Xem mẫu

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn _________________________________________________ 037/04VIE Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang MS3: Báo cáo 6 tháng lần 2 Tháng 2 năm 2006 SỰ KHÔNG THỪA NHẬN TRÁCH NHIỆM Viện nghiên Rau Quả và Lương Thực của New Zealand có đủ kỹ năng, sự cẩn thận, cần mẫn trong việc chuẩn bị những thông tin được mô tả trong bảng báo cáo này, nhưng sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý cho bất kỳ sự thể hiện của những sản phẩm hay sự thất thoát nào khi sử dụng những thông tin này trong thương mại. Bảng báo cáo này được chuẩn bị bởi Viện Nghiên Cứu Rau Quả và Lương Thực New Zealand (HortResearch), có trụ sở chính tại Trung Tâm Nghiên Cứu Mt Albert, Private Bag 92 169, Auckland. Bảng báo cáo này được phê chuẩn bởi: 1
  2. Mụ c l ụ c 1 Thông tin về đơn vị 3 2 Trích lược Dự án 4 3 Báo cáo tóm tắt 4 4 Giới thiệu và bối cảnh 5 Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5 Những điểm đáng chú ý 5.1 5 Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ 5.2 5 Tăng cường năng lực 5.3 5 Thông tin đại chúng 5.4 Quản lý dự án 5.5 5 6 Báo cáo về các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường 6.2 Các vấn đề giới tính và xã hội 7 Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững Những khó khăn và trở ngại 7.1 Giải pháp 7.2 Tính bền vững 7.3 8 Các bước quan trọng tiếp theo 9 Kết luận 10 Cam kết/tuyên bố 11 Phụ lục Phụ lục 1 – MOU - Bảng Ghi nhớ Phụ lục 2 – Packhouse Flow Plan - Biễu đồ trong nhà đóng gói Phụ lục 3 – Packhouse/Farmer Agreement - Bảng Hợp Đồng Nhà đóng gói/nông dân Phụ lục 4 – Frequently Asked Questions - Những Câu Hỏi Thường Gặp Phụ lục 5 – Farm Plans Set Up and Registration - Thiết lập kế hoạch cho nông dân & đăng ký Phụ lục 6 – Farmer Location - Địa điểm nông dân Phụ lục 7 – Project Update November 2005 Presentation - Trình bày thông tin cập nhật về dự án vào tháng 10 năm 2005. Phụ lục 8 – Can Tho Presentation - Trình bài tham luận tại Cần Thơ 2
  3. Phụ lục 9 – September & November/December 2005 Work Plans - Kế hoạch làm việc tháng 9-11/12 năm 2005. Phụ lục 10 – Equipment Purchase Approval – Phê duyệt mua thiết bị Phụ lục 11 – Saigon Times Article – Bài báo trên Saigon times Những chữ viết tắt: BRC British Retailers Consortium: Global Standard – FOOD Giao ước của những nhà buôn bán lẽ tại Anh: Tiêu chuẩn toàn cầu – Lương thực CARD Collaboration for Agriculture and Rural Development Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DARD Department of Agriculture and Rural Development Sở Nông nghiệp và PTNT DGP Dragon fruit GAP Project Dự án sản xuất thanh long theo GAP EUREPGAP Euro-Retailer Produce Working Group; Good Agricultural Practice Nhóm những nhà buôn bán lẽ ở Châu Âu; Sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến GAP FAQ Frequently Asked Questions Những câu hỏi thường gặp GAP Good Agricultural Practice Sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến GPS Global Positioning System Hệ thống phân bố toàn cầu IMO Institute for Marketecology Viện nghiên cứu thị trường MARD Ministry of Agriculture and Rural Development Bộ Nông nghiệp và PTNT MOU Memorandum of Understanding Bảng ghi nhớ NZOQ New Zealand Organisation for Quality Tổ chức chất lượng New Zealand QDPI&F Queensland Government Department of Primary Industries & Fisheries - Bộ Công nghệ Cơ bản và Ngư nghiệp của Chính Phủ bang Queensland. SGS Société Générale de Surveillance SOFRI Southern Fruit Research Institute Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam VNCI Vietnam Competitiveness Initiative Tăng Cường Năng lực cạnh tranh Việt Nam 3
  4. 1. Thông tin về đơn vị Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và Tên dự án xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam Đơn vị VN Nguyễn Văn Hòa Giám đốc Dự án phía VN Viện Nghiên Cứu Rau Quả và Lương Thực, Đơn vị Úc New Zealand John Campbell, Jim Walker Nhân sự Úc 30 tháng 6 năm 2005 Ngày bắt đầu Tháng 3 năm 2007 Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Ngày kết thúc (đã thay đổi) Báo cáo tiến độ lần thứ II Chu kỳ báo cáo Cán bộ liên lạc Ở Úc: Cố vấn trưởng John Campbell Tên: Telephone: + 64 3 5289106 Trưởng dự án Chức vụ: Fax: + 64 3 5287813 HortResearch Email: JCampbell@hortresearch.co.nz Tổ chức Ở Úc: Đầu mối liên hệ hành chính Bà Leonie Osborne + 64 9 815 8819 Tên: Telephone: Trưởng nhóm phòng trừ sinh học Fax: + 64 9 815 4202 Chức vụ: HortResearch losborne@hortresearh.co.nz Tổ chức Email: Ở Việt Nam Ts. Nguyễn Minh Châu + 84 73 893 129 Tên: Telephone: Project Champion + 84 73 893 122 Chức vụ: Fax: Viện NC CAQ Miền Nam mch@hcm.vnn.vn Tổ chức Email: 4
  5. 2. Trích lược dự án Người nông dân sản xuất thanh long ở Việt Nam thấy rằng giá thanh long của họ giảm đến 60% vào năm 2000. Nó được cho là do một phần dựa vào tiêu thụ nội địa hay chỉ xuất sang những thị trường ở các nước láng giềng. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu thanh long ở Việt nam nhưng phần lớn thanh long lại được sản xuất chủ yếu từ những nông dân sản xuất nhỏ lẽ. Lợi tức từ thanh long sẽ được cải thiện rõ nét nếu những hộ sản xuất nhỏ này và nhà xuất khẩu có thể mở rộng ra thị trường mới giá trị cao hơn ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng kém may thay, những yêu cầu khắc khe và gần đây mối quan tâm của người tiêu thụ là thực phẩm phải an toàn và an toàn có nghĩa là nhà nông Việt nam có thể xuất khẩu thanh long sang thị trường có giá trị cao nếu họ sản xuất thanh long theo hướng an toàn (GAP). EUREPGAP là một chương trình GAP toàn diện và có thể kiểm soát, hiệu chỉnh được và đạt được tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và bền vững đáp ứng được cho phần lớn các siêu thị tại Châu Âu. Dự án này đang được thực hiện: Một lần điều tra nông dân sản xuất được thực hiện với những số liệu đang được phân tích, tổng kết để trình bày vào tháng 3 đầu tháng 4 năm 2006. Một số nông dân và nhà đóng gói thích hợp đã được lựa chọn để thực hiện dự án. Tập huấn và giải quyết những vấn đề trong sản xuất GAP đã bắt đầu và quyển cẩm nang về chất lượng đang được chuẩn bị. Những thị trường chất lượng cao đang được xác định và việc tăng cường năng lực cấp quốc gia và phát triển hệ thống hạ tầng cũng đang được chú ý. 3. Báo cáo tóm tắt Đây là báo cáo tiến độ thực hiện thứ hai cho chương trình Hợp Tác Nông Nghiệp và PTNT (CARD) Dự án 037/04VIE và bao gồm cả giai đoạn 1 từ tháng 9 năm 2005 đến 28 tháng 2 năm 2006. Truởng dự án phía HortResearch đã thực hiện 2 chuyến làm việc tại Việt Nam trong suốt thời gian báo cáo này: Từ ngày 3 đến ngày 30 tháng 9 và từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 13 tháng 12 năm 2005. Không có sự thay đổi nhiều trong vấn đề nhân sự của dự án trong suốt giai đoạn báo cáo này. Ông Võ Thế Truyền, người đã từng tham gia dự án đã sang trường ĐH Massey, New Zealand để tham gia khoá học PhD từ tháng 10 như đã dự kiến. Nhóm thực hiện dự án phía Việt Nam vẫn đang tiến hành dự án. Viện NC CAQ Miền Nam (SOFRI), Bộ NN và PTNT (MARD), Sở NN & PTNT (DARD) và những cá nhân thương mại được tham gia trong các khoá tập huấn bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến (GAP) ở các mức độ khác nhau. Tăng cường năng lực lên cấp quốc gia và cơ sở hạ tầng đang được chú trọng để tạo sự bền vững. Khảo sát trên đồng với phiếu điều tra hộ nông dân sản xuất thanh long được hoàn tất trong giai đoạn làm báo cáo đầu tiên. Số liệu đã được dịch sang tiếng Anh và nhập vào trang Web cơ sở dữ liệu và đang được phân tích. Bảng báo cáo về kết quả điều tra sẽ được chuẩn bị bởi HortResearch và trình bày lại cho nông dân, Bộ NN & PTNT và Sở NN&PTNT Bình Thuận và Viện NC CAQ Miền Nam trong suốt thời gian làm việc ở Việt Nam trong tháng 3 năm 2006. 5
  6. Chọn nhà đóng gói/xuất khẩu và nhóm nông dân theo hướng Top Down Pilot để nhận được sự hỗ trợ của dự án, việc này được thực hiện trong chuyến làm việc vào tháng 9 năm 2005. Việc tập huấn cho nhà đóng gói/xuất khẩu để cải thiện sản xuất theo hướng cung cấp sản phẩm cho Nhóm buôn bán lẽ của Anh (British Retailers Consortium: Global Standard – Food (BRC)) và đối với nông dân thì tập huấn sản xuất theo hướng EUREPGAP (Euro-Retailer Produce Working Group; Good Agricultural Practice), những đợt tập huấn này đã bắt đầu. Khóa tập huấn bao gồm hệ thống chất lượng, sức khoẻ và an toàn, kỹ thuật, truy nguyên nguồn gốc và các vấn đề môi trường để chuẩn bị cho các thành viên này đáp ứng theo các yêu cầu của thị trường đòi hỏi chất lượng cao, khi họ thực hiện áp dụng trong sản xuất theo hướng này. Một hợp phần trong các chuyến làm việc trên đồng bởi trưởng dự án là quan sát hiện trạng canh tác thanh long của nông dân cũng như nhà đóng gói. Những thông tin này là những điều cơ bản để nâng chất lượng quyển cẩm nang sản xuất thanh long theo hướng EUREPGAP. Quyển cẩm nang cho nông dân và nhà đóng gói đang được xây dựng: phải gần gủi với thực tế sản xuất, bao gồm những cải tiến để nông dân và nhà đóng gói đạt được những tiểu chuẩn và phải an toàn cho môi trường. Bản nháp đầu tiên sẽ được hoàn tất vào cuối tháng 3 năm 2006. Những thị trường đòi hỏi chất lượng cao đang được xác định và đánh giá cho việc xuất khẩu thanh long Việt Nam, cho cả trái cây khi được xác nhận đạt tiêu chuẩn và cho những trái cây được cải thiện cho những thị trường xuất khẩu trong giai đoạn chờ đợi để được xác nhận. Xác định những chi tiết đầu vào trong tài liệu dự án cho năm đầu đã được mua. Dự án CARD trên thanh long đã được đăng trên nhiều báo địa phương và báo mang tính quốc gia và cả trên thông tin đại chúng như TV trong thời gian làm báo cáo này. 4. Giới thiệu và bối cảnh Mục tiêu 1: Tăng cường khả năng cạnh tranh của các hộ sản xuất nhỏ để đạt khả năng cung cấp thanh long cho thị trường quốc tế với đòi hỏi cao, giới thiệu khái niệm về an toàn thực phẩm, môi trường sạch, sản xuất bền vững và an toàn cho người sản xuất trong việc sản xuất cuả họ. Mục tiêu 2: Cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và tập huấn cho khuyến nông viên/nhà nghiên cứu Việt Nam để cải thiện khả năng của họ trong việc tập huấn nhóm các thủ tục, các bước thực hiện GAP trên thanh long. Đầu ra cần phải bao gồm những kỹ thuật mới mà nó được yêu cầu để có thể thâm nhập được vào thị trường Châu Âu và giúp nông dân sản xuất nhỏ có thể vượt qua nhằm cải thiện việc cung cấp sản phẩm của mình. Nhân sự phía Việt Nam như cán bộ SOFRI, Sở Nông Nghiệp và PTNT và những đơn vị tư nhân sẽ được tập huấn trên đồng và 2 thành 6
  7. viên của Viện NC CAQ Miền Nam sẽ được tham gia đợt tham quan học tập về GAP trên cây ăn quả ở New Zealand. Với ý định phát triển nhân sự cả của nhà nước và đơn vị tư nhân sẽ thông qua các bước áp dụng thực tiển bao gồm. - Xác định thực tiển sản xuất thanh long ở Việt nam và so sánh với các tiêu chuẩn của EUREPGAP thông qua điều tra diện rộng. - Cải thiện kiến thức về sản xuất thanh long cho cán bộ SOFRI và thiết lập hệ thống để cải thiện sản xuất bền vững và giải quyết các vấn đề trong sản xuất. - Phát triển mô hình mẫu theo tiêu chuẩn EUREPGAP cho nhà xuất khẩu/đóng gói/nhóm nông dân ở điều kiện thực tiển. - Phát thảo quyển cẩm nang, mã số và phát triển các tài liệu tập huấn thích hợp, an toàn cho khuyến nông viên Việt nam và thích hợp để mô hình mẫu trên thanh long được áp dụng cho các trường hợp khác và cây trồng khác. - Thiết lập hệ thống chất lượng đạt yêu cầu cho ngành sản xuất thanh long để áp dụng và được xem như cốt lõi cho hệ thống vững mạnh giúp đạt tiêu chuẩn EUREPGAP cho mô hình mẫu. - Tối đa hoá hiệu quả của những bước đầu tiên thực hiện GAP trên thanh long thông qua sự tham gia đầy đủ trong dự án GAP trên thanh long. 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1. Những điểm đáng chú ý 5.1.1. Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất Phần thực hiện trên đồng là điều tra hiện trạng sản xuất thanh long đã được cán bộ Viện NC CAQ Miền Nam hoàn tất vào tháng 7 năm 2005. Khoảng 124 nông dân ở Bình Thuận và 30 nông dân ở tỉnh Tiền Giang được phỏng vấn. Nhóm cán bộ của SOFRI đã ghi nhận thông tin từ nông dân theo phiếu điều tra về EUREPGAP (Trong báo cáo đầu tiên: tháng 8 năm 2005, phụ lục 2) và cũng ghi nhận những thông tin về hiện trạng nông học và kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất thanh long. HortResearch đã phát triển trang web về cơ sở dữ liệu để nhập những thông tin điều tra được. Việc sử dụng hệ thống trang web cho phép cán bộ dự án nhập số liệu từ phía Việt nam và cán bộ của HortResearch có thể quan sát việc nhập số liệu và có thể giúp giải quyết những vấn đề khó khăn khi cần thiết và bảo đảm số liệu sẽ chính xác hơn. Trong chuyến làm việc vào tháng 9 của Trưởng Dự án, Ông Nguyễn Hữu Hoàng đã dịch số liệu thô sang tiếng Anh và nhập dữ liệu vào mạng để chạy thử hệ thống trang web, những vấn đề ban đầu được sửa chữa ngay và việc nhập số liệu đã hoàn tất vào cuối tháng 12 năm 2005. Hiện tại, HortResearch đang phân tích số liệu điều tra, sau đó sẽ chuyển thành bài báo cáo được chuẩn bị dưới dạng PowerPoint để trình bày tại SOFRI và nông dân ở Bình 7
  8. Thuận và cán bộ Sở NN & PTNT Bình Thuận. Bài trình bài là một phần trong chương trình làm việc của Ông Jim Walker hay người đại diện cho Ông. 5.1.2 Xây dựng Cẩm nang GAP: Việc xây dựng quyển cẩm nang đã bắt đầu. Ban đầu, có 2 phần trong quyển cẩm nang, một phần cho nông dân dựa trên nền tản những đòi hỏi của EUREPGAP và phần của nhà đóng gói dựa trên nền tản của BRC (British Retailers Consortium, Global Standard: Food). Một phần cho nhà xuất khẩu sẽ được thêm vào ở phần cuối dự án. Viết cho phần của nông dân chủ yếu dựa trên thực trạng sản xuất khi quan sát trên đồng của nhóm thực hiện dự án kết hợp với những cải tiến cần thiết để nông dân sản xuất đạt tiêu chuẩn EUREPGAP và phần này hầu như đã hoàn tất. Phần cho nhà đóng gói đang được xây dựng, tuy nhiên nhiều thông tin cho quyển cẩm nang đã được tích góp lại, việc tập huấn cho nhà đóng gói đã bắt đầu, sơ đồ nhà đóng gói và hệ thống cải thiện chất lượng cũng được bắt đầu. Kết quả khảo sát cho thấy, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho kỹ nghệ rau quả dựa trên chất lượng tại Việt Nam cần phải được cải thiện. Nhiều thứ đang được xem xét để cải tiến, phát triển những cấu phần cần thiết để phục vụ cho việc phát triển hệ thống chất lượng: Phân tích rủi ro và những điểm quan trọng cần chú ý Sức khoẻ và an toàn Sử dụng an toàn thuốc BVTV Các dịch vụ đính kèm: Tủ thuốc y tế Phòng Lab. phân tích đất, lá và nước. Kỹ nghệ đào tạo người tập huấn Hầu hết các hợp phần đang được xây dựng là một phần của quyển cẩm nang GAP và được xem là phần chủ đạo để cải thiện cơ sở hạ tầng để cải thiện kỹ nghệ rau quả ở Việt Nam. Một phần nửa trong quyển sổ tay là việc phát triển Mã số thực hành (Codes of Practice) cho nhiều vấn đề/hoạt động khác nhau trong sản xuất thanh long: Nông dược – Các loại thuốc được duyệt, mức dư lượng thuốc BVTV, thời gian hiệu lực/thời gian cách ly, v.v. Nhật ký về thuốc BVTV – Giấy cho phép xuất khẩu. Về mặt sản xuất – Từng cấu phần riêng. Tài liệu tập huấn. Quyển cẩm nang đang được xây dựng phản ánh chi tiết hiện trạng sản xuất thanh long, để sản xuất đạt tiêu chuẩn và được xác nhận bởi những cơ quan cấp chứng chỉ EUREPGAP và BRC và phải an toàn cho người sản xuất. 5.1.3 Xây dựng kế hoạch thực hiện – Hoàn tất: Báo cáo đầu tiên. 8
  9. 5.1.4 Xây dựng chương trình thí điểm GAP cho một năm. Trong chuyến làm việc của Trưởng Dự án phía New Zealand tại Việt Nam vào tháng 9 năm 2005, Mô hình thí điểm Top Down Pilot được thiết lập. Ở giai đoạn này, mô hình thí điểm bao gồm một nhà đóng gói/xuất khẩu, trang trại của ông và cũng như một số hộ cung cấp trái cho ông và một nhóm nông dân được chọn tham gia dự án: Nhóm nông dân thích hợp cho mô hình Top Down Pilot được xác định trong quá trình thực hiện điều tra hiện trạng sản xuất thanh long. Nhóm này được chọn dựa trên tiêu chí của dự án là chọn nông dân sản xuất nhỏ, nghèo nhưng chịu thay đổi và có thể cải tiến phương thức sản xuất Dự kiến là nhóm nông dân này sẽ phát triển thành hợp tác xã khi đến một mực độ phát triển nhất định nào đó. Dự án đang tập trung tập huấn cho nhóm nông dân này về GAP và cuối cùng là được xác nhận EUREPGAP để làm “mô hình mẫu” cho những hộ nông dân khác ở Bình Thuận và Tiền Giang khi dự án mở rộng thêm. Nhóm nông dân được chọn được ưu tiên nhận sự tập huấn của dự án GAP, tuy nhiên công nhân làm việc trên vườn thanh long của nhà đóng gói và những nông dân hợp đồng cung cấp trái cho nhà đóng gói cũng được tham gia tập huấn. Dự kiến là cả ba nhóm nông dân này sẽ đạt tiêu chuẩn và được chứng nhận EUREPGAP. Dự án rất chú trọng đến việc cải thiện khả năng thu nhập của những hộ nông dân nghèo, tuy nhiên nó cũng phải rất quan trọng trong việc sản xuất đủ lượng thanh long có giá trị cao, đạt tiêu chuẩn vào cuối dự án để thử nghiệm với những thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Kết hợp nhiều nguồn sản phẩm thanh long như từ nhóm nông dân trong dự án, nhóm nông dân của nhà đóng gói, từ trang trại của nhà đóng gói và từ nhóm nông dân của dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh (Vietnam Competitiveness Initiative (VNCI)) sẽ cung cấp một lượng trái đáng kể đạt tiêu chuẩn để thử nghiệm với thị trường có giá trị cao. Công Ty trách nhiệm hữu hạn, Trang trại Thanh Long Hoàng Hậu, Do Ông Trần Ngọc Hiệp làm Giám Đốc được tuyển chọn là nhà đóng gói của dự án theo mô hình Top Down Pilot. Ông Hiệp có hai nhà đóng gói (trên một trang trại) để đóng gói thanh long, Một nhà đóng gói dùng để đóng gói theo phương pháp truyền thống trước đến nay để phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang những nước láng giềng và một nhà đóng gói chất lượng cao được xây dựng để phục vụ đóng gói sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho thị trường đòi hỏi chất lượg cao. Đây là nhà đóng gói có chất lượng cao, đang nhận được sự hỗ trợ của dự án và nó đã gần đạt đựơc yêu cầu của GAP và có thể cải thiện đạt tiêu chuẩn nhanh hơn bất kỳ nhà đóng gói nào trong khu vực theo quan sát của những người làm dự án này. 9
  10. Một điểm thuận lợi nửa là song song với việc xác định của dự án về nhà đóng gói kiểu mẫu/thí điểm “Pilot packer” cho dự án, Ông Hiệp rất nhiệt để cải tiến chất lượng nhà đóng gói của Ông để đạt tiêu chuẩn đòi hởi bởi thị trường cần chất lượng cao và sẵn sàng cung cấp nguồn tài chính cho việc cải thiện này. Một bản ghi nhớ (MOU) giữa Ông Hiệp và dự án được phát thảo và cả hai bên đang tiến hành cải thiện “chất lượng nhà đóng gói” theo hướng đặt ra. Mục đích chủ yếu của Bản ghi nhớ (MOU), theo viễn cảnh của dự án, là cho nhà đóng gói, khi đóng gói trái cây cho mô hình dự án được trả tiền dịch vụ thay vì phải mua trái thanh long từ những người thu gom hay nông dân, rồi lại đóng gói và bán. Nếu thành công, việc thực hiện bản ghi nhớ sẽ giúp dự án thiết lập hệ thống truy nguyên nguồn gốc từ nông dân đến người mua bán lẽ và thể hiện rõ ràng tất cả các chi phí và lợi nhuận cho việc sản xuất thanh long cho những thị trường đòi hỏi chất lượng cao. 5.1.5 Thực hiện hệ thống chất lượng. Nhà đóng gói: Quyết định hỗ trợ cho nhà đóng gói của ông Hiệp được thực hiện trong chuyến làm việc của Trưởng dự án vào tháng 9 năm 2005 và một chương trình quản lý nhân sự của nhà đóng gói được bắt đầu, những đề nghị thiết lập các hệ thống và cải thiện nhà đóng gói cũng đã được trình bày. Chúng bao gồm: Một bản ghi nhớ được thiết lập như là một khung cơ bản để yêu cầu nhà đóng gói thực hiện theo yêu cầu bắt buộc của dự án và cũng định ra những việc cần hỗ trợ của dự án (Phụ lục 1). Một sơ đồ hoạt động của nhà đóng gói, những hệ thống cần cải thiện và những đề xuất được chuẩn bị và dịch sang tiếng Việt (Phụ lục 2). Những thảo luận để giúp Ông Hiệp và những nhân viên thân cận của ông sẵn sàng nhận những sự trợ giúp cho những liên kết sau này cũng như chấp nhận làm việc theo đề nghị của dự án. Truyền đạt kinh nghiệm và tập huấn cho những nhân viên kinh nghiệm, thân cận của nhà đóng gói (Quản đốc quản lý chất lượng, Quản đốc quản lý xuất khẩu, Quản đốc về quản lý nông hộ, hành chánh). Thiết lập mối liên hệ thông tin giữa nhà đóng gói và dự án (để vượt qua những bất đồng về ngôn ngữ và phát triển nhóm thành viên tham gia dự án phía SOFRI). Một bản hợp đồng cung cấp (giữa nông dân và nhà đóng gói) được xây dựng (Phụ lục 3). Nông dân: Tập huấn nông dân về GAP đang được tiếp tục bởi các thành viên dự án. Tập huấn được tập trung cho nhóm nông dân đã được xác định và phát triển nhóm nông dân này theo mục tiêu của dự án là phát triển nhóm này thành hợp tác xã, thấm nhuần dần dần về GAP và dẫn nhóm này đến việc chấp nhận dự án và các nhân sự của dự án. Nhiều buổi tập 10
  11. huấn về kỹ thuật được nhóm nghiên cứu viên thuộc dự án của SOFRI thực hiện cho nhóm nông dân thuộc mô hình của VNCI “Bottom Up Pilot” là thành viên của dự án chung về GAP trên thanh long (DGP) như trong bản ghi nhớ. Những vấn đề được thực hiện trong các đợt tập huấn bao gồm: Chọn nhóm nông dân thông qua kết quả điều tra hiện trạng sản xuất trên đồng. Chú trọng đối với nông dân có mức độ từ trung bình khá trở lên theo như tiêu chí đặc ra từ ban đầu của dự án là nông dân phải nhiệt tình, tự nguyện và có khả năng chấp nhận những sự thay đổi cần thiết: Những nông dân quá nghèo chưa thể đáp ứng được những yêu cầu của GAP theo tiêu chí ban đầu của dự án, trong khi đó những nông dân giàu có thể tự họ thay đổi, cải tiến theo những tiêu chí này. Những nông dân được chọn sẽ thành lập một mô hình kiểu mẫu tốt cho “dự án” sử dụng để nhân rộng thành kỹ nghệ sản xuất thanh long với mức độ lớn hơn. Thành lập nhóm nông dân với mục đích là chuyển dần nhóm nông dân này thành một hợp tác xã sản xuất thanh long trong tương lai khi mà số thành viên nông dân của nhóm này đã ổn định về số lượng và chất lượng. Thực hành sản xuất thanh long theo hướng tiến tiến (GAP), vai trò của GAP trên thị trường toàn cầu, Su hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng, an toàn, theo nhu cầu của người tiêu dùng (thị trường), những thuận lợi cho việc thâm nhập vào những thị trường chất lượng cao và có ý nghĩa đối với nông dân, gia đình họ và vấn đề an toàn và sức khoẻ cho người sản xuất. Thực hành sản xuất theo hướng tiên tiến (GAP): những giải thích và thảo luận cặn kẻ. Tập huấn chuyên về GAP: Sử dụng an toàn thuốc BVTV Mức dư lượngthuốc BVTV Chất lượng nước Qui trình sản xuất thanh long Dinh dưỡng cho cây Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm Sức khoẻ và an toàn Phân tích rủi ro và những điểm quan trọng cần chú ý Hồ sơ, sổ sách Bản “Những câu hỏi thường gặp” (FAQ) cho nông dân đã được phát triển, dịch sang tiếng Việt, ép nhựa và cung cấp cho nông dân. Mục đích của bản FAQ sẽ giúp nông dân giảm lo sợ về những đòi hỏi của GAP và giúp giữ nông dân nhóm lại với nhau và tiến lên phía trước. (Phụ lục 4) Một bản thảo về hệ thống đăng ký cho trang trại thanh long được phát thảo với tất cả thông tin về nông dân trong dự án được cập nhật. Nhiều nổ lực của các thành viên dự án để xác định hệ thống tồn tại cho nông dân đăng ký sự tồn tại của trang trạng mình ở Việt Nam. (Phụ lục 5) Bản đồ và vị trí địa lý của những trang trại trong dự án đã được định vị chính xác bằng việc sử dụng dụng cụ GPS cầm tay. (Phụ lục 6) 5.1.6 Tóm tắt về đạt các tiêu chuẩn 11
  12. Trưởng dự án đã và đang trao đổi thông tin với tổ chức (SGS) Société Générale de Surveillance, (ở Việt Nam, Vùng Indonesia và New Zealand), một Tổ chức chứng nhận quốc tế, để cung cấp thông tin đánh gía khả năng đạt tiêu chuẩn cho những kết quả hoạt động ban đầu của dự án. SGS cũng rất muốn tham gia vào việc đánh giá tiêu chuẩn chất lượng đầu tư của công nghệ rau quả Việt Nam và nó được hiểu là là chi phí cho việc chứng nhận xem ra rất cạnh tranh. Bản kê giá cho việc chứng nhận cho nông dân trong dự án và nhà đóng gói sẽ đựoc đòi hỏi khi được chứng nhận như các mô hình thực hiện trong dự án bằng thanh tra nội bộ. Một bản tóm tắt theo hướng Top Down cho nông dân, nhà đóng gói và xuất khẩu chưa được xác định do việc đăng ký trể của các thành viên tham gia và mức độ tấp huấn/hoàn thành công việc. Một bản tóm tắt sẽ được thực hiện theo bản mẫu (form) của thanh tra nội bộ với số liệu phân tích và thể hiện/trình bày cho nhiều nhóm nông dân như chương trình tập huấn của dự án. Mở rộng chương trình của năm đầu và chuyển tải đến nông dân trong nhóm thực hiện GAP – được thể hiện trong năm thứ 2. Thực hiện tập huấn trong năm thứ 2 – được thể hiện trong năm thứ 2. Trình bày Công việc thực hiện Theo như kế hoạch đã định, kết quả điều tra hiện trạng sản xuất thanh long phải được trình bày cho cán bộ Viện NC CAQ Miền Nam, và Sở NN & PTNT và nông dân tỉnh Bình Thuận trong chuyến sang làm việc tháng 11/12 năm 2005. Do việc thực hiện điều tra trể hơn dự định và chuẩn bị bài báo cáo công thêm việc chuyển đổi nhân sự nên việc trình bài báo cáo bị trì hoãn. Nó được dự tính sẽ báo cáo trong chuyến làm việc vào tháng 3/4 năm 2006. Nhiều phần tập huấn/trình bày được thực hiện cho nhóm nông dân và nhà đóng gói với các chủ đề được liệt kê trong phần 5.1.5 (Thực hành hệ thống chất lượng). Những đợt tập huấn này được thực hiện trong thời gian Ông Trưởng dự án làm việc ở Việt Nam bởi các thành viên của dự án và trong các lần làm việc của các thành viên dự án của Viện NC CAQ Miền Nam. Các bài trình bày bao gồm những nội dung về GAP và kỹ thuật, buổi thảo luận về mô hình Top Down và Bottom Up Pilots (nhóm VNCI). Trưởng dự án đã trình bày bài báo cáo tiến độ thực hiện dự án tại SOFRI cho cán bộ nghiên cứu của Viện nghe vào ngày 28 tháng 11 năm 2005 (Phụ lục 7). Đây là một vấn đề rất được sự quan tâm của Viện Trưởng và các anh chị em nghiên cứu viên của Viện vì dự án thanh long là dự án đầu tiên về sản xuất trái cây theo hệ thống chất lượng trong ngành sản suất rau quả ở Việt Nam – phần lớn những việc đã bắt đầu chỉ nặng về mặt lý thuyết. Viện Trưởng Viện NCCAQ Miền Nam, Ts. Nguyễn Minh Châu đã dự buổi seminar này và nói rằng Ông xem dự án này như tiền đề tốt để tham gia đợt xét duyệt đề tài, dự an giữa các cơ quan khác nhau về sản xuất rau quả theo hướng an toàn sẽ được tổ chức và hỗ trợ để SOFRI trở thành một Viện nghiên cứu có tầm vóc với chất lượng cao. 12
  13. Trưởng dự án cũng đã tham gia Hội Chợ Nông Nghiệp Quốc Tế tổ chức tại Cần Thơ vào năm 2005 cùng với các nghiên cứu viên của SOFRI vào ngày 10 tháng 12 năm 2005 và đã trình bày về sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP và cũng trình bày tóm tắt về dự án CARD trên thanh long (Phụ lục 8). Bài seminar là kết quả hợp tác làm việc, phần trình bày bằng tiếng Anh đã đựơc ThS. Nguyễn Hữu Hoàng dịch sang tiếng Việt và rồi câu hỏi và trả lời cũng được dịch sang tiếng Việt- Anh để thuận tiện hơn cho người nghe. Phần trình bày rất thực tế dựa trên những việc dự án đã làm hay các kết quả thực hiện của dự án. Phần trình bày thành công nhờ vào khả năng diễn đạt và sự tự tin của anh Hoàng trong suốt quá trình trình bày, điều này làm hài lòng Trưởng dự án. Lợi tức cho hộ sản xuất nhỏ Trong suốt quá trình xây dựng và theo sau đó là thực hiện dự án thông qua các chuyến làm vịêc của các chuyên gia HortResearch, New Zealand, đã và đang tiếp tục xác định những cá nhân cả trong phạm vi nhà nước và tổ chức tư nhân, người có khả năng trở thành người lãnh đạo của sự thay đổi và phát triển hệ thống chất lượng, cải thiện và duy trì chất lựong này. Dự án ưu tiên trong việc tăng cường năng lực cho cán bộ ở tầm quốc gia để đảm bảo thực hiện bền vững công việc cho đến khi hoàn thành dự án.. Trong giai đoạn thực hiện báo cáo này, việc xác định những người được sự hỗ trợ của dự án và việc tập huấn cho họ đã được bắt đầu. Mọi việc thực hiện nhằm mục đích hiểu và vượt qua những khó khăn gặp phải để gíup nông dân và cho phép họ thực hiện và nhận được sự hỗ trợ của dự án về những thuận lợi của GAP, bao gồm: Cải thiện những hiểu biết về kỹ thuật canh tác thanh long tốt nhất. Sản xuất thanh long sao cho đạt chất lượng cao và đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu thụ. Nhận được lợi tức cao hơn do bán được cho những thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Sẽ có cuộc sống tốt hơn. Cải thiện tình trạng sức khoẻ và sự an toàn cho người nông dân và những người làm công cho họ. Tăng cường năng lực 5.1.7 Bắt đầu việc tăng cường năng lực cho cán bộ Việt Nam trong dự án. Vệc tăng cường năng lực cho cán bộ Việt Nam tham gia trong dự án được ưu tiên thực hiện trong thời gian thực hiện báo cáo này. Ts. Nguyễn Minh Châu đã tạo môi trường thích hợp để kích thích các nhân sự của Ông thực thành sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến (GAP). Với môi trường như vậy giúp cho người viết báo cáo này có thể chuyển tải kinh nghiệm của mình cho các thành viên dự án. Những người tham gia dự án phía Việt nam hiểu rõ về GAP, và đang rất tự tiên trong việc tập huấn nông dân và cả nhà 13
  14. đóng gói trong thời gian Ông trưởng dự án phía New Zealand ở Việt Nam cũng như trong thời gian không có mặt của Ông. Mối quan hệ và giao tiếp giữa trưởng dự án phía NZ và Việt nam rất tốt. Sự nhiệt tình của Ts. Nguyễn Minh Châu dẫn đến sự thành công của dự án CARD này, thông qua sự thiết lập những phương tiện thích hợp cho việc thực hành GAP tại SOFRI, trong khi những vấn đề đòi hỏi bên ngoài nội dung của dự án cho việc thực hành GAP đối với kỹ nghệ rau quả ở Việt nam sẽ có lợi cho dự án và sự bền vững của dự án. Những kế hoạch làm việc được vạch định bởi sự hợp tác của người viết báo cáo và các thành viên dự án phía Việt Nam mỗi khi trưởng dự án có kế hoạch sang làm việc tại Việt nam và có sự sơ kết công việc vào ngày cuối cùng của mỗi chuyến làm việc và kế hoạch này cũng được hiệu chỉnh cho thích hợp trong quá trình làm việc. (Phụ lục 9). Việc mua thiết bị cho dự án trong năm đầu hầu như đã được hoàn tất. Một danh sách của những chi tiếc cần mua được lập ra và xem xét kỹ lưỡng trước khi mua và mọi thiết bị mua phải thích hợp cho nhu cầu của dự án và phải tương hợp với những thiết bị hiện có của SOFRI (Phụ lục 10). Kế hoạch đi Tour Bản kế hoạch đi tour của Anh Nguyễn Hữu Hoàng sang New Zealand đựơc chuẩn bị và sẽ thực hiện ngay khi công việc của anh ta tương đối rảnh rỗi. Chương trình đi tour của Anh Hoàng tập trung vào việc phát triển Anh Hoàng thành chuyên gia về GAP cho Việt Nam và đặc biệt là giúp anh ta thực hiện tốt dự án CARD đang thực hiện. Chuyến đi tour sẽ bao gồm: Thăm trụ sở chính của HortResearch tại Mt Albert, Auckland: dưới sự hướng dẫn của bà Barbara Waddell – trong 2 ngày. Th m Trung tâm nghiên cứu Nelson theo trình tự như sau: • Thăm nhà đóng gói Kiwi ở Inglis và quan sát thực hành trên cây Kiwi từ khâu ngoài nông trại đến nhà đóng gói, kho lạnh và nhà xuất khẩu (xuống tàu) trong suốt mùa thu hoạch và đóng gói. • Quan sát hệ thống chất lượng ở Inglis; truy nhập số liệu vào hồ sơ, các hoạt động, (Cơ hội để Anh Hoàng có thể làm việc theo hệ thống trong việc thực hành tập huấn). • Thăm vười trồng cây pipfruit và nhà đóng gói. • Làm việc với SGS Motueka (Tổ chức chứng nhận cho người sản xuất rau quả). Được sữ hướng dẫn của Trưởng dự án phía New Zealand – 6 hay 8 ngày. Đây là cơ hội tốt để Anh Hoàng có thể tham gia khoá học 2 ngày được Tổ chức chất lượng New Zealand (NZOQ) thực hiện cho người thanh tra viên nội bộ, giúp anh hiểu những công việc trong chuyến đi tour và nhận giấy chứng nhận tham gia khoá học này. Hai ngày của khoá học trùng vào thời gian thực hiện chuyến đi tour tại New Zealand và cũng trùng vàao thời gian thu hoạch kiwi: 19/20 tháng 4 năm 2006 (tại Christchurch) và ngày 17/18 tháng 5 năm 2006 (tại New Plymouth). Chi phí cho khóa học là 800.00 New Zealand Dollar ( thành viên của NZOQ sẽ được giảm $100 nếu đăng ký trước 1 tháng). 14
  15. Chương trình của khoá học: Ngày đầu: Hiểu biết về Tiêu chuẩn quản lý hệ thống Hội nghị Non-compliance Mục tiêu về thanh tra Các loại hệ thống chất lượng Điểm mạnh và yếu của các hệ thống khác nhau về thanh tra Khi nào và tại sao phải thực hiện thanh tra nội bộ? Những vấn đề nan giải thường gặp Những khía cạnh con người trong thanh tra nội bộ Ai là người nên làm thanh tra nội bộ? Các tổ chức làm thanh tra nội bộ Ngày thứ hai: Những thủ tục thực hiện thanh tra nội bộ Tư cách của những thanh tra viên nội bộ Dụng cụ thanh tra nội bộ Kỹ năng của thanh tra viên Hồ sơ thanh tra nội bộ Đạt yêu cầu thanh tra nội bộ Bế mạc. Những điểm có thể học tập được từ khoá học: Ở phần kết luận chương trình, học viên sẽ có thể: Biên dịch và ứng dụng những yếu tố và những nguyên tắc cơ bản của ISO 9000 và những tiêu chuẩn khác như đòi hỏi cho lương thực an toàn, tiêu chuẩn đánh giá rủi ro, tiêu chuẩn của người tiêu thụ, v.v. Lập kế hoạch và chuẩn bị để tiến hành thanh tra nội bộ Phát triển bản liệt kê những mục cần kiểm tra trong sản xuất Phát triển và sử dụng tài liệu thanh tra và lập lịch thực hiện Xây dựng bản báo cáo về thanh tra nội bộ Trình bày những điều khám phá trong thanh tra nội bộ theo hướng xây dựng tốt hơn Xác định những luật lệ và trách nhiệm của thanh tra viên nội bộ. Theo kế hoạch củ, Ông Võ Thế Truyền (người tham gia thiết lập dự án CARD này trên thanh long trong giai đoạn đầu), đang tham gia khoá học tiến sĩ tại Đại Học Massey, được tham gia cùng với anh Hoàng trong chuyến đi tour này, nhưng bây giờ lại không thể thực hiện được. Và số tiền từ sự huỷ bỏ đợt học của Anh Truyền sẽ được sử dụng để trả tiền học phí cho anh Hoàng tham gia khoá học về thanh tra viên nội bộ tại New Zealand. Đi Tour trong nước Nhóm cán bộ nghiên cứu của SOFRI thực hiện dự án được khuyến khích tham gia chuyến đi tour trong nước thăm mô hình đạt tiêu chuẩn SGS EUREPGAP trên cá để học tập về hệ thống chất lượng và thiết lập mối quan hệ để học tập giải quyết những tồn động để vượt qua những khó khăn và đạt tiêu chuần GAP. 15
  16. Thông tin đại chúng Dự án CARD đã thực hiện chương trình TV show ở Bình Thuận về sản xuất thanh long theo hướng an toàn vào ngày 29 tháng 7. Tham gia chương trình là những thành viên trong nước bao gồm VNCI, IMO và anh Võ Thế Truyền từ SOFRI đại diện cho dự án CARD. Keith Milligan đã tham vấn thông tin về dự án CARD cho chương trình TV. Một bản copy về chương trình đã giao cho Ông Kiên khi anh ta đến Tp Hồ Chí Minh vào thứ hai ngày 19 tháng 9. Một thông cáo báo chí được thực hiện vào ngày ký kết bản ghi nhớ cho dự án thanh long chung tại Tp Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 9. Cả TS Châu và trưởng dự án phía New Zealand đã có phát biễu và đóng góp trong việc trả lời câu hỏi phỏng vấn. Một bài báo trên tạp chí Saigon Times được đăng vào ngày 3 tháng 10 năm 2005 với tựa để là “Vietnam inks MOU to boost dragon fruit export – Nét mực Việt Nam trong bản ghi nhớ để tăng cường khả năng xuất khẩu thanh long” (Phụ lục 11). Tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế tại Cần thơ, Hội thảo do SOFRI tổ chức về GAP đã được trình chiếu trên đài truyền hình Trung Ương. Quản lý dự án Không có sự thay đổi trong thành phần quản lý dự án trong suốt thời gian thực hiện dự án. Trong thời gian tháng 11/12 giai đoạn thứ hai của dự án CARD tại Việt Nam đã bắt đầu. Tác giả được gặp một người trưởng dự án của một dự án mới, Bob Nissen và nhóm làm việc của anh ta, Brett Tucker (QDPI&F) và một nghiên cứu sinh PhD tên Marlo Rankin. Dự án của họ thực hiện về value chain trên xoài và bưởi thông qua tiêu đề của dự án là “ Cải thiện thị trường xuất khẩu cho trái cây Việt nam thông qua cải thiện quản lý sau thu hoạch và supply chain”. Sẽ có sự liên kết không chính thức giữa dự án này và dự án thanh long vì đó cũng là một dự an CARD và nhiều vấn đề đang được phát triển cho dự án thanh long sẽ là vấn đề đòi hỏi của dự án mới. Báo cáo về các vấn đề đan chéo Môi trường Những vấn đề về môi trường được xác định trong quá trình thực hiện điều tra đang được thể hiện một phần trong các đợt tập huấn kỹ thuật cho nông dân, chúng bao gồm: Sử dụng nông dược an toàn. Sử dụng hợp lý phân bón để cung cấp đủ đầy đủ dinh dưỡng cho cây nhưng không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Huỷ bỏ chất thải từ con người và nguồn nước bẫn 16
  17. Và vấn đề khác trong việc xác định tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC 6.2. Các vần đề giới tính và xã hội Việc thực hiện dự án CARD trên thanh long sẽ diễn đạt một cách hệ thống vấn đề giới tính và xã hội. Ví dụ như phương thức sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đòi hỏi những điều kiện làm việc tốt, sự đối xử thích hợp đối với người lao động, sự quan sát đến sức khoẻ và an toàn sản xuất, v.v. và tạo cơ hội đồng đều cho cả nam và nữ. Các vấn đề thực hiện và tính bền vững Những khó khăn và trở ngại Ở góc độ nông dân: Nông dân thực hiện mô hình Top Down Pilot được chọn trong quá trình điều tra. Điều được mong đợi là trong quá trình thực hiện dự án càng ngày càng có nhiều nông dân quan tâm đến việc sản xuất thanh long theo hướng GAP và sau đó là tham gia vào mô hình. Dự án cũng đã quan sát sự hoạt động của mô hình Bottom up Pilot (dự án hợp tác trong dự án thanh long chung) của VNCI, trong đó những nông dân có thu nhập cao có ước vọng thay đổi theo hướng GAP và rất dễ thay đổi theo những khuyến cáo. Nguyện vọng của dự án CARD là cố gắng giúp cải thiện cho những nông dân nghèo và chính vì vậy mà nông dân được chọn theo mục đích này: Một thách thức lớn trong việc mang những tiêu chuẩn của GAP đến với họ. Cái khó của dự án đã thúc đẩy nông dân có mong đợi sẽ có được nhiều tài liệu từ dự án. Nó khác với những dự án khác là dự án khác chỉ cung cấp rất ít thông tin hay tài liệu cho nông dân và điểm nửa là dự án chưa thể xác định được lợi tức thật sự cho nông dân là bao nhiêu khi thực hiện sản xuất thanh long theo hướng GAP bán cho thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Rất khó để nông dân nhận thức được lợi thế của việc theo đổi sản xuất theo hướng GAP đến mức đạt được tiêu chuẩn EUREPGAP. Vai trò của người thu gom, thông qua việc cung ứng tiền trước cho nông dân, thỉnh thoảng thu hoạch thanh long và cung cấp phương tiện chuyên chở trái cây là những thách thức lớn cho tiến trình truy nguyên nguồn gốc. Truy nguyên nguồn gốc là đòi hỏi “chính” của việc sản xuất theo hướng GAP. VNCI thực hiện hợp đồng xây dựng tiêu chuẩn cho thanh long. Chúng được yêu cầu là tiêu chuẩn phải được thiết lập qua bản hình ảnh và được đưa lên trang web để dễ tham khảo: cho người thu mua mua trái đạt yêu cầu của nhà xuất khẩu và 17
  18. cung cấp bản hướng dẫn cho nhà đóng gói và nông dân khi họ chọn trái thích hợp để thu hoạch và thời gian đóng gói. Làm việc kỹ với tiêu chuẩn trong tất cả các khâu thực hiện sẽ dẫn đến việc thoả mãn yêu cầu của khác hàng và giảm thiểu trái kém chất lượng. Bản tiêu chuẩn hầu như đã hoàn tất và lập bằng bản điện tử và bản hình treo tường. Ở góc độ nhà đóng gói: Thiếu bản tiêu chuẩn treo tường là một khó khăn cho cho việc phát triển và vận hành hệ thống chất lượng nhà đóng gói. Dự án phát triển thanh long theo hướngGAP (bao gồm mô hình Top Down Pilot của CARD và mô hình Bottom Up Pilot của VNCI) trái thanh long sản xuất theo hướng GAP sẽ được tiến hành (phân loại, đóng gói, v.v.) thông qua nhà đóng gói đã được dự án chọn và huấn luyện. Một số nông dân ở cả hai mô hình trước đây đã có kinh nghiệm làm việc với nhà đóng gói được chọn và những nông dân này có nguyện vọng được đóng gói trái cây của họ tại nhà đóng gói này. Ở góc độ nhà xuất khẩu: Thách thức đối với nhà xuất khẩu sẽ chưa trở nên nghiêm trọng cho đến khi dự án đi gần đến việc đóng gói thanh long sản xuất theo hướng GAP phục vụ cho xuất khẩu. Ở gócđộ thị trường: Những thị trường đòi hỏi chất lượng cao, đặc biệt là thị trường Châu Âu, đòi hỏi trái cây phải đạt tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC trong sản xuất, đóng gói và vận hành tiếp theo. Khi dự án vận hành những bước thực hiện, sẽ có trái cây sẵn sàng cho mục đích xuất khẩu, nó đến rất gần trong việc đạt tiêu chuẩn nhưng chưa đ5ược chứng nhận. Điều râấ quan trọng là những trái cây trong giai đoạn này phải được xuất sang thị trường có chất lượng cao và như vậy sẽ giúp cải thiện thêm thu nhập của người nông dân. Ơ giai đoạn chuyển tiếp này thị trường thích hợp cho thanh long và việc thu nhập có tăng lên hay không vẫn chưa được bảo đảm. Ở góc độ dự án: Trong khi chưa có khó khăn chính, việc cải thiện hệ thống thông tin liên lạc ở SOFRI sẽ là bước thuận lợi lớn. 18
  19. Khi dự án CARD lần đầu tiên thực hiện GAP trên cây ăn trái Việt Nam cho thấy sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho những việc làm đầu tàu. Những thiếu thốn về cơ sở hạ tầng mang tầm cở quốc gia về cho việc sản xuất theo hướng GAP đang được xây dựng trong “dự án đặc biệt”, tuy nhiên nó chưa sẵn sàng ngay cả khi đã đạt những tiêu chuẩn đòi hỏi bởi cơ quan chứng nhận. Giải pháp Ở góc độ nông dân: Điều thất vọng cho nhóm thực hiện dự án là việc kinh nghiệm với việc nông dân rút khỏi chương trình nhưng đây cũng là cơ hội tốt để trưởng dự án khuyến khích nhóm thực hiện phía Việt Nam, liệt kê ra những lý do cho việc ra đi này và thực hiện những bước cải tiến và tiến hành thay đổi theo mục tiêu hoạch định. Dự án đang lôi cuốn nông dân thực hiện sản xuất thanh long theo hướng GAP không chỉ cho tiềm năng tăng thụ nhập mà còn cho mục đích sức khoẻ và an toàn cho nông dân và người thân và những người làm cho họ và an toàn cho môi trường sinh thái. Thông tin trong bản hỏi đáp FAQ và bản tiêu chuẩn đang được phát triển và phân phối cho nông dân để giúp họ thấy được tầm quan trọng, điểm thiết yếu cho việc cải thiện những hoạt động của họ và theo sau đó là sự tiếp nhận thực hiện sản xuất theo hướng GAP. Dự án cũng đã cảnh giác nhiều tổ chức về vai trò của thương lái trong công nghiệp sản xuất thanh long và là tiềm năng thách thức cho việc thành công của dự án nếu nó không đựoc giải quyết ngọn ngành. Con đường đến sự phát triển và vấn đề kinh tế thời vụ ở mức tỷ xuất thấp kéo theo cùng với các huấn luyện đựoc xác là cần thiết để giúp nông dân trở nên độc lập và thoát khỏi sự ràng bược của thương lái. Bản phân loại treo tường sẽ được nhân bản lên và phân phối đến các thành viên trong dự án. VNCI xác định thực hiện việc này nếu không thì dự án CARD sẽ xây dựng những bản này. Ở góc độ nhà đóng gói Bản phân loại trên tường sẽ được xây dựng. Mô hình nhà đóng gói của dự án đang được xây dựng đề đóng gó sản phẩm đạt chất lượng, được chứng nhận và phục vụ để lấy chi phí đóng gói. Nông dân sẽ ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho nhà đóng gói và bản hợp đồng này sẽ được đính kèm với bản giá. Trong đó sẽ liệt kê tất cả các kinh phí liên quan đến việc đóng gói và thực hành sau thu hoạch. Mô hình dự án theo kiểu Top Down sẽ đảm bảo những lợi tức từ thị trường sẽ quay trở lại với nông dân và nhà đóng gói và xuất khẩu sẽ được chi trả cho chi phí 19
  20. phục vụ. Thể thức này đang được thực hiện để có thể có được hệ thống minh bạch, rõ ràng cho phép sự cải tiến để thực hiệnvà nông dân sẽ nhận được lợi tức trong khi thực hành GAP. Ở góc độ nhà xuất khẩu: Thách thức đối với nhà xuất khẩu sẽ đến khi đến khâu thực hiện xuất khẩu. Ở góc độ thị trường: Điều được mong đợi là ở thời điểm sản xuất thanh long theo GAP đã sẵn sàng cho thị trường và trước khi được chứng nhận thì thị trường có chất lượng cao cho giai đoạn chuyển tiếp này phải được xác định. VNCI đã thực hiện tìmkiếm nhựng thị trường Châu Âu cho việc xuất khẩu thanh long từ Việt Nam thông qua hoạt động của hai dự án. Những cố găng của VNCI tập trung vào siêu thị METRO, một công ty có thị phần đóng ở tp Hồ Chí Minh và Hòng Kong và có khoảng 550 siêu thị ở Châu Âu. Trưởng dự án cũng đã tham gia chương trình Fruitworld of Holland nghiên về sản xuất, thu hoạch và vận hành sau thu hoạch và marketing cho những sản phẩm trái cây NZ. Trong những thảo luận của mình trong chương trình thì Fruitworld có được chức năng đóng gói lại các sản phẩm thanh long Việt nam và phân phối trong các siêu thị. Trái thanh long hiện nay phải được thực hiện qua nhiều khâu khi họ nhận được chúng từ người sản xuất. Fruitworld sẽ phân phối trái, phần lớn là dâu đến hàng ngàn siêu thị ở khắp nước Anh (UK) và Châu Âu. Công ty này gần đây cũng đã thiết lập một công ty mới tên là Jin Jin / JEX (suốt năm thực hiện trái cây ngoại nhập) cũng đang rất quan tâm trong việc cung cấp thanh long trực tiếp từ nông dân Việt nam. Ở góc độ dự án: Trưởng dự án đã thuyết phục SOFRI trong việc cải thiện hệ thống thông tin trong bất kỳ dự án mới nào. Khả năng chọn lựa là có hệ thống ADSL từ Mỹ Tho hay thông qua trực tiếp từ satellite và có mạng nội bộ. Ts. Nguyễn Minh Châu cũng đã thiết lập môi trường “chất lượng” tại SOFRI và vai trò lãnh đạo của Viện giúp rất nhiều trong việc thực thi dự án CARD này. Thông qua những bước đầu thực hiện dự án, nhóm thực hiện dự án đã lĩng hội rất nhanh những thông tin có giá trị, chất lượng và rất tự tin trong việc truyền đạt những thôn tin đ1o đến với nông dân thông qua hoạt động của dự án. Một thuận lợi khác nửa là Ts. Nguyễn Minh Châu đã khởi động hệ thống chất lượng và lấy được lòng tin cho đồng nghiệp, nhân viên và cả chính phủ và thông qua đây, để thúc đẩy tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho kỹ nghệ phát triển thanh long và theo sau đó là kỹ nghệ phát triển cây ăn quả Việt Nam. Việc này 20
nguon tai.lieu . vn