Xem mẫu

  1. MÔ HÌNH DỮ LIỆU HỆ CHUYÊN GIA ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN DATA MODEL OF EXPERT SYSTEM FOR MANAGEMENT AND ASSESSMENT OF ENTERPRISES AND ECONOMIC SECTORS' TECHNOLOGY CAPABILITIES TRẦN VĂN BÌNH Trường Đại học Bách khoa Hà Nội NGUYỄN HOÀI GIANG Trường Đại học Bách khoa Hà Nội TÓM TẮT Trong bối cảnh phát triển, hội nhập, công nghệ luôn được xem là biến số quan trọng mà dựa vào đó các cấp lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định mang tí nh chiến lược. Tuy nhiên, để các chỉ số công nghệ thực sự trở thành công cụ hỗ trợ hữu ích cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định, công tác đánh giá, quản lý công nghệ cần phải được xem xét trên một quy mô dữ liệu đủ lớn và cần phải được tổng hợ p dựa trên cơ sở dữ liệu tri thức của các chuyên gia. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến mô hình ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu chuyên gia trên cơ sở phương pháp luận ATLAS công nghệ trong công tác đánh giá, quản lý chỉ số công nghệ cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân. ABSTRACT In an increasingly developed and globalized world, technology has emerged as an important variable based on which the management level makes strategic decision. Technology indicators, however, can only become a truly effective support tool for managers in their decision making process if technology assessment and management is conducted from a large enough pool of data and based on knowledge data base of experts. In this article, we describe an application model of expert database backed by ATLAS methodology in the assessment and management of technological indicators of enteprises and econmic sectors. . 1. MÔ HÌNH DỮ LIỆU CÔNG NGHỆ TRÊN CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ATLAS Phương pháp luận Atlas là kết quả của Dự án Atlas công nghệ - Technology Atlas Project do trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á Thái Bình Dương (APCTT), thuộc Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (UN-ESCAP) nghiên cứu và khởi xướng trên cơ sở cho rằng công nghệ là biến số chiến lược quyết định sự phát triển, tăng tốc kinh tế -xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng. Kết quả của dự án đã mang lại bộ tài liệu “Nguyên lý phát triển dựa trên cơ sở công nghệ” (dùng để áp dụng cho các quốc gia trong khu vực từ năm 1986 đến năm 1988, dưới sự tài trợ của chính phủ Nhật Bản[1]), hướng dẫn các nội dung và phương pháp đánh giá hiện trạng công nghệ của một quốc gia. Nội dung của phương pháp luận Atlas công nghệ bao gồm việc phân tích đánh giá chỉ số công nghệ (Atlas S&T indicators): hàm lượng công nghệ, môi trường công nghệ, trình độ công nghệ, năng lực công nghệ và nhu cầu công nghệ ở ba quy mô khác nhau sau. [1] Tham khảo chi tiết: UN-ESCAP (1989): “Technology Atlas Project Tokyo Program On Technology for Development in Asie and Pacific”, Bangalore, India.
  2. Questionnaire (Firm) Questionnaire Q1... ß1 Technological (Industry/ ... T ßT M1 Contribution Locality) Q30 ß30 TCC (Enterprise 1) TECHNOLOGY TECHNOLOGY Processing DEMANDS Construction materials DEMANDS Mechanics Technological (LOCALITY, , (LOCALITY Leather, textile M2 Contribution NATION) ) Electric, electronics NATION TCC (Enterprise 2)... 10 other sectors Q1... ß1 H ßH Technological Q30 ß30 M70 Contribution TCC (Enterprise 70) TECHNOLOGY Q1... ß1 TECHNOLOGY I ßI CAPABILITIES CAPABILITIES TECHNOLOGY Q30 ß30 TECHNOLOGY TECHNOLOGY (LOCALITY, , (LOCALITY CLIMATE CLIMATE NATION) ) NATION (LOCALITY, , Q1... ß1 (LOCALITY O ßO NATION) ) NATION Q30 ß30 TECHNOLOGY CONTENT (ENTERPRISE) ) TECHNOLOGY CONTENT (ENTERPRISE Technological Contribution: TCC (Industry 1) Questionnaire (Industry/Locality) Import level Export level Rate of Innovation TECHNOLOGY STATUS (INDUSTRY) ) TECHNOLOGY STATUS (INDUSTRY Hình 1: Mô hình cơ sở dữ liệu công nghệ trên cơ sở phƣơng pháp luận ATLAS 1) Cấp độ doanh nghiệp: là cấp độ dữ liệu cơ sở, làm nền tảng cho toàn bộ quá trình tổng hợp và hình thành các chỉ số công nghệ. Dữ liệu của các doanh nghiệp được thống kê theo hệ thống tiêu chí điều tra có tính định lượng cao và phân loại theo ngành. Với sự hỗ trợ của hệ thống dữ liệu chuyên gia bao gồm hệ trọng số β, cách thức và công thức tính toán các dữ liệu thô sẽ được tổng hợp thành các chỉ số công nghệ: chỉ số thành phần kỹ thuật–T, thành phần thông tin–I, thành phần con người–H, thành phần tổ chức–O, và chỉ số đóng góp công nghệ TCC (Technology Contributory Coefficient) tại cấp độ này. 2) Cấp độ ngành: trên cơ sở các chỉ số đã được tổng hợp tại cấp độ doanh nghiệp, với sự hỗ trợ của hệ trọng số M (được tính theo doanh thu, diễn giải mức độ đóng góp của từng doanh nghiệp trong một ngành) và hệ thống dữ liệu chuyên gia bao gồm các cách thức, công thức tính toán để từ đó tổng hợp thành các chỉ số công nghệ (T, H, I ,O, TCC) đại diện cho từng ngành. 3) Cấp độ tại các đơn vị hành chính quản lý (huyện, khu công nghiệp, tỉnh/thành, quốc gia): tương tự như tổng hợp các chỉ số ở cấp độ ngành, căn cứ vào các trọng số đóng góp (theo doanh thu) của từng ngành tại từng đơn vị quản lý hành chính mà tổng hợp thành chỉ số công nghệ của đơn vị đó. Trên đây là mô hình hệ thống đánh giá, quản lý dữ liệu công nghệ trên nền tảng phương pháp luận ATLAS, tiếp cận theo hướng mô hình, cấu trúc của các chỉ số công nghệ. Để hiểu rõ thêm vai trò của hệ chuyên gia trong toàn bộ quá trình hình thành các chỉ số công nghệ , chúng ta sẽ thực hiện việc tiếp cận hệ thống theo mô hình chức năng. Người sử Người sử User Expert User Chuyên gia dụng dụng Giao diện cho người sử dụng Hệ chuyên gia Phân tích, khai thác chỉ số công Thống kê Xử Lượng hóa, tổng nghệ tổng hợp lý dữ hợp chỉ số công dữ liệu liệu nghệ Hệ cơ sở dữ liệu Hình 2: Mô hình hệ thống quản lý và khai thác thông tin công nghệ Về chức năng, có thể phân biệt theo các quá trình như sau: Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện qua nhiều nguồn, nhiều nơi, thông qua các hình thức khác nhau như điều tra trực tiếp, đồng bộ hoá dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp,
  3. của các cấp quản lý thấp hơn... Mức độ đóng góp của các chuyên gia ở đây là hỗ trợ xây dựng bộ phiếu điều tra, phân loại ngành, nhóm ngành. Quá trình xử lý dữ liệu và tổng hợp thành các chỉ số công nghệ thực chất là quá trình lượng hoá và tính toán một cách tự động thông qua một hệ thống các tham số cũng như sự hỗ trợ tích cực của hệ chuyên gia để tạo thành các thông tin, chỉ số phục vụ cho công tác quản lý. Đây là quá trình đòi hỏi sự tham gia tích cực của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, từng ngành theo từng công đoạn nhất định. Sự đóng góp đó được thể hiện thông qua hệ trọng số, tham số của hệ thống cũng như các cách thức, công thức tính toán được quản lý bằng các chức năng phần mềm tương ứng. Quá trình khai thác, phân tích thông tin công nghệ được thực hiện trên cơ sở mô hình hệ thống thông tin quản lý giúp cho các nhà quản lý, nhà phân tích có thể truy xuất thông tin theo các nhu cầu riêng một cách tuỳ ý. 2. QUÁ TRÌNH THỐNG KÊ DỮ LIỆU Đây có thể coi là quá trình cơ sở, là chìa khóa thành công của toàn bộ hệ thống. Dữ liệu được thống kê đầy đủ, đảm bảo về quy mô cũng như chất lượng thì hệ thống mới thực sự đóng vai trò là một công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các nhà quản lý công nghệ ở các cấp. Trên cơ sở nhận định như vậy, nhóm nghiên cứu của trung tâm CRC đã tiến hành thực hiện điều tra dữ liệu bằng cách tích hợp các phương pháp thống kê như phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, tích hợp dữ liệu từ các nguồn dữ liệu tin cậy. Bên cạnh việc tích hợp các phương pháp thống kê, chúng tôi đã tiến hành xây dựng một hệ thống các tiêu chí điều tra trên cơ sở phương pháp luận ATLAS công nghệ. Hệ thống phiếu điều tra này, với các đặc tính như: khả năng lượng hoá ở mọi cấp độ, có khả năng chuẩn hoá, có khả năng phân nhóm linh hoạt, đã thực sự mang lại sự thành công của toàn bộ quá trình. Để có thể đo lường được bốn thành phần công nghệ T, H, I, O, cần thiết phải thiết kế bộ phiếu điều tra hoàn chỉnh phản ảnh đầy đủ bản chất, đặc tính của các thành phần công nghệ này. Để có thể thiết kế bộ phiếu điều tra bốn thành phần công nghệ, qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia và kinh nghiệm của một số dự án tương tự đã và đang được thực hiện ở Việt nam, một hệ thống các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng dưới dạng các câu hỏi điều tra đảm bảo phản ánh đầy đủ nội dung của các thành phần công nghệ (T,H, I,O) theo tinh thần của phương pháp luận Atlas: đơn giản, dễ hiểu, có giải thích cặn kẽ các từ khoá kỹ thuật để đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ nhất, bộ số liệu hoàn chỉnh nhất. Về cơ bản, có thể khái quát bộ phiếu điều tra doanh nghiệp với tổng số khoảng trên 120 câu hỏi trong đó bao gồm: 1) Một số câu hỏi tổng quát về doanh nghiệp và nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp. Đây là những thông tin cần thiết cho việc tổ chức bảo quản dữ liệu, xây dựng phần mềm quản lý, tạo cho việc hình thành một techmart trên mạng. Ngoài ra là các thông tin liên quan đến tài chính làm cơ sở để tính toán thành các thông tin của ngành 2) Khoảng 4x30 câu hỏi để đo lường, đánh giá bốn thành phần công nghệ ở cấp doanh nghiệp: T (thành phần kỹ thuật – Technoware), H (thành phần con người – Humanware), I (thành phần thông tin – Infoware), O (thành phần tổ chức – Orgaware). Với hệ thống tiêu chí hiện tại, phần đánh giá thành phần kỹ thuật và thành phần con người, phiếu điều tra thu thập dữ liệu đã được xây dựng chi tiết cho từng công đoạn trong chu trình sản xuất. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của phần mềm được thiết kế động, việc tiến hành tổ chức làm việc với chuyên gia của các ngành để xác định các đặc thù của từng ngành khi xây dựng các câu hỏi cho c ác thành phần công nghệ sẽ dần dần làm hoàn thiện hệ thống các tiêu chí theo thời gian. Đây là cơ sở cần thiết để có thể xác định chính xác hàm lượng công nghệ. Có thể phân biệt theo các thành phần công nghệ như sau: Nhóm dữ liệu T (Technoware): khoảng 30 câu hỏi biểu hiện về mặt vật thể của công nghệ, được phân chi tiết cho từng công đoạn trong quy trình sản xuất (hay “chuỗi giá trị gia tăng”). Nó bao gồm các dữ liệu về tất cả các phương tiện vật chất cần thiết cho hoạt động
  4. chuyển đổi, ví dụ như các dụng cụ, thiết bị, máy móc, các kết cấu và các xưởng máy… Trong đó có khoảng 15 câu hỏi mang tính định lượng. Nhóm câu hỏi này được xây dựng phân biệt theo các nhóm ngành khác nhau. Nhóm dữ liệu H (Humanware): khoảng 30 câu hỏi biểu hiện về mặt con người của công nghệ. Nó bao gồm các dữ liệu về năng lực cần thiết mà con người đã tích luỹ được cho các hoạt động chuyển đổi. Trong đó có khoảng 15 câu hỏi mang tính định lượng. Nhóm câu hỏi này được xây dựng phân biệt theo các nhóm ngành khác nhau. Nhóm dữ liệu I (Infoware): khoảng 30 câu hỏi biểu hiện về mặt tư liệu của công nghệ. Nó bao gồm toàn bộ các dữ kiện và các số liệu cần cho các hoạt động chuyển đổi, ví dụ: các bản thiết kế, các bản tính toán, các đặc thù, các quan sát, các phương trình, các biểu đồ, các lý thuyết… Trong đó có khoảng 20 câu hỏi mang tính định lượng. Nhóm dữ liệu O (Orgaware): khoảng 30 câu hỏi biểu hiện về mặt thể chế của công nghệ. Nó bao gồm các cơ cấu tổ chức cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, ví dụ: sự phân chia nhóm, phân trách nhiệm, hệ thống các tổ chức, các mạng lưới quản lý… Trong đó có khoảng 15 câu hỏi có tính định lượng. Cấu trúc của hệ thống các tiêu chí điều tra dữ liệu công nghệ có một ý nghĩa quyết định trong toàn bộ quá trình, tuy nhiên cách thức thực hiện quá trình thống kê này cũng có một vai trò hết sức quan trọng. Mô hình sau sẽ thể hiện vai trò của từng đối tượng tham gia: Chuyên gia từ các ngành Tư vấn Cung cấp Hệ thống tiêu chí điều tra dữ liệu Thực hiện Chuyên (survey) thô Doanh Cơ sở dữ liệu thô gia nghiệp điều tra Cấp phép Chính quyền các cấp Hình 3: Các đối tƣợng và vai trò trong quá trình thống kê dữ liệu Trên cơ sở được sự hỗ trợ về mặt pháp lý, hành chính từ chính quyền các cấp (UBND, khu công nghiệp, lãnh đạo ban ngành) các chuyên gia điều tra sẽ thực hiện công tác thống kê dữ liệu từ các doanh nghiệp vào hệ thống phiếu điều tra. Các chuyên gia từ các ngành sẽ hỗ trợ công tác điều tra thông qua việc đưa các giá trị gia tăng của mình vào bản thân hệ thống tiêu chí điều tra, góp phần làm tăng khả năng lượng hoá và khả năng phân loại của các phiếu. Cuối cùng, dữ liệu điều tra này sẽ được số hoá thông qua một phần mềm quản lý công nghệ, đưa vào cơ sở dữ liệu tập trung để lưu trữ, xử lý và tổng hợp thành các chỉ số công nghệ phục vụ cho các cấp quản lý. 3. QUÁ TRÌNH XỬ LÝ, TỔNG HỢP CHỈ SỐ CÔNG NGHỆ Dữ liệu điều tra là dữ liệu thô, được lưu trữ tập trung trong một cơ sở dữ liệu. Việc chuyển đổi các dữ liệu thô đó thành các chỉ số công nghệ nhằm hỗ trợ cho các nhà quản lý cần phải được thực hiện đồng bộ và dựa trên một hệ thống các tham số, các tri thức do các chuyên gia xác định. Để thực hiện được điều này, một hệ thống các chức năng phần mềm linh hoạt được xây dựng nhằm hỗ trợ các chuyên gia tuỳ chỉnh trong việc xác định các cách tổng hợp dữ liệu thành các chỉ số công nghệ tuỳ theo ngành, nhóm ngành. Trên cơ sở đó, hai loại dữ liệu chuyên gia được phân loại: 1) Các công thức, các dữ liệu thuộc về phương pháp luận, các tham số của hệ thống được lưu trữ cố định trong hệ thống: ví dụ như dữ liệu các ngành cơ bản, các cách tổng hợp dữ liệu. Có thể nhận thấy việc hoàn thiện bộ phiếu điều tra cấp doanh nghiệp phải luôn đi kèm với việc xây dựng hệ thống các thang điểm chi tiết cho từng câu hỏi định lượng hoá, các câu hỏi đánh giá theo đúng tinh thần của ATLAS công nghệ để xác định trình độ hiện đại của các thành phần công nghệ. Có 5 dạng thang điểm được sử dụng là:
  5. Thang điểm tuyến tính; Thang điểm cấp số nhân; Thang điểm Likert (đánh giá chủ quan); Thang điểm số lượng lựa chọn; Thang điểm phân đoạn. 2) Các dữ liệu, các tham số phụ thuộc vào chuyên gia có thể được tuỳ chỉnh một cách linh hoạt theo từng ngành, từng nhóm ngành. Đó chính là hệ thống chỉ số để tổng hợp, quy đổi ra kết quả cuối cùng xác định độ tinh xảo, trình độ hiện đại của bốn thành tố công nghệ T, H, I, O được xác định thông qua phương pháp chuyên gia. Tương tự là hệ thống các hệ số lớn ( T, H, I, O) để tổng hợp xác định hệ số đóng góp công nghệ (TCC) của một phương tiện chuyển đổi. Hệ số TCC được tính theo công thức: TCC = TβT x HβH x IβI x OβO. Như vậy, hệ số đóng góp công nghệ TCC của mỗi doanh nghiệp được tổng hợp dựa trên các thành phần T, H, I ,O của từng doanh nghiệp đó và các trọng số ( T, H, I, O) tùy thuộc vào ngành mà doanh nghiệp trực thuộc. Sự đóng góp của các chuyên gia ở đây thể hiện thông qua việc xác định hệ trọng số ( T, H, I, O) cho từng ngành. Tuy nhiên để xác định giá trị các thành phần công nghệ (T, H, I, O), ngoài việc đóng góp trong việc xác định hệ trọng số , các chuyên gia còn góp phần hỗ trợ trong việc xác định cách thức tổng hợp thành các chỉ số đó. Hình 4: Sơ đồ tổng hợp chỉ số kỹ thuật - T Sơ đồ trên cho thấy cấu trúc của thành phần kỹ thuật (T). Các tiêu chí như tính đồng bộ, xuất xứ công nghệ, thế hệ công nghệ, tình trạng hiện tại của thiết bị, định mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, chỉ số phát thải các chất ô nhiễm,... được lựa chọn để xây dựng bảng câu hỏi. Trong bảng câu hỏi, các chuyên gia sẽ đưa ra thang điểm khác nhau đối với từng tiêu chí ví dụ xuất xứ thiết bị ở Mỹ và Tây Âu, Nhật bản được xếp vào thang điểm 10, trong khi sản xuất tại Trung Quốc chỉ được thang điểm 4. Có các câu hỏi, khi quy đổi còn phải sử dụng cả các hệ số nhỏ kết hợp với thang điểm để xác định. Tương tự như vậy là các sơ đồ tổng hợp các thành phần công nghệ khác: H, I, O. Hình 5: Sơ đồ tổng hợp chỉ số con ngƣời - H
  6. Hình 6: Sơ đồ tổng hợp chỉ số thông tin – I Hình 7: Sơ đồ tổng hợp chỉ số tổ chức - O Trên đây là một số ví dụ trong việc xác định cách thức tổng hợp thành các chí sổ T, H, I, O. Việc xác định này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận ATLAS cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia từ các ngành. Cách thức tổng hợp thành các chỉ số công nghệ T, H, I, O cho mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào chuyên gia ở các ngành. Với sự trợ giúp của phần mềm, cấu trúc của sơ đồ tổng hợp được quản lý một cách linh hoạt trong cơ sở dữ liệu chuyên gia. Tuỳ theo các ngành khác nhau mà chúng ta cập nhật các dữ liệu chuyên gia khác nhau tạo thành hệ thống các tham số để các chức năng tổng hợp của phần mềm có thể tự động tính toán, lượng hoá cơ sở dữ liệu thô thành các chỉ số công nghệ, thành các thông tin có giá trị cho các cấp quản lý. 4. KẾT LUẬN Việc xây dựng hệ cơ sở dữ liệu chuyên gia trên cơ sở phương pháp luận ATLAS thực sự đã đem lại một công cụ hiệu quả trong công tác điều tra đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ của các doanh nghiệp. Hệ cơ sở dữ liệu chuyên gia đòi hỏi sự đóng góp liên tục và hiệu quả của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có sự đầu tư thích đáng như vậy mới có thể mang lại cho chúng ta một bức tranh rõ nét về hiện trạng công nghệ, có thể góp phần chỉ ra được chính xác "toạ độ" của các doanh nghiệp, ngành kinh tế, các địa phương trên bản đồ công nghệ quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] UN-ESCAP Technology Atlas Project Tokyo Program on Technology for Development in Asia and Pacific, Bangalore, India (1989). [2] Nguyen Hoai Giang, MSc, Tran Van Binh, Prof, PhD, Pham Minh Viet, PhD; Distributed Data Model for Assessment and Management of Enterprises and Economic Sectors' Technology Capabilities, "The First International Conference on Communications and Electronics-ICCE'06", FET, HUT, (2006). [3] Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đồng Nai; Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học: Điều tra khảo sát trình độ công nghệ một số ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai (2003). [4] Tran Van Binh, Prof, PhD, Bui Xuan Hoi, PhD, Pham Minh Tuan, MBA, MSc; The Technology Atlas Methodology and Its Application in Assessing Technology Capabilities of Enterprises in Dong Nai Province, "3rd International Conference on Management, Education for 21 st Century – Management for The Knowledge Society", Ho Chi Minh City (sept. 2005). [5] Committee on Statistics, Tenth session, Bangkok; Emerging issues in the development and utilization of science and technology indicators in developing countries of the ESCAP region, http://www.unescap.org/stat/cos10/10- 07_a4.asp,(25-29November1996)
nguon tai.lieu . vn