Xem mẫu

  1. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GAP CHO NHÀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THANH LONG Ở BÌNH THUẬN VÀ TIỀN GIANG Nguyễn Văn Hoà (1), Nguyễn Hữu Hoàng (1), John M Campbell (2) và Nguyễn Minh Châu (1) Dự án 037/04VIE Ngày bắt đầu và kết thúc dự án: 30 tháng 06 2005 – tháng 6 năm 2008 TÓM TẮT Ở Việt Nam đến thời điểm này diện tích trồng thanh long chiếm khoảng 13,500 ha với sản lượng khoảng 211.000 tấn và diện tích trung bình cho nông hộ biến động từ 0,5 đến 1 ha tùy theo vùng sản xuất là ở ĐBSCL hay Bình Thuận. Người nông dân sản xuất thanh long ở Việt Nam thấy rằng giá thanh long của họ giảm đến 60% vào năm 2000 do hang hóa chỉ được tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu sang những nước láng giềng. Lợi tức từ thanh long sẽ được cải thiện rõ nét nếu những hộ sản xuất nhỏ này và nhà xuất khẩu có thể mở rộng ra thị trường mới giá trị cao hơn ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Dự án đã thiết lập được mô hình nhà đóng gói – xuất khẩu và nhóm người sản xuất thanh long cung cấp cho nhà đóng gói để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đòi hỏi tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói và Tiêu chuẩn EUREPGAP cho trang trại trồng thanh long. Kết quả thực hiện thể hiện qua (i) Điều tra hiện trạng sản xuất thanh long được thực hiện và hoàn tất, báo cáo được Tổ chức HortResearch, New Zealand chuẩn bị và trình bày cho tại Viện NC CAQ Miền Nam, cho nhà đóng gói, nong dân, cán bộ Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận vào năm 2007. (ii) Việc lựa chọn nhà đóng gói/ xuất khẩu được thực hiện và vận hành. Việc tập huấn được thực hiện cho nhân viên nhà đóng gói theo tiêu chuẩn BRC (British Retailers Consortium: Global Standard – Food (BRC)) và tiêu chuẩn EUREPGAP cho nông dân trồng thanh long nhằm mục đích giúp họ hiểu và thực hiện đạt tiêu chuẩn cần thiết. Việc triển khai thực hiện sản xuất trên đồng và thực hiện cải thiện, áp dụng nhà đóng gói được thực hiện và tất cả các điểm khắc phục được thực hiện và kết quả cho thấy có 80 ha thanh long được chứng nhận đạt tiêu chuẩn EUREPGAP trong khi đó nhà đóng gói đang được thanh tra để chứng nhận đạt tiêu chuẩn BRC. (iii) Quyển cẩm nang chất lượng trái thanh long cho nong dân và cho nhà đóng gói được Ông John Campbell viết dựa theo hiện trạng sản xuất hiện tại, có nhiều cải thiện để giúp nông dân và nhà đóng gói có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC, và cũng giúp cải thiện môi trường sống. Bảng dịch tiếng Việt của quyển Cẩm nang được phân phối cho các đối tác tham gia dự án như nông dân, nhà đóng gói và xuất khẩu. (iv) Việc tăng cường năng lực cho nhân sự của Dự án và các đơn vị tư nhân được thực hiện một cách hiệu quả nhằm phát triển đến mức độ bảo đảm thực hiện tốt các mô hình và phát triển mô hình sang những hộ nông dân sản xuất cây trồng khác. (v) Thị trường đòi hỏi chất lượng cao cũng đã được xác định để thực nghiệm tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận từ mô hình. (vi) Dự án CARD trên thanh long được đề cập trên nhiều báo đài địa phương và quốc tế trong suốt quá trình thực hiện dự án. 1. Southern Horticultural Research Institute 2. HortResearch Nelson PO Box 203 My Tho Old Mill Road, PO Box 220 Long Dinh – Chau Thanh, Tien Giang, VIETNAM MOTUEKA, NZ Tel: +84 73 834 699 Tel: +64-3-528 9106 Fax: +84 73 893 122 Fax: +64-3-528 7813 I. GIỚI THIỆU Ở Việt Nam đến thời điểm này diện tích trồng thanh long chiếm khoảng 13,500 ha với sản lượng khoảng 211.000 tấn và diện tích trung bình cho nông hộ biến động từ 0,5 đến 1 ha tùy theo vùng sản xuất là ở ĐBSCL hay Bình Thuận (Nguyen Minh Chau, 2007). Người nông dân sản xuất thanh long ở Việt Nam thấy rằng giá thanh long của họ giảm đến 60% vào năm 2000 do hang hóa chỉ được tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu 1
  2. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) sang những nước láng giềng. Lợi tức từ thanh long sẽ được cải thiện rõ nét nếu những hộ sản xuất nhỏ này và nhà xuất khẩu có thể mở rộng ra thị trường mới giá trị cao hơn ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu thanh long phải tìm thị trường thị trường khác cho thanh long của mình. Những thị trường đòi hỏi chất lượng như Nhật Bản, Châu Âu và Bắc Mỹ không chấp nhận thanh long Việt Nam do chất lượng kém, ít an toàn. Dự án - 037/04VIE –Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận và Tiền Giang, nhằm mục đích phát triển hệ thống chất lượng cho việc xuất khẩu thanh long. Dự án đã thiết lập được mô hình nhà đóng gói – xuất khẩu và nhóm người sản xuất thanh long cung cấp cho nhà đóng gói để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đòi hỏi tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói và Tiêu chuẩn EUREPGAP cho trang trại trồng thanh long. Dự án được thực hiện với 2 mục tiêu chủ yếu: Mục tiêu 1: Tăng cường khả năng cạnh tranh của các hộ sản xuất nhỏ để đạt khả năng cung cấp thanh long cho thị trường quốc tế với đòi hỏi cao, giới thiệu khái niệm về an toàn thực phẩm, môi trường sạch, sản xuất bền vững và an toàn cho người sản xuất trong việc sản xuất cuả họ. Mục tiêu 2: Cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và tập huấn cho khuyến nông viên/nhà nghiên cứu Việt Nam để cải thiện khả năng của họ trong việc tập huấn nhóm các thủ tục, các bước thực hiện GAP trên thanh long. II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Với mục tiêu chung của dự án trong việc phổ biến trong dự án là sự tin tưởng giả thuyết là “Lợi tức của mỗi đối tác thực hiện GAP từ thị trường đòi hỏi chất lượng cao là luôn luôn cao hơn nhiều so với trước khi thực hiện GAP”. Thu nhập cao từ sản xuất thanh long GAP, đóng gói và xuất khẩu sẽ đảm bảo tăng trưởng bền vững cho ngành sản xuất thanh. Sự tăng trưởng sẽ đảm bảo gia tăng số hộ sản xuất nhỏ tham gia vào chương trình và việc cải thiện mức sống là điều tất yếu. Với ý định phát triển nhân sự cả của đơn vị nhà nước và tư nhân sẽ thông qua các bước áp dụng thực tiển bao gồm. - Xác định thực tiển sản xuất thanh long ở Việt nam và so sánh với các tiêu chuẩn của EUREPGAP thông qua điều tra diện rộng. Điều tra trên đồng cả ở Bình Thuận và Tiền Giang, Long An được thực hiện theo phương pháp chuẩn của EUREPGAP. Phiếu điều tra được thiết kế và kết quả được phân tích bởi chuyên gia HortResearch. - Cải thiện kiến thức về sản xuất thanh long cho nội bộ cán bộ SOFRI và thiết lập hệ thống để cải thiện sản xuất bền vững và giải quyết các vấn đề còn tồn động trong sản xuất. - Phát triển mô hình mẫu đạt tiêu chuẩn EUREPGAP cho nhóm nông dân sản xuất thanh long trên đồng và mô hình mẫu nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn BRC cho nhà xuất khẩu/đóng gói. Tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi của thị trường là cao và đòi hỏi phải liên tục duy trì và cải tiến, tiêu chuẩn này ngoài tầm tay của họ nông dân sản xuất nhỏ vì vậy nhóm nông dân cần thiết phải được thành lập và đi vào vận hành. Để thiết lập được hệ thống chất lượng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi, nhân sự dự án phải mở nhiều đợt tập huấn cũng như tư vấn cho các đối tác là nông dân và nhà đóng gói. - Phát thảo quyển cẩm nang cho sản xuất thanh long, đối tác Việt Nam phải xây dựng mã số và phát triển các tài liệu tập huấn thích hợp, an toàn cho môi 2
  3. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) trường để thực hiện dễ dàng và thích hợp áp dụng mô hình mẫu trên thanh long này cho các trường hợp khác và cây trồng khác. - Thiết lập hệ thống chất lượng đạt yêu cầu cho ngành sản xuất thanh long để áp dụng và được xem như cốt lõi cho hệ thống vững mạnh giúp đạt tiêu chuẩn EUREPGAP cho mô hình mẫu. - Tối đa hoá hiệu quả của những bước đầu tiên thực hiện GAP trên thanh long thông qua sự tham gia đầy đủ của tất cả các đối tác trong dự án GAP trên thanh long. - Tăng cường năng lực cho việc áp dụng GAP trên những cây trồng khác tại Việt Nam III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều tra hiện trạng sản xuất thanh long Điều tra hiện trạng sản xuất thanh long được nhóm nhân sự dự án phía SOFRI thực hiện và hoàn tất vào cuối tháng 7 năm 2005. Có 124 nông dân ở Bình Thuận và 30 nông dân ở Long An và Tiền Giang được điều tra. Nhóm nhân sự dự án phía SOFRI đã thu thập thong tin vào phiếu điều tra theo mẫu của EUREPGAP và cũng ghi nhận những thông tin về canh tác và kỹ thuật liên quan đến nong dân thực hành sản xuất thanh long. Số liệu điều tra được phân tích tại HortResearch bởi Ts. Jim Walker và Patrick Connolly đã chuẩn bị bảng báo cáo bằng Power point để trình bày vào chuyến sang làm việc tháng 3 năm 2006 của Ông Jim Walker, nhưng đã không thực hiện được vì Ông ta bận một số việc khác. Tiếp sau đó kết quả điều tra này được Ông John Campbell trình bày trong chuyến sang lam việc vào tháng 3 và 4 của Ông, ban đầu trình bày cho nhân việc của Viện SOFRI và sau đó cho Sở Nông nghiệp và PTNT và một số đơn vị ở Bình Thuận. Bảng trình bày này sau đó được sử dụng như là một học cụ trong việc tập huấn cho nông dân và nhà đóng gói trong lĩnh vực này. Trong quá trình báo cáo luôn tập trung vào những vấn đề được quan sát trên đồng so với tiêu chuẩn EUREPGAP và những điều kiện để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bảng trình bày này và những thông tin khác từ kết quả điều tra được các nhà khoa học Viện NC CAQ miền Nam ứng dụng và sử dụng để nghiên cứu giải quyết. 3.2. Soạn thảo quyển Cẩm nang Quyển cẩm nang đã hoàn tất bằng tiếng Anh và đã được dịch sang tiếng Việt. Quyển cẩm nang được sọan thảo trên nền tản đặc biệt đáp ứng cho nhu cầu hệ thống chất lượng của mô hình thực hiện dự án, đối với nông dân phải đạt tiêu chuẩn EUREPGAP và phần của nhà đóng gói dựa trên nền tản của BRC (British Retailers Consortium, Global Standard: Food) và đây được xem là tài liệu mở (có thể bổ sung, hiệu chỉnh) để cuối cùng hoàn tất. Trong tương lai, việc sử dụng tài liệu này cho nhà đóng gói/nhóm sản xuất khác (cây trồng khác) sẽ có nhiều thuận lợi vì nó là thực sự là tài liệu quản lý hệ thống chất lượng kiểu mẫu. Việc kiểm tra toàn diện tính thích hợp của quyển cẩm nang sản xuất thanh long để diễn tả các tiêu chuẩn riêng biệt của BRC và EUREPGAP và những đòi hỏi của người tiêu dùng, mô hình nhà đóng gói và nông dân thực hiện sẽ được kiểm chứng qua đơn vị chứng nhận độc lập, SGS Việt Nam. Đánh giá chứng nhận được dự kiến thực hiện bởi tổ chức chứng nhận vào tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, mồ hình chưa sẵn sàng và kế hoạch hiệu chỉnh, sửa đổi nhà đóng gói cũng được thực hiện để hoàn thiện hơn nhằm đạt các tiêu chuẩn. 3
  4. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 3.3. Thiết lập chương trình thực hiện mô hình GAP năm thứ nhất Lựa chọn tiêu chuẩn hệ thống chất lượng Dự án đã chọn những tiêu chuẩn chất lượng có sẵn như BRC và EUREPGAP như là tiêu chuẩn thích hợp nhất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo lợi ích các bên phía Việt Nam. Ở mức độ nông dân, tiêu chuẩn EUREPGAP được áp dụng và đối với nhà đóng gói tiêu chuẩn BRC được áp dụng. Cả hai tiêu chuẩn này bổ sung cho nhau để đảm bảo sản phẩm thanh long được sản xuất và đóng gói một cách an toàn, hợp pháp và đạt chất lượng đúng yêu cầu của thị trường tiêu thụ đòi hỏi chất lượng cao. Việc lựa chọn 2 tiêu chuẩn này được xác định bởi các điều kiện của chúng có thể giúp thâm nhập được vào thị trường đòi hỏi chất lượng cao như đã đựơc xác định bởi dự án. Dự án này được xác định rõ là thực hiện theo sự “đòi hỏi của người tiêu dùng” và hệ thống chất lượng sẽ đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng của người tiêu dùng khi nó được ứng dụng đầy đủ và đặc biệt sẽ cung cấp những tài liệu chứng minh đạt tiêu chuẩn an toàn, hợp pháp và truy nguyên được nguồn gốc cho toàn bộ sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến giai đoạn đóng gói. Hệ thống chất lượng đã phát triển có thể đáp ứng được những đòi hỏi mới của những khách hàng chuyên biệt. Hệ thống kiểm tra chất lượng và hệ thống hồ sơ thực hiện ở mô hình sẽ giúp bảo vệ người sản xuất (nông dân) và nhà đóng gói từ những phàn nàn đối với sản phẩm do bị hư hại (không đạt) khi sản phẩm nông sản được xuất kho. Đối với nhà đóng gói: Nhà đóng gói của Ông Hiệp được chọn là mô hình đóng gói thanh long của dự án. Sau đó nhân sự của dự án đàm phán với Ông Hiệp mức độ thực hiện và việc hợp tác với dự án trong việc phát triển nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn BRC như mong đợi của dự án. Giữa năm 2006, Một hợp đồng giữa Ông Hiệp và Ts. Châu được soạn thảo và ký kết. Ông Hiệp, Công ty TNHH thanh long Hoàng hậu hứa cung cấp nhân lực, vật lực cho dự án phát triển mô hình nhà đóng gói, Ông Hiệp cũng hứa thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn EUREPGAP cho diện tích 50 ha thanh long của Ông để đạt chứng nhận. Tháng 2 năm 2007, Ông Hiệp đã thực hiện kế họach mở rộng nhà đóng gói lớn hơn trong tương lai, thật sự việc xây dựng khung nhà đóng gói đã được thực hiện vào tháng 5 năm 2007. Quyển cẩm nang được chuyển giao cho Ông Hiệp cả bản tiếng Anh và tiếng Việt. Trong thời gian này nhân sự của dự án đã tiếp tục thực hiện nhiều đợt tập huấn/tư vấn cho các vị trí trong nhà đóng gói và những chủ trang trại/quản lý trang trại. Những nội dung tập huấn, tư vấn bao gồm: khách hàng và những yêu cầu của khách hàng; hệ thống chất lượng, mục đích, tổ chức nhà đóng gói, thiết lập và quản lý; xác định “ tiến độ”; trên đồng thong qua nhà đóng gói đến nhà xuất khẩu; mối liên kết giữa nong dân và nhà đóng gói, trách nhiệm và điều mong đợi; Quyển cẩm nang chất lượng trái thanh long, việc soạn thảo, phạm vi và ứng dụng; Lấy thông tin phản hồi để bảo đảm quyển cẩm nang đạt “thích hợp/có thể thực hiện được/đáp ứng’’; nhận diện điểm yếu, hướng dẫn cải thiện với mục đích là cải thiện cơ sở nhà đóng gói, trang trại theo yêu cầu của mô hình dự án, đáp ứng theo quyển cẩm nang và các tiêu chuẩn cần thiết; Xác định vị trí trong tiến trình và đảm bảo đúng trách nhiệm như bảng mô tả chức năng nhiệm vụ trong quyển cẩm nang; tập huấn cho mỗi người đúng vị trí chức năng trong mô hình; Vai trò của việc thanh tra nội bộ; trách nhiệm của thanh tra viên nội bộ; tiến trình cải tiến và xúc tiến sản xuất bền vững 4
  5. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Tiến trình xây dựng hệ thống chất lượng và chuẩn bị cho việc chứng nhận rất rõ ràng và mạnh mẽ. Đặc biệt là hệ thống truy vết thực hiện bởi nhà đóng gói từ trang trại đến thị trường tiêu thụ – nhà đóng gói luôn xác định được nguồn gốc đặc biệt của sản phẩm (nông dân, số lô, ngày thu hoạch, ngày đóng gói, ngày xuất khẩu, v.v.) của bất kỳ sản phẩm thanh long nào được trưng bày ở chợ cũng như có hệ thống hồ sơ lưu trữ hỗ trợ trong trường hợp có khiếu nại từ thị trường tiêu thụ. Hồ sơ của nhà đóng gói và nông dân cũng có thể làm rõ đầu vào của sản phẩm, chất lượng và việc vận hành. Đối với việc thực hiện trên đồng: Dự án đã thành lập nhóm nông dân và tiến hành tập huấn cho họ về hệ thống chất lượng mà nó sẽ đem lại lợi ích nếu tuân thủ theo tiêu chuẩn GAP. Dự án cũng chú trọng và hướng dẫn cụ thể cho nông dân trong mô hình để giúp họ tiếp cận và đạt được các tiêu chuẩn trước khi đơn vị chứng nhận đến. Tuy nhiên, nhóm nông dân đã không thể đáp ứng được do thiếu tiền đầu tư và quá lệ thuộc vào đội ngũ trung gian – thương lái và dự án không thể giải quyết được vấn đề này. 3.4. Việc chứng nhận Nhóm tham gia dự án đàm phán với Tổ chức SGS Việt Nam (Société Générale de Surveillance), (ở Việt Nam, vùng Indonesia và New Zealand), một tổ chứng chứng nhận quốc tế, để cung cấp thông tin về chứng nhận, đánh giá khả năng chứng nhận của dự án. Tổng quan nội bộ về mô hình được thực hiện theo mẫu thanh tra nội bộ của BRC/EUREPGAP. Số liệu thu thập được sử dụng để xác định mức độ đạt yêu cầu và bắt đầu thực hiện các biện pháp khắc phục và tập huấn. 3.5. Mở rộng chương trình năm 1 và sự truyền đạt đến nhóm nông dân mới Mặc dù dự án gặp khó khăn trong việc thuyết phục những hộ nông dân sản xuất nhỏ hoàn tất sự phát triển GAP để đạt tiêu chuẩn EUREPGAP, dự án đã luôn tiếp tục thuyết phục và hỗ trợ tập huấn cho các đơn vị này trong sự cố gắng rất lớn để tăng cường năng lực của họ về GAP như đã liệt kê trong tài liệu dự án. Dự đóan là khi sự tăng thu nhập từ trái thanh long đạt tiêu chuẩn GAP qua việc xuất khẩu sang thị trường đòi hỏi chất lượng cao được biết nhiều thì những hộ sản xuất nhỏ sẽ tự chuyển biến và họ sẽ tự thực hành sản xuất để đạt tiêu chuẩn chứng nhận. Những hiểu biết cơ bản về GAP và việc thực hiện chúng thông qua tập huấn cho các đơn vị tư nhân sẽ là nền tảng rất tốt cho việc mở rộng mô hình về sau. 3.6. Thực hiện tập huấn trong năm thứ 2 Nhiều nông dân và nhà đóng gói thể hiện sự quan tâm đến dự án thông qua lời mời tham dự tập huấn với các nội dung trên hay liên hệ tư vấn độc lập khi họ có thời gian. Tiếp sau sự thành công này chúng tôi cũng mong rằng các tập huấn này được càng phổ biến và nghiêm túc hơn. Các đợt tập huấn này dựa vào chủ yếu là nhân lực phía Việt Nam khi họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Với ưu thế dẫn đầu của nông dân sản xuất thanh long và nhà đóng gói ở tỉnh Bình Thuận và nhà đóng gói có ước muốn phát triển sản xuất theo GAP và nhà đóng gói ở Tiền Giang và Long an trong mô hình dự án và ở đây cũng đã nhận được sự giúp đỡ và tập huấn. Ở thời điểm dự án kết thúc có nhiều hơn 1 nhà đóng gói được xây dựng và một hộ nông dân độc lập đã đạt tiêu chuẩn EUREPGAP. 3.7. Lợi ích cho hộ sản xuất nhỏ Dự án đã có nhiều ưu tiên trong việc tăng cường năng lực cho cán bộ ở tầm quốc gia để đảm bảo thực hiện bền vững công việc cho đến khi hoàn thành dự án. Dự 5
  6. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) án đã cố gắng rất nhiều và dành nhiều thời gian để xác định hộ nông dân sản xuất nhỏ và sau đó tiến hành tập huấn cho nhóm người đó những nội dung bắt buộc như trong đề cương dự án, tuy nhiên những cố gắng này không mang lại hiệu quả vì những hộ nông dân sản xuất nhỏ không thể tự họ tiếp tục thực hiện những cam kết để có thể sản xuất GAP một cách bền vững ở mức độ đòi hỏi của người tiêu dùng và của dự án. Với lý do này dự án tăng cường sự phát triển của mô hình trình diễn để thể hiện rằng GAP là có thể thực hiện được với hộ nông dân sản xuất nhỏ. Cho nên chúng tôi rất nhiệt tình mời nông dân tham gia vào chương trình tập huấn của dự án, khi họ có đủ khả năng thực hiện những đòi hỏi như tiêu chuẩn của người tiêu dùng đặt ra thì họ thực hiện. Khi mô hình phát triển theo hướng tiêu chuẩn chất lượng BRC và EUREPGAP, những thị trường đòi hỏi chất lượng cao đang được xác định. Mong rằng những sản phẩm thanh long từ những mô hình sẽ được đàm phán trực tiếp với người tiêu dùng để có thể xuất khẩu trực tiếp đến thị trường đòi hỏi chất lượng cao và không phải đóng hàng lại tại nước chúng ta dự định xuất sang. Ước mong của dự án là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu hàng hoá kém giá trị từ những sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo tăng thu nhập cho người nông dân và thu nhập của các dịch vụ như nhà đóng gói, nhà xuất khẩu được bền vững. Chất lượng cao hơn của trái thanh long sẽ được thấy rõ khi đàm phán với người tiêu thụ vì lợi nhuận của mô hình sản xuất GAP được xác định. Ví dụ như tăng thêm chất lượng như yêu cầu; nature choice, giảm chi phí trung gian, vận chuyển bằng tàu thủy thay cho vận chuyển bằng máy bay, chủng loại đóng gói, v.v. Mọi cố gắng của dự án nhằm đơn giản hóa việc nhập vào và quản lý sản phẩm thanh long GAP khi chuyển vào nhà đóng gói theo hệ thống chất lượng. Việc điều phối hệ thống chất lượng trong mô hình để giúp nông dân đạt được những tiêu chuẩn thích hợp đáp ứng được yêu cầu chứng nhận, những hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu của người tiêu thụ như tiêu chuẩn phân loại, hóa chất áp dụng, thời gian cách ly, thị trường, việc cải tiến, hành động hiệu chỉnh, v.v. theo cách minh bạch, rõ ràng. Vào thời điểm này không còn nghi ngờ gì nửa về việc mô hình dự án có khả năng hấp dẫn nhiều hơn đối với nông dân sản xuất thanh long phục vụ xuất khẩu. Cũng không có sự nghi ngờ nào nửa khi lợi nhuận khi xuất khuẩn sang thị trường đòi hỏi chất lượng cao của những đơn vị đạt chứng nhận GAP được thấy rõ và nông dân chưa thực hiện GAP cũng sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ để đạt được chứng nhận. Sự lập lại mô hình sẽ tăng lên rất nhanh cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ và như vậy sẽ giúp cải thiện cuộc sống của họ rất nhiều. Dự án cho thấy có 3 trở ngại ngăn cản những hộ nông dân sản xuất nhỏ tham gia mô hình GAP theo tiêu chuẩn EUREPGAP, bao gồm: 1. Thiếu nguồn lực để hộ nông dân sản xuất nhỏ có thể tiến hành những thay đổi trên vườn họ để đạt tiêu chuẩn. Mong rằng khi lợi nhuận của thanh long từ các thị trường đòi hỏi chất lượng cao được biết đến và nhu cầu về sản phẩm này tăng lên thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. 2. Những yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn cao hơn khả năng của hộ nông dân sản xuất nhỏ để họ có thể hiểu được và thực hiện một cách bền vững. Dự án đã sắp xếp việc quản lý hệ thống chất lượng trong nhà đóng gói với mục đích là đơn giản hóa các kỹ thuật để nông dân có thể đạt được tiêu chuẩn nhất định, như vậy hệ thống chất lượng luôn được đảm bảo ở mọi thời gian và hệ thống này cũng tiện dụng, hiệu quả kinh tế nhất để thực hiện. 3. Trước đây diện tích nhỏ của các hộ nông dân sản xuất nhỏ (0,3 – 1 ha) được xem là vấn đề khó khăn cho việc vận hành trong nhà đóng gói theo GAP: 6
  7. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Nó không phải là vấn đề lớn vì đối với những trang trại lớn thì họ cũng phải phân trang trại sản xuất ra thành nhiều khu nhỏ hơn để dễ quản lý, đôi khi những lô này cũng rất nhỏ, đến 0,2 ha. 3.8. Tăng cường năng lực Việc tăng cường năng lực cho cán bộ Việt Nam tham gia trong dự án một lần nửa được ưu tiên thực hiện trong dự án này. Ts. Nguyễn Minh Châu đã tạo môi trường thích hợp để kích thích các nhân sự của Ông thực thành sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến (GAP). Với môi trường như vậy giúp cho chúng tôi, những người thực hiện dự án này có thể chuyển tải kinh nghiệm của mình cho các thành viên dự án và dần dần đến nông dân và nhà đóng gói. Những người tham gia dự án phía Việt nam hiểu rõ về GAP và đang rất tự tiên trong việc tập huấn nông dân và cả nhà đóng gói. Sự nhiệt tình của Ts. Nguyễn Minh Châu dẫn đến sự thành công của dự án CARD này, thông qua sự thiết lập những phương tiện, điều kiện thích hợp cho việc thực hành GAP tại SOFRI, trong khi những vấn đề đòi hỏi bên ngoài nội dung của dự án cho việc thực hành GAP đối với kỹ nghệ rau quả ở Việt nam sẽ có lợi cho dự án và sự bền vững của dự án. Một khoá tập huấn về thanh tra nội bộ cũng được thực hiện cho 8 nhân sự của SOFRI bởi trưởng dự án và Ths. Nguyễn Hữu Hoàng. Tổ chức chất lượng ở New Zealand (NZOQ) đã cho phép ông trưởng dự án sử dụng một phần những tài liệu trong tài liệu khoá học thanh tra nội bộ mà họ sử dụng trong khoá đào tạo thanh tra nội bộ ở New Zealand. Tài liệu này cũng giống như tài liệu trong đợt tập huấn 2 ngày mà Ths. Hoàng có dịp tham gia trong chuyến tham quan học tập tại New Zealand của anh ta vào tháng 6 năm 2006. Bởi vì tổ chức chất lượng của New Zealand (NZOQ) chỉ cho phép sử dụng một phần của bộ tài liệu này để giảng dạy nên khoá học tại SOFRI chỉ có một ngày và cũng chính vì vậy khoá học này được gọi là khoá học “Giới thiệu về thanh tra nội bộ”. Khóa tập huấn thanh tra nội bộ đang được tiến triển và những nội dung cơ bản của nó đã được chuyển tải trong nhiều chương trình tập huấn. Việc bắt đầu thực hiện sản xuất theo GAP trên cây ăn quả tại Việt Nam đã được xúc tiến trong quá trình thực hiện Dự án này. Rất quan trọng để nói rằng mô hình dự án thanh long là mô hình sớm nhất thực hiện GAP cho cây ăn trái ở Việt Nam. Khả năng nhân sự quốc gia của SOFRI, quyển sổ tay chất lượng cho mô hình và mô hình thực hiện GAP đã sẵn sàng để sử dụng cho việc mở rộng ngành trồng Thanh long theo tiêu chuẩn GAP và những lọai cây trồng khác. Dự án và nhân sự được đào tạo của Dự án đang tạo nên một đóng góp lớn ở thời điểm ban đầu. Ví dụ như: Những người được tập huấn trong dự án đã hiểu được yêu cầu của người tiêu dùng, theo được các tiêu chuẩn để nâng kỹ năng thực hành của họ, có thể áp dụng kỹ thuật GAP ở mức độ thích hợp: ViệtGAP phục vụ cho thị trường nội địa ASEANGAP và EUREPGAP phục vụ cho thị truờng xuất khẩu xung quanh EUREPGAP giúp thâm nhập vào thị trường Châu Âu và UK với sản phẩm vẫn có thể thực hiện lại để đáp ứng thị trường các nước này. EUREPGAP cộng với BRC cho thị trường đòi hỏi chất lượng cao ở UK và Châu Âu – phục vụ thị trường chuyên biệt. 7
  8. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Tiêu chuẩn cao có thể giúp thâm nhập thị trường chất lượng cao (thông qua đóng gói chuyên biệt, thị trường đòi hỏi thủ tục xử lý dịch bệnh như cho Nhật, Bắc Mỹ và Nam Thái Bình Dương). Quyển cẩm nang chất lượng thanh long đã được chuẩn bị trên cơ sở là nó có thể dễ dàng thích hợp cho những mức độ tiêu chuẩn khác nhau và cũng áp dụng khi thiết lập hệ thống chất lượng cho các tiêu chuẩn được lựu chọn cho những cây trồng khác. Tài liệu thiết lập bởi dự án trong để tập huấn cho các đối tác đang được áp dụng trên nhiều lọai cây trồng khác nhau tại Việt Nam. Khả năng có được của nhóm thực hiện dự án phía SOFRI trong suốt quá trình thực hiện dự án đã được thể hiện rõ qua sự nể trọng của bạn bè đồng nghiệp và qua việc quản lý và chịu trách nhiệm, chúng bao gồm: - Ts. Nguyễn Minh Châu, Ts. Nguyễn Văn Hòa và Ths. Nguyễn Hữu Hoàng tham gia đóng góp trong việc soạn thảo qui định chung của VietGAP, qui định này đã được ban hành vào ngày 28 tháng 12 năm 2008 - Ts. Nguyễn Văn Hòa tham gia đề tài GAP cấp Nhà nước do Ts. Nguyễn Minh Châu làm chủ nhiệm với chủ đề là xây dựng mô hình GLOBALGAP tại Nông trường Sông Hậu và Mô hình sản xuất 15 ha này đã được thanh tra chứng nhận vào ngày 30 tháng 6 và 1-2 tháng 7 năm 2008. - Ths. Nguyễn Hữu Hoàng đang xây dựng mô hình GLOBALGAP tại tỉnh Tiền Giang - Ths. Nguyễn Hữu Hoàng được sang Cu Ba làm cố vấn phát triển ngành cây ăn quả. - Ths. Nguyễn Hữu Hoàng được tham gia cùng Ts. Nguyễn Minh Châu và những người khác đến Malaysia tham dự Hội nghị quốc tế về Mạng lưới quốc tế về cây ăn quả nhiệt đới (TFNET) từ 16 -18 tháng 7 năm 2007. - Ts. Nguyễn Văn Hoà và Ths. Nguyễn Hữu Hòang tham gia Hội nghị: Tăng cường chất lượng rau – quả (Tiêu chuẩn BRC) phục vụ xuất khẩu. Tổ chức bởi VinaFRUIT và SIPPO (Swiss Import Promotion Programme) tại Viện NC CAQ Miền Nam ngày 12/13 tháng 7. Thông tin từ Hội thảo cũng được sử dụng trong tập huấn về sau. - Nhóm tham gia dự án cũng đã tham gia Bệnh Viện Cây Trồng cho cây thanh long do SOFRI tổ chức tại tỉnh Tiền Giang vào ngày 23 tháng 8 năm 2007. 3.9. Thông tin đại chúng Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều ấn phẩm đã được xuất bản, một số ấn phẩm chính giới thiệu dưới đây: + Sổ tay sản xuất CAQ theo tiêu chuẩn GAP. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007. + Tài liệu Huấn luyện rau quả an toàn theo GAP ((Tài liệu dành cho tiểu giáo viên là cán bộ khuyên nông, cán bộ kỹ thuật, hội viên Hội làm vườn) Nhà xuất Bản Nông Nghiệp, 2008. Bên cạnh đó Ts. Nguyễn Văn Hoà cũng đang tham gia dự án CARD – IPM trên Cây có múi với nhiệm vụ chủ yếu là viết Quyển Cẩm nang sản xuất cây có múi theo tiêu chuẩn GLOBALGAP (Bản nháp đầu tiên đã gởi đến Văn Phòng Dự án CARD). Tờ tin ở Nelson đã in một bài báo của Trưởng dự án phía NZ, John Campbell và những việc ông ta tham gia trong chuyến làm việc vào tháng 7. Dự án thanh long 8
  9. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) GAP và những ghi nhận của nhà tài trợ được thể hiện trong bài báo này. Bài báo là kết quả của bài giảng mà Trưởng dự án trình bày cho một khóa học quản lý dự án bằng tiếng anh được tổ chức tại Viện Kỹ Thuật Nelson Marlborough vào ngày 10 tháng 8 năm 2007 cho 7 người Việt Nam, 4 người Campuchia, 4 người Lào và 1 người Myanmar; tất cả đều là nhân viên nhà nước, một vài người là cán bộ chủ chốt – Ông Bùi Chí Kiên từ Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ NN & PTNT ở Hà Nội. IV. KẾT LUẬN Dự án CARD trên canh thanh long, khi được triển khai sẽ là điều thích hợp cho sự phát triển GAP cho ngành sản xuất thanh long. Với kết quả tốt dựa trên nền tản sự phát triển của mô hình nhà đóng gói của nhà xuất khẩu/đóng gói và nhóm nông dân với những tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng đạt yêu cầu. Nó được xem là mô hình mẫu cho việc tiếp tục mở rộng GAP cả trên cây thanh long và những cây ăn trái khác Việc xây dựng mô hình đã giúp hoàn tất được quyển cẩm nang, Tiêu chuẩn BRC được thiết lập cho nhà đóng gói và tiêu chuẩn EUREPGAP được thiết lập cho nông sản xuất thanh long, hệ thống chất lượng cũng đã được thiết lập và nhân sự được tập huấn đầy đủ trên các lĩnh vực khác nhau. Thành công chính của dự án là qua đánh giá của Tổ chức chứng nhận SGS, một nhóm nông dân trồng thanh long đã được chứng nhận EUREPGAP và việc chứng nhận cho nhà đóng gói theo tiêu chuẩn BRC đang được tiến hành. Lời cảm tạ: Chúng tôi, những người thực hiện dự an xin chân thành cảm ơn Chương trình CARD đã tài trợ cho dự án này để giúp dự án có được những thành công nhất định và cảm ơn Chương trình đã tiếp tục tài trợ cho Dự án mở rộng. Tài liệu tham khảo Nguyen Minh Chau, 2007. Present SCENARIO, Market trends of the tropical and substropical fruit industry in Vietnam, TFNet Report, 2007. 9
  10. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT XOÀI CÁT SÔNG HẬU THEO TIÊU CHUẨN GLOBALGAP Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Phạm Hồng Điệp, Nguyễn Thành Hiếu, Đỗ Minh Hiền & Nguyễn Minh Châu Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam Tóm tắt Nông trường Sông Hậu có diện tích tự nhiên 7.000ha với tổng số cây xoài được trồng là 150.000 cây và sản lượng hàng năm là 3000 tấn, trong đó có 18 ha được 7 hộ nông dân đăng ký tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP. Chương trình bắt đầu vào tháng 8 năm 2006, đầu tiên vùng sản xuất xoài được điều tra sơ bộ cho thấy có khả năng thực hiện sản xuất theo GAP, tuy nhiên có rất nhiều điểm phải sửa đổi, chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt tập huấn về GAP, canh tác xoài theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, bảo vệ thực vật, sau thu hoạch, an tòan vệ sinh thực phẩm, y tế, v.v. Khi mô hình đi vào hoạt động, chúng tôi tiến hành soạn quyển Cẩm Nang sản xuất Xòai cát theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, xây dựng và thảo luận với nông dân để thống nhất qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Cùng với cán bộ Câu lạc Bộ Cây ăn quả của Nông trường xây dựng hệ thống chất lượng quản lý nhóm. Tiến hành tư vấn trực tiếp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, xây dựng kho phân, thuốc BVTV, nhà kho, khu vệ sinh, nhà đóng gói, v.v. Sau một năm thực hiện, 2 hộ nông dân với 3 ha không thể tiếp tục do không có điều kiện và trình độ để tham gia. Đến 30 tháng 6 và đầu tháng 7, dưới sự tại trợ kinh phí của Metro Cash and Carry, Tổ chức SGS đã cử người đến thực hiện đánh giá 5 nhóm với diện tích 15 ha. Kết quả ban đầu cho thấy, về cơ bản việc quản lý nhóm, xây dựng sổ tay chất lượng quản lý nhóm, cẩm nang chất lượng sản xuất trên đồng, các thủ tục, hồ sơ, v.v. đã hòan tất. Tuy nhiên trên đồng còn một số điểm chưa hoàn tất như hệ thống vệ sinh của nông trường viên và một số lỗi nhỏ cần khắc phục. Hiện tại nhóm đang hoàn tất các điểm cần khắc phục để được chứng nhận trong 28 ngày. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Nông trường Sông Hậu (NTSH) có diện tích tự nhiên 7.000ha với tổng số nông trường viên là 2.200 nông hộ, mỗi hộ có diện tích 2,5ha/hộ. Cơ cấu canh tác được bố trí theo sơ đồ, có nhà ở, ao cá, diện tích chủ yếu trồng lúa và 80 cây xoài được bố trí trên liếp dài 500 m. Tại Nông Trường hiện có khoảng 150.000 cây xoài Cát Hòa Lộc đã trồng được 7-8 năm, sản lượng hơn 3000 tấn/năm. Xoài tại đây đã được xây dựng thương hiệu là Xoài Cát Sông Hậu. Trong năm 2006, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã kết hợp với Nông Trường bắt đầu xây dựng mô hình sản xuất Xoài Cát Sông Hậu theo tiêu chuẩn GLOBALGAP với diện tích là 18 ha, được chia làm 7 nhóm có ký hiệu từ A-G. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Thời gian: Thí nghiệm xây dựng mô hình xoài Cát Hoà Lộc theo hướng GAP được thực hiện từ tháng 5/2006-2008. Vật liệu: Vườn xoài Cát Hòa Lộc 7-8 năm tuổi có sẵn tại Nông Trường Sông Hậu Phương pháp: Viện CAQ chịu trách nhiệm viết Cẩm nang sản xuất Xoài Cát theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, tập huấn cho nhóm nông dân, cán bộ 10
  11. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) nông trường và tư vấn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, Viện cùng với cán bộ của Câu Lạc Bộ Cây ăn quả của Nông Trường xúc tiến xây dựng mô hình GAP tại 7 nhóm nông dân với tổng diện tích 18 ha (bảng 1). Danh sách nhóm nông dân tham gia mô hình sản xuất Xoài Cát Sông Hậu theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, Viện NC CAQ Miền Nam, 2008 Ký hiệu Tên trưởng nhóm Số lô Diện tích A Lê Tấn Quan A1-A25 7,5 ha B Võ Hồng Thanh B1-B11 3,3 ha C Lâm Văn Tài C1-C6 1,8 ha D Lưu Minh Trung D1-D4 1,2 ha E Lê Ngọc Hữu E1-E6 1,8 ha F Nguyễn Văn Hoằng F1-F4 1,2 ha G Đặng Thanh Liêm G1-G4 1,2 ha 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Điều tra hiện trạng sản xuất xoài Cát Sông Hậu tại Nông Trường Sông Hậu Chúng tôi điều hành điều tra theo phiếu soạn sẵn của Dự án CARD thanh long, với tổng số phiếu điều tra là 40 phiếu tương ứng với 40 hộ nông dân phân bố rải rác trong Nông trường. Kết quả điều tra tại Nông Trường cho thấy nông trường có diện tích sản xuất lớn với 150.000 cây xoài có độ tuổi từ 7-8 năm tuổi, sinh trưởng và cho trái tốt với sản lượng hàng năm là 3000 tấn. Nông trường đã xây dựng hệ thống bao trái rất tốt, tuy nhiên cững có rất nhiều điểm còn yếu như hệ thống vệ sinh, nhà ở tương đối yếu, nhiều nông dân còn sử dụng thuốc hóa học rất độc như lannate (thuốc hạn chế sử dụng), kinh nghiệm sản xuất xòai của nông dân còn thấp, v.v. Kết quả này được báo cáo trong Hội nghị Khoa Học Công nghệ hàng năm của Viện NC CAQ miền Nam vào năm 2006. Tập huấn nông dân và cán bộ nông trường Trong năm 2007, chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt tập huấn về GAP, về bảo vệ thực vật, canh tác cây xoài theo tiêu chuẩn GloabalGAP, những nguy cơ có thể gặp trong quá trình sản xuất theo GAP và hướng giải quyết, tập huấn về chăm sóc sức khoe ban đầu (sơ cứu), tập huấn về thu hoạch và xử lý sau thu hoạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Thành phần tham gia là cán bộ Câu lạc Bộ CAQ của Nông trường, nông dân tham gia mô hình, công nhân hợp đồng của các nhóm sản xuất. Mỗi đợt tập huấn, người được tập huấn đều được cấp giấy chứng nhận. Biên soạn quyển cẩm nang sản xuất Xoài Cát Hòa Sông Hậu theo tiêu chuẩn GLOBALGAP Quyển cẩm nang được soạn thảo theo tiêu chuẩn GLOBALGAP phiên bản 1 với các phần cho Trang Trại (Farm Base), cho Cây trồng (Crops Base) và cho Rau quả (Fruit and Vegetable). Nội dung được được cập nhật từ quyển cẩm nang chất lượng thanh long (Dự án CARD – Thanh long). 11
  12. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Xây dựng mô hình sản xuất Diện tích xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn GAP là 18 ha được chia làm 7 nhóm có ký hiệu từ A-G (hình 3) với 7 trưởng nhóm GLOBALGAP theo danh sách trên. Viện đã cùng với cán bộ Câu Lạc Bộ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, số tay quản lý chất lượng với các quy định, các thu tục, ban hành các văn bản, hồ sơ hóa các văn bản để dễ lưu trữ và gửi đến các trưởng nhóm để thực hiện. Tiến hành ký hợp đồng giữa Viện CAQ miền Nam với Nông Trường, giữa Câu Lạc Bộ với Trưởng nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP và giữa Trưởng nhóm với nông dân trồng xoài. Trên đồng, chúng tôi tham gia thực hiện vẽ sơ đồ, phân lô và cấm bảng phân lô cho từng nhóm, với việc phân lô như vậy, trái xoài sản xuất sẽ được ghi nhận theo lô, theo nhóm nông dân và dễ dàng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời tiến hành sản xuất theo quy trình sản xuất xoài Cát Sông hậu theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, lập danh sách các thuốc BVTV thực vật cho phép sử dụng trên cây ăn quả. Tiến hành ghi chép nhật ký bao gồm các nhật ký sản xuất, nhật ký mua phân bón, nhật ký mua thuốc bảo vệ thực vật, nhật ký sử dụng phân bón, nhật ký sử dụng thuốc BVTV, nhật ký bán hàng. Có sự phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn hội tại địa phương trong việc ban hành các yêu cầu về vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh, v.v. Nông trường hỗ trợ tái lập lại vệ sinh môi trường ở khu vực xây dựng mô hình. Tổ chức cho nông dân xây dựng kho chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và dụng cụ lao động tại các trại sản xuất xoài. Trong quá trình sản xuất nhóm cũng đã cử người học về thanh tra viên nội bộ, đánh giá viên nội bộ tại SGS – Việt Nam, đánh giá viên nội bộ cũng được đào tạo về HACCP. Thanh tra viên nội bộ và đánh giá viên nội bộ cũng đã họat động đánh giá và góp ý cho nhà sản xuất các điểm cần khắc phục trong quá trình sản xuất xòai theo tiêu chuẩn GAP. Kết quả phân tích đất, nước và trái Kết quả phân tích nước, đất và vi sinh cho thấy đã đạt yêu cầu, kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV cũng cho thấy đã đạt yêu cầu theo chuẩn dư lượng Châu Âu, tuy nhiên Tổ chức chứng nhận yêu cầu phân tích thêm dư lượng thuốc thuộc nhóm thuốc gốc Cúc, nhưng đây không phải là vấn đề lớn, đã gởi mẫu kiểm định lại. Kết quả thanh tra chứng nhận của SGS – Việt Nam vào ngày 30/6 và 1-2/7/2008. Vào ngày 30 tháng 6 và ngày 1-2 tháng 7 năm 2008. Dưới sự tài trợ kinh phí của Metro Cash – Carry, Tổ chức chứng nhận SGS đã tiến hành thanh tra mô hình sản xuất Xoài Cát Sông hậu tại Nông Trường Sông Hậu. Kết quả thanh tra cua SGS cho thấy, đối với hệ thống quản lý chất lượng hầu hết các mục đã hoàn thành và đạt tiêu chuẩn như sổ tay quản lý chất lượng, cẩm nang chất lượng sản xuất xoài cát Sông hậu theo GLOBALGAP, kiểm soát hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, các báo cáo thanh tra nội bộ, đánh giá nội bộ, hành động khắc phục, khiếu nại, v.v. Riêng đối với việc sản xuất trên đồng kiểm tra theo bảng check list ngoài đồng của GLOBALGAP, bao gồm các phần như quản lý trang trại (Farm Base), quản lý cây trồng (Crop Base) và Rau quả (Fruit – Vegetable base). Phần lớn các mục trong check list đều đạt yêu cầu, tuy nhiên có một số điểm cần phải khắc phục như: phải gởi mẫu 12
  13. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) kiểm tra thêm dư lượng nhóm thuốc gốc Cúc, xây dựng thêm một số nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, một tủ thuốc chưa đạt yêu cầu, một nông dân chưa áp dụng biện pháp IPM trong quản lý dịch hại tổng hợp, một vài hợp đồng với nông dân gần hết hạn cần bổ sung hợp đồng với thời hạn dài hơn. Những điểm này có thể đạt được trong thời gian ngắn và sẽ mời SGS thanh tra kiểm chứng và chứng nhận trong vòng 28 ngày. 4. KẾT LUẬN Qua 2 năm thực hiện chương trình, đầu tiên vùng sản xuất xoài được điều tra sơ bộ cho thấy có khả năng thực hiện sản xuất theo GAP, tuy nhiên có rất nhiều điểm phải sửa đổi, chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt tập huấn về GAP, canh tác xoài theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, bảo vệ thực vật, sau thu hoạch, an tòan vệ sinh thực phẩm, y tế, v.v. Khi mô hình đi vào hoạt động, chúng tôi tiến hành soạn quyển Cẩm Nang sản xuất Xòai cát theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, xây dựng và thảo luận với nông dân để thống nhất qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Cùng với cán bộ Câu lạc Bộ Cây ăn quả của Nông trường xây dựng hệ thống chất lượng quản lý nhóm. Tiến hành tư vấn trực tiếp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, xây dựng kho phân, thuốc BVTV, nhà kho, khu vệ sinh, nhà đóng gói, v.v. Sau một năm thực hiện, 2 hộ nông dân với 3 ha không thể tiếp tục do không có điều kiện và trình độ để tham gia. Riêng nhà đóng gói do tình hình nhân sự Nông trường thay đổi nên không thể xây dựng nhá đóng gói đạt tiêu chuẩn. Đến 30 tháng 6 và đầu tháng 7, dưới sự tại trợ kinh phí của Metro Cash and Carry, Tổ chức SGS đã cử người đến thực hiện đánh giá 5 nhóm với diện tích 15 ha. Kết quả ban đầu cho thấy, về cơ bản việc quản lý nhóm, xây dựng sổ tay chất lượng quản lý nhóm, cẩm nang chất lượng sản xuất trên đồng, các thủ tục, hồ sơ, v.v. đã hòan tất. Tuy nhiên trên đồng còn một số điểm chưa hoàn tất như hệ thống vệ sinh của nông trường viên và một số lỗi nhỏ cần khắc phục. Hiện tại nhóm đang hoàn tất các điểm cần khắc phục để được chứng nhận trong 28 ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Cẩm Nang Chất Lượng Trái Thanh Long, SOFRI và HortResearch. Dự Án CARD Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận và Tiền Giang. AusAID, 2006. 2. Sổ tay sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP. Nhà xuất Bản Nông Nghiệp, 2007. 3. Tài liệu Huấn luyện rau quả an toàn theo GAP ((Tài liệu dành cho tiểu giáo viên là cán bộ khuyên nông, cán bộ kỹ thuật, hội viên Hội làm vườn) Nhà xuất Bản Nông Nghiệp, 2008. Tiếng Anh 1. GLOBALGAP – www.globalgap.org 13
nguon tai.lieu . vn