Xem mẫu

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 013/VIE05 Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam Báo cáo tiến độ Mục 9: Các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường đối với các hộ nông dân mục tiêu thông qua việc tiếp nhận các phương pháp được đề nghị để cải tiến chất lượng ca cao (so sánh với khảo sát thực tế).
  2. NỘI DUNG 1. Thông tin cơ quan _____________________________________________________ 1 2. Tóm lược dự án _______________________________________________________ 2 3. Tóm lược kết quả chính đạt được ________________________________________ 2 4. Giới thiệu và cơ sở của dự án____________________________________________ 5 5. Kết quả đạt được đến thời điểm hiện tại __________________________________ 6 5.1 Các điểm thực hiện nổi bật ________________________________________________ 6 5.2 Lợi ích cho các nông hộ ___________________________________________________ 6 5.3 Xây dựng năng lực _______________________________________________________ 7 5.4 Sự quảng bá_____________________________________________________________ 7 5.5 Quản lí dự án____________________________________________________________ 7 6. Báo cáo về các vấn đề liên quan__________________________________________ 8 6.1 Về môi trường ___________________________________________________________ 8 6.2 Về giới tính và xã hội _____________________________________________________ 8 7. Vấn đề về sự thực hiện và tính bền vững __________________________________ 11 7.1 Vấn đề và giới hạn ______________________________________________________ 11 7.2 Các chọn lựa ___________________________________________________________ 12 7.3 Tính bền vững __________________________________________________________ 12 8. Các bước chính tiếp theo ______________________________________________ 12 9. Kết luận ____________________________________________________________ 13
  3. 1. Thông tin cơ quan Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam. Tên dự án Trường Đại học Cần Thơ Cơ quan Việt Nam Tiến sĩ Hà Thanh Toàn Điều hành dự án phía Việt Nam Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM Cơ quan Việt Nam Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước Điều hành dự án phía Việt Nam Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Tây Nguyên Cơ quan Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường Điều hành dự án phía Việt Nam QDPI&F Tổ chức Úc Neil Hollywood Nhân sự 02/2006 Ngày bắt đầu 02/2008 Ngày hoàn thành (lúc đầu) 06/2008 Ngày hoàn thành (lúc sau) Nhân viên liên hệ Phía Úc: Điều hành Neil Hollywood 617 34068643 Tên: Điện thoại: Nhà vi sinh vật học 617 34068699 Chức vụ: Fax: QDPI&F Neil.hollywood@dpi.qld.gov.au Tổ chức: Email: Phía Úc: Liên hệ hành chính Michelle Robbins 617 33462711 Tên: Điện thoại: Nhân viên kế hoạch 617 33462727 Chức vụ: Fax: QDPI&F Michelle.robbins@dpi.qld.gov.au Tổ chức: Email: Phía Việt Nam Hà Thanh Toàn 84 71 830604 Tên: Điện thoại: Giám đốc Viện NC&PT CNSH 84 71 830604 Chức vụ: Fax: Trường Đại học Cần Thơ httoan@ctu.edu.vn Cơ quan: Email: 1
  4. 2. Tóm lược dự án Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào chất lượng cao của hạt ca cao Việt Nam và đề ra mục đích sẽ có 10.000 hecta trồng ca cao đến 2010, với trọng tâm là ở tỉnh Đắc Lắc và Đồng bằng Sông Cửu Long, là vùng ưu tiên cho dự án CARD. Các hộ nông dân sản xuất nhỏ sẽ canh tác hầu hết ở vùng này và thấy rằng giá trị cao của ca cao có thể giúp sự phát triển nông thôn. Tuy nhiên, có ý kiến rằng Việt Nam sản xuất ca cao được lên men chất lượng cao với giá cao chênh lệch, điều đó sẽ tăng thêm thu nhập cho người nông dân trồng ca cao Việt Nam. Phương thức tốt nhất để đảm bảo chất lượng tốt là huấn luyện những chuyên gia Việt Nam về phương pháp đánh giá các chỉ tiêu chất lượng ca cao, các phương pháp lên men và sấy khô. Những nhà khoa học của nhóm phát triển ca cao Việt Nam sẽ được chọn để huấn luyện bao gồm các nhà khoa học của Đại học Nông Lâm, Đại học Cần Thơ (nằm tại một trong những vùng trồng ca cao rộng lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long), và WASI (Viện nghiên cứu ca cao của chính phủ, đặt tại tỉnh Đắc Lắc). Trong dự án, phương pháp lên men và sấy mặt trời hạt ca cao ở phạm vi hộ gia đình, đã được phát triển ở các nước khác, sẽ được kiểm chứng và điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam và sự chấp nhận làm theo các yêu cầu thực tiễn của người dân. Những phương pháp này sẽ được chuyển giao cho các hộ nông dân và các hệ thống khác. Kế tiếp sau đó, đội ngũ cán bộ được tập huấn phân tích hóa học và cảm quan ca cao dưới sự chỉ đạo của QDPI&F. Điều này sẽ đáp ứng mục đích sản xuất ca cao với chất lượng mong muốn, từ đó ca cao có thể được kiểm soát bởi các đơn vị Việt Nam tham gia dự án. 3. Tóm lược kết quả chính đạt được • Các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường đối với các hộ nông dân mục tiêu thông qua việc tiếp nhận các phương pháp được đề nghị để cải tiến chất lượng ca cao (so sánh với khảo sát thực tế). Các đề nghị cuối cùng liên quan đến việc thiết kế và lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp cho thiết bị sấy năng lượng mặt trời đã được hoàn tất vào tháng 8/2006. Công việc này được hoàn tất trong chuyến công tác của kỹ sư đến từ QDPI&F. Từ thời gian đó, đã có 8 thiết bị sấy được làm sẵn tại Trường ĐH Cần Thơ. Các thiết bị sấy này được chuyển đến các hộ nông dân khác nhau. Một thiết bị sấy được giữ lại tại ĐH Cần Thơ để làm mô hình trình diễn, thực hiện các nghiên cứu và với các mục đích chuyên môn. Ba thiết bị sấy được lắp đặt cho các hộ nông dân ở Bến Tre, 2 chuyển cho Đắc Lắc và 1 cho Cần Thơ. ĐH Nông Lâm và WASI mỗi đơn vị được nhận một thiết bị để làm mô hình trình diễn, thực hiện các nghiên cứu và với các mục đích chuyên môn. Tương tự như vậy, các bộ thùng lên men với 4 kích cỡ khác nhau (10kg, 25kg, 50kg và 100kg) cũng đã được chuyển giao cho các hộ nông dân và các cơ quan nghiên cứu. Tất cả các hộ nông dân được nhận thiết bị sấy và các thùng lên men đều được tham gia trong các đợt khảo sát để ghi nhận các ảnh hưởng của chúng đến khả năng thực hiện sơ chế ca cao, các phương pháp thực hiện và thu nhập của họ. Một quyển sổ tay cho nông dân về các kỹ thuật lên men và sấy chỉ mới được hoàn thành vào đầu năm nay do có sự chậm trễ trong việc hoàn tất các thử nghiệm lên men và các kết quả đánh giá cảm quan ca cao. Quyển sổ tay này hiện tại đang được hiệu chỉnh các định dạng lần cuối trước khi tiến hành in ấn. Do sự chậm trễ trong việc hoàn thành các khuyến cáo về qui trình lên men nên chúng chưa được phổ biến đến các nông hộ. Do đó, quá trình khảo sát chỉ có thể đánh giá tác động của việc áp dụng các thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời đến các kỹ thuật sản xuất và thu nhập của họ. Các đặc tính chất lượng của ca cao thì không bị ảnh 2
  5. hưởng lớn bởi việc áp dụng thiết bị sấy so với các phương pháp làm khô truyền thống. Tuy nhiên các kết quả từ các thử nghiệm lên men cho thấy đã cải tiến được chất lượng ca cao khi áp dụng chúng. Phân tích khuynh hướng tài chính của nông dân từ việc cải tiến chất lượng ca cao Kết quả đầy đủ thông qua các cuộc khảo sát nông dân được thực hiện trước và sau khi thiết bị sấy được lắp đặt tại các nông hộ được trình bày ở phần tài liệu đính kèm của báo cáo mục 8. Tóm tắt các kết quả chính Đợt khảo sát nông hộ đầu tiên được thực hiện tại tỉnh Bến Tre vào tháng 8/2006 về các vấn đề liên quan như: các kỹ thuật canh tác, thu hoạch và sơ chế ca cao, thời gian, công lao động, chi phí và thu nhập liên quan đến ca cao. Cuộc khảo sát này được thực hiện để thiết lập các dữ liệu cơ bản như: năng suất, thu nhập, thời gian và công lao động và các vấn đề có liên quan thông qua việc phỏng vấn 50 hộ nông dân. Các kết quả cơ bản đã được trình bày trong phần báo cáo điểm mốc thực hiện 2 của dự án vào tháng 12/2006. Sau cuộc khảo sát này, có 3 hộ nông dân ở tỉnh Bến Tre được cung cấp thiết bị sấy ca cao vào nửa cuối năm 2006. Một cuộc khảo sát sau đó được thực hiện vào tháng 12/2007. Cuộc khảo sát này được thực hiện bao gồm 25 hộ nông dân từ đợt khảo sát ban đầu năm 2006, có 2 trong số họ đã được cung cấp thiết bị sấy và 25 hộ nông dân mới không có trong đợt khảo sát năm 2006. Một trong số 25 hộ nông dân mới này đã được cung cấp thêm 1 thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời. Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân được tóm tắt bên dưới và được trình bày chi tiết trong phần báo cáo kết quả khảo sát đính kèm báo cáo mục 8. Một vấn đề liên quan đến khảo sát là các hộ nông dân thường không thể cung cấp chính xác các thông tin có liên quan đến sản lượng và thu nhập của họ. Thông thường thì các hộ nông dân chỉ cung cấp một các tương đối hoặc không có câu trả lời cả về sản lượng và thu nhập cũng như các nhân tố khác có liên quan. Trong trường hợp mà chỉ cung cấp các thông tin về sản lượng mà không cung cấp thông tin về thu nhập thì thu nhập sẽ được tính toán dựa trên các thông tin về sản lượng và giá mua. Thông tin chi tiết sẽ được trình bày trong phần đính kèm của báo cáo điểm mốc thực hiện 8. Trong thời gian thực hiện báo cáo này thì việc khảo sát các hộ nông dân sản xuất ca cao ở Cần Thơ, Đắc Lắc và Đắc Nông cũng được hoàn tất. Chỉ có một hộ nông dân sản xuất ca cao đáng kể ở Cần Thơ và hộ nông dân này cũng được cung cấp 1 thiết bị sấy năng lượng mặt trời vào năm 2007. Do vấn đề về khoảng cách từ WASI đến các hộ nông dân đến hơn 60km nên việc khảo sát ở đây chỉ được thực hiện với tổng cộng là 6 hộ nông dân ở Đắc Lắc và Đắc Nông. Một trong các hộ nông dân này cũng đã được cung cấp 1 thiết bị sấy vào tháng 12/2006. Các kết quả từ các địa phương này cũng tương tự như ở tỉnh Bến Tre và được trình bày tóm tắt như sau: Ở tỉnh Bến Tre có 3 hộ nông dân được nhận thiết bị sấy ca cao bằng năng lượng mặt trời. Người đầu tiên là bà Năm Sương ở ấp An Phú, xã An Khánh, huyện Châu Thành. Bà chỉ có 0,25 hecta diện tích đất trồng với 200 cây ca cao cho nên sản lượng ca cao của Bà cũng rất ít. Bà đã tự thành lập một điểm thu mua trái, lên men và sấy ca cao đã mua được cũng như ca cao tự trồng trước khi cuộc khảo sát này được thực hiện. Vào năm trước thời điểm tháng 8/2006, bà đã sản xuất và/ hoặc mua được khoảng 2.500kg hạt hàng năm với chi phí khoảng 51 triệu đồng. Sau khi lên men và sấy, bà có được tổng thu nhập hàng năm khoảng 97 triệu đồng với phần lợi nhuận khoảng 46 triệu đồng. Sau khi nhận được thiết bị sấy, hiện tại bà có 3
  6. thể sơ chế được với lượng ca cao lớn hơn rất nhiều, lượng trái bà có thể mua hàng tuần vào thời điểm chính vụ là khoảng 3.000kg và khoảng 400kg/ tuần vào các thời gian còn lại trong năm. Chi phí để thu mua lượng trái này khoảng 104 triệu đồng, sau khi lên men và sấy bà có thể có được thu nhập khoảng 285 triệu đồng. Do đó, phần lợi nhuận hàng năm của bà là khoảng 182 triệu đồng. Bà cũng cho biết là đã giảm được công lao động và thời gian sấy từ 6 - 8 ngày xuống còn 3 - 4 ngày vào mùa nắng và từ 9 - 11 ngày xuống còn 6 - 8 ngày vào mùa mưa. Như vậy, bà không chỉ gia tăng được khả năng sản xuất và thu nhập mà còn giảm được công lao động và thời gian sản xuất khoảng 3 ngày. Hộ nông dân thứ hai ở tỉnh Bến Tre là ông Nguyễn Hùng Sơn và vợ là bà Đinh Thị Kiều ở ấp Phú Xuân, xã Phú Đức, huyện Châu Thành. Họ có tổng diện tích canh tác là 1 hecta với khoảng 300 cây được trồng vào năm 2000 và 600 cây được trồng vào năm 2003. Họ cũng là một điểm thu mua và sơ chế ca cao trước khi nhận đựoc thiết bị sấy. Họ cung cấp một cách tương đối tổng thu nhập bình quân năm 2006 và 2007 là 100 triệu đồng/ năm. Từ các thông tin về sản lượng ca cao, cho thấy có khoảng 42 triệu đồng (năm 2006) và 55 triệu đồng (năm 2007) là từ phần ca cao do họ tự trồng. Phần thu nhập còn lại có thể là từ phần ca cao mà họ thu mua để thực hiện lên men và sấy với giá trị xấp xỉ gấp đôi. Họ cũng cho biết là đã gia tăng được khả năng sản xuất và giảm được công lao động và thời gian sấy khoảng 1 - 2 ngày trong mùa nắng và 2 - 4 ngày trong mùa mưa. Hộ nông dân thứ ba ở tỉnh Bến Tre là ông Nguyễn Thanh Phương và vợ là bà Hồ Thị Hồng Huệ. Họ có 1 hecta đất canh tác với khoảng 400 cây ca cao được trồng vào năm 2005 và 150 cây được trồng và năm 2006. 400 cây được trồng năm 2005 có thể đã cho trái vào thời gian thực hiện khảo sát năm 2007. Phần lớn lượng trái mà ông thực hiện lên men và sấy là được mua từ các hộ nông dân láng giềng. Ông ta cũng đã tăng được khả năng lên men và sấy và sơ chế khoảng 500kg trái/ tuần vào thời gian thu hoạch chính vụ. Ông ta không cung cấp thông tin về thu nhập nhưng từ lượng ca cao có thể qui đổi được thu nhập hàng tuần khoảng 2 triệu đồng từ tiền bán hạt ca cao khô. Giá mua trái là 2.000 đồng/kg nên chí phí để mua trái là 1 triệu đồng nên ông ta nhận được khoảng 1 triệu đồng tiền lãi mỗi tuần trong suốt giai đoạn thu hoạch chính vụ khoảng 3 tháng. Vào tháng 12/2007, ông ta nhận được khoảng 27.000 đồng/kg hạt khô từ công ty Cargill. Khoảng tháng 6/2008, giá ca cao là 36.000 - 38.000 đồng/ kg và với cùng năng suất trên thì ông ta có thể thu nhập được khaỏng 127 triệu đồng. Ông ta cũng cho biết là đã giảm được công lao động và thời gian sấy khoảng 3 ngày vào mùa nắng và 2 ngày vào mùa mưa. Không có bất kỳ thay đổi nào được ghi nhận đối với các đặc tính chất lượng của ca cao khi áp dụng thiết bị sấy ca cao bằng năng lượng mặt trời. Điều kiện thời tiết ở Bến Tre, Đắc Lắc, Đắc Nông và Cần Thơ giúp cho quá trình làm khô hạt ca cao bằng cách phơi nắng với sự tổn thất là không đáng kể và cũng không có bất kỳ ảnh hưởng nào gây bất lợi cho mùi vị của ca cao từ việc xâm nhiễm của nấm mốc. Tất cả các hộ nông dân đều cho biết sự tổn thất chỉ dưới 1% do sự xâm nhiễm của nấm mốc khi sử dụng phương pháp làm khô truyền thống. Các thiết bị sấy ca cao chỉ có thể giúp gia tăng được khả năng làm khô hạt ca cao và trong cùng thời gian có thể giảm được công lao động và thời gian làm khô ca cao. Không cần tốn thời gian để vận chuyển các vật dụng dùng để làm khô hạt ra vào khi trời mưa và vào thời gian ban đêm và điều này cho thấy tiết kiệm được có ý nghĩa thời gian và công lao động. Do đó, các hộ nông dân với thiết bị sấy ca cao có thể gia tăng được khả năng trồng và thu mua từ các hộ nông dân khác để tiến hành sơ chế với thời gian và công lao động ít hơn. Như vậy có thể nói rằng việc sử dụng thiết bị sấy ca cao có thể duy trì được các tiêu chuẩn chất lượng trong khi có thể sản xuất được với sản lượng lớn hơn. 4
  7. Đóng góp quan trọng của dự án này là về các thuộc tính chất lượng của ca cao thông qua việc áp dụng các khuyến cáo liên quan đến qui trình lên men như đã được trình bày ở phần các thử nghiệm lên men và trong quyển sổ tay ở mục 5 và 7 của dự án. Do không thực hiện kịp nên các khuyến cáo này chỉ được tổng kết vào tháng 3/2008 nên không có đủ thời gian để thực hiện tại các nông hộ và đánh giá ảnh hưởng của nó lên các đặc tính chất lượng của ca cao. Có nhiều lý do để tin tưởng rằng việc áp dụng các khuyến cáo trong qui trình lên men có thể cải tiến được chất lượng ca cao nhưng cần thiết phải thực hiện trong giai đoạn khác. Các kết quả chi tiết các phát hiện từ các đợt khảo sát nông hộ đã được trình bày trong phần đính kèm của Báo cáo điểm mốc thực hiện 8. 4. Giới thiệu và cơ sở của dự án Sản xuất ca cao của Việt Nam được tập trung ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với mục tiêu đạt khoảng 10.000 hecta đất trồng ca cao vào năm 2010. Mục tiêu tổng quát của dự án là giúp cho Việt Nam có thể sản xuất hạt ca cao lên men chất lượng cao và qua đó có thể tăng thu nhập của các hộ nông dân trồng ca cao. Các mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm: 1. Xây dựng năng lực đánh giá chất lượng ca cao ở ba cơ quan nghiên cứu được lựa chọn ở Việt Nam. 2. Thiết lập các phòng thí nghiệm đánh giá cảm quan ca cao, huấn luyện các hội đồng đánh giá cảm quan và cài đặt các phần mềm để phân tích ở cả ba cơ quan tham gia. 3. Tập huấn các phương pháp phân tích về các khía cạnh của chất lượng ca cao tại QDPI&F, Úc cho các nhà khoa học từ Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nông Lâm dựa trên khả năng phân tích sẵn có của họ. 4. Tối ưu hóa kỹ thuật lên men cho các hộ nông dân. 5. Giới thiệu kỹ thuật sấy bằng năng lượng mặt trời cho hai cơ quan nghiên cứu được lựa chọn phía Việt Nam. 6. Cung cấp tài liệu khuyến nông cho các nông hộ. Để đạt được các mục tiêu này, các phương pháp được phát triển, kiểm tra và mở rộng để đánh giá chất lượng ca cao tại các cơ quan nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật sơ chế phù hợp cho các nông hộ nhỏ và các phương pháp đảm bảo chất lượng. Mục 8 được xác định với mục tiêu là đánh giá năng lực của các cán bộ ở ĐH Cần Thơ, ĐH Nông Lâm và WASI về: • Thiết kế, lắp đặt và hướng dẫn nông dân sử dụng các thiết bị lên men và sấy khô phù hợp. • Các kỹ năng thiết lập và quản lý về hội đồng đánh giá mùi vị, phân tích cảm quan ca cao và các tiến trình sinh trắc. • Phân tích và báo cáo các thử nghiệm ở nông hộ. 5
  8. 5. Kết quả đạt được đến thời điểm hiện tại 5.1 Các điểm thực hiện nổi bật Các hoạt động được liệt kê như trong tài liệu của dự án được nói rỏ hơn trong hợp đồng đã được bổ sung. Mục tiêu 7: Xác nhận các lợi ích của các nông hộ nhỏ. Hoạt động 7.1: Cải tiến chất lượng ca cao của các hô nông dân thông qua việc tối ưu hóa kỹ thuật lên men. Hoạt động 7.2: Đánh giá dữ liệu của thử nghiệm lên men. Hoạt động 7.3: Đánh giá các thử nghiệm về sấy. Hoạt động 7.4: Thiết lập các thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời tại ĐH Cần Thơ và ĐH Nông Lâm để phân phối đến WASI và các nông hộ. Các mục tiêu từ 7.1 đến 7.4 đã được hoàn chỉnh và báo cáo trước đó. Tuy nhiên, các phát hiện từ các thử nghiệm lên men đã không có đủ thời gian để thực hiện hoàn chỉnh ở phạm vi của các nông hộ nhỏ Việc xác định các lợi ích của các nông hộ thông quan việc áp dụng các thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời đã có được thông qua các cuộc khảo sát nông hộ thực hiện tại Bến Tre, Cần Thơ, Đắc Lắc và Đắc Nông. Việc giới thiệu các thiết bị sấy có được kết quả là gia tăng được khả năng sơ chế ca cao của các hộ nông dân với khoảng thời gian ngắn hơn. Các kết quả này được thảo luận chi tiết trong kết quả khảo sát nông hộ đính kèm theo Báo cáo điểm mốc thực hiện 8. 5.2 Lợi ích cho các nông hộ Ca cao được lên men và làm khô đầy đủ và có các đặc tính mùi vị tốt có thể mang về được giá trị cao hơn so với giá hạt ca cao thông thường ở Đông Nam Á. Các khóa tập huấn được thực hiện bởi Success Alliance, MARS và Cargill và sự phổ biến kiến thức thông qua các cán bộ nhà nước ở địa phương và các câu lạc bộ của nông dân đã giúp cho ca cao Việt Nam được sản xuất với chất lượng cao và bán được với giá tốt hơn. Các kết quả được phân tích được ghi nhận trong suốt dự án này cho thấy các mẫu ca cao trên thị trường từ Cần Thơ, Bến Tre và Đắc Lắc có độ axit thấp hơn và mùi sô-cô-la coa hơn so với các mẫu ca cao của Malaysia, Indonesia và Papua New Guinea. Dự án CARD với sực giúp đỡ của MARS và các cơ quan Việt Nam đã thiết lập được các khuyến cáo có thể cải tiến được chất lượng theo các tiêu chuẩn cao hiện nay. Từ đó có thể giảm được độ axit và gia tăng mùi vị của ca cao và như vậy có thể sản xuất được ca cao có chất lượng gần giống với ca cao của Tây Phi. Các phương pháp này cũng giúp cho ca cao được sản xuất với tỷ lệ hạt nâu cao hơn khi kiểm tra cắt hạt mà không cần phải kéo dài thời gian lên men. Các nhà thu mua thường sử dụng kết quả kiểm tra cắt hạt để xác định giá trị của ca cao. Ca cao chất lượng cao ở Bến Tre hiện tại có thể được bán với giá là 38.000 đồng/kg. Trong hai đợt khảo sát nông dân thực hiện năm 2006 và 2007 cho thấy có 29 trong tổng số 75 hộ nông dân có thực hiện lên men xuyên suốt hoặc chỉ lên men vào một thời gian nào đó và bán trái vào các khoảng thời gian còn lại. Các hộ nông dân còn lại chỉ bán trái cho các hộ khác ở xung quanh hoặc bán trái cho các chợ điạ phương hoặc bán trái để làm cây giống. Trong 29 hộ nông dân này thì trung bình mỗi hộ có thể sản xuất được khoảng 5.733 kg trái mỗi năm. Hộ sản xuất ít nhất là 850 kg trái và hộ sản xuất nhiều nhất đến 26.530 kg trái mỗi năm. Khi 6
  9. lượng trái này được dùng để lên men và sản xuất hạt khô thì lượng hạt khô được sản xuất từ hộ ít nhất là 126kg và hộ nhiều nhất là 3.916kg, trung bình là 851kg. Năm 2006, giá hạt ca cao khô len men trung bình là 20.375 đồng/kg. Giá trung bình ở Bến Tre vào tháng 12/2007 là 24.979 đồng/kg và vào tháng 6/2008 thì mức giá trung bình là 35.000 đồng/kg. Do đó, với hộ sản xuất ít nhất thì tổng thu nhập hàng năm là khoảng 2.567.250 đồng, hộ sản xuất nhiều nhất là 79.788.500 đồng và tổng thu nhập trung bình hàng năm là khoảng 17.339.125 đồng vào thời điểm năm 2006. Với cùng một lượng trái đó, thì tổng thu nhập vào năm 2007 lần lượt là: 3.147.354 đồng, 97.817.764 đồng và 21.253.725 đồng. Tác động từ việc áp dụng các phương pháp từ dự án đã được báo cáo chi tiết trong phần kết quả khảo sát nông dân kèm theo phần báo cáo điểm mốc thực hiện 8. 5.3 Xây dựng năng lực Tập huấn trong việc bố trí các thử nghiệm lên men, sấy khô và phân tích các thông số có liên quan hiện tại đang được hoàn thành ở mỗi cơ quan tham gia. Huấn luyện sử dụng phương pháp HPLC để phân tích các axit hữu cơ và GC-MS phân tích các hợp chất thơm cho đội ngũ cán bộ Việt Nam của mỗi cơ quan tham gia đã được diễn ra tại QDPI&F vào tháng 8/2006. Các cơ quan tham gia, chỉ có ĐH Nông Lâm là có thiết bị để thực hiện các phân tích này. Tập huấn đánh giá cảm quan và sinh trắc học của các kết quả cũng được thực hiện trong hội thảo này. Tiếp theo là khóa tập huấn được thực hiện bởi phía đối tác Úc trong chuyến công tác vào tháng 12/2006 và vào tháng 04/2007. Thiết bị cối và chày cho sản xuất sô-cô-la và dịch lỏng ca cao được gửi đến WASI và một máy chế biến sô-cô-la hay sản xuất dịch lỏng được gửi tới ĐH Cần Thơ. ĐH Nông Lâm đã có thiết bị trước khi bắt đầu dự án. 5.4 Sự quảng bá Các điểm sau có thể được áp dụng để quảng bá các thông tin liên quan về AusAID và CARD • Các điểm tham quan và ký kết với các nơi thí điểm, các buổi hội thảo và tập huấn (thiết bị sấy năng lượng mặt trời và các thùng lên men được trình bày ở tỉnh Bến Tre trong “Hội thảo ca cao quốc tế” vào tháng 11/2006 và một Hội nghị chuyên đề về lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao được thực hiện tại Đại học Nông Lâm vào tháng 4/2007). • Giới thiệu các quyển sổ tay tập huấn. • Xuất bản của dự án trên bản tin của Quỹ ca cao Thế giới (WCF). 5.5 Quản lí dự án Các cơ quan Việt Nam chịu trách nhiệm sắp xếp kế hoạch và kiểm soát thử nghiệm lên men và sấy khô cũng như việc tập huấn phân tích và đánh giá cảm quan. Cơ quan Việt Nam cũng chịu trách nhiệm việc theo dõi các thử nghiệm và các tác động lên nông dân bao gồm lao động và thu nhập cũng như chất lượng của ca cao mà các nông hộ thu hoạch khi tiến hành các thử nghiệm. Cơ quan Úc sẽ phối hợp theo dõi, phân tích dữ liệu thu được, việc phát hành các tài liệu khuyến nông và báo cáo tiến trình dự án đồng thời quản lý kinh phí dự án. 7
  10. 6. Báo cáo về các vấn đề liên quan 6.1 Về môi trường Việc trồng ca cao có thể có tác động ít phức tạp lên môi trường hơn các hình thức canh tác khác của nông nghiệp. Các khu sản xuất thường nhỏ, thường là ca cao được trồng xen với dừa hay một số nông sản khác. Các báo cáo nghiên cứu, gồm việc giới thiệu tại một hội nghị ICCO (Braxin, 1996) cho thấy sự đa dạng loài như động vật, chim, côn trùng, v.v... ở các khu trồng ca cao cũng tương tự như các vùng trồng ca cao gần với các khu rừng nhiệt đới. Mối nguy hại đến môi trường khi tiến hành dự án này là rất ít. Dự án gồm tiến trình trồng ca cao hiện tại và tương lai. Việc trồng ca cao tương lai có thể tác động lên quần thể động vật và thực vật nhưng chương trình không mở rộng diện tích trồng ca cao. Ca cao cũng được xem là một loại hoa màu ôn hòa. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, ca cao được trồng với các hệ hoa màu khác, thường là dừa hoặc trong một hệ thống rất đa dạng có thể đến 15 loại cây trồng khác nhau như cây cho quả, hạt, cây bụi, dây leo và cây thuốc tạo nên sự đa dạng sinh học cao. 6.2 Về giới tính và xã hội Nhiều nông hộ trồng ca cao ở Việt Nam đã thực hiện việc lên men và sấy ca cao do chính các hộ này thu hoạch và vì thế có nhiều kinh nghiệm trong các công đoạn này. Trong suốt thử nghiệm tối ưu hóa kỹ thuật lên men, một nỗ lực để kết hợp chặt chẽ nhằm thu được kết quả tốt nhất khi tiến hành các phương pháp do chúng tôi đề nghị. Sự kết hợp này bao gồm các kê khai nguyên liệu sử dụng và môi trường, công việc thử nghiệm và yếu tố xã hội. Một điều tra của Success Alliance vào năm 2005 cho thấy: SA có 4 tỉnh tham gia gồm Bình Phước (1.095 hộ dân), Bà Rịa Vũng Tàu (1.560), Tiền Giang (1.600) và Bến Tre (1.679). Ở các tỉnh này, lao động phụ nữ chiếm từ 9% ở Bình Phước đến 20% ở Bến Tre. Tiền Giang có 16% và Bà Rịa Vũng Tàu là 13%. Hầu hết các nông hộ tham gia này thì việc canh tác là thu nhập chính. Số lượng người tham gia có độ tuổi từ 26 - 55 được xem là lực lượng lao động có kinh nghiệm. Lượng người tham gia thuộc một gia đình là 3 - 5 thành viên. Tỉ lệ nông dân có trình độ văn hóa cấp II và cấp III là 69 - 77% trãi đều ở các tỉnh, vì thế tỉ lệ cao người có trình độ văn hóa rất thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ thuật mới. Tại tỉnh Bình Phước có 90% nông dân thu nhập từ 12 - 100 triệu đồng/năm cho tất cả loại cây trồng. Trung bình là 40 triệu đồng. Ở Bà Rịa Vũng Tàu, gần 90% nông dân thu nhập từ 1 - 45 triệu đồng, trung bình là 17 triệu đồng. Ở Bến Tre, 90% nông dân có thu nhập 1 - 10 triệu đồng, trung bình là 4 triệu đồng. Ở Tiền Giang là 2 - 10 triệu đồng, trung bình 5 triệu đồng. Ở Cần Thơ chỉ có 1 hộ trồng ca cao có thu nhập hàng năm là 16 triệu đồng từ cacao. Các vấn đề liên quan đến giới tính và xã hội được xác định trong các cuộc khảo sát nông dân thực hiện vào năm 2006 và 2007. Do có sự giới hạn về kinh phí và thời gian của các cán bộ ĐH Cần Thơ nên việc khảo sát với mức độ lớn hơn đã không được thực hiện. Có khoảng 2.000 hộ trồng ca cao ở Bến Tre nhưng chỉ khảo sát được có 50 hộ nông dân trong số đó nên chưa có được một kết quả thật sự tổng quát. Trong đợt khảo sát đầu tiên vào năm 2006 có 50 hộ nông dân được phỏng vấn để trả lời theo bảng câu hỏi. Cuộc khảo sát sau đó được tiến hành vào tháng 11/2007. Trong số 50 hộ nông dân được khảo sát lần đầu chỉ có 25 hộ được 8
  11. thực hiện trong đợt khảo sát tiếp theo. Hai trong số các hộ nông dân này đã được trang bị thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời. Có 25 hộ nông dân mới được tham gia vào cuộc khảo sát tiếp theo và có 1 hộ trong số các hộ này đã được trang bị thiết bị sấy. Do đó, sự gia tăng trong tổng số các hộ nông dân này sẽ rất hữu ích để thể hiện tính đại diện cho các đặc điểm và các tác động trong quá trình canh tác ca cao. Các hộ nông dân được thêm mới này cũng ở trong các vùng lân cận với nơi các thiết bị sấy đã được lắp đặt nên họ cũng đã cung cấp các ý kiến các quan điểm và trao đổi với các hộ nông dân có liên quan. Kết quả các cuộc khảo sát nông dân, được tiến hành trong dự án này đã ghi nhận được một số vấn đề có liên quan đến giới tính và xã hội như sau: • Vấn đề Giới tính Tỉnh Bến Tre Ở đợt khảo sát đầu tiên, có 10 trong số 50 hộ trả lời phỏng vấn là phụ nữ. Trong đợt khảo sát lần 2, có 12 người tham gia khảo sát là phụ nữ trong số 25 hộ nông dân mới. Như vậy, với 75 hộ nông dân được phỏng vấn thì tỷ lệ người được tham gia phỏng vấn là 29%. Con số này cũng tương đối phù hợp tuy có phần lớn hơn một ít so với với kết quả từ khảo sát của Success Alliance. Điểm được ghi nhận là khi các hộ nông dân có thuê mướn nhân công để thực hiện các công việc như trồng cây hay thu hoạch thì thông thường lao động là phụ nữ sẽ được trả với mức là 3.000 đồng/giờ và đàn ông là 5.000 đồng cho 1 giờ công lao động. TP. Cần Thơ Ở TP. Cần Thơ, chỉ có một hộ nông dân trồng cây ca cao đáng kể đó là ông Huỳnh Kim Vinh và ông ta đã được cung cấp một thiết bị sấy. Tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông Có tổng công 6 hộ nông dân được khảo sát ở hai tỉnh này và chỉ có duy nhất 1 hộ nông dân được phỏng vấn là phụ nữ. Người phụ nữ duy nhất này là bà Nguyễn Thị Huệ và cũng đã được cung cấp một thiết bị sấy. • Phân bố theo độ tuổi Sự phân bố theo độ tuổi có thể được chia thành 4 nhóm: 15 - 25; 26 - 40; 41 - 55 và trên 55 tuổi. Tỉnh Bến Tre Ở tỉnh Bến Tre, phần lớn (54%) các hộ nông dân có độ tuổi nằm trong khoảng 41 - 55 tuổi. Nhóm chiếm ưu thế thứ hai (24%) là có độ tuổi trên 55. Nhóm thứ ba ở độ tuổi 26 - 40 tuổi chiếm 19%. Nhóm có độ tuổi 15 - 25 chỉ chiếm 3% trong tổng số các hộ nông dân được phỏng vấn. Điều này cho thấy không có sự hấp dẫn của đối với lứa tuổi này để theo đuổi sản xuất nông nghiệp cho thu nhập của họ. Phần lớn các hộ nông dân này có độ tuổi trên 41. 9
  12. TP. Cần Thơ Ở TP. Cần Thơ, chỉ có một hộ nông dân trồng cây ca cao đáng kể đó là ông Huỳnh Kim Vinh và năm sinh của ông là năm 1930. Có một vài người láng giềng trồng cây ca cao và bán trái cho ông như một loại trái cây được mua bán ở chợ. Các hộ nông dân láng giềng này sản xuất ca cao rất ít nên không được thực hiện trong các đợt khảo sát. Tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông Ở tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông chỉ có 2 trong tổng số 6 hộ nông dân được phỏng vấn cho biết tuổi của họ và tất cả đều nằm trong nhóm trên 55 tuổi (Sinh năm 1932 và 1947). • Trình độ giáo dục Trình độ giáo dục được phân chia thành 4 nhóm: Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), THCS (lớp 6 - 9), THPT (lớp 10 - 12) và Đại học - Cao đẳng. Ở Bến Tre, các hộ nông dân đã hoàn thành THCS, THPT hoặc có trình độ Đại học - Cao đẳng chiếm đến 77% trong tổng số các hộ nông dân được khảo sát. Điều đó cho thấy cộng đồng dân cư đã có trình độ giáo dục tương đối khá nên các hộ nông dân này có thể tiếp thu và áp dụng các phương pháp đã được khuyến cáo. TP. Cần Thơ Ông Huỳnh Kim Vinh ở TP. Cần Thơ (78 tuổi) chỉ có trình độ tiểu học nhưng ông ta cho thấy là có khả năng sẵn sàng tự áp dụng và cải tiến các phương pháp được khuyến cáo. Tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông Ở tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông chỉ có duy nhất một hộ nông dân cho biết về trình độ giáo dục đó là bà Nguyễn Thi Huệ, bà đã tốt nghiệp THPT. • Qui mô nông hộ Qui mô nông hộ được chia thành 3 nhóm: Nhỏ, có 1 - 2 thành viên; Trung bình, có 3 - 5 thành viên; và Lớn, có trên 6 thành viên. Tỉnh Bến Tre Các hộ gia đình ở Bến Tre có số lượng thành viên trong gia đình từ 3 - 5 là nhóm lớn nhất chiếm đến 61%. Các hộ gia đình có trên 6 thành viên chiếm 33% và từ 1 - 2 thành viên có tỷ lệ là 6%. TP. Cần Thơ Hộ gia đình ông Huỳnh Kim Vinh ở Cần Thơ có tổng cộng 6 thành viên. Bao gồm: ông Vinh và vợ, con trai là giáo viên và con dâu là y tá cùng với 2 cháu. 10
  13. Tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông Ở tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông, có 2 hộ nông dân với 4 thành viên trong gia đình, 1 hộ có 5 thành viên và 1 hộ có 8 thành viên trong gia đình. • Nghề nghiệp Tỉnh Bến Tre Các hộ nông dân được tham gia phỏng vấn ở Bến Tre ngoài công việc làm vườn, họ còn tham gia trong 5 ngành nghề khác. Bao gồm: chăn nuôi, cán bộ nhà nước ở địa phương, 1 người là thợ chụp ảnh, 1 người là chủ quán cà phê và 1 người kinh doanh bảo hiểm. Hầu hết các hộ nông dân (79%) tham gia trong đợt khảo sát thì làm vườn là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Cùng với 15% các hộ nông dân có tham gia chăn nuôi thì có đến 94% các hộ nông dân có thu nhập chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. TP. Cần Thơ Ở Cần Thơ, Ông Huỳnh Kim Vinh và vợ chỉ làm vườn. Trong các thành viên còn lại, con trai ông ta là giáo viên và con dâu là y tá. Tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông Trong 6 hộ nông dân ở tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông được khảo sát, có 2 người được tham gia phỏng vấn là cán bộ nhà nước ở địa phương còn 4 hộ còn lại chỉ làm nông nghiệp là nguồn thu nhập chính. 7. Vấn đề về sự thực hiện và tính bền vững 7.1 Vấn đề và giới hạn Một vấn đề liên quan là các thiết bị sấy dùng năng lượng mặt trời không phù hợp cho các nông hộ nhỏ vì giá thành cao và phức tạp. Tuy nhiên có thể thiết kế một dạng thiết bị sấy nhỏ hơn phù hợp với các nông hộ nhỏ. Sau chuyến thăm của các chuyên gia sấy QDPI&F, giá thành và sự sẵn có của các vật liệu để lắp đặt máy sấy được so sánh. Các khung gỗ cho thấy có giá thành bằng với các nguyên liệu khác như ống thép vuông và sắt mạ kẽm. Các khung sắt được ưa thích hơn vì không bị mục và bị vênh so với khung gỗ cùng thời gian. Tuy nhiên máy sấy kích cỡ nhỏ nhất, có thể sấy khô 100 - 150 kg hạt ướt có giá thành khoảng 3,2 triệu đồng. Vấn đè này có thể được giả quyết khi sử dụng các tấm lợp rẻ hơn có bán sẵn tại TP. HCM. Các tấm lợp polycacbonat của Israel được sử dụng trong dự án có giá thành là 1,2 triệu đồng một tấm và với thiết sấy có 4m2 diện tích sàn sấy (năng suất là 200kg hạt ướt) sẽ cần đến 2 tấm lợp. Ngoài vấn đề về giá cả, các tấm lợp này cũng không có bán sẵn tại Việt Nam. Với các tấm lợp rẻ hơn có sẵn tại Việt Nam, chi phí có thể giảm xuống đến 1,6 triệu đồng cho một thiết bị sấy với diện tích sàn sấy là 2x2 m2. Hiện tại đã có sự tiếp xúc giữa nhà phân phối Úc với một số công ty ở Việt Nam. Như kết quả đã ghi nhận trong các thử nghiệm về sấy, việc khuyến cáo sử dụng 50kg hạt ướt trên 1m2 diện tích sàn sấy là không chính xác về khả năng sấy của thiết bị. Con số này có được là dựa trên các kết quả từ các thử nghiệm ở một địa phương của Papua New Guinea, nơi có lượng mưa cao hơn so với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Các kết quả cho thấy sàn 11
  14. sấy có thể được sử dụng với khối lượng đến 100kg hạt ướt trên 1m2 vào mùa khô. Điều đó có nghĩa là với diện tích sàn sấy là 2x2 m2 thì năng suất sấy là 400kg hạt ướt trong 4 - 5 ngày. Như vậy với sự cải thiện rất lớn về năng suất sấy của các hộ nông dân trong quá trình sơ chế ca cao thì phần kinh phí đầu tư này cũng hợp lý. Các công việc đã thực hiện cho thấy các kỹ thuật như trữ trái, trải/ phơi hạt trước khi cho vào thùng lên men và rửa hạt lên men trước khi sấy có thể cải thiện được chất lượng của ca cao. Tất cả các kỹ thuật này có thể được thực hiện một cách dễ dàng bởi các hộ nông dân và được trình bày chi tiết hơn trong quyển sổ tay như là phần đính kém của điểm mốc thực hiện 5. 7.2 Các chọn lựa Tất cả các qui trình nói trên hiện tại đã được kiểm tra một cách thích đáng và được đề cập trong quyển sổ tay của nông dân. 7.3 Tính bền vững Các thử nghiệm lên men và sấy hầu hết đã được tiến hành bởi các cán bộ của ĐH Cần Thơ, ĐH Nông Lâm và WASI, điều đó có nghĩa là các cơ quan này có đủ khả năng để thực hiện các thử nghiệm trong tương lai về các vấn đề liên quan đến quá trình sơ chế ca cao. Sự huấn luyện chuyên môn để phân tích hạt ca cao khô cho đội ngũ các cán bộ thường xuyên từ CTU, NLU và WASI mang ý nghĩa dự án có tính bền vững ở cấp độ cao. Cùng với khóa tập huấn đánh giá chất lượng cảm quan ở Brisbane, phân phát thiết bị, và các huấn luyện tiếp theo của đối tác Úc, điều đó có nghĩa là chương trình sẽ có tính bền vững 8. Các bước chính tiếp theo Các bước chính tiếp theo là mỗi một mục nhỏ trong bảng liệt kê hoạt động của đề tài: Các mục tiêu 15, 16, 17 và 18: Báo cáo hoàn chỉnh dự án. Hoạt động 15.1: Các kết quả đã được thiết lập cho hội thảo tổng kết dự án và báo cáo tổng kết của dự án. Hoạt động 16.1: Đánh giá cuối cùng về các thử nghiệm và các hoạt động được trình bày ở hội thảo tổng kết dự án vào tháng 12/2008. Hoạt động 17.1: Trình bày các kết quả của dự án đạt được tại hội thảo tổng kết dự án của ĐH Cần Thơ, ĐH Nông Lâm, WASI, SUCCESS và các tổ chức có liên quan khác. Các hoạt động 15.1, 16.1 và 17.1, việc tiến hành các thử nghiệm và trình bày kết quả đã được hoàn thành nhưng chậm so với kế hoạch của dự án. Do sự chậm trễ trong việc thực hiện các điểm mốc của dự án và việc chi trả kinh phí nên hội thảo tổng kết dự án đã không thực hiện trước ngày kết thúc dự án. Điều này cho thấy cần thiết phải yêu cầu thêm 6 tháng để thực hiện các hoạt động này. Hoạt động 18.1: Viết báo cáo dự án hoàn chỉnh và các khuyến cáo cuối cùng. Hoạt động này sẽ được hoàn thành vào tháng 12/2008. Sáu tháng được yêu cầu thêm sẽ đủ cho phép để xuất bản các tài liệu khuyến nông, tập huấn nông dân với các qui trình lên men mới và đánh giá tác động của các qui trình này đến chất lượng ca cao. 12
  15. 9. Kết luận Kết quả từ các thử nghiệm lên men đã thực hiện cho thấy có nhiều khuyến cáo mới có liên quan đến qui trình lên men ca cao đã chứng tỏ là mang lại hiệu quả cho chất lượng của ca cao và có thể được thực hiện một cách dễ dàng bởi các hộ nông dân. Các khuyến cáo này bao gồm: trữ trái, trải/ phơi hạt trước khi cho vào thùng lên men và rửa hạt lên men trước khi sấy. Các khuyến cáo có hiệu quả đã được thực hiện nhưng điều này đã làm chậm trễ trong việc tổng kết các thử nghiệm lên men và kết quả là làm chậm trễ trong việc hoàn chỉnh các tài liệu khuyến nông. Do đó dẫn đến việc chậm trễ trong việc cung cấp thông tin đến các nông hộ và các cán bộ chuyên môn ở các Sở Nông nghiệp và Phát trển nông thôn và Sở Khoa học và Công nghệ. Kết quả là cũng bị chậm trễ trong việc sử dụng các khuyến cáo trong các thử nghiệm trên đồng và sự đánh giá các tác động của chúng đến tập quán sản xuất của nông dân. Các hoạt động của dự án, đặc biệt là các thử nghiệm trên đồng, việc kiểm soát các kỹ thuật và việc đánh giá sự thích hợp của các khuyến cáo đến chất lượng ca cao gặp khó khăn do ở Cần Thơ, nơi đặt cơ quan chủ trì của dự án, chỉ có duy nhất một hộ nông dân có trồng ca cao một cách đáng kể. Địa phương gần nhất có diện tích trồng ca cao đáng kể với lượng lớn hộ nông dân cũng cách Cần Thơ đến 80km. Điều đó cho thấy rằng để đánh giá tác động của các khuyến cáo này đến chất lượng ca cao và tổ chức hội thảo tổng kết phải cần thêm khoảng 6 tháng thêm nữa. 13
nguon tai.lieu . vn