Xem mẫu

  1. Ministry of Agriculture & Rural Development CARD Project Progress Report 002/05/VIE Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam MS 3: Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Đinh Văn Thành1, Nguyễn Xuân Sức1, Elizabeth Petersen2§, Abbie McCartney3 and Steve Schilizzi3 1 Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 (RIA1), Từ Sơn, Bắc Ninh 2 Công ty TNHH Kinh tế ứng dụng, Số 30 đường Dean, BATEMAN, Tây Úc 6150 3 Trường Đại hoc Tây Úc, Số 35 đường Stirling, NEDLANDS, Tây Úc 6907 § Thông tin tác giả: Liz.Petersen@tpg.com.au, Ph/Fax: +61 8 9332 8310 05/2007
  2. Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này phân tích giá hiện trạng thực hành nuôi tôm trong các nông hộ ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, đánh giá hiện trạng sản xuất cũng như điều kiện kinh tế xã hội và môi trường đồng thời tiềm hiểu những hạn chế trong việc áp dụng Thực Hành Quản Lý Tốt (BMP). Báo cáo này thể hiện các kết quả điều tra 90 nông hộ nuôi tôm tại 3 tỉnh Bắc Trung Bộ (gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế). Chi phí thức ăn chiếm ưu thế trong sản xuất nuôi tôm (trung bình là 65% tổng chi phí sản xuất) với sự đa dạng về chủng loại thức ăn giữa các tỉnh. Chi phí con giống chiếm vị trí tiếp theo (trung bình chiếm 13% tổng chi phí). Đánh giá của các nông hộ về chất lượng tôm giống ở các mức độ là tương đương nhau (chia làm 4 mức rất tốt, tốt, trung bình và xấu), với điểm trung bình mỗi mức độ là 2,7. Các chi phí khác bao gồm tu sửa ao (thuê công lao động với giá trung binh 45 ngàn đồng/công tương đương 2,8 đô-la/công tỷ giá quy đổi tháng 4 năm 2007), chi phía năng lượng, hoá chất, chế phẩm sinh học (Diatomite, Zeolite và các loại khác), chi phí vôi và phân bón (đạm, lân và NPK). Có 75% số hộ thực hiện việc kiểm tra môi trường (chủ yếu là chất lượng nước) và bệnh tôm. Bệnh tôm được phát hiện ở 75% số hộ có kiểm tra bệnh tôm, mặc dù tỷ lệ này cao hơn ở những tỉnh có số hộ kiểm ra bệnh tôm it phổ biếm hơn. Thiệt hại trung bình từ bệnh tôm, chủ yếu là sự giảm năng suất, ước tính là 7 triệu đồng mỗi hộ (chiếm khoảng 2 phần 3 lợi nhuận). Vì vậy, giảm thiểu bệnh dịch và nâng cao nằn suất thông qua tăng khả năng thực hành quản lý là cần thiết. Diện tích ao nuôi trung bình là 7000 m2, cỡ tôm thu hoạch trung bình 18 gram/com, giá bán trung bình 63 ngàn đồng/kg và sản lượng bình quân là 760 kg/ha tương đương với 100 gram/m2. Lợi nhuận bình quân đạt xấp xỉ 11 triệu/hộ tương đương 1600 đồng/m2 (0,1 đô- la/m2), với sự khác nhau có ý nghĩa giữa các tỉnh (dao động từ 0,3 đến 16 triệu/hộ tương đương 100 đến 2700 đồng/m2). Những nông hộ ít bị tác động của bệnh tôm thường mang lại lợi nhuận cao hơn. Tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí bình quân là 1,29 cho thấy nuôi tôm mang lại lợi nhuận khá cao, với sự đầu tư 1 đồng mang lại thu nhập 1,29 đồng. Tỷ lệ này cũng dao động đáng kể giữa các tỉnh từ 1,02 đến 1,44. Kết quả này được tính từ số liệu thu thập trong 1 năm của hệ thống nuôi tôm và không bao gồm chi phí cơ hội và lao động gia đình. Thực hành nuôi tôm bình quân vùng nghiên cứu là 5 năm với gần 1 nửa số lao động tham gia vào hoạt động nuôi. Thu nhập từ các hoạt động ngoài nuôi tôm gồm nông nghiệp, chăn nuôi, khai thác thuỷ sản chế biến và làm thuê. Thu nhập từ các hoạt động kể trên trung bình đạt 12 triệu đồng/hộ. Vì vậy, hoạt động nuôi tôm chiếm xấp xỉ 47% tổng thu nhập của gia đình (dao động từ 3 đến 59%) Các nông hộ cho biết thiếu vốn là hạn chế cơ bản nhất trong sự phát triển nuôi tôm. Các khó khăn khác gồm thiếu con giống có chất lượng tốt, kỹ thuật nuôi thấp, thiếu kỹ năng quản lý, thiếu thông tin về thị trường, giá các nguyên liệu đầu vào cao và giá bán còn thấp. Các hoạt
  3. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam động nuôi tôm có ảnh hưởng tích cực về mặt cộng đồng như tạo thêm việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cũng nhận thấy các ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng như mất các nghề truyền thống, giảm nguồn lợi thuỷ sản khai thác tự nhiên, tăng ô nhiễm nguồn nước và tăng các tranh chấp xã hội và sử dụng đất đai. Hầu hết các nông hộ nuôi tôm thực hành các kỹ thuật từ các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi (96% số hộ) với 2 phần 3 số hộ ở mỗi tỉnh áp dụng các kỹ thuật được tập huấn. Chưa có hộ nào trong số hộ điều tra tham gia tập huấn về BMP trong nuôi tôm, mặc dù có 20% số hộ nhận được tài liệu khuyến ngư về BMP. So sánh giữa thực hành nuôi tôm hiện tại và BMP cho thấy các nông hộ đã thực hành các khâu về quy cỡ ao nuôi, thời gian làm khô ao và bón vôi. Tuy nhiên, so sánh với hướng dẫn, các hộ còn chưa thưa thực hiện đúng các khâu như tỷ lệ phân bón cao (có thể ảnh hưởng không lớn đến thu nhập nhưng ảnh hưởng đến môi trường) và mật độ thả thấp (có thể do sự hạn chế về vốn hoặc tính sẵn có của con giống) dẫn đến năng suất không như mong muốn (trong đó it nhất một phần lý do là mật độ thả thấp và cỡ tôm thu hoạch nhỏ). Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ nuôi tôm sẵn sàng học hỏi và nâng cao khả năng về quản lý thực hành. Thiếu kiến thức về BMP và thiếu tuân thủ một phần các khuyến nghị cho thấy sự cần thiết phải phân tích thêm các hạn chế về kinh tế và kỹ thuật của việc chấp nhận BMP một cách toàn diện và tăng cường khuyến khích BMP cũng như tăng cường năng lực hoạt động. 2 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  4. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Nội dung Tóm tắt .............................................................................................................. 1 1. Giới thiệu .................................................................................................... 4 2. Phương pháp ................................................................................................. 5 3. Phân tích số liệu ............................................................................................ 6 3.2 Thông tin chung về kỹ thuật nuôi tôm............................................................................. 8 3.3 Nguồn và chất lượng tôm giống ...................................................................................... 9 3.4 Chuẩn bị ao ................................................................................................................... 10 3.6 Sử dụng thức ăn và các đầu vào khác ........................................................................... 11 3.7 Kiểm tra điều kiện môi trường và dịch bệnh ................................................................. 12 3.8 Thu nhập từ nuôi tôm và các nguồn thu khác................................................................ 13 3.9 Tham gia các lớp tập huấn và thực hành BMP .............................................................. 15 3.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoặc bị ảnh hưởng bởi nuôi tôm ....................................... 16 4. Thảo luận và kết luận .................................................................................. 19 Bibliography .................................................................................................... 21 Phụ Lục 1: Hướng dẫn Thực Hành Quản Lý Tốt (BMP)...................................... 22 Phụ lục 2: BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA ............................... Error! Bookmark not defined. 3 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  5. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam 1. Giới thiệu Sản xuất tôm quy mô nông hộ là loại hình sản xuất chiếm ưu thế trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ven biển Việt Nam. Năm 2003, sản lượng tôm xấp xỉ 341.000 tấn chiếm khoảng 12% tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam nhưng chiếm đến 50% giá trị sản phẩm (giá trị khoảng 1,4 tỉ USD năm 2003) (http://www.fistenet.gov.vn). Sản lượng tôm nuôi chiếm khoảng 70% tổng sản lượng tôm và khoảng 24% tổng sản lượng NTTS nhưng chiếm tới 71% giá trị. Sản lượng tôm gia tăng 13% và 21% trong năm 2002 và 2003. Hơn nữa, tốc độ phát triển tă2ng trưởng còn cao hơn với 20% và 28% trong 2 năm 2002 và 2003. Do giá cả được duy trì ổn định nên sự gia tăng về giá trị của sản phẩm cũng tương đồng với sự gia tăng về khối lượng (http://www.fistenet.gov.vn ). Những năm gần đây, các chất kháng sinh và chất độc đã được tìm thấy trong tôm xuất khẩu làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và giá thành sản phẩm. Năm 2003, năm chuyến hàng từ Thừa Thiên-Huế xuất đi Châu Âu đã bị tiêu huỷ hoặc trả lại do xuất hiện của chất kháng sinh và có khả năng một số lượng lớn hơn từ các tỉnh Bắc Miền Trung cũng rơi vài tình trạng tương tự trong năm 2004. Hạn chế về kiến thức, giới hạn về vốn của các trạng trại và ít cơ hội được học hỏi nâng cao năng lực của các hộ sản xuất đã gây nên những hậu quả trên, nó cũng gây ra những suy thoái về môi trường, giảm chất lượng nước, mất các ngồn lợi và làm cho dịch bệnh phát triển. Từ đó hệ quả gây ra là sinh kế của nhiều người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự suy giảm sản lượng, những tác động tiêu cực đến môi trường và kinh tế xã hội cũng như những quan tâm đối với an toàn vệ sinh thực phẩm đã đặt ra vấn đề phải mở rộng thực hành sản xuất tốt (BMP) đối với các hộ nuôi tôm. BMP đã được áp dụng ở nhiều nước trong thực hành sản xuất và là điều kiện không thể thiếu đối với sản xuất tôm (FAO 1995). Nó cũng được xem như tiêu chuẩn cơ sở nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất, làm giảm nhẹ các tác động xấu đến môi trường, kinh tế xã hội và đáp ứng được yêu cầu và an toàn thực phẩm. BMP hiện nay được sử dụng rộng rãi và trở thành yếu cầu quan trọng trong việc nâng cao tính thương mại của sản phẩm thuỷ sản. Mộ số dự án đã tập trung vào việc đẩy mạnh tiêu chuấn thực hành BMP đối với các trại nuôi tôm ở Việt Nam (các dự án của DANIDA như SUMA/NACA và dự án thí điểm của NAFIQUAVED (National Fisheries Quality Assurance and Veterinary Directorate)( xem phủ lục 1, danh mục các tiêu chuẩn BMP). Những dự án này đã đưa ra những mục tiêu BMP cụ thể và áp dụng trên quy mô nhỏ. Kết qủa của các dự án chưa được áp dụng trên quy mô lớn nhằm phổ biến rộng rãi đối với các nhà sản xuất và khả năng thi hành còn hạn chế. Điều này xuất phát từ một số các nguyên nhân về tài chính, kinh tế xã hội và kỹ thuật. Các trang trại nuôi tôm quy mô nhỏ thường không thống nhất và năng lực của các hộ dân để phù hợp với BMP gặp phải rào cản do thiếu kiến thức, hạn chế về vốn và khả năng lĩnh hội. Hiệu quả của việc áp dụng BMP đối với các hộ dân cần thiết được nghiên cứu tỷ mỉ. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ Thái Lan, Ấn Độ và Băng La Đét cho thấy rằng những người nông dân áp dụng BMP làm gia tăng hiệu quả, sản lượng và chất lượng (SUMA, 2004). Báo cáo này là một trong những kết quả của dự án được hỗ trợ bởi cơ quan phát triển Quốc tế Australia và Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua sự cộng tác của chương trình phát triển Nông nghiệp Nông thôn (CARD). Báo cáo thể hiện kết quả nghiên 4 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  6. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam cứu đối với 90 hộ nuôi tôm tại Việt Nam, đánh giá hiện trạng năng xuất, kinh tế xã hội và điều kiện môi trường và định ra những vấn đề khó khăn khi áp dụng BMP. Kể quả này được sử dụng để thông tin những phân tích về tác động về mặt kinh, tế kỹ thuật đối với việc thực thi BMP, hỗ trợ việc lựa chọn những mô hình trang trại và sử dụng như một căn cứ so sánh đối với các mô hình và trang trại đối chứng trong và sau quá trình thực thi dự án. Báo cáo được trình bày với các phần: phương pháp (phần 2), phân tích dữ liệu (phần 3) và kết quả thảo luận (phần 4). 2. Phương pháp Tiến hành điều tra và phân tích theo các bước sau đây: Bước 1: xây dựng bộ câu hỏi điều tra Bộ câu hỏi điều tra được khởi thảo tại Viện nghiên cứu NTTS 1 (RIA1). Sau đó tiếp tục lấy ý kiến của Trường Đại học Tây Úc (UWA) và tổng hợp lại (xem phục lục 2). Bước 2: Thu thập số liệu Bộ câu hỏi do các cán bộ Viện NC NTTS 1 thực hiện phỏng vấn. Tổng số 90 nông hộ tham gia phỏng vấn trong quá trình điều tra tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế mỗi tỉnh 30 hộ (xem Hình 1). Những tỉnh này được lựa chọn dựa trên cơ sở những các tỉnh nằm phía bắc trung bộ (khu vực tập trung của dự án) và có tiềm năng đối với NTTS so với các tỉnh khác do có diện tích lớn hơn và cơ sở hạ tâng phù hợp hơn. Bộ câu hỏi được phỏng vấn thí điểm và sau đố được phân cho 3 nhóm chuyên gia phỏng vấn trực tiếp đối với người dân nuôi tôm. Bước 3: Phân tích số liệu và viết báo cáo Các chuyên gia của Úc (UWA) và Việt Nam (RIA1) cùng thực hiện phân tích số liệu và viết báo cáo. Quá trình phân tích ban đầu được thực hiện thông qua liên lạc bằng email. Buổi họp của dự án được tổ chức tại Perth năm 2007 sẽ đi sâu vào thảo luận và kiểm tra lại dữ liệu đã điều tra. Phần 2 của báo cáo sẽ được hoàn tất sau phiên họp dự án tại Perth. Bước 4: Phản hồi từ các cán bộ thực hiện và hoàn thiện báo cáo Các kết quả chính được phát hiện sẽ được tổng hợp và phân phát đến các nhóm cán bộ chủ chốt nhằm thu nhận các góp ý. Sau đó một báo cáo các kết quả thảo luận sẽ được đề xuất bao gồm cả các góp ý ở trên. Nhóm dự án Phía Việt Nam: Thạc sỹ Đinh Văn Thành, Trung tâm chuyển giao công nghệ - Viện NC NTTS 1 Thạc sỹ Nguyễn Xuân Sức, Trung tâm chuyển giao công nghệ - Viện NC NTTS 1 Phía Australia : Tiến sỹ Elizabeth Petersen, Kinh tế ứng dụng - Đại học Đại học Tây Úc 5 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  7. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Thạc sỹ Abbie McCartney, Kinh tế về nguồn lợi tự nhiên, Đại học Tây Úc Phó giáo sư-tiến sỹ Steven Schilizzi, Đại học Tây Úc Nghe An Ha Tinh Thua Thien-Hue Hình 1: Bản đồ chỉ 3 tỉnh tham gia dự án 3. Phân tích số liệu Việc phân tích số liệu từ bộ câu hỏi điều tra dựa trên giá trị trung bình từ 90 nông hộ nuôi tôm tham gia trả lời phỏng vấn và tách biệt giữa các tỉnh tham gia dự án (gồm Hà tĩnh, Nghệ an, và Thừa thiên Huế, 30 người trả lời phỏng vấn từ mỗi tĩnh). Số liệu được phân tích theo các tiêu chí sau: - Thông tin chung về chủ hộ (mục 3.1), - Thông tin chung về kỹ thuật nuôi tôm (mục 3.2), - Nguồn và chất lượng tôm giống (mục 3.3), - Chuẩn bị ao nuôi (mục 3.4), - Sử dụng hóa chất và chế phân sinh học (mục 3.5), - Thức ăn và những đầu tư khác (mục 3.6), 6 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  8. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam - Kiểm tra bệnh và môi trường (mục 3.7), - Thu nhập từ nuôi tôm và các nguồn khác (mục 3.8), - Tham gia các lớp tập huấn và áp dụng BMP (mục 3.9), và - Các yếu tố gây ảnh hưởng tới hoạt động nuôi tôm và ngược lại (mục 3.10). 3.1 Thông tin chung về chủ hộ Các thống kê liên quan đến chủ hộ nói chung được trình bày ở phần này. Bình quân mỗi hộ có 5 khẩu, sự khác nhau giữa các tỉnh là không lớn (Bảng 1). Tuổi trung bình của chủ hộ là 47, dao động từ 41 tuổi thuộc Hà Tĩnh đến 50 tuổi thuộc Thừa Thiên- Huế, trong đó 86% là nam giới. Kinh nghiệm nuôi tôm trung bình xấp xỉ 5,4 năm, với sự khác biệt đáng kể giữa các tỉnh (dao động từ 3,1 năm ở Nghệ An đến 8,5 năm ở Thừa Thiên- Huế). Bảng 1: Thông tin chung về nông hộ theo từng tỉnh Tỉnh Hà Tĩnh Nghệ An TT- Huế Tính chung Số khẩu trung bình nông hộ 5,1 4,7 5,5 5,1 41 48 50 47 Tuổi TB của chủ hộ (năm) Tỷ lệ chủ hộ là nam giới (%) 90 80 87 86 Kinh nghiệm nuôi tôm (năm) 4,8 3,1 8,5 5,4 Xấp xỉ 52% số thành viên trong gia đình là nam giới (Hình 2). Trung bình có 55% số thành viên gia đình tham gia lao động trực tiếp, trong đó gần 1 nửa tham gia vào hoạt động NTTS. Con số này có sự thay đổi không nhiều giữa các tỉnh. Tỷ l ệ % 70 Tỷ lệ % nam giớ i trong gia đình 60 Tỷ lệ % s ố 50 ngườ i là lao động c hính 40 Tỷ lệ % lao động tham gia NTTS 30 20 10 0 Nghệ An Hà Tĩnh Thừa Thiên-Huế Tính c hung Hình 2: Thông tin liên quan đến chủ hộ theo tỉnh Hầu hết chủ nông hộ đã hoàn thành chương trình đào tạo đến cấp 2 và 3 (Bảng 2). Trong đó số chủ hộ có trình độ cấp 3 ở ở Nghệ An (67%)chiếm khá cao (63%) và Hà Tĩnh . Riêng ở 7 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  9. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Thừa Thiên-Huế, số người hoàn thành cấp 1, 2, và 3 là gần ngang nhau. Không có chủ hộ nào hoàn thành trình độ trung cấp, ngoại trừ ở Nghệ An có 7 người. Bảng 2: Trình độ học vấn của chủ hộ theo % Cấp 1a Cấp 2b Cấp 3c Trung cấpd Tỉnh Hà Tĩnh 0 37 63 0 Nghệ An 3 67 23 7 Thừa Thiên- Huế 30 37 33 0 Tính chung 11 47 40 2 a Năm năm đầu tiên của hệ học 12 năm, thường học sinh trong độ tuổi 6 đến 10. b Bốn năm tiếp theo của hệ đào tạo 12 năm, thường trong độ tuổi từ 12 đến 15. c Ba năm cuối của hệ đào tạo, độ tuổi học sinh từ 16 đến 17. d Một đên hai năm đào tạo lĩnh vực cụ thể, thường kế tiếp bậc học cấp 3. Hoạt động nuôi tôm và nông nghiệp là hai trong số những nghề chính, bao gồm cả nghề chính và phụ (Bảng 3). Đáng chú ý là, nuôi tôm là nghề chính của nông hộ tại Thừa Thiên- Huế (67% số hộ), trong khi nông nghiệp lại là nghề chính ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Các nghề khác đóng vai trò ít quan trọng hơn, bao gồm thủ công, buôn bán, xây dựng và nhiều nghề khác. Bảng 3: Phân bố nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn, gồm nghề chính và hai nghề phụ (S1) và (S2) Kháca Nuôi Nông Thủ Buôn Xây tôm nghiệp công bán dựng Hà Tĩnh 37 47 0 0 0 17 Nghề Nghệ An 30 53 10 0 0 7 chính Thừa Thiên- Huế 67 23 0 7 0 3 Tính chung 45 41 3 2 0 9 Hà Tĩnh 60 27 0 0 0 3 Nghệ An 30 20 33 0 17 0 S1 Thừa Thiên- Huế 30 37 0 30 0 0 Tính chung 40 28 11 10 6 1 Hà Tĩnh 3 0 20 0 0 7 Nghệ An 37 20 10 0 3 3 S2 Thừa Thiên- Huế 0 3 0 0 0 7 Tính chung 13 8 10 0 1 6 a Ghi chú: Các tiêu chí đánh giá nghề nghiệp gồm 5 nghề chính và nghề phụ, bao gồm các nghề phụ như công nhân, lao động thuê, dịch vụ sức khỏe, phi nông nghiệp, buôn bán thức ăn tôm, chăn nuôi, cán bộ nhà nước, và khai thác đánh bắt. 3.2 Thông tin chung về kỹ thuật nuôi tôm Người tham gia trả lời phỏng vấn được yêu cầu cung cấp thông tin chung liên quan đến hoạt động nuôi tôm, thông tin đưa ra dựa trên 2 ao nuôi chủ yếu. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy ao thu hai nhìn chung không được đầu tư nhiều và cho năng suất kém ao thứ nhất, tức là sự đầu tư vào các ao nuôi của cùng một gia đình ở các ao là rất khác nhau. Như vậy, số liệu chỉ sử dụng từ ao nuôi có đầu tư cao hơn và cho hiệu quả cao hơn Có sự sai khác đáng kể về diện tích ao nuôi, mật độ thả, cỡ giống, giá con giống, và sản lượng giữa các tỉnh nghiên cứu. (Bảng 4). Kết được tổng hợp sau đây: 8 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  10. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Kích thước ao trung bình 6,930 m2, diện tích ao ở Thừa Thiên- Huế lớn nhất • (8,970m2), ở Hà Tĩnh (6,100m2) và 5,740 m2 ở Nghệ An. Mật độ thả trung bình là 8,4 con/m2, mật độ này cao hơn ở Nghệ An (12,8 con/m2) so • với các tỉnh khác với 8,5 con/m2 ở Hà Tĩnh và 5,6 con/m2 ở Thừa Thiên- Huế. • Cỡ thả và giá tôm giống lần lượt là 25,1 ngày tuổi và 87 đồng/con. Cỡ thả và giá tôm giống ở Thừa Thiên- Huế cao hơn đáng kể sơ với các tỉnh khác. • Cỡ thu hoạch đạt 18,2 g/con và giá bán trung bình là 63 ngàn đồng/kg. Cỡ thu họach ở Hà tĩnh (20,5 g/con) cao hơn các tỉnh khác (Nghệ An 17,3 g/con và Thừa Thiên- Huế 17,2 g/con). Giá bán không chênh lệch nhau nhiều giữa các tỉnh. Sản lượng trung bình xấp xỉ đạt 762 kg, tương đương 108 g/m2. Sản lượng thay đổi • đáng kể giữa các tỉnh, cao nhất ở Thừa Thiên- Huế (1,151kg) đến các tỉnh khác (842 kg ở Nghệ An và 48kg ở Hà Tĩnh), mặc dù năng suất ở Nghệ An đạt cao nhất (147 g/m2 so với 128 g/m2 ở Thừa Thiên- Huế và 48 g/m2 ở Hà Tĩnh). Bảng 4: Các thông số về hoạt động nuôi tôm của các nông hộ ở các tỉnh điều tra Hà Tĩnh Nghệ An Thừa Thiên Huế Tính chung 2 Tổng diện tích ao (m ) 6.100 5.740 8.970 6.930 Mật độ thả (con/m2) 8,52 12,8 5,60 8,44 Cỡ giống thả (ngày tuổi) 18,0 15,0 42,3 25,1 Giá con giống (đồng/con) 53,7 35,2 171,9 87,0 Cỡ tôm thu hoạch (g/con) 20,5 17,3 17,2 18,2 Tổng sản lượng (kg/hộ) 293 842 1,151 762 2 Năng suất (g/m ) 48 147 128 108 Giá bán tại ao (ngàn đồng/kg) 64 61 64 63 Thời gian nuôi thường kéo dài 3 tháng, ở Nghệ An và Hà Tĩnh thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 hoặc từ tháng 4 đến tháng 8. Tại Thừa Thiên- Huế thời gian nuôi kéo dài hơn thường là 4 tháng, từ tháng 2 đến tháng 6. Nhìn chung, các nông hộ được hỏi chỉ nuôi thuần con tôm. 3.3 Nguồn và chất lượng tôm giống Giống tôm được mua từ nhiều nguồn khác nhau (Bảng 5,6 và 7). Phần lớn giống sử dụng cho nuôi ở Hà Tĩnh có nguồn gốc từ Kỳ Anh, trong khi đó Diễn Châu là nơi cung cấp giống tôm chính cho Nghệ An. Thừa Thiên- Huế sử dụng con giống mua từ ngoại tỉnh. Bảng 5: Nguồn tôm giống cung cấp cho Hà tỉnh Kỳ Anh Nghi Xuân % nguồn giống từ 67 33 Bảng 6: Nguồn tôm giống cung cấp cho Nghệ An Quỳnh Diễn Cửa Lò Diễn Châu và Đà Nẵng Lưu Châu Cửa Lò % nguồn giống từ 13 67 3 3 14 Bảng 7: Nguồn tôm giống cung cấp cho Thừa Thiên- Huế Tỉnh Trong tỉnh Ngoài tỉnh Cả hai % nguồn giống từ 13 83 4 Người tham gia trả lời phỏng vấn được yêu cầu đánh giá xếp hạng chất lượng tôm giống theo thang điểm Likert, trong đó mức độ đảm bảo chất lượng tôm giảm dần theo thang điểm từ 1 đến 4, thông tin về thang điểm tham khảo Alreck và Settle (1995) (Bảng 8). Điểm trung bình 9 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  11. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam theo đánh giá là 2,7, với gần 1 nửa cho rằng giống tôm có chất lượng tốt (theo thang điểm là 2), phần còn lại cho rằng giống tôm có chất lượng kém. Chất lượng con giống ở Hà Tĩnh (điểm trung bình là 3,1) thấp nhất, so với các tỉnh khác (Nghệ An là 2,8 và Thừa Thiên- Huế là 2,2). Bảng 8: Đánh giá về chất lượng (theo số người trả lời) cho mỗi tỉnh Trung 1 2 3 4 5 bình (rất tốt) (khá) (trung bình) (kém (không biết) ) Hà Tĩnh 3,1 0 9 8 12 1 NghầTn 2,8 0 14 8 7 1 Thừa Thiên- Huế 2,2 0 23 7 0 0 Tính chung 2,7 0 15 8 6 1 Thang điểm này dựa trên tần suất tôm giống được kiểm tra hình thái và bệnh tật, mà Thừa Thiên- Huế là tỉnh có tỷ lệ tôm được kiểm tra nhiều nhất (63%), tiếp theo là Nghệ An (30%) và Hà Tĩnhnh (20%). 3.4 Chuẩn bị ao Tổng quan các hoạt động chuẩn bị ao nuôi được trình bày ở Bảng 9. Trung bình ao nuôi được chuẩn bị một lần/vụ nuôi, tiêu tốn trung bình khoảng 57 ngày công. Ở Hà Tĩnh thời gian chuẩn bị ao thường kéo dài hơn (102 ngày công) so với Nghệ An (36 ngày công) và Thừa Thiên- Huế (34 ngày công). Nhân công được thuê hợp đồng với mức lương 45 ngàn đồng/ngày. Việc tu sửa ao tốn nhiều chi phí hơn cả, trung bình 2,5 triệu đồng, tương đương 374 đồng/m2. Các công việc liên quan đến cải tạo ao khác do các thành viên của chính gia đình đảm nhiệm, song không được đề cập trong Bảng 9. Ao được phơi khô trong khoảng 9 ngày/vụ. Vôi được bón với tần suất 1 lần/vụ, với liều lượng trung bình 1,2 tấn tương đương 762 ngàn đồng hay 114 đồng/m2. Giữa các tỉnh không có sự khác nhau nhiều về bón vôi. Bảng 9: Tần suất trung bình, lượng và chi phí chuẩn bi ao Các chỉ tiêu Chuẩn Phơi Bón Đạm NPK Phân Phân bị ao ao vôi hữu cơ lân Hà Tĩnh 1,0 - 1,0 0,5 0,7 0,2 0,2 Nghệ An 1,0 - 1,0 1,0 1,2 0,0 0,2 Tần suất/vụ TT- Huế 1,0 - 1,4 0,8 1,2 0,2 0,8 Tính chung 1,0 - 1,1 0,8 1,0 0,1 0,4 Hà Tĩnh 102 7,3 1.167 6 13 4 3 Nghệ An 36 13,3 1.253 9 22 0 1 Số lượng (1) TT- Huế 34 7,2 1.168 8 39 17 77 trung bình Tính chung 57 9,3 1.196 8 25 7 27 Tổng chi phí Hà Tĩnh 3.147 - 737 33 40 - 6 bình (ngàn Nghệ An 1.658 - 783 35 67 - 2 đồng) TT- Huế 2.836 - 766 41 139 - 83 Tính chung 2.547 - 762 36 82 - 30 Chi phí trên Hà Tĩnh 516 - 121 5 7 - 1 diện tích ao Nghệ An 289 - 136 6 12 - 0 (đồng/m2) TT- Huế 316 - 85 5 15 - 9 Tính chung 374 - 114 5 12 - 4 (1) Ghi chú: Đơn vị được tính như sau: Chuẩn bị ao = ngày công; phơi ao = ngày; bón vôi, phân hữu cơ, phân lân, phân đạm và NPK = kg. “-“ không có số liệu. 10 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  12. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Phân đạm và hỗn hợp Đạm/Lân/Kali (NPK) được bón một lần trong cả vụ nuôi, lượng bón tương ứng 8 kg và 25 kg. Chi phí cho việc sử dụng hai loại phân này xấp xỉ 36 ngàn đồng (tương đương 5 đồng/m2) và 82 ngàn đồng (tương dương 12 đồng/m2). Giữa các tỉnh không có sự khác nhau nhiều, ngoại trừ ở Thừa Thiên- Huế sử dụng nhiều phân Lân hơn và như vậy chi phí sẽ cao hơn (xấp xỉ 77 kg tương đương 9 đồng/m2) so với các tỉnh khác (xấp xỉ 2 kg tương đương 1 đồng/m2). Phân hữu cơ và phân Lân (tự có) hiếm khi được sử dụng. 3.5 Sử dụng hoá chất và chế phẩm sinh học Hai loại hoá chất và chế phẩm sinh học chính được sử dụng trong nuôi tôm là Diatomite và Zeolite (Bảng 10). Diatomite được sử dụng để làm sạch nước với tần xuất sử dụng trung bình là 3 lần mỗi vụ nuôi, trong khi Zeolite được sử dụng để di chuyển những hợp chất chứa Nitơ từ nước và thức ăn bổ sung hàng ngày vào ao nuôi với tần xuất bình quân là hai lần mỗi vụ nuôi. Chi phí trung bình của những loại này xấp xỉ là 957.000 đồng/hộ (tương đương 138 đồng/m2) đối với Diatomite và 872.000 đồng/hộ (tương đương 124 đồng/m2) đối với Zeolite. Các nông hộ ở Nghệ An sử dụng nhiều loại chế phẩm sinh học và hoá chất khác nhau. Chi phí chế phẩm sinh học và hoá chất ở Thừa Thiên-Huế là cao nhất và thấp nhất ở Hà Tĩnh, mặc dù chi phí này tính trên đơn vị diện tích ở các tỉnh là rất khác nhau. Bảng 10: Tần xuất, số lượng và tổng chi phí hoá chất và chế phẩm sinh học sử dụng . Loại sản Tần Số lượng Chi phí trung Chi phí trung bình/m2 phẩm xuất trung bình bình (đồng/m2) (lần/vụ) (lần/kg) (ngàn đồng/hộ) Hà Tĩnh 2,6 - 630 103 Nghệ An 3,6 - 953 166 Diatomite Thừa Thiên-Huế 2,5 0,9 1.288 144 Tính chung 2,9 0,9 957 138 Hà Tĩnh 1,5 - 543 89 Nghệ An 3,0 47,1 790 138 Zeolite Thừa Thiên-Huế 1,8 7,1 1.282 143 Tính chung 2,1 24,1 872 124 Hà Tĩnh 0,6 1,1 66 11 Khác Nghệ An 1,2 100,5 196 34 Thừa Thiên-Huế 0,7 10 19 2 Tính chung 0,8 37,2 94 14 “-“ số liệu không thu được 3.6 Sử dụng thức ăn và các đầu vào khác Nhiều loại thức ăn được sử dụng ở mỗi tỉnh (Bảng 11 và 12). Người nuôi tôm ở Nghệ An chủ yếu sử dụng thức ăn UP và Robet, trong khi nông dân ở Hà Tĩnh tín nhiệm chủ yếu là thức ăn Wind. Nông dân Thừa Thiên-Huế sử dụng phần lớn thức ăn tự chế và một phần thức ăn KP90 và các loại thức ăn công nghiệp khác. Giá các loại thức ăn này ở các tỉnh là khác nhau. Tổng chi phí thức ăn ở Hà Tĩnh là 8,6 triệu đồng/hộ (tương đương 1.414 đồng/m2. Chi phí thức ăn ở Nghệ An là 25,5 triệu đồng/hộ (tương đương 4.450 đồng/m2). Chi phí thức ăn ở Thừa Thiên-Huế là 38 triệu đồng/hộ (tương đương 4.244 đồng/m2 ) 11 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  13. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Bảng 11: Số lượng và giá trung bình của các loại thức ăn ở Nghệ An và Hà Tĩnh Loại thức ăn UP Robet Wind Thức ăn tự chế Hà Tĩnh 63 116 549 42 Số lượng trung bình (kg/hộ) Nghệ An 1,059 1,067 - - Hà Tĩnh 5 5 14 1 Giá trung bình (000 VND/kg) Nghệ An 8 16 - - Bảng 12: Số lượng và giá trung bình của các loại thức ăn ở Thừa Thiên Huế Thức ăn sử dụng KP90 Khác Thức ăn tự chế Số lượng trung bình (kg) 575 386 2,042 Giá trung bình (000 VND/kg) 14 9 13 Chi phí năng lượng và các chi phí khác ở các tỉnh là rất khác nhau, Thừa Thiên-Huế các chi phí này cao nhất (gần 3,3 triệu/hộ tương đương 367 đồng/m2) so với Nghệ An (2,6 triệu đồng/hộ tương đương 454 đồng/m2) và Hà Tĩnh (1,7 triệu đồng/hộ tương đương 282 đồng/m2) (Chi tiết xem bảng 13) Bảng 13: Chi phí năng lượng và chi phí khác tính trung bình ở các tỉnh Hà Tĩnh Nghệ An TT-Huế Tính chung Tổng chi phí năng lượng (ngàn 1.723 2.604 3.292 2.540 đồng/hộ) Chi phí năng lượng tính theo 282 454 367 367 diện tích (đồng/m2) Tổng chi phí khác (ngàn 67 371 1.327 588 đồng/hộ) Chi phí khác tính trên m2 11 65 148 75 (VND/m2) 3.7 Kiểm tra điều kiện môi trường và dịch bệnh Gần ba phần tư các nông hộ có kiểm tra môi trường và bệnh tôm (Bảng 14). Tuy nhiên, có sự khác nhau đáng kể giữa các tỉnh. Tất cả các hộ nuôi tôm ở Hà Tĩnh có kiểm các yếu tố môi trường và bệnh tôm. Toàn bộ các hộ ở Thừa Thiên-Huế có kiểm tra môi trường và 87% số hộ có kiểm tra bệnh tôm. Chỉ có số ít các hộ ở Nghệ An kiểm tra môi trường (23%) hoặc kiểm tra bệnh tôm (43%). Có tới 72% số hộ phát hiện bệnh ở những hộ có kiểm tra và mức thiệt hại trung bình là 7 triệu đồng/hộ do giảm năng suất nuôi. Thiệt hại kinh tế do bệnh tôm gây ra ở Hà Tĩnh cao nhất (12 triệu đồng/hộ) so với các tỉnh khác (xấp xỉ 4 triệu đồng/hộ) Bảng 14: Kiểm tra môi trườg, bệnh tôm, phát hiện bệnh và thiệt hại do bệnh tôm Kiểm tra môi Kiểm tra Bệnh xuất Tổn thất do bệnh trường (hộ) bệnh (hộ) hiện (hộ) (triệu đồng) Hà Tĩnh 30 30 23 12 Nghệ An 7 13 12 3 Thừa Thiên-Hếu 30 26 15 5 Tính chung 22 23 17 7 12 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  14. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam 3.8 Thu nhập từ nuôi tôm và các nguồn thu khác Bảng 15 trình bày các nguồn thu nhập của nông hộ, thu nhập có sụ sai khác đáng kể giữa các tỉnh. Nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh có nguồn thu nhập lớn từ nông nghiệp cũng như từ chăn nuôi, trong khi đó các hộ ở Thừa Thiên Huế nguồn thu nhập chính là từ nuôi tôm và làm thuê. Điều này cũng được phản ánh trong Bảng 3 khi có tới 67 % số hộ của Thừa Thiên Huế cho biết nuôi tôm là công việc chính của họ, so với 37 % ở Hà Tĩnh và 30 % ở Nghệ An. Bảng 15: Thu nhập trung bình từ nguồn khác của nông hộ ở các tỉnh (ngàn đồng) Nông Chăn Khai Chế Làm Tổng Khác nghiệp nuôi thác cá biến thuê Hà Tĩnh 2.784 1.944 533 214 0 6.952 12.427 Nghệ An 3.673 1.729 33 200 0 7.624 13.259 TT-Huế 182 0 0 0 4.000 6.636 10.818 Tính chung 2.213 1.224 189 138 1.333 7.071 12.168 Chi phí và tổng thu nhập từ nuôi tôm được thể hiện ở Bảng 16. Chi phí lớn nhất là thức ăn (xấp xỉ 65 % tổng chi phí) và chi phí tôm giống (xấp xỉ 13 % tổng chi phí). Chi phí chuẩn bị ao cũng chiếm vị trí khá cao ở Hà Tĩnh (17 % tổng chi phí). Bảng 16: Lợi nhuận, chi phí liên quan đến nuôi tôm và nguồn thu khác Hà Tĩnh Nghệ An TT-Huế Tính chung Con giống -Tổng (ngàn đồng/hộ) 2,791 (15) 2,586 (7) 8,635 (15) 4,671 (13) -Tính trên diện tích (đồng/m2) 458 451 963 674 Chuẩn bị ao -Tổng (ngàn đồng/hộ) 3,147 (17) 1,658 (5) 2,836 (5) 2,547 (7) -Tính trên diện tích (đồng/m2) 516 289 316 368 Vôi và phân bón -Tổng (ngàn đồng/hộ) 816 (4) 887 (2) 1,029 (2) 911 (2) -Tính trên diện tích (đồng/m2) 134 154 114 131 Hoá chất và chế phẩm sinh học -Tổng (ngàn đồng/hộ) 1,239 (7) 1,939 (5) 2,589 (4) 1,922 (5) -Tính trên diện tích (đồng/m2) 203 338 289 278 Thức ăn -Tổng (ngàn đồng/hộ) 8,623 (47) 25,544 (72) 38,070 (66) 24,079 (65) -Tính trên diện tích (đồng/m2) 1,414 4,450 4,244 3,369 Năng lượng -Tổng (ngàn đồng/hộ) 1,723 (9) 2,604 (7) 3,292 (6) 2,540 (7) -Tính trên diện tích (đồng/m2) 282 454 367 368 Khác -Tổng (ngàn đồng/hộ) 67 (0) 371 (1) 1,327 (2) 588 (2) -Tính trên diện tích (đồng/m2) 11 65 148 85 Tổng chi phí -Tổng (ngàn đồng/hộ) 18,406 35,589 57,778 37,258 -Tính trên diện tích (đồng/m2) 3,018 6,201 6,441 5,273 13 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  15. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Bảng 16: Lợi nhuận, chi phí liên quan đến nuôi tôm và nguồn thu khác (tiếp) Hà Tĩnh Nghệ An TT-Huế Tính chung Tổng thu nhập từ nuôi tôm -Tổng (ngàn đồng/hộ) 18,752 51,362 73,664 47,926 -Tính trên diện tích (đồng/m2) 3,074 8,948 8,212 6,916 Lãi suất từ nuôi tôm -Tổng (ngàn đồng/hộ) 346 15,773 15,886 10,668 -Tính trên diện tích (đồng/m2) 57 2,748 1,772 1,643 Tỷ xuất sinh lợi (BCR) 1.02 1.44 1.27 1.29 Nguồn thu khác (ngàn đồng/hộ) 12,427 13,259 10,818 12,168 Tổng thu nhập (ngàn đồng/hộ) 12,773 29,032 26,704 22,836 Tỷ lệ thu nhập từ nuôi tôm (%) 3 54 59 47 Ghi chú: Những số liệu trong dấu ngoặc đơn chỉ phần trăm của tổng chi phí Tổng thu nhập trung bình đạt 48 triệu đồng/hộ, thay đổi khác nhau giữa các tỉnh, từ 19 triệu đồng ở Hà Tĩnh đến 74 triệu đồng ở Thừa Thiên Huế. Tổng thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích ao trung bình là 7.000 đồng/m2, thay đổi theo mỗi tỉnh, từ 3.000 đồng/m2 ở Hà Tĩnh tới 9.000 đồng/m2 ở Nghệ An. Lợi nhuận trung bình tính được là 11 triệu đồng/hộ (tương đương 1.600 đồng/m2) hay 665 đô-la/hộ (tương đương 0,1 đô-la/m2) (theo tỷ giá quy đổi tháng 4 năm 2007). Lợi nhuận từ nuôi tôm ở các tỉnh là rất khác nhau, dao động từ 0,3 triệu đồng/hộ (60 đồng/m2) ở Hà Tĩnh tới 16 triệu đồng/hộ (2.700 đồng/m2) ở Nghệ An. Tỷ suất sinh lợi trung bình là 1,29 với biên độ giao động từ 1,02 ở Hà Tĩnh tới 1,44 ở Thừa Thiên Huế. Tỷ suất sinh lợi cho thấy nuôi tôm mang lại lợi nhuận, trong nuôi tôm khi đầu tư 1 đồng sẽ cho thu nhập 1,29 đồng. Lưu ý rằng tỷ số lợi nhuận này được tính cho trang trại nuôi tôm trong một năm. Không bao gồm chi phí xây dựng trang trại. Qua kết quả phân tích các thực hành nuôi tôm và kết quả lãi thu được cho thấy, Thừa Thiên Huế và Nghệ An người dân thu được lãi cao nhất do tôm ít bị bệnh nên tác động không nhiều đến sản lượng tôm thu hoạch. Thực tế, nếu thiệt hại về bệnh tật ở Hà Tĩnh (ước tính về tiền mặt là 12 triệu đồng) mà bằng với giá trị trung bình của sự thiệt hại do bệnh tôm ở Nghệ An và Thừa Thiên Huế (4 triệu đồng) thì lợi nhuận trung bình thu ở đây sẽ là 8,3 triệu đồng (thay vì 0,3 triệu đồng) hay 1.400 đồng/m2 (thay vì 60 đồng/m2) và tỷ suất lợi nhuận sẽ bằng 1,45 (thay vì 1,02) Tổng thu nhập từ nuôi tôm và từ những nguồn khác trung bình là 23 triệu đồng. Con số này rất khác nhau giữa các tỉnh, từ 13 triệu đồng ở Hà Tĩnh đến 30 triệu đồng ở Nghệ An. Thu nhầp từ nuôi tôm chiếm xấp xỉ 47 % tổng thu nhập của các nông hộ, mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các tỉnh (3 % ở Hà Tĩnh, 54 % ở Nghệ An và 59 % ở Thừa Thiên Huế) Trong nghiên cứu này, lao động gia đình chưa được đề cập trong các tính toán. Điều này nới lên rằng chi phí cơ hội nguồn lao động gia đình băng không và như vậy chưa thể hiện đúng với những tiềm năng nguồn thu nhập khác của nông hộ thể hiện trong Bảng 15. Lợi nhuận từ nuôi tôm sẽ thấp hơn nếu giá trị lao động gia đình được tính toán vào chi phí sản xuất. 14 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  16. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam 3.9 Tham gia các lớp tập huấn và thực hành BMP Phần lớn các nông hộ đề đã tham gia các lớp tầp huấn về kỹ thuật nuôi tôm, với 100 số hộ ở Nghệ An (Bảng 17). Ở Nghệ An và Thừa Thiên Huế, các lớp tập huấn thường được tổ chức tại cấp xã, trong khi đó ở Hà Tĩnh các lớp tập huấn lại được tổ chức ở cấp tỉnh. Các lớp tập huấn này thường tập trung vào các khâu như chuẩn bị ao, quản lý ao hay như cách cho tôm ăn như ở nghệ an và cách chọn tôm giống như ở Thừa Thiên Huế. Chất lượng các lớp tập huấn được người dân ở Thừa Thiên Huế cho là tốt và hài lòng còn ở Nghệ An và Hà Tĩnh người dân hài lòng với các lớp tập huấn này. Ít nhất hai phần ba số hộ được tập huấn áp dụng các trỹ thuật được học vào sản xuất, con số này ở Thừa Thiên Huế là 80% Bảng 17: Số nông hộ tham gia tập huấn ở các cấp khác nhau Tỉnh Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Tổng Hà Tĩnh 28 2 0 28 Nghệ An 6 17 27 30 Thừa Thiên Huế 10 10 25 28 Trung bình 15 10 17 86 Chưa có nông hộ nào tham gia các lớp tập huấn chuyên về BMP trong nuôi tôm. Tuy nhiên, có 18 hộ ở Thừa Thiên Huế và 3 hộ ở Nghệ An đã nhận được tài liệu về BMP. những hộ nhận được tài liệu BMP cũng chưa áp dụng vào thực tế sản xuất. Tuy vậy, hầu như trong các lớp tầp huấn kỹ thuật nuôi tôm đã đề cập đến các khâu khác nhau về BMP. Bảng 18 so sánh giữa các thực hành nuôi hiện tại (từ các bảng trước) với bản hướng dẫn BMP (Phụ lục 1). Nhìn chung, thực hành quản lý trong điều tra này của các nông hộ đã tuân thủ 1 số khâu trong tiêu chuẩn BMP như quy cỡ ao nuôi (tuy nhiên ao ở Thừa Thiên Huế lớn hơn hướng dẫn), thời gian phơi ao ( tuy nhiên thời gian phơi ao ở Nghệ Ao dài hơn hướng dẫn) và bón vôi. Bảng 18: Phân tích sự chấp nhận BMP Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn Hà Tĩnh Nghệ An TT-Huế Trung BMP bình I. Chuẩn bị ao 1.1 Cỡ ao nuôi (ha) 0,6 0,6 0,9 0,7 0,5-0,7 1.2 Thời gian phơi ao (ngày) 7 13 7 9 7-10 1.3 Lượng vôi (tấn CaO/ha) 1,9 2,1 1,3 1,7 1-3 1.5 Phân NPK (kg/ha) 22 37 43 35 20-35 II. Chọn và thả giống 2.4 Cỡ ôm giống (ngày tuổi) 18 15 42 25 15 2.4 Mật độ thả (con/m2) 9 13 6 8 10-40 2.4 Năng suất TB (kg/ha) 500 1400 1300 1000 3000 IV. Thu hoạch và tiêu thụ 4.1 Cỡ thu hoạch (g/con) 21 17 17 18 25-30 Tuy nhiên, còn rất nhiều khâu trong quản lý thực hành nuôi chưa được người dân tuân thủ theo tiêu chuẩn BMP. Người dân ở Thừa Thiên Huế và Nghệ An thường dung nhiều NPK hơn các hướng dẫn. Điều nầy không ảnh hưởnh đáng kể đến lợi nhuận do chi phí phân bón chiếm 15 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  17. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam tỷ trọng thấp nhưng nó có thể ảnh hưởng đến môi trường. Cỡ tôm thả ở Thừa Thiên Huế thường lớn hơn trong hướng dẫn. Mật độ thả thường thấp hơn hướng dẫn ngoại trừ Nghệ An. Điều này có thể do thiếu vốn hoặc thiếu giống. Sản lượng tôm thu hoạch cũng thấp hơn mong muốn, một phần do mật độ thả thấp. Cỡ tôm thu hoạch cũng nhỏ hơn so với hướng dẫn ở thời điểm thu hoạch 3.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoặc bị ảnh hưởng bởi nuôi tôm Các yếu tố ảnh hưởng hoạc bị ảnh hưởng do nuôi tôm được đánh giá bởi chính các nông hộ nuôi tôm theo thang cho điểm (trong đó 1 là quan trọng nhất), các yếu tố gồm: 1/ Tác động của nuôi tôm đến các hoạt động sản xuất khác 2/ Tác động của các hoạt động sản xuất khác đến nuôi tôm 3/ Tác động của các yếu tố xã hội đến nuôi tôm 4/ Tác động của nuôi tôm đến môi trường 5/ Tác động của môi trường đến nuôi tôm 6/ Các khó khăn trở ngại đến phát triển của nuôi trồng thuỷ sản hoặc nuôi tôm. Đầu tiên là xem xét tác động của nuôi tôm tới các hoạt động sản xuất khác. Các hộ điều tra được yêu cầu xếp hạng với 4 tác động tích cực và 5 tác động tiêu cực, với điểm 1 là quan trọng nhất (Bảng 19). Kết quả cho thấy tác động tích cực nhất của nuôi tôm đến các hoạt động khác là nuôi tôm tạo ra vốn cung cấp cho các hoạt động sản xuất khác. Chiếm dụng diện tích sản xuất là tác động tiêu cực nhất của nuôi tôm đến các nghề sản xuất khác. Bảng 19: Tác động của nghề nuôi tôm tới các hoạt động khác (1 là quan trọng nhất) Xếp loại 1 2 3 Sử dụng sản phẩm từ các hoạt động khác 0 15 3 Dùng phụ phẩm từ các hoạt động khác 6 12 0 Tích cực Cung cấp vốn cho các hoạt động khác 73 6 0 Khác 0 17 0 Giảm diện tích của các hoạt động khác 45 4 5 Giảm nguồn nước cung cấp 6 0 0 Cạnh tranh với các hoạt động sản xuất khác Tiêu cực 0 9 12 về thức ăn và phân bón Giảm thời gian,lao động cho những hoạt động 9 0 0 sản xuất khác Khác 0 0 0 Các nông hộ được yêu cầu xết loại 3 yếu tố ảnh tích cực và 6 yếu tố tiêu cực của các hoạt động sản xuất khác tới nghề nuôi tôm (Bảng 20). Sử dụng nguồn vốn kiếm được từ nuôi tôm cho các hoạt động khác là ảnh hưởng tích cực quan trọng nhất. Chiếm dụng thời gian là ảnh hưởng tiêu cực nhất của các hoạt động sản xuất khác tới nghề nuôi tôm. Bảng 19 và 20 chỉ ra rằng nông hộ nào chú trọng đầu tư vào các hoạt động khác và có tác động tích cực đến nuôi tôm thì nuôi tôm làm tăng những hoạt động sản xuất đó và tác động tiêu cực thì nó làm thiệt hại đến các hoạt động sản xuất này. 16 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  18. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Bảng 20: Ảnh hưởng của hoạt động khác tới sản xuất nuôi tôm (1 là quan trọng nhất) Xếp loại 1 2 3 Sử dụng sản phẩm/phụ phẩm từ nuôi tôm 0 38 2 Tích cực Dùng tiền thu được từ nuôi tôm cho đầu tư khác 82 0 0 Khác 0 0 6 Giảm diện tích nuôi tôm 0 0 0 Giảm nguồn nước cung cấp cho tôm 0 0 0 Cạnh tranh với nuôi tôm về thức ăn và phân bón 3 5 0 Tiêu cực Giảm thời gian dành cho nuôi tôm 25 0 0 Giảm lao động các hoạt động khác 14 2 0 Khác 0 8 7 Các nông hộ được yêu cầu xết loại 5 yếu tố ảnh tích cực và 4 yếu tố tiêu cực của nuôi tôm đến vấn đề xã hội (Bảng 21). Tác động có ý nghĩa nhất của nuôi tôm là gải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. Ảnh hưởng tiêu cực đáng kể nhất là làm giảm những ngành nghề truyền thống ở địa phương và gia tăng mẫu thuẫn về sử dụng đất đai. Bảng 21: Tác động của nuôi tôm tới xã hội (1 là quan trọng nhất) Xếp loại 1 2 3 Tăng lao động 51 19 11 Tăng thu nhập cho người nông dân 7 41 24 Tích cực Liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương 22 2 26 Liên quan tới sự phát triển các nghề khác 9 32 35 Khác 0 5 2 Hạn chế phát triển các sản xuất khác 0 25 2 Gia tăng mẫu thuẫn về việc sử dụng đất 23 11 15 Tiêu cực Giảm ngành nghề truyền thống 39 3 9 Khác 0 0 0 Các nông hộ được yêu cầu xết loại 2 yếu tố ảnh tích cực và 4 yếu tố tiêu cực của nuôi tôm đến môi trường (Bảng 22). Duy nhất ảnh hưởng tích cực của nuôi tôm tới môi trường là giảm đánh bắt và khai thác tự nhiên. Ảnh hưởng tiêu cực nhất của nuôi tôm đến môi trường là làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Bảng 12: Ảnh hưởng của nuôi tôm đến môi trường (1 là quan trọng nhất) Xếp loại 1 2 3 Giảm đánh bắt và khai thác ngoài tự nhiên 60 0 0 Tích cực Khác 0 0 0 Tăng nguồn nước ô nhiễm 31 3 13 Giảm tính đa dạng sinh học 16 24 1 Tiêu cực Tăng bệnh tật 13 24 15 Khác 0 0 0 17 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  19. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam Các nông hộ được yêu cầu xết loại 4 yếu tố ảnh tích cực và 5 yếu tố tiêu cực của môi trường tới nuôi tôm (Bảng 23). Chỉ duy nhất ảnh hưởng tích cực là điều kiện thời tiết và khí hậu thuận lợi và tác động xấu nhất ảnh hưởng đến nuôi tôm là các trở ngại do thiên nhiên và bão. Bảng 23: Sự ảnh hưởng của môi trường đến nuôi tôm (1 là quan trong nhất) Phân loại 1 2 3 Thời tiết và khí hậu thuận lợi 12 0 0 Điều kiện thuỷ văn phù hợp 0 0 0 Tích cực Tiền năng nguồn lợi thuỷ sinh phù hợp 0 0 0 Khác 0 0 0 Trở ngại thiên nhiêu và bão 78 7 1 Hạn hán 14 64 5 Ảnh hưởng bởi nước thải từ nông nghiệp 1 5 35 Ảnh hưởng của nước thải công nghiệp 0 0 0 Tiêu cực Ảnh hưởng của dầu giao thông 0 0 0 Ảnh hưởng bởi chất thải từ xây dựng 0 0 0 Ảnh hưởng bới chất thải của đời sống xã hội 23 3 0 Ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt 0 8 0 Khác 5 11 1 Các nông hộ được yêu cầu xết loại 11 yếu tố khó khăn trở ngại đến hoạt động sản xuất nuôi tôm (Bảng 24). Thiếu vốn sản xuất là trở ngại lớn nhất mà người dân nuôi tôm gặp phải. Bảng 24: Các trở ngại tới phát triển nuôi trồng thuỷ sản/nuôi tôm (1 là quan trọng nhất) Phân loại 1 2 3 Thiếu vốn 55 2 10 Thiếu loài nuôi phù hợp 0 0 5 Thiếu kỹ thuật nuôi 5 18 5 Không có thông tin về thị trường 2 12 12 Giá sản phẩm tôm thấp 0 0 13 Chất lượng con giống kém 0 19 19 Giá thức ăn tôm cao 0 0 4 Thiếu lao động 0 0 0 Không có kỹ năng quản lý tốt 0 11 8 Giá nhiên liệu cao 0 0 0 Thiếu thuốc và thông tin về thuốc 0 0 7 Những trở ngại khác 0 0 0 18 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
  20. Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam 4. Thảo luận và kết luận Báo cáo này trình bày các kết quả điều tra 90 hộ nuôi tôm ở 3 tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam (Hà Tĩnh, Nghệ An và Thừa Thiên-Huế). Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích hiện trạng thực hành nuôi tôm, đánh giá thực trạng sản xuất của nông dân, điều kiện kinh tế xã hội và môi trường đồng thời phát hiện những hạn chế đối với việc chấp nhận BMP. Kết quả cho thấy trung bình kinh nghiệm nuôi tôm vùng nghiên cứu là 5 năm (dao động từ 3 năm ở Nghệ An đến 9 năm ở Thừa Thiên Huế). Gần một nửa số lao động tham gia hoạt động nuôi tôm, khoảng một nửa số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, một phần không đáng kể tham gia các hoạt động sản xuất khác như nghề thủ công, buôn bán, xây dựng và các nghề khác. Kích thước ao nuôi bình quân là 7.000 m2, dao động từ 5.700 m2 ở Nghệ An đến 9000 m2 ở Thừa Thiên-Huế. Chi phí thức ăn chiếm chủ yếu trong nuôi tôm (trung bình chiếm 65% tổng chi phí). Chủng loại thức ăn đa dạng ở các tỉnh, nông dân Nghệ An thương sử dụng thức ăn UP và Robet, ở Hà tĩnh người dân sử dụng chủ yếu thức ăn Wind còn ở Thừa Thiên-Huế thức ăn cho tôm chủ yếu là tự chế và một phần nhỏ thức ăn KP90 và các loại thức ăn công nghiệp khác. Chi phí con giống chiếm vị trí thứ 2 trong nuôi tôm (trung bình chiếm 13% tổng chi phí), giá tôm giống trung bình là 87 đồng/con với mật độ thả trung bình 8,4 con/m2. Phần lớn các nông hộ cho rằng chất lượng con giống là tung bình (với thang cho điểm từ 1 (rất tốt) đến 4 (xấu), điểm bình quân là 2,7). Xếp hạng chất lượng tôm giống liên quan đến tần suất kiểm tra chất lượng, Thừa thiên Huế có tần xuất kiểm tra cao (63 %) cho thấy chất lượng giống cao hơn (2,2 điểm)., nhưng ở những tỉnh tuần xuất kiểm tra chất lượng giống thấp như Nghệ An (30 %) và Hà Tĩnh (20 %) thì tỷ lệ tôm giống chất lượng thấp hơn (tương ứng là 2,8 và 3,1 điểm) Các chi phí khác gồm chuẩn bị ao (trung bình 7% tổng chi phí) chủ yếu là thuê lao động với giá bình quân 45 ngàn đồng/công với 57 công/vụ nuôi, chi phí năng lượng (trung bình chiếm 7% tổng chi phí), chi phí hoá chất và chế phẩm sinh học (chiếm 5% tổng chi phí) gồm các loại như Diatomite, Zeolite và các loại khác. Chi phí vôi và phân hữu cơ chiếm 2% (ure, lân và NPK). Kiểm tra các yếu tố môi trường nước được thực hiện ở hầu hết các nông hộ tại Hà tĩnh và Thừa Thiên-Huế tuy nhiên con số này ở Nghệ An chỉ chiếm 25%. Tương tự hầu hết các nông hộ ở Hà Tĩnh và Thừa thiên-Huế có kiểm tra bệnh tôm, trong khí đó ở Nghệ An chỉ một nủa số hộ làm việc này. Bệnh tôm được phát hiện ở 75% số hộ tham gia kiểm tra, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh thường cao hơn ở những nơi ít tham gia kiểm tra bệnh tôm. Trung bình thiệt hại bởi dịch bệnh do giảm sản lượng tôm là 7 triệu/hộ (chiếm 2/3 lợi nhuận). Vì vậy, giảm thiểu dịch bệnh và nâng cao sản lượng thông qua thực hành quản lý là cần thiết. Cỡ tôm thu hoạch trung bình đạt 18,2 gram/com, giá bán bình quan là 63 ngàn đồng/kg, sản lượng bình quân đạt 800 kg/hộ tương đương 150 gram/m2. Sản lượng thu hoạch bình quân rất khác nhau ở các tỉnh dao động từ 300 kg/hộ ở Hà Tĩnh đương đương 100 g/m2 đến 800 kg/hộ ở Nghệ An tương đương 150 gram/m2. Lợi nhuận trung bình đạt xấp xỉ 11 triệu/hộ (đương 19 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc
nguon tai.lieu . vn