Xem mẫu

  1. Filename: CARD-CFM, MS5 Second Six-Monthly Report, FINAL 10 Jan 08.doc Bộ NN và PTNT Báo cáo Tiến độ Dự án 017/06 VIE Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc Kạn MS5: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ HAI (1/7 – 31/12/2007) Báo cáo được thực hiện bởi: Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Và Tổ chức - Ensis 10/1/2008
  2. 1. Thông tin chung Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào Tên dự án cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc Kạn Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn Đối tác Việt Nam Triệu Văn Lực, đồng giám đốc Chức vụ Ensis – the Joint Forces of CSIRO and SCION Cơ quan phía Úc Khongsak Pinyopusarerk (đồng giám đốc), Brian Chuyên gia Úc Gunn, và Dr Peter Stevens Tháng 3/2007 Thời gian bắt đầu thực hiện Tháng 3/2010 Thời điểm kết thúc (gốc) (Hiện tại chưa có thay đổi) Thời điểm kết thúc (thay đổi) Tháng 3/2007 đến tháng 7/2007 Giai đoạn báo cáo Người liên lạc Phía Úc: Giám đốc Khongsak Pinyopusarerk 61-2-6281 8247 Tên: ĐT: Nhà khoa học 61-2-6281 8266 Chức Fax: vụ: Ensis – the Joint Forces of Khongsak.Pinyopusarerk@ensisjv.com Cơ Email: CSIRO and SCION quan Phía Úc: liên lạc về hành chính Brian Thomas 61-3-9545 2219 Tên: ĐT: Quản lý tài chính 61-3-9545 2449 Chức vụ: Fax: Ensis – the Joint Forces of Brian.Thomas@ensisjv.com Cơ quan Email: CSIRO and SCION Phía Việt Nam Trần Văn Điền +84-280-851822 Tên: ĐT: Trưởng phòng QLKH và +84-280-852921 Chức vụ: Fax: QHQT Trường Đại học Nông lâm Thái Email: tranvandientn@vnn.vn Cơ quan Nguyên 2
  3. 2. Tóm tắt dự án Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4 thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Điều này sẽ thành công thông qua việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong qui hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nó bao gồm các hoạt động tăng cường năng lực ở cấp cộng đồng và các cấp chính quyền; và cung cấp các kỹ thuật và hỗ trợ thể chế. Dự án cũng sẽ cung cấp hỗ trợ để cải thiện đời sống cho những người nghèo, đặc biệt là những dân tộc ít người để có những cơ hội tiếp cận công bằng tới đất rừng, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên của họ cũng như lợi ích từ các nguồn tài nguyên này. Phương thức sẽ tập trung vào việc hỗ trợ để ngăn ngừa sự thoái hoá đất rừng và hỗ trợ phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Sự phát triển các hệ thống thông tin, những kinh nghiệm và các phương pháp đào tạo của các cộng đồng điểm sẽ được chia sẻ với các cộng đồng khác trong huyện và cũng như mở rộng ra các vùng khác phù hợp trong phạm vi của tỉnh cũng như tỉnh khác trong vùng thông qua các đối tác và các phương pháp phổ cập và truyền thông khác. 3. Tóm tắt kết quả Dự án tiếp tục đạt được những kết quả tốt về các hoạt động nối tiếp theo tiến trình về thời gian thực hiện của dự án. Báo cáo này bao gồm giai đoạn từ ngày 1/7/2007 đến 30/ 12/ 2007. Tiếp theo một loạt các hoạt động nặng nề trong 6 tháng đầu tiên của dự án, hầu hết các hoạt động của dự án đang được thực hiện. Tiến độ và những thành công trong thời gian từ tháng 7-12/2007 được trình bày ở Báo cáo tiến đô 6 tháng lần thứ hai này. Quy hoạch và giao đất lâm nghiệp được tiến hành trong 5 tháng đầu tiên của dự án và được thảo luận ở Báo cáo tiến độ 6 tháng lần thứ nhất và hiện được hoàn thiện trong thời gian thực hiện báo cáo này. Ban đầu chỉ có kế hoạch là nhận “Sổ xanh” (Quyền sử dụng đất tạm thời) cho dự án đất rừng cộng đồng . Tuy nhiên sau khi thảo luận với các lãnh đạo chủ chốt của thôn, xã và với cùng những hỗ trợ của các lãnh đạo Huyện Na Rì cũng như Chi Cục Kiểm Lâm Bắc Kan, đã quyết định việc xin cấp “Sổ Đỏ” (quyền sử dụng đất lâu dài). Điều này làm cho cộng đồng địa phương tự tịn trong việc đóng góp và đầu tư lao động cũng như các đầu vào khác để bảo vệ và phát triển đất rừng cộng đồng nhằm đưa lại lợi ích cho địa phương. Việc cấp các Sổ Đỏ cho đất rừng cộng đồng đã được ký ngày 31/12/2007. Các kế hoạch quản lý rừng cộng đồng của dự án (chi tiết xem Báo cáo Mốc 4) được xem là các văn bản có tính pháp luật ngay sau khi các cộng đồng địa phương nhận đươc Sổ Đỏ về quyền sử dụng đất của cộng đồng. Có 2 hoạt động về năng cao năng lực trong thời gian của báo cáo này. Thứ nhất, chuyến tham quan học tập các dự án khác về quản lý rừng cộng đồng ở tỉnh Hoà Bình thời gian 21-25/9/2007 do đồng giám đốc phía Việt Nam Ông Triệu Văn Lực thực hiện. Tổng cộng có 24 người chủ chốt từ 4 thôn bản điểm thuộc vùng dự án tham gia (Nà Mực, Khuổi Liềng, Tô Đoóc, và Bản Sảng). Mục đích chính là học và chia sẽ 3
  4. những kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng và các hoạt động thu nhập khác. Thứ hai, khoá tập huấn về vườn ươm được tiến hành ở từng thôn điểm từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2007 cùng với sự tham gia tích cực của cả nam va nữ. Các vườn ươm thôn bản đã được thiết lập như là một phần của các khoá đào tạo. Việc chuẩn bị cây con cho các mô hình nông lâm kết hợp và trồng rừng đã được chuẩn bị ở các vừon ươm thôn bản. Việc thành lập Quỹ phát triển rừng cộng đồng đã được tiến hành tốt ở từng cộng đồng thôn bản cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ hiện trường của dự án. Việc giao tiền của dự án (1.000 đô la Úc tương đương với 13 triêu đồng) cho từng cộng đồng thôn (gồm 4 công đồng thôn bản điểm) làm vốn ban đầu cho quỹ sẽ tiến hành vào tháng 1 năm 2008. 4. Giới thiệu và bối cảnh Cở sở nền tảng để thực hiện dự án đã được mô tả đầy đủ ở Báo cáo tiến độ 6 tháng thứ nhất, do vậy mà hầu hết các thông tin đó sẽ không nhắc lại ở báo cáo này. Tuy nhiên, Mục tiêu của dự án đươc nhắc lại ở đây, đó là: Cải thiện một cách bền vững cuộc sống của những người dân nghèo sống phụ thuộc vào rừng ở những vùng núi phía bắc thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của họ tới nguồn tài nguyên rừng, và ảnh hưởng đến quản lý đất rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển những kỹ năng thích hợp. Dự án sẽ triển khai để đạt được mục tiêu trên bằng việc phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng (viết tắt tiếng Anh là CFM) thông qua: (i) đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng của những hộ dân sống phụ thuộc vào rừng; (ii) nâng cao năng lực cho các nhóm lâm nghiệp cộng đồng để họ hoạt động hiệu quả; (iii) củng cố các dịch vụ khuyến nông lâm để đáp ứng các nhu cầu của những người dân sống phụ thuộc vào rừng; (iv) cung cấp các kỹ năng cho cộng đồng để họ có khả năng quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng được giao trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, (v) tăng cường nhận thức và đào tạo về những vấn đề luật pháp, chính sách rừng và đất rừng và thể chế trong quản lý rừng, (vi) tăng cường việc sử dụng tài nguyên rừng bền vững để giảm thiểu vấn đề thiếu lương thực bằng cách tăng hoạt động nông lâm kết hợp, sản xuất bền vững gỗ và lâm sản, và đào tạo về những kỹ năng quản lý rừng có chọn lọc; và (vii) Đẩy mạnh các hoạt có sự tham gia của phụ nữ. Các mục đích này được làm rõ trong phần khung lô gíc. Tất cả các hoạt động được liệt kê ở khung phân tích logic của dự án sẽ được thực hiện phù hợp với bối cảnh văn hóa của địa phương, và một điều tất yếu là sự phát triển thành công các mô hình CFM sẽ phụ thuộc sâu sắc vào sự phối kết hợp với các kiến thức bản địa của cả hai giới nam và nữ. Trong suốt thời gian thực hiện các hoạt động dự án, các thành viên tham gia được khuyến khích phát hiện lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, và sau đó tham gia vào quá trình nâng cao năng lực, bổ sung các kiến thức, kỹ năng còn thiếu. 4
  5. 5 Tiến độ thực hiện 5.1 Những điểm chính 5.1.1 Giao đất cho cộng đồng Quá trình giao đất cho cộng đồng đã được hoàn thiện cho tất cả 4 cộng đồng thôn bản điểm của dự án. Ban đầu chỉ có kế hoạch là nhận “Sổ xanh” (Quyền sử dụng đất tạm thời) cho dự án đất rừng cộng đồng. Tuy nhiên sau khi thảo luận với các lãnh đạo chủ chốt của thôn, xã và với cùng những hỗ trợ của các lãnh đạo Huyện Na Rì cũng như Chi Cục Kiểm Lâm Bắc Kan, đã quyết định việc xin cấp “Sổ Đỏ” (quyền sử dụng đất lâu dài). Điều này làm cho cộng đồng địa phương tự tịn trong việc đóng góp và đầu tư lao động cũng như các đầu vào khác để bảo vệ và phát triển đất rừng cộng đồng nhằm đưa lại lợi ích cho địa phương. Tiến trình để nhận được sổ đỏ là rất phức tạp thông qua ký phê duyệt của Cơ quan Đia chính về kiểm tra ranh giới trên bản đồ và xác định trên thực địa. Việc xin cấp Sổ Đỏ về quyền sử dụng đất lâu dài phải đươc cơ quan Địa chính của Huyện và Tỉnh đồng ý phê duyệt. Và Sổ Đỏ của 3 công đồng thôn bản (Nà Mực, Tô Đoóc và Bản Sảng) đã được Chủ tịch Huyện Na Rì ký ngày 31/12/2007. Các cán bộ chủ chốt từ Thái Nguyên (TS. Trần Thị Thu Hà) và Bắc Kạn (Ông Nguyễn Mỹ Hải và Ông Hoàng Anh Tuấn) sẽ tổ chức lễ trao Sổ Đỏ chính thức chó các cộng đồng thôn bản vào tháng 1 năm 2008 2007. 5.1.2 Các kế hoạch phát triển rừng cộng đồng Bốn kế hoạch quản lý rừng cộng đồng đã được phát triển (chi tiết ở Báo cáo Mốc 4) và sẽ được phê duyệt chính thức bởi chính quyền cấp huyện sau khi quá trình cấp Sổ Đỏ giao đất cho rừng cho cộng đồng hoàn thành vào tháng 1 năm 2008. Điều đó cho bao gồm việc giao chính thức đất rừng cho cộng đồng bảo vệ và phát triển. 5.1.3 Việc thực hiện các kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Tiến trình thực hiện đã được tiến hành trong thời gian này và sẽ tiếp tục trong quá trình thực hiện dự án. • Tham quan học tập từ các dự án quản lý rừng cộng đồng khác Một chuyến tham quan học tập các dự án quản lý rừng cộng đồng khác ở tỉnh Hoà Bình từ ngày 21-25/9/2007 do đồng giám đốc phía Việt Nam ông Triệu Văn Lực và ông Hồ Ngọc Sơn (ĐHNL) tiến hành. Có 20 người từ hai xã (Văn Minh và Lạng San) và 4 thôn điểm của vùng dự án (Nà Mực, Khuổi Liềng, Tô Đoóc và Bản Sảng). Mục đích chính của chuyến đi là học tập và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng và các hoạt động tăng thu nhập. Chương trình của chuyến tham quan học tập bao gồm 1 cuộc hội thảo cho những người tham gia để chia sẻ và học tập kinh nghiệm về các hoạt động quản lý rừng cộng đồng (ví dụ, các cộng đồng địa phương làm việc cùng với nhau để bảo vệ rừng cộng đồng của họ và cơ chế chia sẻ lợi ích từ canh tác cây công nghiệp/cây ăn quả), và các chuyến thăm thực địa để học từ các hoạt động hiện trường. Một báo cáo đầy đủ về chuyến tham quan học tập này sẽ bao gồm ở MS 11 – Phát triển năng lực. • Đào tạo thiết lập vườn ươm Bốn khoá đào tạo mỗi khoá 2 ngày cho mỗi thôn bản điểm của vùng dự án đã được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2007. Theo kế hoạch tài chính, 20 người sẽ 5
  6. tham gia khoá học. Tuy nhiên có 39 người ở thôn Bản Sảng và 33 người ở thôn Khuổi Liềng đã tham gia. Khoá đào tạo tiến hành ngày đầu với các bài giảng phổ thông ở phòng họp của cộng đồng thông qua việc sử dụng các bảng biểu được chuẩn bị từ PowerPoint slides bằng tiếng Việt và nhiều hình ảnh và hình vẽ. Cac bài giảng theo tuần tự các phần về chuẩn bị nguyên vật liệu để đóng bầu và gieo hạt. Ngày thứ hai, giảng viên và học viên cùng bắt tay xây dựng vườn ươm thôn bản. Một bản hướng dẫn thiết lập vườn ươm cấp thôn bản đã được chuẩn bị và dịch ra tiếng Việt. Một báo cáo đầy đủ về đào tạo vườn ươm cùng với bản hướng dẫn sẽ được cung cấp ở MS 11 – Phát triển năng lực. • Thiết lập các vườn ươm Như đã nêu trên mỗi cộng đồng thôn bản điểm xây dựng 1 vườn ươm để sản xuất cây con phục vụ cho mô hình nông lâm kết hợp và trồng rừng. Việc gieo hạt giống đã được tiến hành từ tháng 11. Các cán bộ hiện trường ở Bắc Kạn (ông Nguyễn Mỹ Hải và ông Hoàng Anh Tuấn) đã làm việc cùng với người dân để đảm bảo rằng tất cả các khâu chăm sóc cần thiết được tiến hành để cây con đạt được chất lượng cao. Sau lần đầu tiên trình diễn việc thiết lập vườn ươm, người dân đã kỳ vọng rằng họ có khả năng tạo cây giống cây con bởi ho trong tương lai. • Các mô hình nông lâm kết hợp Mặc dù sự thành lập các mô hình là không được tiến hành cho đến tận tháng 4/5 2008, sự cần thiết các hoạt động như là chuẩn bị cây con và thiết kế mô hình cho từng cộng đồng thôn bản là hết sức cần thiết và quan trọng. Bản kế hoạch thực hiện đã được chuẩn bị và đã báo cáo ở trong MS4. Các mô hình này trồng theo băng kết hợp các cây rừng trồng kinh tế (Keo, Mỡ và Bồ Đề) và các cây ngắn ngày có thể khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện và ưu tiên của các cộng đồng thôn bản khác nhau. Thêm vào đó, Keo dâu có thể trồng trong mô hình để cung cấp chất đốt. • Hỗ trợ các Quỹ phát triển rừng cộng đồng Việc thiết lập quỹ phát triển rừng cộng đồng được thực hiện theo tiến độ. Mỗi cộng đồng thôn bản sẽ nhận đươc 1.000 đô la úc (tương đương với 13 triệu đồng) làm nguồn vốn đầu tiên. Từ tháng 10-11/2007, các cán bộ dự án đã hướng dẫn thảo luận và các nguyên tắc phát triển quỹ phát triển rừng cộng đồng với từng cộng đồng thôn bản thông qua các cuộc họp thôn. Ngày 5/12/2007 nhóm cán bộ dự án ông Triệu Văn Lực, TS. Trần Thị Thu Hà, ông Nguyễn Mỹ Hải, ông Hoàng Anh Tuấn và ông Khongsak Pinyopusarerk đã tham dự 2 cuộc họp cấp xã ở xã Văn Minh và xã Lạng San. Ở các cuộc họp này, trưởng thôn của từng thôn bản và các thành viên chủ chốt của cộng đồng thôn bản trình bày các bản thảo về nguyên tắc và kế hoạch phát triển quỹ phát triển rừng cộng đồng. Sau một số cuộc họp thôn ở từng cộng đồng thôn bản đã được tập hợp lại để xem xét và hoàn thiện các nguyên tắc Quỹ phát triển rừng cộng đồng. Chi tiết xem ở Phụ lục 1 ở bản báo cáo này. Trao tiền vốn ban đầu dưới sự tài trợ của dự án được dự kiến vào tháng 1 năm 2008. 5.2 LợI ích cho ngườI dân Đến nay, trong bối cảnh dự án đã thực hiện ít hơn 12 tháng, một số lợi ích hữu hình cho người dân đã rõ ràng. 6
  7. Việc thiết lập các Quỹ phát triển rừng cộng đồng ở từng cộng đồng thôn bản điểm đó là một bước tiếp theo để củng cố lợi ích của người dân. Thông tin của Quỹ này đã được mô tả ở trên. Tuy nhiên, những lợI ích vô hình to lớn đã xuất hiện dưới dạng những cam kết và hứng thú của đa số người dân. Điều này rất quan trọng và rất hứa hẹn cho sự phát triển các phương pháp thiết thực trong quản lý rừng cộng đồng. 5.3 Nâng cao năng lực Tham quan học tập từ các dự án lâm nghiệp cộng đồng khác. Hoạt động này đã được mô tả ở trên. Đào tạo thiết lập vườn ươm cấp thôn bản. Hoạt động này đã được mô tả ở trên. 5.4 Quảng bá Đến nay thì có rất ít người bên ngoài biết về dự án tuy nhiên có thể thấy rằng người dân trong vùng dự án ở 4 thôn bản điểm thuộc 2 xã rất ủng hộ và nhiệt tình tham gia. Sự tham gia rất tích cực và đầy đủ gồm cả nam và nữ vào tất cả các cuộc họp thôn bản, các khóa tập huấn và hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động đã thực hiện. Những chuyến thăm thôn bản trong thiừi gian của báo cáo này và thảo luận với các cán bộ dự án đã khẳng định rằng việc quảng bá dự án đã khuyến khích người dân: (i) tham gia nhiệt tình vào họp thôn để thành lập nhóm sử dụng rừng và các tổ chức khác; (ii) tham gia nhiệt tình vào điều tra rừng, qui hoạch sử dụng đất và giao đất; (iii) tham gia các khóa tập huấn; (iv) hưởng ứng việc thiết lập vườn ươm và sản xuất cây giống lâm nghiệp. Hoạt động sau cùng của các hoạt động trên đây là thành lập vườn ươm và đào tạo việc chăm sóc vườn ươm đã được quảng bá trong từng xã nó trở thành một hoạt động đạt được nhiều kết quả tốt trong việc nhân rộng kết quả của dự án. Các khuyến nông viên Bà Hoàng Thị Thu xã Văn Minh và Bà Lưu Thị Mến xã Lạng San được kỳ vọng sẽ lan truyền thông tin về vườn ươm dự án và các hoạt động liên quan đến các thôn xóm trong xã vì họ thường đi thăm các thôn xóm 2-3 tuần/lần. Theo yêu cầu của dự án CARD thì trong tháng 6/2007 đã viết 01 bài tin tức bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt để đăng trên bản tin dự án. 5.5 Quản lý dự án Quản lý dự án tiếp tục đạt được những kết quản tốt. Các cuộc họp kế hoạch cho các bước tiếp theo của dự án đã được tiến hành trong tháng 9 và tháng 12 năm 2007 trong các chuyến đi của Giám đốc dự án phía Úc Ông Khongsak Pinyopusarerk đến Việt Nam tiến hành khoá đào tạo tập huấn vườn ươm và các cuộc họp về Quỹ phát triển rừng cộng đồng. Thông tin liên lạc giữa cán bộ đối tác úc và Việt Nam thường xuyên 7
  8. được duy trì thông qua email và điện thoại trong suốt quá trình của báo cao này. Dự án hiện tại đạt được tiến độ rất tốt bởi sự hỗ trợ tích cực của 3 cán bộ dự án – Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà (Chuyên gia về sử dụng đất của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên), ông Nguyễn Mỹ Hải, chuyên gia về khuyến lâm của Sở Khuyến Nông Lâm Tỉnh Bắc Kạn, và ông Hoàng Anh Tuấn (Khu Bảo tồn Kim Hỷ). Các tài trợ của dự án được chuyển tới Việt Nam cho việc thực hiện dự án. 6. Các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường Không có vấn đề gì đặc biệt nảy sinh trong thời gian này. 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội Sự cân bằng về giới trong việc tham gia của các thành viên thôn bản vào các cuộc họp cộng đồng và các khoá đào tạo của dự án được đặt ra như một tiêu chí cần đạt của dự án. Ví dụ, có it nhất 1/3 số người đa tham dự các khoá đào tạo vườn ươm là nữ, và khuyến nông viên thôn bản của cả 2 xã là nữ. 7. Thực hiện và vấn đề bền vững 7.1 Các vấn đề và trở ngại Một số vấn đề và trở ngại đã được xác định và thảo luận ở Báo cáo tiến độ 6 tháng thứ nhất Hiện tại rất nhiều giải pháp mở ra để giải quyết nhũng vấn đề và trở ngại đó và không có bất cứ vấn đề và trở ngại đáng kể nào cần liệt kê ở đây. 7.2 Các lựa chọn Không có – dự án đang tiến triển theo kế hoạch đã định 7.3 Sự bền vững Mặc dầu còn quá sớm để đánh giá tính bền vững của dự án ở giai đoạn này, tuy nhiên đang hứa hẹn một điều rằng người dân tham gia rất tích cực vào các hoạt động đào tạo và các cuộc họp của dự án. Ví dụ, 100% số hộ trong cộng đồng thôn bản đã tham gia các cuộc họp thảo luận về Quy chế quản lý rừng cộng đồng, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và xây dựng Quỹ phát triển rừng cộng đồng. Số lượng người dân tham dự các phần đào tạo vườn ươm đầy đử nhu kế hoạch đặt ra. Dự án đã phải tăng gấp đôi số lượng người tham gia ở thôn Khuổi Liềng và Bản Sảng 8. Những bước quan trọng tiếp theo Việc thiết lập 4 mô hình nông lâm kết hợp sẽ được tiến hành vào tháng 5 năm 2008 vào mùa mưa ở miền núi phía bắc Việt Nam. Ông Brian Gunn sẽ tiến hành 2 khoá đào tạo về phát triển nông lâm kết hợp để to coincide với các hoạt động trồng cây đúng mùa vụ. Uư tiên cho hoạt động này là phải đảm bảo là cây con ở các vườn ườm 8
  9. phải được chăm sóc cẩn thận cũng như việc phát dọn thực bì và chuẩn bị đất cho các mô hình nông lâm kết hợp trên thực địa. 9. Kết luận Trong 10 tháng đầu tiên của dự án có khá nhiều việc phải làm và nói chung đã hoàn thành mục tiêu đặt ra. Vẫn còn một số hoạt động của mục tiêu 1 và 2 cần được hoàn thiện tuy nhiên dự án đã đặt nền móng vững chắc cho các hoạt động trong tương lai. Người dân địa phương rất nhiệt tình và hứng khởi về các lợi ích sẽ nhận được từ những nỗ lực của họ và của những người hỗ trợ khác trong khuôn khổ dự án. Cụ thể, tất cả mọi người dân dã cho thấy sự hiểu biết cao của họ về tầm quan trọng của việc duy trì bảo vệ rừng cộng đồng thành rừng phòng hộ. Quyết định này là do người dân đã nhận thức được rằng chất lượng, số lượng và nguồn nước sinh hoạt và sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của rừng phòng hộ đầu nguồn. Thách thức hiện nay đó là làm sao để đảm bảo rằng các phương pháp hiệu quả và thiết thực trong quản lý rừng cộng đồng được áp dụng sao cho vừa đảm bảo việc bảo vệ rừng bền vững mà vẫn cho phép khai thác sử dụng rừng ở mức độ hợp lý không gây suy thoái rừng. Bên cạnh đó thì việc sớm tìm ra và triển khai các hoạt động tạo thu nhập phù hợp là rất cần thiết. 9
  10. MS5 ATTACHMENT 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sự hợp tác vì sự Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại một số vùng có tỉ lệ nghèo cao của tỉnh Bắc Kạn (Mã số dự án 017/06 VIE) CÁC QUỸ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG Chuẩn bị bởi : 1. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2. Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn 3. Khu Bảo tồn Kim Hỷ 4. Trung tâm khuyến nông lâm tỉnh Bắc Kạn Tháng 1/2008 1
  11. 1. Giới thiệu: Dự án "Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại một số vùng có tỉ lệ nghèo cao của tỉnh Bắc Kạn (Mã số dự án 017/06 VIE)" thực hiện tại 4 thôn Nà Mực, Khuổi liềng xã Văn Minh và Thôn To Đoóc , thôn Bản Sảng Xã Lạng San Huyện Na Rì Tỉnh Bắc Kạn, đã đi vào hoạt động. Một trong những điều kiện cần thiết và hết sức quan trọng nhất của dự án là tổ chức quy hoạch phát triển rừng và giao đất, giao rừng và các kế hoạch quản lý rừng cộng đồng cho cộng đồng thôn bản. Tiếp theo bước này, việc xây dựng và phát triển được Quỹ phát triển rừng cộng đồng là vấn đề rất cần thiết để hỗ trợ việc quản lý và phát triển rừng cộng đồng thôn bản một cách bền vững lâu dài. Việc triển khai xây dựng Quỹ phát triển rừng cộng đồng phải được tiến hành tại thôn bản, có sự tham gia của tất cả các thành viên của cộng đồng thôn bản và họ là người làm quyết định. Quỹ phát triển rừng cộng đồng phải bao gồm các nguyên tắc chi tiết trong việc sử dụng, duy trì và phát triển quỹ. Các nguyên tắc này cung cấp cơ sở pháp lý cho các thành viên trong cộng đồng thôn bản thực hiện Quỹ phát triển rừng cộng đồng ở cấp thôn bản. Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng phải có kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết và đặc biệt là phải thông qua được quy chế quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Quy chế quản lý rừng cộng đồng là cơ sở pháp lý để thực hiện việc quản lý rừng cộng đồng tại thôn bản, quy chế quản lý được người dân xây dựng nên và chính người dân tổ chức thực hiện quy chế này. Mặt khác là kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được xây dựng sẽ là cơ sở cho các hoạt động sau này của dự án, các hoạt động như tập huấn kỹ thuật trồng rừng, phòng chống cháy rừng, khai thác, chế biến... được thực hiện tốt hơn theo thời gian kế hoạch đề ra, qua kế hoạch quản lý bảo vệ có thể tìm sự tài trợ cho các hoạt động quản lý. Đồng thời kết quả thực hiện kế hoạch là cơ sở cho việc đánh giá kết thúc dự án sau này. Để đáp ứng được các nội dung trên, Quỹ phát triển rừng cộng đồng đã được phát triển để thực hiện ở 4 công đồng thôn bản điểm vùng dự án CARD. 2
  12. 2. Mục đích của việc thiết lập Quỹ phát triển rừng cộng đồng 2.1 Quy chế thành lập Quỹ phát triển rừng cộng đồng 2.1.1 Quy chế quản lý Quỹ phát triển rừng cộng đồng Quy chế quản lý Quỹ phát triển rừng cộng đồng phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung sau: - Phải tuân thủ theo luật pháp quy định hiện hành và sự phù hợp với văn hoá truyền thống hoặc tập tục của địa phương. - Rõ ràng, dễ hiểu và có tính thực thi 2.2.2 Nội dung của Quỹ phát triển rừng cộng đồng - Tất cả các thành viên của cộng đồng thôn bản có trách nhiệm và quyền lợi trong việc duy trì và phát triển nguồn vốn do dự án CARD tài trợ ban đầu để thành lập quỹ. - Cách sử dụng Quỹ. - Cách phát triển Quỹ từ nguồn vốn nhỏ được tài trợ ban đầu. - Quy chế xử phạt về việc vi phạm các nguyên tắc quản lý và hoạt động của Quỹ. - Quy chế chia sẻ lợi ích trong các thành viên của cộng đồng thôn bản. - Các quy chế trên phải được thông qua tất cả các thành viên của cộng đồng thôn bản và trình Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt. 3. Phương pháp 3.1 Nhóm làm việc Nhóm làm việc trên thực địa bao gồm cán bộ từ Trường Đại học Thái Nguyên, Trung tâm khuyên nông lâm Bắc Kạn, Khu bảo tồn Kim Hỷ, Ban quản lý Rừng cộng đồng và các người dân chủ chốt. Ông Nguyễn Mỹ Hải và Ông Hoàng Anh Tuấn (Cán bộ của tỉnh Bắc Kạn) chụi trách nhiệm chính cho các chuyến làm việc trên hiện trường. TS. Trần thị Thu Hà (Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên) chụi trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và hoàn thiện báo cáo cuối cùng. 3.2 Phương pháp thành lập các quy chế quản ly Quỹ phát triển rừng cộng đồng Cấu trúc của quy chế Quỹ phát triển rừng cộng đồng được phác thảo trước dựa vào các văn phản pháp quy nhà nước hiện hành, văn hoá truyền thống và tập tục tâph quán của địa phương. Việc thảo luận và đưa ra được các hướng dẫn làm thế nào để phát triển quy chế cho Quỹ phát triển rừng cộng đồng được tiến hành thông qua các cuộc họp nhóm. Bản thảo cuối 3
  13. cùng về các quy chế của Quỹ phát triển rừng cộng đồng đã được trình bày ở các cuộc họp cộng đồng thôn bản. Các ý kiến đòng góp cho bản thảo đã được chỉnh sửa, bổ sung và thông qua cộng đồng thôn bản lần cuối. Các quy chế này sẽ trở thành văn bản có chính thức ngay sau khi được hầu hết các thành viên của cộng đồng thôn bản nhất trí, và nó sẽ trở thành văn bản có tính pháp lý sau khi được cấp trên phê duyệt (cấp xã). 3.3 Phát triển Quỹ phát triển rừng cộng đồng Để phát triển Quỹ phát triển rừng cộng đồng, các bước cần tiến hành gồm: Bước 1- Chuẩn bị: • Tiến hành các cuộc họp nhóm làm việc để thảo luận Quỹ Phát triển rừng cộng đồng • Tiến hành các cuộc họp nhóm làm việc với Ban quản lý rừng cộng đồng thảo luân Quỹ Phát triển rừng cộng đồng • Chia sẽ kinh nghiệm Quỹ Phát triển rừng cộng đồng với các dự án khác Bước 2- Họp cộng đồng thôn bản Nhóm làm việc và Ban quản lý rừng cộng đồng đã tiến hành nhiều cuộc họp khác nhau với tất cả các thành viên của từng cộng đồng thôn bản khác nhau để thảo luận và phát triển các quy chế Quỹ phát triển rừng cộng đồng. Quỹ phát triển rừng cộng đồng phải xem xét một số điểm chính sau: • Duy trì nguồn tài trợ nhỏ ban đầu • Phát triển Quỹ từ nguồn vốn nhỏ ban đầu • Sử dụng Quỹ cho việc phát triển và bảo vệ rừng • Cách an toàn và bền vững trong việc quản lý Quỹ • Kế hoạch Quỹ phải được thông qua và cập nhật cho tất cả các thành viên trong cộng đồng thông qua cuộc họp cộng đồng thôn bản. Kế hoạch này sẽ trở thành chính thức sau khi được số đông trong cộng đồng thôn bản nhất trí. 3.4 Tóm tắt kết quả và viết báo cáo: Tất cả các số liệu/thông tin thu được thông qua thảo luận nhóm/các cuộc họp thôn bản phải được tóm tắt theo các bảng biểu lập sẵn. 4
  14. 4. Kết quả 4.1 Quy chế thành lập Quỹ phát triển rừng cộng đồng Các quy chế Quỹ phát triển rừng cộng đồng cho 4 cộng đồng thôn bản điểm đã được phát triển với sự tham gia đầy đủ của người dân và cấp chính quyền của 2 xã Văn Minh và Lạng San. Các quy chế được nêu ra đây là đã được sự nhất trí cao của tất cả các thành viên của các cộng đồng thôn bản thông qua các cuộc họp cộng đồng thôn bản lần cuối cùng. Các quy chế này đã được Uỷ ban Nhân Dân xã Văn Minh và Lạng San phê duyệt trước khi giao nguồn tài trợ vốn ban đầu của dự án CARD cho từng cộng đồng thôn bản. Những quy chế này trở thành văn có tính pháp quy cho các cộng đồng thôn bản. Nhìn chung, nội dung của các quy chế Quỹ phát triển rừng cộng đồng là tương tự nhau. Tuy nhiên, mỗi cộng đồng thôn bản có cách riêng trong viêc sử dụng và phát triển Quỹ. 4.1.1 Quy chế quản lý sử dụng Quỹ phát triển rừng cộng đồng thôn Nà Mực I- Những quy định chung: - Quỹ phát triển thôn bản là nguồn quỹ của dự án CARD tài trợ, nguồn quỹ này được sử dụng vào mục đích phát triển rừng cộng đồng tại thôn bản. - Mọi hoạt động liên quan đến phát triển rừng cộng đồng đều có thể sử dụng nguồn quỹ này để phục vụ hoạt động. - Nguyên tắc sử dụng nguồn vốn là duy trỳ và phát triển nguồn vốn một cách ổn định lâu dài. - Các hoạt động được hưởng lợi của dự án đều có nghĩa vụ đóng góp, để duy trì và phát triển nguồn vốn. - Việc quản lý, sử dụng nguồn quỹ do ban phát triển rừng cộng đồng quản lý, theo dõi. Các hoạt động thu, chi hàng năm phải được công khai trước thôn bản. - Mọi hoạt động sâm tiêu, gây thất thoát nguồn quỹ đều phải bồi thường. Trường hợp thôn bản không giải quyết được thì phải đưa ra xử lý theo các quy định của pháp luật. - Việc thu, chi tiêu nguồn vốn này phải tuân theo các quy định của quy chế này. - Nếu nguồn vốn còn thừa chưa sử dụng đến thì có thể cho các hộ trong thôn vay với lãi xuất 0,5 %/tháng, mỗi hộ được vay không quá 1.000.000đ, thời gian vay không quá 6 tháng. Thủ tục vay vốn phải có đơn xin vay vốn của hộ gia đình, Ban phát triển rừng thôn bản thẩm định và tiến hành cho vay. 5
  15. II- Phương án xây dựng và phát triển quỹ phát triển rừng 2.1 Đóng góp từ dự án CARD • Dự án CARD tài trợ số tiền ban đầu để thành lập Quỹ phát triển rừng cộng đồng là 1000 đô la Úc tương đương với 13.000.000 đồng (Mười ba triệu đồng chẵn). • Các thành viên trong cộng đồng khi được hưởng lợi từ hoạt động của dự án như đi tập huấn các khóa đào tạo, hội họp, tham quan, tham gia các hoạt động trồng rừng, nông lâm kết hợp mà được dự án hỗ trợ tiền công thì đóng góp 10% số tiền hỗ trợ thu được vào Quỹ. • Các hộ gia đình khi lấy cây giống từ vườn ươm của thôn để trồng rừng cá nhân (theo quy chế quản lý sử dụng vườn ươm ) thì đóng góp 50 đồng/cây giống, nộp vào quỹ. 2.2 Thu nhập từ bán sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ rừng cộng đồng Tất cả các sản phẩm thu được từ rừng cộng đồng theo quy chế quản lý bảo vệ rừng cộng đồng Thôn Nà Mực đều thuộc về cộng đồng, gồm các sản phẩm về gỗ và lâm sản ngoài gỗ (theo quy chế của quản lý rừng cộng đồng). Do đó các thu nhập từ rừng cộng đồng phải trích lại để đóng góp cho Qũy phát triển rừng cộng đồng để duy trì các hoạt động quản lý rừng cộng đồng, gồm: • Trích 20% các khoản thu từ nguồn khai thác gỗ nộp vào quỹ cộng đồng. • Trích 20% các khoản thu từ nguồn lâm sản ngoài gỗ như mật ong, mộc nhĩ, nấm hương, các loài của quả và các dược liệu khác nộp vào Quỹ. • Khi hộ gia đình là thành viên của cộng đồng có nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà ở mà khai thác tại rừng cộng đồng thì phải xin phép cộng đồng và phải trả 20% tổng giá trị bằng tiền để nộp vào quỹ phát triển rừng cộng đồng. Số lượng được khai thác hạn chế và do cộng đồng quyết định. • Sau khi dự án kết thúc, cộng đồng tiếp tục duy trì các hoạt động vườn ươm, các hộ gia đình khi lấy cây giống từ vườn ươm của thôn để trồng rừng cá nhân ( theo quy chế quản lý sử dụng vườn ươm ) thì đóng góp 50 đồng/cây giống, nộp vào quỹ. 2.3 Thu từ lãi xuất cho vay • Dành 50% tổng số Quỹ cho vay. Nên ưu tiên cho các hộ khó khăn là thành viên của Cộng đồng vay với lãi xuất 0,5 %/ tháng, mỗi hộ được vay không quá 1.000.000đ (một triệu đồng) không quá 6 tháng. Toàn bộ phần lãi suất từ việc cho vay vốn vào Quỹ phát triển rừng. 2.4 Thu từ xử phạt vi phạm quy chế quản lý rừng cộng đồng 6
  16. • Các khoản thu được từ việc xử phạt vi phạm quy chế quản lý rừng cộng đồng được nộp toàn bộ vào quỹ phát triển rừng cồng đồng. III- Quy định sử dụng Quỹ phát triển rừng cộng đồng Quỹ phát triển rừng cộng đồng được sử dụng cho các mục đích sau đây: 3.1. Công tác bảo vệ rừng • Hỗ trợ cho việc tuần tra bảo vệ rừng: + Chi mỗi công đi tuần tra rừng là 10.000 đồng /công nếu đi ban ngày, 30.000 đồng/công nếu đi ban đêm. + Chi mỗi tháng mùa khô tối đa 20 công, mùa mưa 10 công. • Hỗ trợ cho việc mua sắm các trang thiết bị cho việc tuần tra bảo vệ: + Chi mua một năm 4 bộ quần áo mưa, 4 cái đèn Pin, 4 cái mũ , 4 đôi ủng hoặc giầy. + Chi mua Pin đèn theo thực tế. + Chi mua các vật dụng cần thiết khác như dao phát, cuốc, dây thép buộc rào theo thực tế cần. 3.2. Sản xuất cây giống từ vườn ươm: • Chi mua các vật dụng thay thế để làm vườn ươm như cuốc ,xẻng, thùng tưới, dây dẫn, máy bơm ... ( theo thực tế ) • Chi trả tiền nước tưới cho tưới cây con trong vườn ươm 6.000 đồng/tháng. • Chi mua hạt giống để gieo ươm sau khi dự án kết thúc. • Chi mua các vật liệu để sản xuất cây con như: Túi bầu, hạt giống, lưới che... khi không có sự tài trợ của dự án. 3.3. Các khoản chi khác cho cộng đồng • Chi mua chè nước phục vụ làm vườn ươn, cuốc hố, trồng rừng 15.000 đồng/ ngày. • Chi mua chè nước cho họp thôn bàn về Quản lý Cộng đồng 15.000 đồng/ 1 cuộc họp • Chi cho việc tổng kết công tác phát triển rừng mỗi năm một lần: 100.000đ • Chi cho việc triển khai lập kế hoạch phát triển rừng cộng đồng hàng năm là 100.000 đồng/năm. • Chi mua giấy bút, sổ sách phục vụ cho quản lý rừng của thôn theo định kỳ 3 tháng 1 lần, mỗi lần 25.000 đồng. 4. Điều khoản quản lý Quỹ phát triển rừng cộng đồng 7
  17. • Ban Quản lý rừng cộng đồng (theo Quyết định của UBND xã) trực tiếp quản lý nguồn vốn, đồng thời là Ban Quản lý Quỹ phát triển rừng cộng đồng. • Việc thu và chi theo các điều khoản trên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính của nhà nước quy định (phải có phiếu thu và chi, sổ theo dỏi nguồn vốn giữa trưởng ban và thủ quỹ). • Hàng quý ( 3 tháng một lần) thủ quỷ và trưởng ban Quản lý Quỹ phát triển rừng cộng đồng trực tiếp báo cáo trước cộng đồng và UBND xã về tình hình thu chi của Quỹ. • Các khoản chi phải được thông qua cộng đồng, những khoản chi trái với quy định trên đây đều không được chấp nhận. Trên đây là quy chế quản lý sử dụng Quỹ phát triển rừng cộng đồng của thôn Nà Mực. Quy chế này được thôn bản xây dựng và thông qua 100% các hộ gia đình tham gia nhất trí thực hiện. Xác nhận của UBND Xã BQL Rừng Cộng Đồng Xác nhận của BQL Dự án CARD 4.1.2 Quy chế quản lý sử dụng Quỹ phát triển rừng cộng đồng thôn Khuổi Liềng I- Những quy định chung: - Quỹ phát triển thôn bản là nguồn quỹ của dự án CARD tài trợ, nguồn quỹ này được sử dụng vào mục đích phát triển rừng cộng đồng tại thôn bản. - Mọi hoạt động liên quan đến phát triển rừng cộng đồng đều có thể sử dụng nguồn quỹ này để phục vụ hoạt động. - Nguyên tắc sử dụng nguồn vốn là duy trỳ và phát triển nguòn vốn một cách ổn định lâu dài. - Các hoạt động được hưởng lợi của dự án đều có nghĩa vụ đóng góp, để duy trì và phát triển nguồn vốn. - Việc quản lý, sử dụng nguồn quỹ do ban phát triển rừng cộng đồng quản lý, theo dõi. Các hoạt động thu, chi hàng năm phải được công khai trước thôn bản. - Mọi hoạt động sâm tiêu, gây thất thoát nguồn quỹ đều phải bồi thường. Trường hợp thôn bản không gải quyết được thì phải đưa ra xử lý theo các quy định của pháp luật. 8
  18. - Việc thu, chi tiêu nguồn vốn này phải tuân theo các quy định của quy chế này. - Nếu nguồn vốn còn thừa chưa sử dụng đến thì có thể cho các hộ trong thôn vay với lãi xuất 0,5 %/tháng, mỗi hộ được vay không quá 1.000.000đ, thời gian vay không quá 6 tháng. Thủ tục vay vốn phải có đơn xin vay vốn của hộ gia đình, Ban phát triển rừng thôn bản thẩm định và tiến hành cho vay. II- Phương án xây dựng và phát triển quỹ phát triển rừng 2.1 Đóng góp từ dự án CARD • Dự án CARD tài trợ số tiền ban đầu để thành lập Quỹ phát triển rừng cộng đồng là 1000 đô la Úc tương đương với 13.000.000 đồng (Mười ba triệu đồng chẵn). • Các thành viên trong cộng đồng khi được hưởng lợi từ hoạt động của dự án như đi tập huấn các khóa đào tạo, hội họp, tham quan, tham gia các hoạt động trồng rừng, nông lâm kết hợp mà được dự án hỗ trợ tiền công thì đóng góp 10% số tiền hỗ trợ thu được vào Quỹ. • Các hộ gia đình khi lấy cây giống từ vườn ươm của thôn để trồng rừng cá nhân (theo quy chế quản lý sử dụng vườn ươm ) thì đóng góp 50 đồng/cây giống, nộp vào quỹ. 2.2 Thu nhập từ bán sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ rừng cộng đồng Tất cả các sản phẩm thu được từ rừng cộng đồng theo quy chế quản lý bảo vệ rừng cộng đồng Thôn Tô Đoóc đều thuộc về cộng đồng, gồm các sản phẩm về gỗ và lâm sản ngoài gỗ (theo quy chế của quản lý rừng cộng đồng). Do đó các thu nhập từ rừng cộng đồng phải trích lại để đóng góp cho Qũy p +--hát triển rừng cộng đồng để duy trì các hoạt động quản lý rừng cộng đồng, gồm: • Trích 20% các khoản thu từ nguồn khai thác gỗ nộp vào quỹ cộng đồng. • Trích 20% các khoản thu từ nguồn lâm sản ngoài gỗ như mật ong, mộc nhĩ, nấm hương, các loài của quả và các dược liệu khác nộp vào Quỹ. • Khi hộ gia đình là thành viên của cộng đồng có nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà ở mà khai thác tại rừng cộng đồng thì phải xin phép cộng đồng và phải trả 20% tổng giá trị bằng tiền để nộp vào quỹ phát triển rừng cộng đồng. Số lượng được khai thác hạn chế và do cộng đồng quyết định. • Sau khi dự án kết thúc, cộng đồng tiếp tục duy trì các hoạt động vườn ươm, các hộ gia đình khi lấy cây giống từ vườn ươm của thôn để trồng rừng cá nhân ( theo quy chế quản lý sử dụng vườn ươm ) thì đóng góp 50 đồng/cây giống, nộp vào quỹ. 9
  19. 2.3 Thu từ lãi xuất cho vay • Dành 50% tổng số Quỹ cho vay. Nên ưu tiên cho các hộ khó khăn là thành viên của Cộng đồng vay với lãi xuất 0,5 %/ tháng, mỗi hộ được vay không quá 1.000.000đ, thời gian vay không quá 6 tháng. Quay vòng mỗi hộ 1 lần Toàn bộ phần lãi suất từ việc cho vay vốn vào Quỹ phát triển rừng. 2.4 Thu từ xử phạt vi phạm quy chế quản lý rừng cộng đồng • Các khoản thu được từ việc xử phạt vi phạm quy chế quản lý rừng cộng đồng được nộp toàn bộ vào quỹ phát triển rừng cồng đồng. III- Quy định sử dụng Quỹ phát triển rừng cộng đồng Quỹ phát triển rừng cộng đồng được sử dụng cho các mục đích sau đây: 3.1. Công tác bảo vệ rừng • Hỗ trợ cho việc tuần tra bảo vệ rừng: + Chi mỗi công đi tuần tra rừng là 10.000 đồng /công nếu đi ban ngày, 20.000 đồng/công nếu đi ban đêm. + Chi mỗi tháng mùa khô tối đa 20 công, mùa mưa 10 công. • Hỗ trợ cho việc mua sắm các trang thiết bị cho việc tuần tra bảo vệ: + Chi mua một năm 5 bộ quần áo mưa, 5 cái đèn Pin, 5 cái mũ , 5 đôi ủng hoặc giầy. + Chi mua một tháng 4 đôi Pin. + Chi mua các vật dụng cần thiết khác như dây thép buộc rào theo thực tế cần. 3.2. Sản xuất cây giống từ vườn ươm: • Chi mua các vật dụng thay thế để làm vườn ươm như cuốc ,xẻng, thùng tưới, dây dẫn, máy bơm ... ( theo thực tế ) • Chi trả tiền nước tưới cho cây giống • Chi mua các vật liệu để sản xuất cây con như: Túi bầu, hạt giống, lưới che... khi không có sự tài trợ của dự án. 3.3. Các khoản chi khác cho cộng đồng • Chi mua chè nước phục vụ việc họp thôn, làm vườn ươn, cuốc hố, trồng rừng... mỗi cuộc họp 10.000đ. • Chi cho việc tổng kết công tác phát triển rừng mỗi năm một lần: 100.000đ • Chi cho việc triển khai lập kế hoạch phát triển rừng cộng đồng hàng năm là 100.000 đồng/năm. 4. Điều khoản quản lý Quỹ phát triển rừng cộng đồng 10
  20. • Ban Quản lý rừng cộng đồng (theo Quyết định của UBND xã) trực tiếp quản lý nguồn vốn, đồng thời là Ban Quản lý Quỹ phát triển rừng cộng đồng. • Việc thu và chi theo các điều khoản trên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính của nhà nước quy định (phải có phiếu thu và chi, sổ theo dỏi nguồn vốn giữa trưởng ban và thủ quỹ). • Hàng quý ( 3 tháng một lần) thủ quỷ và trưởng ban Quản lý Quỹ phát triển rừng cộng đồng trực tiếp báo cáo trước cộng đồng và UBND xã về tình hình thu chi của Quỹ. • Các khoản chi phải được thông qua cộng đồng, những khoản chi trái với quy định trên đây đều không được chấp nhận. Trên đây là quy chế quản lý sử dụng Quỹ phát triển rừng cộng đồng của thôn Tô Đoóc. Quy chế này được thôn bản xây dựng và thông qua 100% các hộ gia đình tham gia nhất trí thực hiện. Xác nhận của UBND Xã BQL Rừng Cộng Đồng Xác nhận của BQL Dự án CARD 4.1.3 Quy chế quản lý sử dụng Quỹ phát triển rừng cộng đồng thôn Tô Đoóc I- Những quy định chung: - Quỹ phát triển thôn bản là nguồn quỹ của dự án CARD tài trợ, nguồn quỹ này được sử dụng vào mục đích phát triển rừng cộng đồng tại thôn bản. - Mọi hoạt động liên quan đến phát triển rừng cộng đồng đều có thể sử dụng nguồn quỹ này để phục vụ hoạt động. - Nguyên tắc sử dụng nguồn vốn là duy trỳ và phát triển nguồn vốn một cách ổn định lâu dài. 11
nguon tai.lieu . vn