Xem mẫu

  1. Mã số: ……………………… THUẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
  2. THUẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 2 DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG ................................................................................... 3 Tóm tắt ......................................................................................................................... 4 1. GIỚI THIỆU: ........................................................................................................ 5 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY: ............................................ 8 3. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ Ở VIỆT NAM. .................................................. 11 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT. ......................................................................................... 15 5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG: ........................................................... 16 6. MÔ TẢ DỮ LIỆU: .............................................................................................. 18 6.1. Dữ liệu: ......................................................................................................... 18 6.2. Tóm tắt thống kê mô tả mẫu. ......................................................................... 21 7. KẾT QUẢ. .......................................................................................................... 28 6.1 Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp: .......... 28 6.2. Kiểm lại tra độ chắc chắn của các kết quả: .................................................... 33 6.3. Hàm ý chính sách: ......................................................................................... 43 8. KẾT LUẬN:........................................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 48 PHỤ LỤC................................................................................................................... 50
  3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DID – Difference in differences: là một kỹ thuật thực nghiệm dùng để đo lường tác động của những chính sách được ban hành dựa trên một chuỗi dữ liệu về thời gian. Phương pháp DID được áp dụng với những giả định cụ thể cho chuỗi dự liệu để kết quả nhận được là sự chênh lệch so với những giả định ban đầu. ACE – Allowance of Corporate Equity: Vốn cổ phần được chiết khấu tức là phần giảm thuế cho lợi nhuận từ vốn cổ phần – Một định nghĩa về cách tính thuế hay là một chính sách thuế được đưa ra lần đầu trong thập niên 1980 bởi Boadway và Bruce 1984; Wenger, 1983. NDTS – Non-debt tax shield: Tấm chắn thuế phi nợ NOL – Net operating loss: Lõ hoạt động ròng
  4. DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG Danh mục hình Hình 1: Xu hướng đòn bẩy qua các năm của các nhóm được quan sát .............. 22 Danh mục bảng Bảng 1: Tóm tắt hồi quy các đặc điểm khảo sát của những nhóm được quan sát và toàn bộ mẫu trong giai đoạn 2005 – 2006 ................................................................ 26 – 27 Bảng 2: Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp (nhóm 1 và nhóm 2)......................................................................................................... 29 – 30 Bảng 3: Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp (nhóm 1 và nhóm Thailand)............................................................................................. 35 – 36 Bảng 4: Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp (nhóm 1 và nhóm Singapore)........................................................................................... 38 – 39 Bảng 5: Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp (nhóm 1 và nhóm Malaysia) ............................................................................................ 41 – 42 Bảng 6: Tác động của chính sách ưu đãi thuế lên đầu tư của doanh nghiệp ...... 45
  5. Tóm tắt Trong bài này, nhóm nghiên ứng dụng phương pháp DID (difference in differences) cho một hàm hồi quy cơ bản đã được sử dụng để tính toán tác động của chính sách ACE – Allowance for Corporate Equity, ở Bỉ 2006 (Princen – 2011) để đo lường tác động của chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa vào khoảng thời gian 2004 – 2007 ở Việt Nam (nghị định 187/2004/NĐ-CP). Kết quả ước tính cho thấy rằng việc xuất hiện chính sách ưu đãi thuế, khiến các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đã làm giảm đáng kể đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp này. Điều đó cũng phù hợp với những dự đoán dự trên những nghiên cứu lý thuyết từ trước. Hay nói một cách khác, chính sách này đã ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp giảm sử dụng nợ ít hơn từ 2 – 17% so với các doanh nghiệp có những đặc điểm tương tự nhưng không thuộc dạng được hưởng lợi từ chính sách, hay không được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
  6. 1. GIỚI THIỆU: Hai mươi năm trước, MacKie-Manson (1990)1 đã nêu lên một câu hỏi rằng: Liệu thuế có tác động đến các quyết định tài trợ của một doanh nghiệp hay không? Sau nhiều thập niên nghiên cứu nhưng họ vẫn chưa tìm thấy được câu trả lời. Dựa vào nghiên cứu của MM (Moigliani và Miller – 1958, 1963), Fane (1987)2 đã đề xuất rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động trực tiếp lên tài trợ bằng nợ của các doanh nghiệp. Một đặc điểm thông thường của các hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn thế giới là phần lãi vay được khấu trừ như một khoản chi tiêu trong quá trình tính toán để cho ra lợi nhuận chịu thuế, trong khi cổ tức thì lại không được. Sự khác biệt trong cách xử lí giữa nợ và vốn cổ phần thường được xem như là sự phân biệt đối xử đối với nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần. Qua đó, việc sử dụng nợ vay đã trở thành một tấm chắn thuế cho các doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này cũng chỉ ra những cách mà thuế hay chính sách thuế của nhà nước tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Thứ nhất, thuế có thể ảnh hưởng trực tiếp lên tấm chắn thuế từ nợ của doanh nghiệp. Khi thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng tấm chắn thuế từ nợ của doanh nghiệp thay đổi, ảnh hưởng đến quyết định chọn nguồn tài trợ cho doanh nghiệp. Thứ hai, thuế mà cụ thể là chính sách thuế tác động lên tấm chắn thuế từ vốn cổ phần của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng vốn cổ phần như là một tấm chắn thuế thay cho tấm chắn thuế từ nợ. Theo Devereux và Freeman (1991)3, thuế đã tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp thông qua tấm chắn thuế từ nợ. Do đó, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của từng 1 Trong bài nghiên cứu về tác động của Thuế “Do taxes affects corporate financing decisions?” được đăng trên tạp chí Journal of Finance, số 45, trang 1471 – 1493. 2 Tác động của thuế trong nghiên cứu của Fane (1987) cũng tương tự như trong những nghiên cứu trước đó, hoặc nếu có sự khác biệt về thời gian giữa các khoản thanh toán thuế hoặc nếu có sự khác biệt của phương pháp tính thuế, sự đánh thuế đồng đều sẽ được tiếp túc nếu các khoản tín dụng được trả theo lãi suất phi rủi ro. Một trường hợp khác là sự bất biến của giá trị tài sản đối với thuế thu nhập. 3 Bài nghiên cứu này dựa trên các cuộc thảo luận trong Hội nghị của IFS, đứng đầu bởi Malcolm Gammie, năm
  7. 1991. Bài nêu rõ tác động của thuế, nếu trong trường hợp không có một mục tiêu cụ thể và công ty hoạt động trong
  8. quốc gia riêng biệt đã có tác động khác nhau đến cấu trúc vốn và quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Trong số rất nhiều những đề xuất cho vấn đề thuế thu nhập của doanh nghiệp, thì ý kiến gợi mở về việc cho ra đời khái niệm chiết khấu vốn cổ phần của doanh nghiệp (ACE) thật sự rất đáng chú ý. Lý thuyết này đã được nghiên cứu mở rộng từ những năm 1980 (bởi Boadway và Bruce 1984; Wenger, 1983)4. Chính sách ACE đã tác động cấu trúc vốn của doanh nghiệp theo hướng hoàn toàn khác. Bằng việc cho phép nhiều khoản khấu trừ vốn cổ phần, chính sách này đã khiên cho các doanh nghiệp được hưởng lợi từ tấm chắn thuế vốn cổ phần nhiều hơn là tấm chắn thuế từ nợ. Có rất nhiều nhà kinh tế học đã nghiêng về hướng có thể thực hiện lí thuyết này như một chính sách thuế. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều nhà khoa học hoài nghi về hệ thống thuế này, họ lo lắng về những khó khăn mà hệ thống ACE có thể gặp phải khi được tiến hành thực hiện. Isaac (1997) đã nêu ra những khó khăn đó là kết quả của việc tương tác qua lại lẫn nhau giữa hệ thống ACE và hệ thống thuế truyền thống nếu chỉ có một vài nước chấp thuận luật thuế ACE. Mặc dù hiện nay hệ thống ACE đã không còn được thử nghiệm ở các nước, tuy nhiên sự ảnh hưởng của chính sách này lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp là không thể nào chối cãi. Nó đã cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ về việc tác động lên tấm chắn thuế vốn cổ phần đã ảnh hưởng đến việc các doanh nghiệp sử dụng tấm chắn thuế từ nợ, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nợ ít hơn. Một cách tác động khác, như đã nói ở trên, chính là tác động trực tiếp lên tấm chắn thuế của doanh nghiệp, hay cụ thể là thay đổi thuế thu nhập doanh nghiệp. Nghiên cứu của Boadway và Bruce (1984) đã đề xuất một hệ thống lý thuyết khác. Lý thuyết này cho rằng lãi vay thì không nên được khấu trừ, nhưng thay vì thế chi phí lãi vay của tổng tài sản (cả nợ và vốn cổ phần) nên được tính toán để khấu trừ. Tổng tài sản thì chính bằng tổng nợ và vốn cổ phần, điều kiện không có lạm phát, thuế không tác động đáng kể lên doanh nghiệp. Tuy nhiên, các đặc tính kinh tế này sẽ thay đổi tùy vào hoàn cảnh kinh tế, khi công ty vay nợ trong điều kiện lạm phát ngày càng tăng. 4 Theo bài nghiên cứu “A general proposition on the the design of a neutral busniess tax”, xuất bản trên tạp chí
  9. Journal of Public Economics, số 24, trang 231 – 239.
  10. phương trình trên cân bằng, chỉ cần lãi suất của nợ tương đồng với lãi suất giả định của vốn cổ phần. Qua những nghiên cứu cụ thể trước đây, một điều chắc chắn có thể nhận ra rằng, bằng cách này hay cách khác, thuế có tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, mà phổ biến là thông qua tấm chắn thuế từ nợ mà doanh nghiệp muốn tận dụng. Bằng cách làm giảm tấm chắn thuế từ nợ của doanh nghiệp, hoặc làm tăng tấm chắn thuế phi nợ - tấm chắn thuế từ vốn cổ phần, chính sách thuế mà chính phủ ban hành có thể làm giảm đòn bẩy của doanh nghiệp qua việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, hay tăng các nguồn khấu trừ vốn cổ phần. Bài nghiên cứu của nhóm tập trung vào một vấn đề cụ thể ở Việt Nam, đó là chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa trong giai đoạn 2004 – 2007. Bằng việc ứng dụng mô hình trong nghiên cứu của Princen – 2011, cùng với phương pháp DID (difference in differences) cho một mẫu gồm 800 quan sát của 100 doanh nghiệp ở Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Malaysia trong giai đoạn từ 2005 – 2012. Nhóm lấy năm 2007, thời điểm ban hành nghị định 24/2007/NĐ-CP về việc kết thúc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty cổ phần hóa sau ngày 11/12/2007, làm mốc đánh dấu. Việc lấy năm 2007 làm mốc để đánh dấu khoản thời gian lấy dữ liệu cũng như chia nhóm và tính toán tác động của chính sách thuế lên các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế từ năm 2007 trở đi. Mẫu thu thập là gồm 100 công ty cổ phần hóa trong giai đoạn 2006, trước nghị định 24/2007/NĐ-CP, và do đó những doanh nghiệp này được hưởng ưu đãi thuế từ 2007 trở đi. Theo đó, khoảng thời gian 2005 – 2006 được gọi là giai đoạn trước ảnh hưởng (tức là không được hưởng ưu đãi thuế), và giai đoạn từ 2007 – 2012 là giai đoạn sau ảnh hưởng (tức là được hưởng ưu đãi thuế). Để tuân theo những giả định trong phương pháp DID, nhóm đã tiến hành so sánh và phân tích xu hướng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp, hơn nữa, so sánh những đặc điểm của các doanh nghiệp để khi có sự khác biệt nào trong các đặc điểm của những công ty nằm trong nhóm bị tác động sau năm
  11. 2007 đối với những nhóm công ty tương tự trong cùng khoản thời gian thì đó là do sự tác động của chính sách ưu đãi thuế. Hơn nữa, việc này
  12. cũng làm cho kết quả thu được đáng tin cậy hơn. Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy rằng, việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đã khuyến khích các doanh nghiệp này giảm việc sử dụng nợ, đòn bẩy tài chính giảm từ 7 – 17% so với các doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng của chính sách ưu đãi này. Đây là một bằng chứng quan trọng, đóng góp vào những nghiên cứu trước đó về việc thuế ảnh hưởng đến quyết định tài trợ, mà cụ thể ở đây là các doanh nghiệp vừa cổ phần hóa. Bài nghiên cứu này của nhóm có những phần chính sau. Phần 1 là phần Giới thiệu đã được trình bày ở trên. Phần 2 là Tổng quan tài liệu. Phần 3 trình bày bối cảnh chính trị và những đặc điểm chủ yếu của việc cải cách hệ thống thuế. Phần 4 giới thiệu về khuôn khổ lý thuyết. Trong khi đó phần 5 trình bày phương pháp nghiên cứu và cho thấy rằng việc áp dụng nó như thế nào đối với việc xuất hiện chính sách ưu đãi thuế ở Việt Nam. Phần 6 mô tả các tập hợp dữ liệu và giới thiệu việc xây dựng một nhóm bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi chính sách ưu đãi thuế này một cách đầy đủ và toàn diện. Phần 7 sẽ thảo luận về những kết quả chính đạt được, tiến hành một số phép kiểm tra độ chắn chắc và xem xét những phân tích mở rộng. Phần 8 là kết luận. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY: Có rất nhiều nhà kinh tế học đã nghiêng về hướng có thể thực hiện lí thuyết ACE như là một chính sách thuế. Điều này bắt đầu với một đề xuất cải cách được thực hiện bởi Viện nghiên cứu tài khóa, nhóm thuế đánh trên vốn (IFS) vào năm 1991, và vẫn được tiếp tục cho đến nay. Stiglitz (1973) và King (1974)5 đã tập trung nghiên cứu vấn đề đánh thuế phân biệt rõ ràng lên nợ và vốn cổ phần, và về mặt lý thuyết đã chỉ ra rằng, nếu thuế thực sự tồn tại một cách khác biệt giữa nợ và vốn cổ phần thì chi phí sử dụng vốn sẽ phụ thuộc vào mô hình tài trợ như thế nào. Hai nhà khoa học này đã thực hiện một lượng lớn những
  13. 5 Cả hai bài nghiên cứu đều chỉ ra tầm quan trọng của việc phân bổ các nguồn lực và sử dụng các nguồn tài trợ cụ thể trong thị trường phi tập trung. Bài nghiên cứu còn đánh giá những ảnh hưởng của thuế đối với việc khuyến khích đầu tư, thông qua chi phí vốn, và tiếp tục thảo luận kết quả thu được do lạm phát và thuế lên đầu tư của một công ty.
  14. nghiên cứu quan trọng, kiểm định thực nghiệm sự tồn tại cũng như đo lường tác động của phương pháp tính thuế khác biệt với các quyết định tài trợ khác nhau của một doanh nghiệp. Các nghiên cứu ban đầu đã thất bại trong việc tìm ra bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho lý thuyết này (như những nghiên cứu của Marsh – 1982, Bradly, Jarrell và Kim – 1984, Long và Malitz – 1985, Titman và Wessels – 1988). Và điều này đã cho thấy một vấn đề khá quan trọng là việc sử dụng nợ đã bị tác động nhiều hơn bởi những đặc điểm phi thuế khác, ví dụ như tình hình về sức khỏe của doanh nghiệp, cách thức chống lại vấn đề tập quyền và hạn chế việc quản lý một cái tùy tiện, hơn là lợi ích từ thuế (tham khảo từ Harris và Raviv – 1990). Những nghiên cứu này đã tìm được bằng chứng cho rằng lợi ích thuế do sử dụng nợ có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (MacKie và Mason – 1990, Graham – 2000, Gordon và Lee – 2001)6, phải thừa nhận rằng cần có những điều kiện giới hạn để đo lường một cách đúng đắn tác động của thuế lên chính sách nợ của doanh nghiệp. MacKie và Mason – 1990, đã giới hạn lại mẫu của mình, chỉ lấy những doanh nghiệp có ít lợi nhuận hơn để tìm bằng chứng sự cho tác động của thuế lên chính sách tài trợ bằng nợ của doanh nghiệp đó. Các ông cũng nhận thấy độ lệch chuẩn của tấm chắn thuế phi nợ tăng lên, ví dụ như khấu hao và các khoản nợ thuế đầu tư, làm giảm tỷ trọng của nợ được phát hành vào khoảng 10%. Graham (2000) sử dụng phương pháp mô phỏng, lấy dữ liệu trong giai đoạn từ 1980 đến 1994, để cho thấy rằng lợi ích thuế của nợ chiếm khoảng 9 – 10% trong giá trị doanh nghiệp. Thêm vào đó, một mắt xích quan trọng khác trong lý thuyết này là sử dụng sự khác biệt trong thuế suất biên tế để đo lường tác động của tấm chắn thuế, và cũng để giải quyết vấn đề phương sai bị giới hạn của các biến chịu sự tác động của thuế. Bằng việc sử dụng một phương pháp khác để nghiên cứu tác động của thuế lên cấu trúc vốn, bài nghiên cứu của Princen (2011) còn cung cấp một bằng chứng quan trọng cho thấy lợi ích của thuế sẽ ảnh hưởng như thế nào lên việc ra quyết định tài trợ của một doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này 6 Ngoài rủi ro thị trường, doanh nghiệp phải thường xuyên đối mặt với độ bất ổn trong dòng tiền, hoặc tỷ lệ chiết khấu, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, nguy cơ lạm phát, chi phí thuế. Và đặc biết là chi phí thuế có ảnh hướng đến các doanh nghiệp, nhất là đối với các
  15. công ty nhỏ. Các giám đốc tài chính phải lựa chọn, điều chỉnh để thực hiện một cấu trúc vốn phù hợp.
  16. cũng ứng dụng những điều kiện thực nghiệm lý tưởng để đánh giá tác động của thuế lên chính sách tài trợ bằng nợ của doanh nghiệp, tức là ở đây sẽ phân tích về hệ thống thuế mà ở đó thuế được khấu trừ trên phần lợi nhuận từ vốn cổ phần tương đương với việc thuế được khấu trừ trên lãi vay. Với hệ thống thuế này, thuế sẽ tương đồng giữa hai nguồn tài trợ khác nhau và như thế doanh nghiệp không còn ưu tiên nợ hơn vốn cổ phần nữa. Hệ thống thuế dựa trên lý thuyết về thuế đánh tương đồng lên phần lợi nhuận thuần đã được nghiên cứu mở rộng bởi Broaway và Bruce (1984). Họ chủ trương chỉ đánh thuế lên phần lợi nhuận từ đầu tư, và họ cũng yêu cầu đánh thuế đồng đều lên các nguồn tài trợ khác nhau. Devereux và Freeman (1991) đã đề nghị đưa ý tưởng này vào thực tế bằng cách cung cấp cho những doanh nghiệp khái niệm “Vốn cổ phần được chiết khấu – ACE”, tức là phần giảm thuế cho lợi nhuận từ vốn cổ phần. Tuy nhiên, kiểm định thực nghiệm của hệ thống lý thuyết này vẫn chưa thể thực hiện cho tới thời điểm hiện tại, có lẽ bởi thiếu những nghiên cứu đáng tin cậy về các đặc điểm của thuế, hoặc có thể là do thiếu những dữ liệu liên quan. Việc xuất hiện nguồn khấu trừ thuế vốn cổ phần tại Bỉ năm 2006 đã đưa ra một ý tưởng cho việc kiểm định tác động của thuế lên cấu trúc vốn của một doanh nghiệp. Không như những ý tưởng thực nghiệm khác, cải cách thuế vốn cổ phần này bao gồm phần lớn những đặc điểm nền tảng và trọng tâm của hệ thống thuế trên lý thuyết được phát triển bởi Devereux và Freeman (1991) và sau đó, gần như đã tiếp cận được với chính sách thuế tương đồng này. Từ khi tất cả những hệ thống thuế gần đây được quy định bởi các chuẩn mực khác nhau, các nghiên cứu có liên quan đến những hệ thống này vẫn chưa thể rút ra một kết luận khái quát về tác động của hệ thống đó (theo Staderini – 2001, Klemm – 2007). Trong số rất nhiều những đề xuất cho vấn đề thu nhập của doanh nghiệp, thì ý kiến gợi mở về việc cho ra đời khái niệm chiết khấu cho vốn cổ phần của doanh nghiệp (ACE) thật sự rất đáng chú ý. Lý thuyết này đã được nghiên cứu mở rộng từ những năm 1980 (bởi Boadway và Bruce 1984; Wenger, 1983). Bài nghiên cứu về chính sách thuế này được ban hành ở Bỉ, ACE – Allowance Corperate Equity, vào năm 2011 của
  17. Savena Princen đã chỉ ra rằng, việc đánh thuế khác biệt giữa nợ và vốn cổ phần, đã ảnh hưởng
  18. đến việc sư dụng tấm chắn thuế của doanh nghiệp. Việc đưa ra nhiều khoản khấu trừ cho nguồn vốn cổ phần, doanh nghiệp có khuynh hướng sử dụng tấm chắn thuế từ vốn cổ phần nhiều hơn tấm chắn thuế từ nợ. Chính việc này đã ảnh hưởng đến việc vay nợ của doanh nghiệp. Chính sách này khuyến khích các doanh nghiệp của Bỉ tăng cường vốn cổ phần, nên vì vậy, chính sách này đã tác động làm giảm đáng kể đòn bẩy tài chính của những doanh nghiệp đó. Tương tự như vậy, chính sách ưu đãi thuế cho một đối tượng củ thể cũng ảnh hưởng đến tấm chắn thuế tự nợ của các doanh nghiệp. Trong một nền kinh tế đóng, không nên bóp méo vốn đầu tư vì lợi nhuận thông thường thì không bị đánh thuế. Tuy nhiên trong một nền kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ quyết định xem nơi để thực hiện những dự án đầy lợi nhuận của họ, tiền thuê sau thuế có thể tăng lên (Devereux và Griffith, 1998). 3. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ Ở VIỆT NAM. Với những quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam thì ta có thể xem hệ thống thuế này chính là một hệ thống thuế truyền thống (Graham – 2003). Các doanh nghiệp bị đánh thuế trên lợi nhuận của mình, tức là khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí để tạo nên thu nhập đó. Chi phí từ những hoạt động kinh doanh đó bao gồm lãi phải thanh toán hay là một khoản phải trả cho các chủ nợ. Vì các chi phí này làm giảm thu nhập chịu thuế nên được gọi là một phần khấu trừ thuế. Tuy nhiên, thu nhập của cổ đông hay cổ tức lại được bao gồm trong phần lợi nhuận chịu thuế và bị đánh thuế. Đổi mới tư duy quản lý kinh tế bắt đầu diễn ra mạnh mẽ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12 năm 1986. Một trong những tư duy quản lý đã được thay đổi đó là cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, bao gồm tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, yêu cầu phải chuyển sang hình thức kinh doanh hạch toán kinh tế, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
  19. Để có thể tiến hành cải cách kinh tế bắt đầu từ nửa sau của thập kỷ 1990, Việt Nam đã đề nghị sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức tài chính toàn cầu như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á và các nhà tài trợ mà hầu hết là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Một trong những cái giá mà Việt Nam phải trả là phải tiến hành một số cải cách theo đề nghị của những tổ chức và nhà tài trợ này – những cải cách mà vào thời điểm đầu thập niên 1990 Việt Nam còn chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết và do đó rất miễn cưỡng thực hiện. Trong số những cải cách miễn cưỡng này có tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Để tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%. Vấn đề “Cổ phần hóa” này (là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần) đã bắt đầu được Việt Nam thử nghiệm trong các năm 1990 – 1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992, được đẩy mạnh từ năm 1996, và đã cơ bản hoàn thành vào năm 2010. Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép mua quá 10%. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu. Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không muốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế. Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử
  20. dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm cho lao động dư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước khác.
nguon tai.lieu . vn