Xem mẫu

  1. Báo cáo cho Hội thảo CFM ********** Dự án CARD 027/06 VIE Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam Chế biến, bảo quản và sử dụng gỗ rừng trồng Philip Blackwell: University of Melbourne, AVI and FSIV Pham Duc Chien: Forest Science Institute of Vietnam (FSIV) Tổng quan về công nghiệp xẻ Việt Nam Ngành công nghiệp xẻ của Việt Nam bao gồm các xưởng xẻ quy mô nhỏ phục vụ việc xẻ các loại gỗ sẵn có và một số cơ sở lớn phục vụ việc xẻ gỗ nhập khẩu hoặc các loại gỗ đặc biệt. Các cơ sở xẻ này sử dụng các loại thiết bị giống nhau, phần lớn sử dụng cưa vòng nằm sản xuất tại Việt Nam. Một số cơ sở sử dụng cưa vòng đứng. Sự khác nhau giữa hai loại cưa này là cưa vòng đứng được lắp đặt cố định và cây gỗ được đẩy vào để xẻ trong khi cưa vòng nằm thì được lắp đặt chuyển động trên 1 giá đỡ nhưng cây gỗ xẻ lại được cố định. Cả hai loại cưa đều chủ yếu xẻ theo phương pháp tiếp tuyến, gọi là xẻ phẳng. Phần lớn các tấm ván được xẻ theo phương pháp tiếp tuyến (ván xẻ có các vòng năm nằm nghiêng một góc nhỏ hơn 450 so với mặt ván), trong khi một số lượng nhỏ được xẻ xuyên tâm (Vòng năm của ván lớn hơn 450 so với mặt ván), và là phương pháp áp dụng để xẻ các loài gỗ khó sấy hoặc hoặc sinh trưởng lệch. Sau khi được xẻ, các tấm ván được cắt bìa, cạnh bằng một cưa vòng (phần gỗ loại: phần gỗ bìa, gỗ sát vỏ có hoặc không có vỏ) để đạt được các kích thước mong muốn. Các cơ sở cưa xẻ rất khác nhau trên toàn thế giới. Theo tiêu chuẩn Châu Âu, các cơ sở xẻ của Việt Nam rất tốn sức lao động để vận hành nhưng giá cho việc thiết lập một cơ sở xẻ thì rất rẻ. Một cơ sở xẻ của Úc hoặc Mỹ có thể tới 5 triệu đô la với công suất 50.000m3 trên năm nhưng chỉ sử dụng vài nhân công. Nếu so sánh, các 1
  2. xưởng cưa xẻ Việt Nam có hiệu quả kinh tế cao nếu tính toán khoảng cách từ xưởng xẻ tới nguồn gỗ và chiều dài của đất nước. Kết quả khảo sát về chế biến gỗ Việt Nam Kết quả khảo sát cho thấy ngành chế biến gỗ vùng nông thôn đã phát triển rất nhanh từ thập kỷ trước cùng với sự thành thục của các rừng trồng các loài keo. Các kết quả điều tra là khá giống nhau ở các miện: Miền Bắc, Miền Trung, và Miền Nam. Nhiều cơ sở mở rộng sản xuất do kết quả của chính sách thị trường mở, lao động rẻ, nguyên liệu rẻ, thiết bị rẻ, đã giải quyết vấn đề xẻ gỗ rừng trồng có đường kính nhỏ, và các các xưởng xẻ vùng nông thôn đã vận hành khá thành công công việc kinh doanh, tạo ra nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương. Câu hỏi đầu tiên được nêu lên là liệu các thiết bị hiện tại có hoàn thành được các mục tiêu đề ra, và có cần thiết phải mua các thiết bị mới tốt hơn. Cho một giai đoạn ngắn và trung bình, câu trả lời là không. Hiệu suất của xưởng xẻ (tỷ lệ từ gỗ tròn sang gỗ xẻ) rất cao, chứng minh một điều là chất lượng gỗ tròn khá tốt và chất lượng làm việc của máy xẻ là chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu các thiết bị được cải thiện hơn, năng suất lao động sẽ tăng lên. Câu hỏi thứ hai được nêu ra là là nguyên nhân gì khiến rất nhiều các xưởng xẻ không sử dụng hết công suất của mình. Thiết bị hỏng không phải là nguyên nhân lớn dẫn tới việc xưởng cưa làm việc dưới công suất; nhưng nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường không ổn định là nguyên nhân chính. Xưởng cưa có đầu tư cao sẽ làm làm nguy cơ này thêm trầm trọng. Tiền đầu tư thiết lập một cưa vòng nằm ở Việt Nam là khá thấp, khoảng 3-4.000 đô la. Thực tế là các xưởng cưa không hoạt động hết công suất nhưng khấu hao thiết bị vô hình không quan trọng, trong khi việc đầu tư các thiết bị hiện đại vẫn tiếp tuc. Điều này thay đổi bản chất kinh doanh từ đầu tư thấp, vùng nông thôn, không liên tục, mùa vụ, và mềm dẻo tới hoạt động liên tục, lý tưởng là 3 ca. Giá vận chuyển gỗ tròn tới các xưởng cưa lớn hơn sẽ tăng thêm. Rất nhiều các xưởng cưa nhỏ ở địa phương rất khó mở rộng sản xuất vì họ không thể mở rộng thêm mặt bằng hoặc xưởng cưa nằm ở gần khu đông dân cư. Khảo sát một số cở sở chế biến gỗ tổng hợp ở Miền Trung và Miền Nam thành lập được 2-3 năm về trước sản xuất đồ mộc cao cấp cho xuất khẩu, một số điểm rất đáng chú ý như sau: 2
  3. Đầu tiên, có một mức độ cao về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho công nhân. Thứ hai, gỗ tròn của một số loài (sồi, beach...) chất lượng rất cao từ Đức, Nga, Hồ đào và Thông từ Mỹ, Teck từ Philipin, và gỗ rừng tự nhiên lá rộng từ Nam Mỹ... được nhập vào Việt Nam làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc cao cấp. Thứ ba, một số hệ thống máy tính hiện đại kiểm soát thiết bị sản xuất (trong một cơ sở có giá trị khoảng 80 triệu đô la Úc) đã được nhập khẩu vào để sản xuất đồ mộc cho xuất khẩu. Tuy nhiên, xưởng xẻ có các cưa vòng nằm Việt Nam (trong 1 trường hợp, 20 cưa vòng nằm được lắp đặt trên một dãy) phục vụ việc xẻ gỗ tròn có chất lượng cao thành gỗ xẻ có chất lượng cao phục vụ việc sản xuất đồ mộc. Rõ ràng là có thể xây dựng được cơ sở chế biến trị giá 2-5 triệu đô la Mỹ và lắp đặt hệ thống này. Các quyết định như vậy cần được cân nhắc vì chưa đề cập tới giá trị của 21 cưa vòng nằm cùng chi phí lắp đặt, cùng tiền thuê nhân công địa phương. Việc cải thiện có thể được thực hiện được với các loại cưa Việt Nam và điều này được trình bày ở một báo cáo khác. Thứ tư, sấy cưỡng bức, xử lý gỗ, và kỹ thuật sấy không khí đã được thiết lập. Chính phủ không hỗ trợ về tài chính để làm giảm chi phí cho việc thiết lập một xưởng xẻ. Chi phí cho việc thiết lập một xưởng cưa là khá thấp và tốt hơn là nên để theo thị trường. Tuy nhiên, cùng với thời gian cuộc khảo sát được tiến hành, khảo sát các lò sấy cũng được thực hiện. Rất nhiều các lò sấy được nhập nội với chất lượng rất cao. Thêm vào đó, các lò sấy sản xuất tại Việt Nam từ các lò được thiết kế tốt đáp ứng các yêu cầu của sấy keo và bạch đàn, tới các lò sấy có chất lượng thấp. Tuy nhiên, sự vận hành của các lò sấy này chưa được hiệu quả do chưa làm đúng các nguyên tắc cơ bản của sấy gỗ, và không sử dụng thiết bị giám sát chuẩn (ví dụ sử dụng nhiệt kế ẩm) để đảm bảo quá trình sấy gỗ diễn ra đúng theo lịch trình. Nói một cách khác, sấy cưỡng bức sử dụng một lò “hộp nóng” hơn là sử dụng thiết bị kiểm soát chuẩn. Điều này sẽ dẫn tới việc sấy hỏng, độ ẩm gỗ không đều/sấy quá. Đây là vấn đề cần được đào tạo do phần lớn các lò sấy được phỏng vấn đề có thiết bị kiểm tra độ ẩm qua nhiệt kế ẩm nhưng vẫn không làm việc hiệu quả. Phần lớn các lò sấy đều dùng sai vách ngăn. Điều này dẫn tới việc sử dụng năng lượng không hiệu quả, và độ ẩm gỗ sẽ không đều trong các tấm ván và giữa các tấm ván khi kết thúc quá trình sấy. Thêm vào đó, các lò sấy đều không có chế độ sấy riêng cho từng loài. Có hay không các lò sấy tốt nhất đang được sử dụng ở điều kiện Việt Nam cũng là một vấn đề cần thảo luận (vấn đề nghiên cứu và chuyển giao công nghệ). Trong khi rất nhiều các chủ xưởng cưa khi được hỏi cho rằng sấy gỗ có rất nhiều cơ hội, nhưng có một thực tế là 3
  4. không phải xưỏng cưa nào cũng có thể tự xây dựng và vận hành được một lò sấy. Sấy không khí đòi hỏi kỹ thuật tốt, nhưng cũng rất ngạc nhiên ở đây là không có nhiều các xưởng cưa ứng dụng sấy không khí. Mặt bằng hạn chế là một vấn đề khi các xưởng xẻ muốn sấy bằng không khí. Cũng có một câu hỏi là làm giảm độ ẩm gỗ bằng phương pháp sấy không khí tối đa được bao nhiêu. Có thể độ ẩm này bằng hoặc thấp hơn điểm độ ẩm bão hoà một chút. Việc sử dụng công nghệ sấy dùng năng lượng mặt trời là sự lựa chọn có tính khả thi và kinh tế. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiết kiệm năng lượng ở các lò sấy này là rất lớn. Các vấn đề này cùng các khuyến nghị sẽ được trình bày ở một báo cáo khác để cải thiện ngành sấy gỗ. Chất lượng sấy là điều kiện tiên quyết để sản xuất đồ mộc chất lượng cao. Rất nhiều các xưởng xẻ nhỏ vùng nông thôn có kế hoạch mở rộng sản xuất bằng cách sản xuất đồ mộc, và như vậy nhu cầu về sấy gỗ ngày càng tăng lên. Biến màu, mục, và côn trùng phá hại gỗ là các vấn đề rất quan trọng ở Việt Nam do điều kiện thời tiết nóng ẩm, mư nhiều. Ngay sau khi cây được hạ, nó trở thành đối tượng của các tác nhân phá hại. Bài học ở đây là cây chỉ nên được chặt khi đã có kế hoạch tiêu thụ phù hợp với thời gian lưu bãi hợp lỹ. Cả khảo sát và đánh giá chất lượng gỗ lưu bãi chất lượng sản phẩm cuối cùng chỉ ra nhiều vấn đề. Biến màu xảy ra phổ biến ở gỗ tròn. Thông và cao su là hai loại gỗ đặc biệt hay bị biến màu hơn các loại gỗ keo và bạch đàn. Nhưng biến màu vẫn là một vấn đề với các loài này. Ngòai việc lưu gỗ ở bãi gỗ chờ vận chuyển, các xưởng xẻ cũng lưu gỗ ở cơ sở của mình; nhu cầu trong một số trường hợp đặc biệt cần phải xử lý gỗ để loại bỏ sự biến màu và mục gỗ. Một khối lượng lớn gỗ keo được sử dụng để đống đồ mộc, và kết quả khảo sát cho thấy thị trường này vẫn đang phát triển và thay thế cho việc sử dụng gỗ keo sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp như bao bì, hộp, crates vv. Rất nhiều độ gỗ nội địa sử dụng sơn sẫm cho sản phẩm của mình. Đây là một phương pháp giải quyết sự biến màu của gỗ. Tuy nhiên, khi thị trường mở rộng, xu thế thị trường muốn giá trị của các loài gỗ được bộc lộ. Đây là trường hợp sợi gỗ ngắn cao su được xuất khẩu. Thị trưonừg yêu cầu có màu nhạt. Xuất khẩu gỗ cao su chắc chắn phải xử lý bảo quản để loại trừ biến màu gỗ. Mười năm về trước, điều này xử lý này sử dụng PCP nồng độ cao (Pentachlorophenol – (5%) mixed with borax- (1.5%). Hiện này, PCP không còn được sử dụng, xử lý hiện tại chú trọng tới việc sử dụng axit cộng borax, các chất không làm hại tới con người và môi trường, mặc dù chất này cũng khá có hại cho cá. 4
  5. Khi mà sử dụng gỗ keo cho sản xuất đồ mộc, xử lý bảo quản không phải là vấn đề quan tâm nhất đối với các xưởng xẻ. Chuyến thăm một cơ sở xử lý gỗ ở Miền Nam cho thấy cơ sở xử lý gỗ rất tinh vi. Nguời chủ rất quan tâm tới tiềm năng của thị trường. Một báo cáo riêng sẽ trình bày nhu cầu về nghiên cứu và đào tạo, cơ hội của thị trường tiềm năng cho gỗ xử lý, gỗ tròn cho xây dựng, nhưng cũng có thiết kế của một cở sở sử lý gỗ đơn giản mà các chủ xưởng cưa có thể sử dụng được mà không làm tổn hại tới con người và môi trường. An toàn lao động là vấn đề vô cùng quan trọng ở các xưởng cưa. Các vấn đề an toàn lao động đã được đánh giá, báo cáo, và đề xuất để cải thiện điều kiện làm việc. Trong khi an toàn lao động liên quan tới việc sử dụng cưa được chú ý, các vấn đề về bụi và tiếng ồn lại không được chú trọng ở các xưởng cưa. Vấn đề sức khoẻ lâu dài (mũi, phổi, tai, mắt) nên được quan tâm. Chế tài của Việt Nam liên quan tới OH&S cần được các chủ cưa thực hiện nghiêm chỉnh. Tập huấn OH&S rõ ràng là một chiến lược cần thiết để tạo ra sự thay đổi về điều kiện làm việc ở các xưởng cưa. Nhu cầu đào tạo và nghiên cứu sẽ được trình bày trong một báo cáo riêng rẽ, nhưng cũng là kết quả của đợt khảo sát. Rõ ràng là từ nhân tố cơ sở của đào tạo về chế biến gỗ, đợt khảo sát đã xác định được nhu cầu về đào tạo về kinh doanh, kế toán, thị trường và quản lý. Đợt khảo sát đã cung cấp mộit số thông tin rất có giá trị về nhu cầu cơ bản của các xưởng xẻ vùng nông thôn Việt Nam. Đợt khảo sát cũng đề xuất cần có thêm khảo sát để thu thập thêm thông tin về nguồn cung cấp gỗ tròn. Đây là vấn đề cần được thảo luận bởi các tổ chức lâm nghiệp Việt Nam. Thư hai, nhu cầu thị trường phù hợp cho các xưởng xẻ cũng cần được phân tích, thúc đẩy. Điều này cần cách tiếp cận cục bộ hoặc toàn ngành để thu thập thông tin cần thiết, và cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển của các cấu thành của công nghiệp chế biến là sấy gỗ và sản xuất đồ mộc. Đào tạo Dự án triển khai các khoá tập huấn với các chủ đề quan trọng về công nghiệp chế biến gỗ cho các xưởng cưa xẻ vùng nông thôn. Các đợt tập huấn này gồm nhằm truyển tải tới người học các chủ đề sau: • Khoa học gỗ o Sinh trưởng của cây o Sự khác nhau giữa gỗ cứng và gỗ mềm 5
  6. o Vòng năm và chiều thớ gỗ o Tỷ trọng o Độ ẩm gỗ o Độ bền và tính co rút của gỗ • Phân loại gỗ o VFDS o Theo kích thước o Độ bền gỗ o Nhu cầu sử dụng • Xẻ gỗ o Thiết bị o Phương pháp o Xẻ tiếp tuyến và xẻ xuyên tâm o Sơ đồ xẻ • Bản cưa o Loại bản cưa o Thiết kế o Mài cưa • Sấy gỗ o Quá trình sấy o Sấy ngoài không khí o Sấy cưỡng bức o Sấy khác • Bảo quản o Các loại bảo quản o Tiêu chuẩn o Chống biến màu o Khuếch tán kép o Cách khác • An toàn lao động o Môi trường làm việc o Công nhân o Lửa 6
  7. • Duy tu, bảo dưỡng thiết bị • Yêu cầu và thiết kế đồ mộc Báo cáo đánh giá chỉ rõ tập huấn đào tạo đã đáp ứng rất tốt và hiệu quả các nhu cầu của người học là các xưởng xẻ và chế biến gỗ. Các tập huấn tiếp theo có thể do cán bộ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xây dựng và triển khai khi có yêu cầu. Sấy gỗ Kết quả khảo sát cho thấy công nhân làm việc ở các lò sấy nhìn chung còn thiếu hiểu biết về cách vận hành lò sấy hiệu quả. Các lò sấy được vận hành và kiểm soát theo một lịch trình nhưng các điều kiện cơ bản thường bị sao nhãng. Đặc biệt, người vận hành các lò sấy không hiểu rõ vai trò và mối quan hệ của ẩm kế khô (DB) và ẩm kế ướt (WB), dòng không khí chuyển động và các giá đỡ gỗ trong lò, và ảnh hưởng của các yếu tố này tới kết quả sấy gỗ. Gỗ sấy sẽ không đạt tiêu chuẩn nếu không được sấy và giám sát đúng chế độ. Chi tiết hơn là nhiệt kế ẩm (WB) không được gắn kết vào với hệ thống giám sát lò sấy (có thể do người vận hành lò sấy không để ý). Điều này có nghĩa là lò sấy hoạt động theo sự kiểm soát chỉ của nhiệt kế khô (DB), và điều này sẽ tạo nên các “hộp nóng” vì không có sự điều chỉnh của độ ẩm. Người vận hành lò sấy đã quyết định kiểm soát lò sấy chỉ dựa vào nhiệt kế khô do một cách đơn giản là họ không hiểu gì về mối quan hệ giữa nhiệt kế ẩm và nhiệt kế khô. Khi các cảm biến được lắp đặt chính xác sẽ được sử dụng để kiểm soát quá trình sấy. Việc kiểm soát quá trình sấy chủ yếu dựa vào sự kiểm soát nhiệt độ sấy để từ đó mở hoặc đóng các van thích hợp. Tuy nhiên, do chỉ sử dụng nhiệt kế khô, người vận hành có thể đưa ra các quyết định theo kinh nghiệm để mở hoặc đóng các van, và sẽ phát hiện ra lỗi vào đợt kiểm tra kế tiếp. Kiểm tra độ ẩm nhìn chung cũng dựa vào kinh nghiệm của người vận hành lò sấy Chỉ có một có sở sấy là có đầy đủ việc kiểm soat tự động quá trình sấy, đảm bảo 24 giờ các điều kiện trong lò sấy được kiểm soát. Một đặc điểm nữa của các lò sấy là gỗ thường được xếp rất sát vào tường của lò sấy, do vậy để chừa một khoảng rất nhỏ, không đủ yêu cầu cho khí chuyển lưu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sự lưu chuyển khí giữa tường với gỗ sấy, giáp trần và sàn nhà. Trong một số trường hợp, chỗ thông gió bị lấp đầy gỗ cần sấy lại. Việc làm này làm suy giảm rất nhiều hiệu quả của lò sấy. 7
  8. Liên quan tới việc xếp gỗ vào lò sấy, có rất nhiều vấn đề liên quan tới giá để xếp gỗ sấy. Nhìn chung, việc sử dụng các đoạn gỗ không đúng quy cách để xếp gỗ sấy sẽ tạo ra nhiều khoảng trống bất hợp lý do không khí sẽ thoát qua những đường này. Điều này sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của lò sấy. Bảo quản gỗ Ngành công nghiệp bảo quản gỗ ở Việt Nam khá nhỏ và không có nhiều nghiên cứu sâu cũng như việc tăng cường nguồn nhân lực cho ngành. Do điều kiện khí hậu ở Việt Nam, các sản phẩm gỗ bị giảm chất lượng rất nhanh nên cần có những chính sách cấp quốc gia để thiết lập các quy trình, quy phạm nhằm làm tăng tuổi thọ của các sản phẩm gỗ. Việc này rất cần thiết bởi vì: • Đầu tư quốc gia rất lớn về cơ sở hạ tầng cấp quốc gia và rất cần thiết phải bảo vệ. • Quá trình phân huỷ gỗ sẽ giải phóng một lượng khí các bon ra ngoài không khí. Làm tăng tuổi thọ của các sản phẩm gỗ sẽ làm tăng việc lưu giữ các bon, và do đó có giá trị rất lớn trong việc hạn chế biến đổi khí hậu, vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. • Kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm gỗ ở các cộng đồng miền núi (nơi mà gỗ xẻ được xử dụng chủ yếu) có tác động rất lớn tới đời sống của người dân địa phương, vì họ không phải mua mới, thay thế hay sửa chữa các sản phẩm gỗ đã bị xuống cấp. Một ví dụ là việc sử dụng thân tre làm ống dẫn nước. Thân tre không được xử lý liên tục phải thay thế, sửa chữa, trong khi thân tre được xử lý có thể kéo dài tuổi thọ tới 15 năm mới đòi hỏi sửa chữa, bảo dưỡng. Ngành công nghiệp bảo quản gỗ ở Việt Nam còn khá nhỏ bé và không được nhiều đầu tư thích đáng cũng như trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Do khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, sự phân huỷ sinh học của gỗ rất nhanh nên cần có chính sách cấp quốc gia để đảm bảo độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ. Khuyến nghị cho bảo quản gỗ: Nghiên cứu: Chìa khoá cho việc phát triển chiến lược quốc gia cho bảo quản gỗ và các sản phẩm gỗ là một nhóm nghiên cứu hiệu quả tập trung vào tất cả các lĩnh vực của bảo quản gỗ. Nhóm nghiên cứu (có thể là một trung tâm nghiên cứu kết hợp giữa 8
  9. nhóm nghiên cứu về bảo quản gỗ ở Hà Nội 2 trường đại học lâm nghiệp chính ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) nên không chỉ chú trọng vào nghiên cứu mà còn thực hiện việc triển khai có hệ thống để đảm bảo rằng ngành bảo quản gỗ được thiết lập để tăng cường chất lượng của gỗ và các sản phẩm gỗ. Nhóm nghiên cứu cần kết hợp giữa 2 nhóm chuyên môn (một chú trọng vào sự biến màu của gỗ, kiểm soát nấm mốc, và kéo dài tuổi thọ của gỗ) và nhóm thứ hai tập trung vào đánh giá mục gỗ ở điều kiện tự nhiên và hình thành các giải pháp chống mục mới), một nhà côn trùng học, ngâm tẩm bề mặt, chuyên gia về xử lý gỗ và (khoa học gỗ) và các kỹ thuật viên lành nghề để thực hiện các công việc. Nhóm trưởng nghiên cứu nên có hiểu biết về thương mại trong nghiên cứu, và có kinh nghiệm khi làm việc với Chính phủ và các cục, vụ quản lý hoặc liên quan tới quản lý việc bảo quản gỗ quốc gia. Nhóm nghiên cứu cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhóm nghiên cứu sấy gỗ và các nhóm nghiên cứu khác tập trung vào giải tích gỗ, phân tích chu kỳ sống, lâm nghiệp, kinh tế và phân tích thống kê. Chương trình nghiên cứu cần tập trung vào các lĩnh vực sau: • Tiêu chuẩn quốc gia về bảo quản gỗ • Thị trường cho gỗ được xử lý bảo quản • Công nghệ xử lý gỗ chân không • Xử lý gỗ các loài khó xử lý • Xử lý bằng phương pháp khuyếch tán và khuyếch tán kép. • Điều kiện gỗ (bao gồm điều kiện gỗ trong lò microwave) và sấy gỗ • Phòng chống biến màu ở gỗ và và thử nghiệm ở xưởng xẻ loại thuốc và phương pháp chông biến màu ở gỗ. • Đánh giá tuổi thọ của gỗ được bảo quản và thơig gian sử dụng ở môi trường tự nhiên • Sử dụng hoá chất tạo mặt gỗ • Tạo mặt gỗ bền đẹp • Phế thải và sử dụng lại thuốc bảo quản • Vấn đề OH&S liên quan tới bảo quản gỗ • Đánh giá mục gỗ trong phòng thí nghiệm và xây dựng các phương pháp bảo quản mới. • Các hoạt động sản xuất đồ gỗ. 9
  10. Giáo dục và đào tạo về xử lý bảo quản gỗ Báo cáo về giáo dục và đào tạo về xử lý bảo quản gỗ sẽ được trình bày kỹ ở các báo cáo riêng. Tuy nhiên, However, thực chất, bảo quản gỗ (bảo vệ gỗ) có thể do các nhóm nghiên cứu ở trên giản dạy với các lĩnh vực chủ yếu như sau: • Xử lý gỗ bao gồm cả kỹ thuật chống biến màu gỗ • Nguyên nhân gỗ giảm chất lượng • Nguyên tắc và các hoạt động bảo quản gỗ • Các chất bảo quản • Các phương pháp bảo quản • Độ bền tự nhiên • Xử lý phế liệu • Xử lý dung môi hữu cơ hoà tan nhẹ • Xử lý gỗ không dùng thuốc bảo quản • Yêu cầu xử lý gỗ lõi • Quản lý chất lượng . • Sự ổn định của các chiều gỗ • Quản lý môi trường • Sử dụng Microwave • Xử lý bảo quản Trong khi các cấp độ đào tạo khác nhau trong bảo quản gỗ được xác định, thực chất thông tin cần thiết nhất cho những nhà bảo quản gỗ, cơ quan quản lý của Chính phủ, chính quyền địa phương, công nghiệp, giáo viên giản dạy cho cộng đồng miền núi vv là các mức độ 4-6 trong khung từ 1-8, (cấp độ 1 kỹ năng cơ bản hoạt động xử lý gỗ, cấp độ 8. đào tạo tiến sĩ). Mức độ 1-3 là phù hợp nhất với công nghiệp, hoặc trong trường hợp tập huấn được tổ chức bởi các cơ quan khuyến lâm trong khi cấp độ 7 và 8 được nghiên cứu bởi các sinh viên đại học và sau đại học ở các trường đại học. Cũng cần nhấn mạnh ở đây là các tài liệu giảng dạy ở trên cần phân phát tới người học ít nhất là 1 tuần trước khoa học. Số người cần đào tạo ở mức độ 4-6 ở trên là khoảng 20-30 người cho 1 năm. Tuy nhiên, hội thảo 1 ngày cần được tổ chức để giúp xác định các vấn đề như kiểm soát sự biến màu ở gỗ mà có thể có tới 50 -100 người tham dự. Chìa khoá để tổ chức các khoá đào tạo mức độ 4-6 với các học viên cớ trình độ cơ bản khác nhau là thiết kế các tài liệu giảng dạy cho các học viên tự học và được hoàn 10
  11. thành trước khoá học và học viên có thể dễ dàng có được bằng internet trước mỗi khoá học. Tài liệu giảng dạy nên do các nhóm nghiên cứu đã đề cập bên trên phối hợp với các tác giả của báo cáo này xây dựng. Tiêu chuẩn bảo quản gỗ Cách tiếp cận cho tiêu chuẩn bảo quản gỗ ở Việt Nam đã được đề xuất. Cách tiếp cận mở đầu với khái niệm “Các nhóm rủi ro”. Các tiêu chuẩn này ban đầu được giới thiệu ở New Zealand và Australia những năm đầu thập kỷ 1980’s và sau đó được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới trong vòng 30 năm qua. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn này được giảm từ 6 nhóm sử dụng ở Australia và New Zealand xuống còn 2 nhóm: (i) Gỗ tiếp xúc với mặt đất và (ii) Gỗ không tiếp xúc với mặt đất Việc phân nhóm này xuất phát từ việc khả năng các loại gỗ bị mục rất cao ở Việt Nam, và hình thành một số giải pháp bảo vệ. Tuy nhiên, một điều cần được ghi nhớ là sự bền vững của một số loài gỗ được lựa chọn sản xuất độ mộc là kết quả của việc xử lý bằng thuôc bảo quản độc hại. Vấn đề này được thảo luận kỹ ở báo cáo khác. Xử lý gỗ Một cách tiếp cận cơ bản về các phương pháp xử lý bảo quản gỗ ở Việt Nam cũng được đề xuất. Vấn đề OH&E đòi hỏi áp dụng phương pháp bảo quản gỗ. Ở rất nhiều nước gỗ các loài cây phổ biến rất khó cho xử lý bảo quản với công nghệ thẩm thấu. Gỗ dác của tất cả các loài cây gỗ đều dễ bị hư hại nên cần phải được xử lý bảo quản. Gỗ lõi của một số loài cây có sức bền cao thì không cần phải xử lý bảo quản. Phân loại các loài cây và chọn phương pháp bảo quản là điều kiện tiên quyết. Gỗ lõi của keo khá bền do đó xử lý bảo quản cho các mục đích chủ yếu như đóng đồ mộc, ván ghép thanh, ván sàn, và đóng thung (các đồ sản phẩm đồ mộc cuối cùng) thì hầu như không cần thiết. Tuy nhiên, gỗ keo có đường kính khá nhỏ nên gỗ dác khá mỏng, do đó xử lý bảo quản gỗ dác của keo là cần thiết. Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để tìm ra một số phương pháp xử lý gỗ dac ở keo và so sánh với gỗ không xử lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa được tiến hành để xử lý gỗ dác keo, và vấn đề này cần được ưu tiên nghiên cứu. Nếu gỗ dác dễ bị hư hại do ví dụ do tyloses (bị đóng ở các ống mạch của gỗ), thì xử lý khuyếch tán là cần thiết để thẩm thấu thuố 11
  12. bảo quản. Các xử lý này đã thành công khi áp dụng với gỗ mơi xẻ, và nên được xử lý ở gỗ xẻ để tránh làm gỗ phế thải được xử lý tăng lên. Xử lý khuyếch tán để bảo quản gỗ thường được áp dụng truyền thống với phương pháp ngâm nhanh. Khuyếch tán đơn là lý tưởng cho việc aqps dụng xử lý khuyếch tán để bảo quản lâm sản. Thời gian cho xử lý khuyếch tán đơn thường nhanh hơn phương pháp ngâm nhanh để đảm bảo rằng không có công nhân nào tiếp xúc với chất bảo quản trong suốt quá trình bảo quản. Ngâm nhanh thường bị lãnh phí thuốc bảo quản, và khoảng 50% lượng thuốc bảo quản có thể bị mất vì quá trình này do nhỏ giọt. Khuyếch tán kép thường được áp dụng với gỗ tròn hoặc gỗ xẻ được sử dụng có tiếp xúc với mặt đất. Phương pháp áp dụng khuyếch tán kép không nằm trong báo cáo này. Một lần nữa, trên thế giới có rất ít các nghiên cứu về phương pháp xử lý bảo quản lâm sản này. Và cần phải có những nghiên cứu quy mô tiếp theo để tìm ra các kỹ thuật tốt nhất. Phương pháp này rất lý tưởng cho sử dụng gỗ ở nông thôn, miền núi cũng như cho sản xuất công nghiệp. Một phương pháp nữa rất tiềm năng cho vùng nông thôn là sử dụng băng quấn. Phương pháp này rất có ý nghĩa cho bảo vệ sản phẩm gỗ ở vùng nông thôn như bảo vệ cột điện, hàng rào, cột gỗ ở các công trình. Phương pháp này được đề cập ở Phụ lục 1 của báo cáo đang được phát triển ở Đức. Phương pháp này nên được áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Muốn có được điều này đòi hỏi các nhà khoa học của địa phương tiến hành các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về vùng nông thôn. Khuyếch tán kép có thể được áp dụng bằng cách sử dụng quá trình xử lý đơn. Do đó, các lò xử lý đơn có thể được thiết kế để có thể áp dụng nhiều phương pháp xử lý bảo quản. Cưa vòng nằm được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam, và là công cụ để chế biến bước đầu gỗ từ gỗ tròn. Xử lý đơn được được áp dụng ở Việt Nam đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về bảo quản của gỗ chế biến. Yêu cầu đầu tiên để phát triển quá trình này là thiết lập năng lực nghiên cứu để tối ưu hoá các chỉ số và đặc tính của xử lý đơn. Bảo quản Nghiên cứu bảo quản gỗ ở Việt Nam nên chú trọng tới việc xử dụng các chất bảo quản không độc hại. Rất may là chất bảo quản PCP không còn được sử dụng ở Việt Nam và hiện tại có rất nhiều loại thuốc bảo quản ít gây tổn hại tới con người và môi trường. Trong khi nguyên nhân gây tổn hại tới các sản phẩm gỗ không tiếp xúc với mặt đất là bao gồm sự phá hại của côn trùng, cần lưu ý rằng nấm mốc cũng là một nguyên nhân 12
  13. rất lớn, nên cần pha trộn thuốc trừ nấm vào thuốc bảo quản để xử lý phần gỗ không tiếp xúc với đất. Axit Boric/borax hiện có sẵn ở thị trường Việt Nam. Boron là loại thuốc bảo quản rất tốt vì nó không gây độc cho người và môi trường (ghi nhớ rằng loại chất này vẫn gây độc cho cá), và có thể phòng chống cả côn trùng và nấm mốc. Thực tế, boron rất thành công trong việc phòng chống côn trùng và nấm làm mục gỗ khi nó được ngâm tẩm vào gỗ. Nên ghi nhớ là boron sử dụng cho bảo quản lâm sản không có tác dụng đối với nấm mốc hoặc nấm làm biến màu gỗ, nhưng thường được pha chế với một số loại thuốc diệt trừ nấm khác. Ví dụ, việc sử dụng thuốc bảo quản benzalkonium chloride (AAC) kết hợp với boron sẽ khá hiệu quả trong việc phòng chống nấm làm biến màu gỗ. Các thuốc bảo quản chống nấm mốc làm biến màu gỗ thường không độc hại và rẻ hơn so với nhiều loại thuốc sử dụng trong xử lý bảo quản lâm sản. Năng lực nghiên cứu cần được nâng cao trong lĩnh vực này để thiết lập và tiến hành nghiên cứu ở các xưởng xẻ để phát triển giải pháp phòng chống nấm. Cũng rất cần thiết phải giám sát và đánh giá thuốc và các phương pháp bảo quản được nghiên cứu và thực hiện. Thuốc phòng trừ côn trùng có thể được pha chế với boron hoặc fluoride để tăng cường hiệu quả phòng chống côn trùng. Thuốc phòng trừ côn trùng có thành phần chính là pyrethroids hoặc fipronil là thích hợp nhưng rất cần thiết phải hoà tan chúng trong các dụng môi cần thích hợp. Các hợp chất bảo quản cũng là một lĩnh vực cần đầu tư nghiên cứu. Nên nhớ rằng các chất hữu cơ có khả năng thẩm thấu vào gỗ kém, chất bảo quản emulsified có thể thẩm thấu vào gỗ nếu sử dụng phương pháp khuyếch tán. Thuốc phòng trừ côn trùng có thể bị mất tác dụng với thời gian, đặc biệt khi để nó tiếp xúc với đất. Chất Fipronil có một số lợi điểm là cần một mức độ rất nhỏ ingredient để có tác động. Sự suy giảm chất lượng của sản phẩm Fripronil được cho là do tính chất kết tủa cảu thuốc phòng trừ côn trùng xâm hại. Thuốc bảo quản thích hợp cho xử lý khuyếch tán kép có không nhiều. Copper sulphate (Sunfat đồng) và sodium fluoride được khuyến nghị trong báo cáo này vì hàm lượng độc tố của chất không lớn. Tuy nhiên, tính hiệu quả khi sử dụng loại thuốc này vẫn chưa được kiểm chứng và cần phải đầu tư nghiên cứu thêm. Trên thế giới đang rất quan tâm tới nghiên cứu các chất bảo quản gỗ và chất phủ bề mặt gỗ để nâng cao thời gian sử dụng của sản phẩm gỗ, đặc biệt đối với các sản phẩm gỗ sử dụng ở ngoài trời. Công nghệ tạo mặt gỗ có thể tìm thấy qua internet, ví dụ từ trang Website của Cooperative Research Centre Wood Innovations, Australia (Úc). 13
  14. Có khá ít các nghiên cứu làm bền vững bề mặt bằng các hoá chất. Về mặt nguyên lý, chất hoá học tạo ra lớp phủ các tế bào mạch và các lỗ thông nhau của các tế bào gỗ như cellulose, do đó nứt vỡ hoặc vặn xoắn được giảm đi đáng kể. Quá trình vặn xoắn và cong vệnh do nồng độ ẩm trong gỗ không đều thường tạo ra áp lực tác động lên bề mặt gỗ làm bề mặt gỗ bị nứt, vỡ, cong vênh. Một vấn đề vấn chưa được hiểu rõ là độ sâu của thuốc bảo quản cần thẩm thấu vào gỗ để đảm bảo tính bền vững của mặt gỗ vẫn còn chưa rõ. Do đó, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực này ở các địa điểm thích hợp. Phế thải của gỗ xử lý Xã hội quan tâm tới phần phế thải của gỗ được xử lý. Trong quá khứ, các phế thải được chất thành đống. Điều này hiện tại trở lên đắt đỏ và không được chấp nhận với công chúng cũng như đối với sức khoẻ cộng đồng và việc quản lý bảo vệ môi trường. Trong chiến lược phát triển xử lý gỗ, cần phải trả lời câu hỏi gỗ phế thải từ gỗ xử lý sẽ được tái sử dụng như thế nào, hoặc bằng cách nào đề quản lý, chuyển chúng sang dạng ít có hại tới môi trường hơn. Vấn đề này đòi hỏi một chiến lược quốc gia bởi vì sự liên quan tới các ngành khác và chi phí lớn. Trong khuân khổ báo cáo này, sẽ rất khó để trình bày chi tiết khuyến nghị mà chỉ đề cập tới một số vấn đề quan trọng. Một số khuyến nghị liên quan tới việc phát triển ngành chế biến gỗ rừng trồng như sau Khuyến nghị về chính sách • Việc xây dựng các khu công nghiệp chế biến gỗ tập trung cho một số khu vực không phải là giải pháp kinh tế hiệu quả và thích hợp. Hệ thống các cơ sở xưởng xẻ hiện tại với một số lượng lớn các cơ sở tự trang trải có thể đáp ứng các nhu cầu của thị trường. • Sự phát triển các lò sấy gỗ ở các khu công nghiệp chế biến có thể đảm nhiệm việc sấy gỗ cho rất nhiều các xưởng xẻ, và làm tăng lên đáng kể giá trị của gỗ xẻ. • Cần rà soát lại tiêu chuẩn an toàn lao động cho các xưởng xẻ, đặc biệt là tiếng ồn ảnh hưởng tới các khu dân cư và người lao động làm việc liên tục với máy xẻ. Cần có chính sách quy định việc chấp hành an toàn lao động của các cơ sở xẻ và chế biến gỗ. 14
  15. • Để ngành công nghiệp xẻ gỗ có tính cạnh tranh cao trong nước và quốc tế, gỗ xẻ cần được cải thiện kể cả về kích thước và chất lượng. Người trồng rừng cần được tập huấn kỹ thuật lâm sinh để cải thiện chất lượng và kích thước gỗ tròn. Việc cải thiện kích thước và chất lượng gỗ tròn được đền đáp xứng đáng được chứng minh với giá mà các xưởng xẻ phải trả cho các chủ rừng. • Cần có chính sách ổn định nguồn gỗ tròn cho các xưởng xẻ. Có chính sách hỗ trợ người trồng rừng cung cấp gỗ xẻ (chu kỳ dài hơn, giống cây tốt hơn, áp dụng các kỹ thuật tốt hơn). Khuyến nghị về đào tạo • Tập huấn về sấy cưỡng bức để cải thiện chất lượng gỗ xẻ và chất lượng đồ mộc, tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường nội địa và quốc tế, và sản xuât ra các sản phẩm có tính ổn định cao. • Tập huấn cho các xưởng xẻ về bản chất và cấu trúc của gỗ và kỹ thuật để xẻ gỗ/chế biến gỗ tốt hơn, hiệu quả hơn. • Tập huấn kỹ thuật xẻ tiến dần tới tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm gỗ xẻ đạt tiêu chuẩn cao, đáp ứng các yêu cầu của sản xuất đồ mộc cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. • Tập huấn về an toàn lao động cho các xưởng xẻ, tránh các rủi ro xảy ra đối với lao động, dân cư và môi trường. 15
nguon tai.lieu . vn