Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 TÍNH ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH Ở KHU VỤC HỒ PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Đắc Tạo, Phan Thị Thanh Thuỷ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Thực vật bậc cao có mạch ở khu vực hồ Phú Ninh có thành phần loài giàu và đa dạng. Đã xác định được 369 loài thuộc 286 chi trong 153 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó ngành Ngọc Lan chiếm ưu thế với 86 họ, 266 chi và 342 loài. Đã xác định được 12 loài thực vật bậc cao có mạch có trong sách đỏ Việt Nam – phần thực vật (1996) và Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3 /2006. Thực vật bậc cao có mạch khu vực hồ Phú Ninh đa dạng về giá trị tài nguyên với 6 nhóm công dụng khác nhau: nhóm cây làm thuốc; nhóm cho gỗ; nhóm cây cảnh và bóng mát; nhóm cây cho lương thực thực ph m và quả; nhóm cây cho quả và nguyên liệu thủ công; nhóm cây cho dầu, tinh dầu và nhựa. I. Mở đầu Hồ chứa Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là một công trình thuỷ lợi lớn được bao quanh bởi 23.000 ha rừng phòng hộ và 30 đảo cùng bán đảo nhỏ. Nơi đây có tính đa dạng sinh học cao, trong đó khu hệ thực vật có vai trò rất quan trọng tham gia hình thành nên hệ sinh thái ở khu vực xung quanh hồ chứa. Để góp phần đánh giá đầy đủ tính đa dạng sinh học ở khu vực hồ Phú Ninh, làm cơ sở xây dựng chiến lược quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững, chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. II. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. 2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến 12 năm 2007. 3. Phương pháp nghiên cứu - Để biết được tính đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch, chúng tôi 169
  2. dùng phương pháp khảo sát theo tuyến và điểm. Các tuyến khảo sát: + Thành phố Tam Kỳ đến xã Tam Thái: 1 điểm khảo sát: Núi Đá Đen. + Thành phố Tam Kỳ đến xã Tam Dân: 2 điểm khảo sát: Núi Day Tham và Thôn 1. + Thành phố Tam Kỳ đến xã Tam Lãnh: 2 điểm khảo sát : Đảo Su và núi Móp. + Thành phố Tam Kỳ đến xã Tam Sơn: 2 điểm khảo sát: Núi Đón Đà và hố Ba Trăng. + Thành phố Tam Kỳ đến xã Tam Ngọc: 1 điểm khảo sát: Núi Tân Lợi. - Kế thừa có chọn lọc và sử dụng các số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal) để tìm hiểu về thành phần loài cũng như công dụng của các loài thực vật bậc cao có mạch. - Thu mẫu thực vật theo R. M. Klein và D. T. Klein (1978). - Xác định tên khoa học theo phương pháp hình thái so sánh với tài liệu [3] - Đánh giá các loài quý hiếm dựa vào các tài liệu: Sách đỏ Việt Nam (1996) [1] và Nghị định số 32/2006/NĐ/CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ nước CHXHCNVN [2]. III. Kết quả nghiên cứu 1. Cấu trúc thành phần loài của khu hệ thực vật ở khu vực hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định được 369 loài thuộc 286 chi của 103 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi, loài phong phú nhất (86 họ chiếm 83,49%, 266 chi chiếm 93,01%, 342 loài chiếm 92,68%). Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 11 họ (10,68%), 14 chi (4,89%), 19 loài (5,08%); Ngành Thông (Pinophyta) có 4 họ (3,88%), 4 chi (1,4%), 6 loài (1,6%); hai ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và Thông đất (Lycopodiophyta) cùng có số họ, số chi và số loài thấp nhất (1 họ, 1 chi, 1 loài). Trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 73 họ (chiếm 70,87% số họ), 227 chi (chiếm 79,37% số chi) và 293 loài (chiếm 79,40% số loài), lớn hơn rất nhiều so với lớp Hành (Liliopsida) với 13 họ, 39 chi và 49 loài. (Bảng 1). 170
  3. Bảng 1: Sự phân bố của các taxon trong các ngành thực vật Họ Chi Loài Stt Tên ngành Số Tỷ l ệ Số Tỷ l ệ Số Tỷ l ệ họ (%) chi (%) loài (%) Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 1 0,97 1 0,35 1 0,27 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 1 0,97 1 0,35 1 0,27 Dương xỉ (Polypodiophyta) 3 11 10,68 14 4,89 19 5,15 4 Thông (Pinophyta) 4 3,88 4 1,40 6 1,63 Lớp Ngọc lan 5 73 70,87 227 79,37 293 79,40 Ngọc lan (Magnoliopsida) (Magnolio - Lớp Hành phyta) 13 12,62 39 13,64 49 13,28 (Liliopsida) Tổng số 103 100 286 100 369 100 Trong 103 họ thực vật bậc cao có mạch đã xác định được, có 32 họ có 1 loài, 53 họ có từ 2 – 5 loài và 18 họ có từ 9 loài trở lên. (Bảng 2). Bảng 2: Những họ thực vật đa dạng nhất (có trên 9 loài) ở khu vực hồ Phú Ninh. Stt Họ thực vật Số loài Tỷ lệ (%) 1 Cúc (Asteraceae) 28 7,49 Thầu dầu (Euphorbiaceae) 2 21 5,61 3 Lúa (Poaceae) 15 4,01 4 Vang (Caesalpiniaceae) 13 3,48 5 Cà phê (Rubiaceae) 11 2,94 6 Xoài (Anacardiaceae) 9 2,41 Trúc đào (Apocynaceae) 7 9 2,41 Dâu tằm (Moraceae) 8 9 2,41 9 Sim (Myrtaceae) 9 2,41 Để đánh giá sự đa dạng và phong phú về thành phần loài thực vật bậc cao ở khu vực hồ Phú Ninh, chúng tôi so sánh thành phần loài thực vật bậc cao có mạch gặp ở đây với một số địa điểm khác trong tỉnh Quảng Nam (Bảng 3). 171
  4. Bảng 3: Bảng so sánh số loài, chi, họ thực vật bậc cao có mạch ở khu vực hồ Phú Ninh với một số vùng thuộc tỉnh Quảng Nam Số lượng Số lượng Số lượng Stt Địa điểm Số lượng họ ngành chi loài Khu vực hồ Phú Ninh 1 5 103 286 369 Khu vực thuỷ điện Sông 2 5 99 346 415 Bung 4 và lân cận * Khu Bảo tồn thiên nhiên 3 5 144 507 854 Sông Thanh * * Nguồn: [4] Qua bảng 3 cho thấy số lượng ngành thực vật bậc cao có mạch ở khu vực hồ Phú Ninh khác biệt với các điểm so sánh. • Về số lượng họ: khu vực nghiên cứu có số họ thực vật bậc cao có mạch cao hơn so với khu vực thuỷ điện Sông Bung 4 và lân cận, nhưng ít hơn so với Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. • Về số lượng chi: khu vực nghiên cứu có số lượng chi là 286 chỉ đạt 82,66% số chi so với khu vực thủy điện Sông Bung 4 và lân cận, 56,41% số chi so với Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. • Về số lượng loài: khu vực nghiên cứu chỉ đạt 88,91% so với khu vực thuỷ điện Sông Bung 4 và lân cận, 43,21% so với khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Sở dĩ có sự chênh lệch về số lượng họ, chi, loài giữa các điểm so sánh là do ở khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh có địa hình đa dạng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật có mạch, các thảm thực vật ở đây được bảo vệ nghiêm ngặt... Ở khu vực thủy điện Sông Bung 4, số lượng họ, chi, loài thực vật bậc cao được thống kê bao gồm cả khu vực thủy điện và lân cận. Còn ở khu vực hồ Phú Ninh chúng tôi chỉ thống kê số lượng họ, chi, loài thực vật bậc cao ở vùng lưu vực hồ chứa nên thành phần loài thực vật còn ít hơn so với các điểm so sánh. Tuy nhiên, sự so sánh này đã chỉ ra sự đa dạng và phong phú của các taxon bậc họ, chi, loài ở khu vực hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. 2. Các loài thực vật quý hiếm ở khu vực hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trong số các loài thực vật đã thống kê và điều tra được, có 12 loài quý hiếm (chiếm 3,25% tổng số loài). Trong đó có 10 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam - phần thực vật và 4 loài có trong Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2006. 172
  5. Bảng 3: Các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu có trong Sách Đỏ Việt Nam - phần thực vật và Nghị định số 32/2006NĐ – CP. Tình trạng Sách Nghị Stt Tên khoa học (Tên phổ thông) định số Đỏ 32/2006 Việt NĐ-CP Nam 1 Ardisia silvestris Pit. (Lá khôi) V Fallopia mutiflorum (Thunb.) Haraldson (Hà thủ ô đỏ) 2 V Cinnamomum balansae Lecomte. (Vù hương) 3 R IIA Dioscorea collettii Hook. f. (Nần nghệ) 4 R Amesiodendron chinensis (Merr.) Hu (Trường ngân) 5 T Drynaria fortunei (O Kuntze ex Mett.) J. Smith. (Bổ cốt toái) 6 T 7 Cibotium barometz (L.) J. Sm. (Lông culi) K 8 Hopea hainanensis Merr. et Chun (Sao lá to) K Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam. (Sến mật) 9 K Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. et S. S. Larsen (Gụ lau) 10 K IIA Codonopsis javanica (Blume) Hook.f (Đảng sâm) 11 IIA 12 Erythrophloeum fordii Oliv. (Lim xanh) IIA Chú thích: - K (Insufficiently known): không biết chính xác. - R (Rare): hiếm (có thể sẽ nguy cấp). - T (Threatened): bị đe doạ. - V (Vulnerable): sắp nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng). - IIA: Thực vật rừng – hạn chế khai thác và sử dụng. 3. Đa dạng về công dụng của các nhóm thực vật bậc cao có mạch ở khu vực hồ Phú Ninh. Bảng 4: Đa dạng về công dụng của nhóm thực vật bậc cao có mạch ở khu vực hồ Phú Ninh. Stt Nhóm công dụng Số loài Tỷ lệ (%) Nhóm cây cho gỗ 1 85 23,03 Nhóm cây làm thuốc 2 211 57,18 Nhóm cây làm cảnh, bóng mát 3 66 17,89 Nhóm cây ăn quả 4 50 13,55 Nhóm cây cho sợi và nguyên liệu thủ công 5 14 3,79 Nhóm cây cho dầu, nhựa, tinh dầu 6 22 5,96 - Nhóm cây làm thuốc có số lượng nhiều nhất với 211 loài chiếm 57,18% tổng 173
  6. số loài. Bao gồm phần lớn là các loài thực vật phổ biến thường được người dân sử dụng để chữa các bệnh thông thường như Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum) chữa mụn nhọt, mẫn ngứa; Cam thảo nam (Scoparia dulcis) chữa ho, lỵ; Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria) chữa cảm sốt, đau gan... - Nhóm cây cho gỗ: 85 loài chiếm 23,03% tổng số loài. Nhóm này chủ yếu là các loài cây cho gỗ như Bạch đàn (Eucalyptus globulus), Keo tai tượng (Acacia magnum), Tràm hoa vàng (Acacia auriculiformis), Sao đen (Hopea odorata), Gụ lau (Sindora tonkiensis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Lim xanh (Erythrophloeum fordii)... - Nhóm cây làm cảnh, bóng mát có 66 loài chiếm 17,89% tổng số loài. Nhiều nhất trong số này là các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) như Quế lan hương (Aerides falcata), Kim hồ điệp (Dendrobium anosmum)... - Nhóm cây ăn quả có 50 loài chiếm 13,55% tổng số loài. Gồm các loài Vú sữa (Chrysophyllum cainito), Nhãn (Euphoria longan), Táo rừng (Ziziphus oenoplia), Mít (Artocarpus heterophyllus)... - Nhóm cây cho sợi và nguyên liệu thủ công có số lượng ít nhất với 14 loài chiếm 3,79% tổng số loài. Một số loài như Bông gòn (Ceiba pentandra) cho nguyên liệu sợi, Lau cù (Arundo donax), Lồ ô (Bambusa balcoa)… - Nhóm cây cho dầu, nhựa, tinh dầu có 22 loài chiếm 5,96% tổng số loài. Một số loài như Cao su (Hevea brasiliensis), Quế (Cinnamomum aromaticum), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa)... cho giá trị kinh tế cao. IV. Kết luận 1. Đã điều tra và thống kê được 369 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 286 chi trong 103 họ của 5 ngành thực vật bậc cao. Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 1 họ, 1 chi, 1 loài. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 1 họ, 1 chi, 1 loài. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 11 họ, 14 chi, 19 loài. Ngành Thông (Pinophyta) có 4 họ, 4 chi, 6 loài. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 86 họ, 266 chi và 342 loài. Trong ngành Ngọc lan, lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 73 họ; 227 chi và 293 loài, lớp Hành (Liliopsida) 13 họ, 39 chi và 49 loài. 2. Có 9 họ thực vật có trên 9 loài, nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) có 28 loài chiếm 7,49% tổng số loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 21 loài chiếm 5,61% tổng số loài, họ Lúa (Poaceae) có 15 loài chiếm 4,01% tổng số loài, họ Vang (Caesalpiniaceae) 13 loài chiếm 3,48% tổng số loài, họ Cà phê (Rubiaceae) có 11 loài chiếm 2,94% tổng số loài, các họ Xoài (Anacardiaceae), Trúc đào (Apocynaceae), Dâu tằm (Moraceae) và 174
  7. Sim (Myrtaceae) có 9 loài chiếm 2,41% tổng số loài. 3. Bước đầu đã phát hiện 10 loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam - phần thực vật, chiếm 2,71% tổng số loài. Và 4 loài (chiếm 1,08% tổng số loài) được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30 tháng III năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIA: thực vật rừng hạn chế khai thác và sử dụng. 4. Thực vật bậc cao có mạch khu vực hồ Phú Ninh đa dạng về giá trị tài nguyên, có khoảng trên 250 loài có giá trị tài nguyên thuộc 6 nhóm công dụng khác nhau như: nhóm làm thuốc (211 loài), nhóm cho gỗ (85 loài), nhóm cây làm cảnh, bóng mát (66 loài), nhóm cây cho quả và lương thực, thực phNm (50 loài), nhóm cây cho sợi và nguyên liệu thủ công (14 loài), nhóm cây cho dầu, nhựa, tinh dầu (22 loài). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sách Đỏ Việt Nam - phần thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (1996). 2. Nghị định Số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Hà Nội. 3. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam (tập 1-3), NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, (1999 -2000). 4. Nguyễn Nghĩa Thìn, C m nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, (1997). 5. Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Sông Bung 4, tỉnh Quảng Nam, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Quảng Nam, (2006). DIVERSITY ON SPECIES COMPOSITION OF VASCULAR HIGHER PLANT IN THE PHU NINH LAKE ZONE, QUANG NAM PROVINCE Nguyen Dac Tao, Phan Thi Thanh Thuy College of Sciences, Hue University SUMMARY The result showed that species composition of higher vascular plants in the Phu Ninh lake zone, Quang Nam province is very rich and diverse. The authors has determined 369 species belonging to 286 genera, 103 families of 5 vascular higher plant phyla. The taxon distributions of these taxa are different. The Magnoliophyta phylum has 86 families (83,49%), 175
  8. 266 genera (93,01%), 342 species (92,68%), the Polypodiophyta has 11 families (10,68%), 14 genera (4,89%), 19 species (5,08%), the Pinophyta has 4 families (3,88%), 4 genera (1,4%), 6 species (1,6%); the smallest taxa are Equisetophyta and Lycopodiophyta with 1 family, 1 genera and 1 species each. In Magnoliophyta, the Magnoliopsida class has 73 families (70,87%), 227 genera (79,37% ) and 293 species (79,40%), that is much higher in numbers of families, genera and species than in the Liliopsida with 13 families, 39 genera và 49 species. Among 103 families, there are 32 families with 1 species, 53 families with 2 – 5 species and 18 families with more than 9 species. There have been 12 endangered species (making up more than 3,25% of the total species) listed in Red Data Book of Vietnam (1996) and the Governmental Decree 32/2006/ND/CP date March.30.2006 that need to be given priority for conservation and protection. Useful plant resources comprise medicinal plants (211 species), wood plants (85), Ornament plants (66), foods plants (50 species), fibre plants (14 loài), aromatic plants (22 species). 176
nguon tai.lieu . vn