Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT Hợp tác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn BÁO CÁO TIỀN ĐỘ DỰ ÁN 027/07VIE: Cải tiến các hệ thống canh tác kết hợp truyền thống (VAC) – hướng sinh kế mới đối với nông dân nghèo ven biển MS6: Báo cáo 6 tháng dự án (5/2/2009 - 5/9/2009) Tháng 10, 2009
  2. Mục Lục 1. Thông tin cơ quan thực hiện ........................................................................................... 1 2. Tóm tắt dự án ................................................................................................................... 2 3. Tóm tắt hoạt động ............................................................................................................ 2 4. Giới thiệu và tổng quan ................................................................................................... 3 5. Quá trình hoạt động......................................................................................................... 3 5.1 Các kết quả tiêu biểu ...........................................................................................................3 5.2 Lợi ích đối với các hộ cá thể................................................................................................4 5.3 Xây dựng năng lực...............................................................................................................4 5.4 Quảng bá thông tin ..............................................................................................................4 5.5 Quản lý dự án.......................................................................................................................4 6. Báo cáo các vấn đề đan chéo........................................................................................... 5 6.1 Môi trường ...........................................................................................................................5 6.2 Giới và các vấn đề xã hội.....................................................................................................5 7. Kết quả thực thi và sự ổn định ........................................................................................ 5 7.1 Một số khó khăn, trở ngại...................................................................................................5 7.2 Các lựa chọn thay thế ..........................................................................................................5 7.3 Tính ổn định/bền vững ........................................................................................................5 8. Các công việc quan trọng tiếp theo ................................................................................. 5 9. Kết luận ............................................................................................................................ 6
  3. Thông tin cơ quan thực hiện 1. Tên dự án 027/07VIE: Cải tiến các hệ thống canh tác kết hợp truyền thống (VAC) - hướng sinh kế mới đối với nông dân nghèo ven biển Cơ quan đại diện tại Việt Nam Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thủy sản (CEDMA) Mr. Mai Văn Tài (Giám đốc) Lãnh đạo dự án Mr. Võ Văn Bình (Quản đốc) Cơ quan phối hợp tại Úc Viện Nghiên cứu Muresk - Khoa khoa học và Kỹ thuật – Đại học Công nghệ Curtin (CUT) Tiến sỹ. Ravi Fotedar (Trưởng đại diện) Các cá nhân tham gia phía Úc Tiến sỹ Jane Fewtrell (Chuyên gia môi trường) Ông Simon Longbottom (Chuyên gia NTTS) Ngày 8 tháng năm 2009 Thời điểm bắt đầu Tháng 1 năm 2010 Thời điểm kết thúc Tháng 2 năm 2010 Xét duyệt dự án Định kỳ 6 tháng (Lần thứ 3) Chu kỳ báo cáo Địa chỉ liên lạc với người có trách nhiệm Tại Úc: Trường đại diện Tiến sỹ Ravi Fotedar +61 8 92664508 Tên: Điện thoại: Giám đốc chương trình hợp tác +61 8 92664422 Chức vụ: Fax: quốc tế, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu Muresk, CUT r.fotedar@curtin.edu.au Cơ quan: Email: Tại Úc: Các thủ tục hành chính Tiến sỹ Ravi Fotedar +61 8 92664508 Tên: Điện thoại: Giám đốc chương trình hợp tác +61 8 92664422 Chức vụ: Fax: quốc tế, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu Muresk, CUT r.fotedar@curtin.edu.au Cơ quan: Email: Tại Việt Nam Võ Văn Bình 0983105537 Tên: Điện thoại: Trưởng phòng 0241840241 Chức vụ: Fax: Trung tâm Quan trắc Cảnh báo binhvanvo@yahoo.com Cơ quan: Email: Môi trường và Dịch bệnh Thủy sản (CEDMA) 1
  4. Tóm tắt dự án 2. Mong đợi của dự án này là đóng góp vào chiến lược xoá đói giải nghèo và thúc đẩy tăng trưởng mà chính phủ Việt Nam đặt ra trong khuôn khổ chương trình CARD. Thông qua việc cải thiện mô hình VAC, áp dụng nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, nhằm nâng cao sản lượng và giá trị, đồng thời cải thiện hoặc giảm thiệu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Kết quả của dự án sẽ hỗ trợ cho quản lý mô hình VAC truyền thống được tốt hơn; các hoạt động của dự án đã bao gồm: i) điều tra các dự liệu cơ bản về điều kiện kinh tế của các hộ gian đình có canh tác VAC truyền thống cho 6 tỉnh nghiên cứu. ii) Chọn ra 20 hộ gia đình để xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật cải tiến hệ thống VAC truyền thống, trong số đó đã có 18 hộ đã đi vào hoạt động. Việc cải tiến các bao gồm nuôi bán thâm canh với một hệ thống tuần hoàn và dùng những loài địa phương có giá trị kinh tế cao bao gồn cá Quả, Cá Mú (Song), Éch, cá Nhệch, cá Chình và Ba ba iii) Vận hành của hệ thống này sẽ được chuyển giao cho các cán bộ khuyến ngư địa phương, và các hộ gia đình có hệ thống VAC hoặc mong muốn triển khai hệ thống này. iii) Quản lý môi trường và những ghi chép về sự phát triển của các loài có giá trị cao đã hoàn tất ở một vài điểm nghiên cứu và đang được thực thực hiện tại những nơi khác. Các cán bộ của Trung Tâm Nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh (CEDMA) đã cập nhật các kết quả đạt được trong thử nghiệm VAC cải thiết và áp dụng với các mô hình VAC truyền thống trong đó bao gồm việc xem xét các yếu tố môi trường 3. Tóm tắt hoạt động Mục tiêu chung của dự án 027/07VIE “Cải tiến hệ thống canh tác kết hợp truyền thống (VAC) - một hướng sinh kế mới cho nông dân nghèo ven biển” là nhằm nâng cao thu nhập dựa trên những sinh kế phù hợp đối với nông dân nghèo các tỉnh miền Trung. Mục tiêu này đạt được thông qua việc nâng cao năng suất của các hệ thống canh tác hiện tại, đồng thời cải thiện việc quản lý chất lượng môi trường nước qua đó làm giảm nhẹ các tác động đến môi trường trong quá trình canh tác. Đến nay dự án đã đạt được những thành công nhất định bao gồm việc hoàn thành và vận hành 20 mô hình. Do ảnh hưởng của bão, đã có 2 mô hình bị hư hỏng và vì thế cần thời gian để chỉnh sửa. Hệ thống RAS đã được áp dụng với 18 mô hình, với việc thả các loài cá có giá trị kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến loài nuôi trong các mô hình đã được kiểm soát và ghi chép. Các hướng dẫn vận hành mô hình cũng đã được cung cấp và chỉ dẫn cho các cán bộ khuyến ngư và các hộ tham gia dự án. Ngoài các hộ tham gia dự án, các hộ nông dân khác cũng sẽ được tập huấn kỹ thuật do các bộ khuyến ngư địa phương và các bộ dự án phối hợp tổ chức. Một số cải tiến có được trong quá trình phân tích dũ liệu của 18 hộ xây dựng mô hình sẽ áp dụng cho các hộ có điều kiện cach tác tương tự; các cải tiến chủ yếu gồm giảm chi phí đầu tư. Hàng loạt các chuyến công tác của các cán bộ CEDMA để mở rộng triển khai mô hình đã được tiến hành. Hàng loạt các cuộc họp nhóm với các hộ gia đình triển khai dự án và các gia đình quan tâm phát triển giống mô hình dự án đã được tiến hành. Áp dụng các cải tiến trong dự án sẽ được thực hiện một cách thành công đối với các hộ mong muốn phát triển VAC cải tiến. Thêm vào đó, mỗi thực địa các cán bộ CEDMA đã chia sẻ kiến thức về phát triển VAC cải tiến cho các hộ nông dân. Trong thời gian này, việc đánh giá tiến độ do chương trình CARD đã được thực hiện. Qua đó việc trao đổi kinh nghiệm và tìm cách tháo gỡ các vấn đề vướng mắc đã được tiến hành với văn phòng CARD hà Nội. 2
  5. 4. Giới thiệu và tổng quan Dự án này nhằm nâng cao tính hiệu quả của mô hình VAC truyền thống đồng thời giảm thiểu các tác động đến môi trường thông qua việc áp dụng những công nghệ hiện có và những loài nuôi có giá trị cao hơn. Những mục tiêu bao gồm: i) Phân tích hiện trạng kinh tế và các biện pháp canh tác của các hộ nông dân (gồm NTTS, làm vườn, chăn nuôi) nhằm xác định những thuận lợi và khó khăn cho việc áp dụng mô hình VAC cải tiến. ii) Xây dựng các hướng dẫn VAC cải tiến phù hợp, các chỉ dẫn đối với nuôi trồng thủy sản hộ gia đình tại Bắc Trung bộ iii) Xây dựng năng lực ứng dụng mô hình VAC cải tiến cho những người tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm trên thị trường nhất là những hộ sản xuất quy mô nhỏ. Mục tiêu 1 đã được hoàn thành. Có nhiều hơn nữa các mô hình đã được lựa chọn theo khuôn khổ dự án với các mục tiêu (i) để trình diễn một cách rộng rãi các hệ thống thâm canh hiện nay. Theo khung chương trình, các giải pháp thực hiện bao gồm thu thập các thông tin về VAC trong và ngoài nước, thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn các hộ nông dân hiện đang sử dụng mô hình VAC truyền thống, lựa chọn 20 hộ hoặc trang trại tham gia xây dựng mô hình trình diễn cho hệ thống VAC cải tiến; sơ thảo kế hoạch hành động đối với mô hình trình diễn bao gồm lựa chọn loài nuôi phù hợp có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Thêm vào đó, một số hộ có mô hình VAC truyền thống chỉ đơn thuần là sử dụng nguồn vật chất ở địa phương để làm tăng thu nhập chứ không nhất thiết phải thiết kế hệ thống tuần hoàn. Những hộ canh tác VAC đang sở hữu nguồn nước cấp dồi dào và có chất lượng đảm bảo; nhận thấy rằng những điều kiện như thế thì việc thay đổi nhỏ bằng việc thả loài có giá trị kinh tế cao, được khống chế trong những điều kiện nhất định sẽ đạt được mục đích là tăng thu nhập và cải thiện hơn điều kiện môi trường. Khi quyết định xây dựng các mô hình theo dạng này, thị trường và kỹ năng sản xuất được cân nhắc đến. Một ví dụ là trường hợp một hộ nuôi ở Hà Tĩnh với nguồn nước tốt và diện tích trên 3 ha và thay vì thâm canh, một hệ thống nuôi giun được thiết kế sẽ chuyển hoá hoàn toàn các chất thải và phân chuồng trong hệ thống sản xuất. Chất thải và phân chuồng không được thải trực tiếp xuống ao đã giảm được hiện tượng phú dưỡng xảy ra trong thời gian trước đồng thời thiệt hại về kinh tế giảm rõ rệt. Hơn nữa có thể khẳng định rằng, những hộ được lựa chọn tham gia vào mô hình của dự án là những hộ có điều kiện và tính chất VAC đại diện cho khu vực/vùng nghiên cứu. Các hoạt động để đạt được mục tiêu ii ) đã được hoàn thành (phụ lục 1) và mục tiêu iii) đã được tiến hành. 5. Quá trình hoạt động 5.1 Các kết quả tiêu biểu Các kết quả chính trong giai đoạn báo cáo gồm: i) Hoàn thiện và hoạt động 18 mô hình VAC cải tiến. Các mô hình này đã thả các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Một số mô hình đã thu hoạch từng phần sản phẩm. Số liệu ban đầu đã cho thấy, VAC cải tiến cho chất lượng nước tốt hơn, 3
  6. hơn nữa nuôi giun cũng làm tăng thu nhập cho người nuôi. Các số liệu của các mô hình này sẽ tiếp tục được thu thập và sẽ trình bày trong báo cáo tiếp. ii) Các hộ gia đình ở vùng lân cận hộ triển khai mô hình cũng đã được đào tạo kỹ thuật xây dựng VAC cải tiến. Rất nhiều trong số các hộ này (Thanh Hoá, Quảng Bình, và Quảng Trị) đã tự xây dựng mô hình canh tác tương tự iii) Tiếp tục thu thập các số liệu môi trường và hướng dẫn đo, đánh giá, quản lý môi trường cho các hộ nuôi. Việc đo môi trường được tiến hành ở cả hộ nuôi và môi trường bên ngoài để so sánh sau này. iv) Thực hiện các cuộc họp nhóm, đi tham quan các mô hình nuôi khác nhau cho các hộ và cán bộ khuyến ngư ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Huế. v) Xúc tiến chuyến thăm thứ 4 cho Tiến sỹ Ravi Fotendar và lần thứ 2 cho tiến sỹ Jane Fewtrell (chuyên gia môi trường) đề thảo luận việc triển khai dự án và khảo sát thực tế ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà tĩnh, Nghệ An, Huế và Hà Nội. vi) Tiến hành thu thập số liệu về tăng trưởng các loài nuôi ở các hộ xây dựng dự án. vii) Hoàn thiện các mô hình nuôi giun ở các hộ dự án. ix) Hoàn thiện báo cáo Kinh tế xã hội. x) Khung “ma trận” về các mô hình cũng đã được xây dựng và tiếp tục hoàn thiện (Phụ lục 1). 5.2 Lợi ích đối với các hộ cá thể Tại thời điểm này, lợi ích mang lại cho các hộ mong đợi đã đạt được đúng như khung hoạch định trong mục 2.2 của đề cương dự án. Lợi ích cụ thể sẽ được định lượng, xác định trong suốt năm thứ 2 của dự án. Đến nay lợi ích hiện hữu là kiến thức về mô hình VAC cải tiến trên quy mô nông hộ được chuyển giao thông qua nhiều cuộc hội thảo/họp nhóm/tập huấn ở các tỉnh có mô hình. 5.3 Xây dựng năng lực Nhờ sự phối hợp của các chuyên gia Úc, và văn phòng CARD ở Việt Nam, triển khai các hoạt động xây dựng năng lực đang được thực hiện. Sáng kiến về xây dựng năng lực được thực hiện tại CEDMA. Sự chuyển giao công nghệ về nuôi tuần hoàn, sử dụng dinh dưỡng quay vòng trong các thành phần của mô hình VAC và các chương trình quan trắc môi trường đã được thực hiện thành công; các mô hình nuôi giun đã cải thiện môi trường đáng kể trong hệ thống VAC. Để hiệu quả hơn nữa, xây dựng năng lực đang được thực hiện nhờ vào việc triển khai các hội thảo/ họp nhóm cho hộ nuôi và các cán bộ khuyến ngư trong tất cả các tỉnh thực hiện dự án 5.4 Quảng bá thông tin Các tài liệu khuyến ngư bao gồm sách hướng dẫn VAC cải tiến, posters và tờ rơi đã được chuẩn bị và đang chuyển dần cho các tỉnh. 5.5 Quản lý dự án Công tác quản lý dự án đã đáp ứng yếu cầu, tiến hành nhịp nhàng và không có trở ngại nào đáng kể. 4
  7. 6. Báo cáo các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường Đề cương quan trắc, giám sát các tác động môi trường do mô hình cải tiến gây ra đã được thiết lập. 6.2 Giới và các vấn đề xã hội Ở các hội thảo, họp nhóm và tập huấn, nam giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới, vì thế có sự không cân bằng về giới. Tuy nhiên điều này không không gây ra bất kỳ vấn đề gì trong xã hội. Có lẽ thời gian của các hội thảo không phù hợp với nữ giới. Không có các vấn đề xã hội khác ảnh hưởng đến thực hiện dự án. 7. Kết quả thực thi và sự ổn định 7.1 Một số khó khăn, trở ngại Kế hoạch cho 2 cán bộ của CEDMA đến học tập ở trường đại học Curtin bị tạm hoãn. Việc hoãn kế hoạch đị Úc là để dành thời gian tu chỉnh các mô hình đã được triển khai nhưng bị bão ảnh hưởng. Do việc phá huỷ này không dự báo trước được nên đã phải xúc tiến nhiều chuyến thực địa hơn so với kế hoạch • Do ảnh hưởng của bão, 2 mô hình đã bị pháp huỷ hoàn toàn và 3 mô hình khác bị hư hại. Tuy nhiên, các hư hỏng đã được chỉnh sửa trong thời gian thực hiện báo cáo này. Cũng chính vì ảnh hưởng của bão, việc đầu tư cho các mô hình cao hơn và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. • Do phải điều tra nhiều hộ tiến hành xây dựng dự án hơn so với kế hoạch và vì thế đã ảnh hưởng phần nào đến tiến độ dự án. • Chính vì thế, dự án cần thêm khoảng 6 tháng nữa để hoàn thành các nội dung và điều đó có nghĩa là thời gian kết thúc dự án sẽ phải lùi lại. 7.2 Các lựa chọn thay thế Có một vấn đề phát sinh đã được giải quyết và các lựa chọn thay thế đã được áp dụng như trong diễn giải tại phần 7.1. 7.3 Tính ổn định/bền vững Mục tiêu chính của dự án là nhằm phát triển kinh tế cho các hộ hiện đang sử dụng mô hình VAC truyền thống. Mục tiêu này đạt được thông qua việc nâng cao năng suất, từ đó thu nhập của hộ nuôi được tăng lên theo hướng ổn định và thân thiện với môi trường. Mô hình VAC cải tiến nhằm giảm thiểu các tác động môi trường xung quanh và đa dạng hóa sản phẩm. Từ đó dịch bệnh và các rủi ro về sản xuất cũng như thị trường được giảm thiểu. Điều này sẽ có tác động tích cực đến mục tiêu bền vững của dự án. 8. Các công việc quan trọng tiếp theo Các hoạt động của dự án trong 6 tháng tới là: 1. Tiếp tục tổ chức các hội thảo và tập huấn về VAC cải tiến cho các hộ nông dân và các cán bộ khuyến ngư ở các tỉnh triển khai dự án. 5
  8. 2. Tiếp tục tổ chức các chuyến tham quan chéo cho các hộ và các cán bộ khuyến ngư ở các tỉnh dự án. Các khuyến ngư viên sẽ đóng vai trò tổ chức các chuyến tham quan dưới sự hướng dẫn của các cán bộ dự án. 3. Tiến hành đi học tập cho 2 cán bộ CEDMA (dự kiến vào khoảng tháng 2/2010. 4. Hoàn thành bản thảo và gửi cho các cán bộ dự án đọc và góp ý. 9. Kết luận Quá trình thực hiện theo đúng tiến độ và đã đạt được các mục tiêu đề ra. 6
nguon tai.lieu . vn