực có thể canh tác. Một số thôn bản nằm rất xa so với trung tâm xã như thôn Bản Sảng thì việc tiếp cận với các dịch vụ như khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Dân số trong các thôn dự án cũng tương tự như các thôn ở vùng núi phía Bắc Việt nam. Thôn có nhiều hộ nhất chỉ là 65 hộ (Bản Sảng), và thôn ít hộ nhất có 22 hộ. Dân tộc Tày và Nùng là những nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu trong vùng dự án. 1 Theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH 2005 15
  16. 4.2.2. Cơ cấu thành phần dân tộc Cơ cấu thành phần dân tộc được thể hiện trong bảng 02. Trong điều tra có sự tham gia của tất cả các thành phần dân tộc sống trong vùng dự án. Nhóm dân tộc thiểu số tham gia nhiều nhất là Tày (60.3%), tiếp đó là Nùng (26.0%). Bảng 2. Các nhóm dân tộc tham gia trong điều tra Xã Đơn vị Kinh Tày Dao Nùng Tổng Văn Minh Người 8 60 8 4 80 % 10.0 75.0 10.0 5.0 100.0 Lạng San Người 1 28 3 34 66 % 1.5 42.4 4.5 51.5 100.0 Tổng Người 9 88 11 38 146.0 % 6.2 60.3 7.5 26.0 100.0 4.2.3. Giáo dục Kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của người dân là khá thấp và khác nhau giữa các thôn (Bảng 3). Phần lớn người dân địa phương học xong trung học cơ sở (34.2%), chỉ có 15.1% học xong trung học phổ thông. Khá nhiều người chỉ học xong tiểu học (30.1%). Trình độ học vấn thấp là một cản trở trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bảng 3. Trình độ học vấn của người dân Trình độ Thôn Tổng Tiểu học THCS THPT khác SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Nà Ngòa 18 4 22.2 8 44.4 5 27.8 1 5.6 Nà Mực 25 4 16.0 6 24.0 3 12.0 12 48.0 Khuổi Liềng 37 15 40.5 13 35.1 6 16.2 3 8.1 Bản Sảng 37 9 24.3 11 29.7 6 16.2 11 29.7 Tơ Đóc 18 7 38.9 8 44.4 0 0.0 3 16.7 Khau Lạ 11 5 45.5 4 36.4 2 18.2 0 0.0 Tổng 146 44 30.1 50 34.2 22 15.1 30 20.5 4.2.4. Phân hạng kinh tế hộ Việc phân hạng kinh tế hộ được dựa trên các tiêu chí của Bộ LĐTBXH2. Thu nhập trong năm 2005 và 2006 được sử dụng làm chỉ số để phân hạng kinh tế hộ. Kết quả phân hạng kinh tế hộ của 6 thôn điều tra được trình bày trong bảng 4. Bảng 4 cho thấy rằng số hộ trong diện trung bình và nghèo lần lượt chiếm 28.1% và 46.6%, như vậy tỉ lệ nghèo đói trong các thôn điều tra thấp hơn một chút so với tỉ lệ nghèo chung của toàn xã. 2 Nghèo: thu nhập/người/tháng < 200.000 đồng/tháng (12.5 USD/tháng) 16
  17. Bảng 4. Phân hạng kinh tế hộ trong năm 2006 theo nhóm dân tộc Phân hạng kinh tế năm 2006 Nhóm dân tộc Đơn vị Không có thông tin Giàu Khá Tổng TB Nghèo Rất nghèo Kinh Người 4 0 2 3 0 0 9 % 44.4 0.0 22.2 33.3 0.0 0.0 100 Tày Người 7 1 11 24 42 3 88 % 8.0 1.1 12.5 27.3 47.7 3.4 100 Dao Người 0 0 3 0 6 2 11 % 0.0 0.0 27.3 0.0 54.5 18.2 100 Nùng Người 0 0 1 14 20 3 38 % 0.0 0.0 2.6 36.8 52.6 7.9 100 Tổng Người 11 1 17 41 68 8 146 % 7.5 0.7 11.6 28.1 46.6 5.5 100.0 Bảng 4 cũng cho thấy rằng nhóm nghèo và rất nghèo chủ yếu thuộc về dân tộc Tày, Dao, Nùng. Do đó các hoạt động của dự án cần chú trọng đến các nhóm dân tộc này. 4.3. Các hoạt động tạo thu nhập Do ở vùng núi xa xôi và không có các ngành công nghiệp cho nên thu nhập chính của người dân là từ sản xuất nông lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nghề rừng. 4.3.1. Các hoạt động sinh kế 4.3.1.1. Sản xuất cây trồng * Hiện trạng đất nông nghiệp và năng xuất Các hoạt động trồng trọt mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương ở tất cả các thôn. Tuy nhiên năng suất và sản lượng cây trồng thấp do thiên tai (Bảng 5). Có thể thấy rằng lua xuân, lúa mùa, ngô là 3 cây trồng chính trong trồng trọt của cộng đồng. Diện tích lúa xuân, lúa mùa và ngô bình quân trên hộ lần lượt là 1165 m2, 1906m2 và 2348m2. Đây là diện tích lớn hơn bình quân ở vùng đồng bằng của Việt Nam do đó nâng cao năng suất cây trồng sẽ nâng cao thu nhập cho người dân và đồng thời góp phần giảm việc khai thác phá rừng. Các loài cây trồng khác như khoai, lạc chiếm diện tích nhỏ tương ứng là 302 và 126 m2/hộ. Tuy nhiên qua thảo luận thì người dân cho biết rằng những cây trồng này có thể tăng diện tích trên đất trống đồi trọc và đất lúa một vụ nếu có giống mới có năng suất cao và phù hợp với điều kiện địa phương. Việc phân tích số liệu cho thấy rằng thôn Khuổi Liềng và Khau Lạ có diện tích đất nông nghiệp bình quân nhỏ hơn so với các thôn khác. Tương tự dân tộc Dao và nhóm hộ rất nghèo thường có diện tích đất nông nghiệp bình quân nhỏ hơn so với các nhóm khác. * Nguồn thu nhập chính từ trồng trọt Bảng 06 cho thấy rằng thôn Khuổi Liềng và Khau Lạ, dân tộc Dao và nhóm hộ rất nghèo không thể đáp ứng cuộc sống nhờ các hoạt động nông nghiệp. * Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp 17
  18. Ở tất cả các thôn, yếu tố khó khăn nhất trong sản xuất nông nghiệp chính là thiếu nước vào đầu vụ xuân. Hiện tại việc trồng trọt dựa vào thủy lợi. Tuy nhiên thủy lợi chỉ đáp ứng được 30% diện tích canh tác. Bên cạnh đó thì thiếu vốn, khoa học kỹ thuật, giống cây,.. là những trở ngại khác trong việc tăng năng suất cây trồng. 18
  19. Bảng 5. Thông tin của hộ gia đình về trồng trọt năm 2006 Lúa xuân Lúa mùa Ngô Lạc Khoai Sả n Tổng Diện Diện Năng Diện Năng Diện Sả n Diện Chỉ số phân loại Năng suất lượn TT thu tích tích suất tích suất tích lượng tích Số người g nhập 1000 đ Kg/ Kg/ (m2) Kg/1000 m2 (m2) (m2) (m2) (m2) kg Kg 1000 1000 m2 m2 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 1 146 1488 429 2524 412 3177 420 355 179 151 29 10438 Tổng Phân theo thôn, xã 2 3 Văn Minh Nà Ngòa 18 1556 477 2622 475 2239 480 222 128 328 57 10741 Nà Mực 25 1452 457 2484 448 3292 515 908 428 63 26 11321 4 5 Khuổi Liềng 37 1387 358 2430 358 2330 360 62 28 116 17 7833 Lạng San Bản Sảng 37 1389 446 2511 413 3959 422 70 46 86 13 11222 6 7 Tơ Đóc 18 1622 472 2744 427 4578 397 1078 559 369 74 13911 Khau Lạ 11 1911 399 2455 387 2382 332 82 36 45 6 8377 8 9 Phân theo xã và nhóm dân tộc Văn Minh Kinh 8 1238 416 2238 489 1425 359 388 213 338 47 7833 10 11 Tày 60 1545 425 2772 413 2642 454 413 195 133 29 10332 Dao 8 700 340 700 325 2663 367 138 83 13 4 5159 12 13 Nùng 4 1850 390 2350 367 4400 387 0 0 250 36 10578 Lạng San Kinh 1 1500 400 3000 267 8000 225 1000 600 300 48 12088 14 15 Tày 28 1469 409 2625 404 3564 379 111 53 107 30 10006 Dao 3 833 497 1500 334 2667 567 0 0 0 0 7711 16 17 Nùng 34 1662 470 2597 429 4097 410 553 296 207 28 13011
  20. Bảng 5. Thông tin của hộ gia đình về trồng trọt năm 2006 (tiếp theo) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Phân theo nhóm dân tộc và hạng kinh tế 2006 18 19 Kinh Không thông tin 4 1075 298 1875 404 1000 330 0 0 0 0 4935 Khá 2 1200 600 3500 684 2550 488 1550 850 1250 178 17155 20 21 Trung bình 3 1567 444 2133 400 3433 221 333 200 167 23 6902 Tày Không thông tin 7 943 467 2343 472 6286 383 257 100 243 38 14172 22 23 Giàu 1 800 433 1400 414 600 419 0 0 0 0 4121 Khá 11 1345 368 3400 309 3255 397 655 309 88 52 9135 24 25 Trung bình 24 1879 410 2683 430 2733 479 183 125 121 25 10765 27 Rất nghèo 3 767 292 433 357 900 301 0 0 0 0 2139 Dao Khá 3 533 250 533 300 5000 353 0 0 0 0 7210 28 29 Nghèo 6 1083 439 1417 338 2050 385 183 110 17 5 5979 Rất nghèo 2 0 . 0 . 1000 900 0 0 0 0 3450 30 31 Nùng Khá 1 1600 713 1600 750 2000 419 200 120 200 50 11543 Trung bình 14 2236 461 3307 402 5107 424 1036 550 339 41 16523 32 33 Nghèo 20 1405 450 2280 419 3790 391 205 113 155 24 10982 Rất nghèo 3 967 467 1400 457 2533 433 0 0 0 0 7404 34 20
nguon tai.lieu . vn