Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ DỊCH TỄ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN VÀO KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Nguyễn Tư Thế Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dị vật đường ăn (DVĐĂ) là một tai nạn rất thường gặp, hàng ngày vào khám và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng (TMH) với một số lượng đáng kể. Ở Việt Nam hầu như 100% người trưởng thành đều có hóc xương một lần trở lên. Dị vật đường ăn gặp nhiều hơn dị vật đường thở, người lớn hóc nhiều hơn trẻ em. Bản chất dị vật muôn hình muôn vẻ, thường là xương và các dị vật lẫn trong thức ăn, nhưng đôi khi là hàm răng giả, hạt trái cây hay tôm cá còn sống... [2][3] 5
  2. Dị vật đường ăn tuy phổ biến nhưng do trình độ hiểu biết ít, bệnh nhân (BN) đến bệnh viện thường quá trễ, đôi khi đã có biến chứng nặng nề phải điều trị lâu dài, tốn kém, ảnh hưởng sức khoẻ, có khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào bản chất dị vật, tuổi BN, đến khám sớm hay muộn, trang thiết bị và khả năng cán bộ cơ sở điều trị. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu “Đánh giá dịch tễ và đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bị dị vật đường ăn vào khám và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế” nhằm mục đích: - Tìm hiểu dịch tễ và đặc điểm lâm sàng dị vật đường ăn - Rút ra các bài học kinh nghiệm, điều trị, phương pháp phòng bệnh nhằm làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, một công tác rất quan trọng của ngành y tế hiện nay. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Tất cả BN được khám và điều trị DVĐĂ tại khoa TMH BV TW Huế không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, chỗ ở. - Nơi nghiên cứu: Phòng khám, phòng điều trị và phòng mổ khoa TMH 6
  3. - Thời gian nghiên cứu: 1/2002 đến 12/2003. - Phương tiện nghiên cứu: + Dụng cụ khám TMH thông thường. + Bệnh án BN DV ĐĂ và điều trị nội trú + Phim X quang thực quản cổ nghiêng. + Siêu âm khi cần thiết. - Lập phiếu nghiên cứu chi tiết DVĐĂ sẵn 2.2. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu dọc mang tính theo dõi thuộc nghiên cứu thuần tập tương lai không hoàn toàn. - Điền các dữ liệu chuyên môn vào phiếu sau khi khám và hỏi bệnh. - Tổng hợp các chỉ số điều tra, phân tích các bảng và biểu 7
  4. - So sánh kết quả nghiên cứu với các tác giả trong và ngoài nước. - Sử dụng toán thống kê để so sánh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Bảng 1: Tổng hợp chung dị vật đường ăn ở trẻ em và người lớn theo giới Bệnh nhân Trẻ em Người lớn Tổng cộng P Nam 20 (19,2%) 84 (80,8%) 104 (47,7%) > 0,05 Nữ 19 (16,7%) 95 (83,3%) 114 (52,3%) > 0,05 Tổng số Tổng số 39 (17,9%) 179 (82,1%) 218 (100%) P < 0,01 Qua bảng 1 chúng tôi có nhận xét: Trong 218 trường hợp hóc chỉ 39 trẻ (≤ 15 t) chiếm 17,9%, người lớn 179 (82,1%). Như vậy, tỷ lệ người lớn em hóc nhiều hơn trẻ em, khác nhau có ý nghĩa thống kê P< 0,01. Trong khi đó, tỷ lệ hóc giữa nam và nữ tương đương nhau P>0,05 Bảng 2: Phân loại dị vật đường ăn theo giới và lứa tuổi 8
  5. Lứa tuổi Nữ Tổng Nam n % n % n % 0,05
  6. - Lứa tuổi từ 16 - 40 bị hóc nhiều nhất (P
  7. Bảng 4: Phân loại thời gian đến khám sau hóc và điều trị theo thời gian Nữ Tổng Nam Ngày đến khám sau hóc n % n % N % Ngày thứ 1 41 40,2 45 38,8 86 39,4 Ngày thứ 2 25 24,5 30 25,9 55 25,2 Ngày thứ 3 18 17,6 21 18,1 39 17,9 Ngày thứ 4 10 9,8 13 11,2 23 10,5 Ngày thứ 5 8 7,8 7 6,0 15 6,9 Tổng số 102 47,7 116 52,3 218 100 Đánh giá thời gian đến khám và điều trị (bảng 4) chúng tôi có nhận xét: - Bệnh nhân đến khám vào ngày thứ nhất chiếm tỷ lệ cao nhất (39,4%) và sau đó có xu hướng giảm dần. Tuy vậy đến vào ngày thứ 3 trở lên có tới 35,3 % . Đây là thời gian thường đã có biến chứng. 11
  8. So với trước đây bệnh nhân đến khám vì hóc sớm hơn chứng tỏ nhận thức hóc dị vật và bệnh nhân quan tâm sức khỏe hơn [2][3][5] Bảng 5: Phân loại nguyên nhân gây hóc Tỷ lệ % Nguyên nhân n P Cười đùa trong khi ăn 120 55,0 < 0,01 Ăn nhanh, vội 77 35,3 Hóc trong khi say rượu 15 6,9 Vô tình nuốt dị vật 6 2,8 Tổng số 218 100 Qua bảng 5 chúng tôi có nhận xét: Cười đùa trong khi ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 55% (P < 0,01), sau đó là ăn nhanh, ăn vội vàng (35,3%). Ngoài ra, hóc khi say rượu hoặc ngậm vô tình nuốt chiếm gần 10% tổng số hóc. Như vậy để tránh hóc xương chỉ cần giáo dục cộng đồng ăn chậm nhai kỹ và nghiêm túc trong khi ăn là tránh được hóc. 12
  9. Bảng 6: Phân loại theo triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng Tỷ lệ % N:218 P Nuốt đau 212 97,2 < 0,01 Ấn máng cảnh đau 150 68,8 Quay cổ hạn chế 82 37,6 Sốt 68 31,2 Triệu chứng khác (mất dấu hiệu chạm cột sống (-), ứ đọng nước 62 28,4 bọt...) Phân loại theo triệu chứng lâm sàng chúng tôi có nhận xét: - Nuốt đau là triệu chứng thường gặp nhất (97,2%), đứng hàng thứ nhì là ấn máng cảnh đau (68,6%) và sau đó là lần lượt các triệu chứng quay cổ hạn chế (37,6%), sốt (31,2%) và các triệu chứng lâm sàng khác (28,4%). Bảng 7: Phân loại theo nguồn gốc, bản chất dị vật 13
  10. Dị vật Tỷ lệ % N=218 P Hữu cơ 155 71,1 71,1%. Ngoài ra, các loại dị vật khác không phải là xương nhưng không kém phần nguy hiểm như hàm răng giả, các loại hạt trái cây, các mảnh nhựa, gỗ hay thủy tinh lẫn trong thức ăn. Kim loại chỉ có 2 trường hợp, trong đó một trường hợp là ăn cháo gà nhưng lại hóc kim tiêm và một bệnh nhân tâm thần hóc mảnh đồ hộp nhiều góc cạnh. Bảng 8: Kết quả soi gắp dị vật Soi gắp dị vật Tỷ lệ % N:218 14
  11. Soi lấy được dị vật 161 73,8 Soi không tìm thấy dị 57 26,2 vật Tổng số 218 100 Nhận xét: 73,8% soi có dị vật, 26,2% không có dị vật. Thật ra, số không gắp được dị vật không phải là không hóc dị vật mà có thể dị vật bé lẫn khuất trong niêm mạc có khi bị tiêu hủy ngay trong ổ áp xe. Bằng chứng các phẫu thuật mở cạnh cổ dẫn lưu áp xe không mấy khi thấy xương khi soi thực quản và ở ổ áp xe...[4][8][9]. Bảng 9: Phân loại theo biến chứng Biến chứng Tỷ lệ % N:218 Áp xe quanh thực quản 13 24,1 Áp xe dưới niêm mạc 18 33,3 Viêm tấy, xây xước 21 38,9 (phải đặt sonde dạ dày) 15
  12. Khó thở 2 3,7 Tổng số 54 (24,8%) 100 Chúng tôi có nhận xét: Trong 218 BN bị dị vật đường ăn có 54 trường hợp biến chứng, đó là: áp xe quanh thực quản, áp xe dưới niêm mạc, viêm tấy xây xước phải đặt sonde dạ dày và khó thở phải điều trị cấp cứu. Nói chung, những trường hợp vào điều trị thường đến trễ và ít nhiều đã có biến chứng từ viêm tấy, xây xước sau soi đến áp xe dưới niêm mạc và áp xe quanh thực quản thực sự. Bảng 10: Phân loại theo phương pháp điều trị Phương pháp điều trị Tỷ lệ % n P Soi gắp dị vật ngay từ đầu 58 26,6
  13. Tổng số Tổng số 218 100 Chúng tôi có nhận xét: Tuy có 39 % BN đến khám sớm nhưng cũng chỉ 26,6% sau khi soi sau xong cho về. Còn lại 73,4% là điều trị trước soi sau hoặc soi xong phải giữ lại điều trị theo dõi tiếp. Điều này phù hợp với bệnh nhân chúng ta ngại khám chỉ khi đau quá hay không còn cách nào khác mới chịu vào điều trị. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 218 BN bị hóc đường ăn vào khám và điều trị tại bệnh viện TW Huế từ 1/2002 đến 12/2003. Chúng tôi có một số kết luận:  Tỉ lệ hóc tương đương nhau giữa nam (47,7%) và nữ (52,3%), và ở tất cả mọi lứa tuổi (p>0,05), nhưng người lớn (82,1%) trẻ em (17,9%) p60t hóc (14,7%), nhóm lao động chân tay (công nhân, nông dân, buôn bán...) hóc cao nhất (54,1%).  Gần 40% hóc xong đến khám ngay, tuy vậy có 35,3% đến khám trễ  Nguyên nhân hóc do cười đùa, nói chuyện trong khi ăn và ăn vội 90,3%. 17
  14.  Trên lâm sàng, triệu chứng nuốt đau chiếm 97,2%, ấn đau gặp 68,2%.  Nguồn gốc bản chất dị vật là chất hữu cơ (xương) 71,1%.  Điều trị: soi gắp được dị vật 73,8%, không thấy dị vật 26,2%.  Biến chứng chung 24,8%, biến chứng nhẹ 72% (viêm tấy, áp xe dưới niêm mạc), nặng 27,8% (áp xe quanh thực quản, khó thở), không có tử vong.  Phương pháp điều trị được áp dụng: Soi gắp xương - Điều trị nội khoa (41,3%). Điều trị nội khoa-Soi gắp xương 32,1%. Soi gắp được xương cho về 26,6%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Anh, Phạm Sĩ Hoãn. Tình hình dị vật thực quản tại bệnh viện Đà Nẵng. Nội san ĐH lần thứ X Hội TMH Việt Nam (1999) 266 - 269. 2. Lương Sỹ Cần và CS. Nhận xét những trường hợp hóc xương gây áp xe và viêm tấy Nội san số 3 (1960) 67 - 71 3. Nguyễn Văn Đức. Những bệnh thông thường về họng NXB Y học Hà Nội (1986) 18
  15. 4. Võ Tấn. TMH thực hành, tập 3 NXB Y học Chi nhánh Thành phố HCM (2000) 5. Nguyễn Tư Thế. Nhận xét 174 trường hợp dị vật đường ăn tại khoa TMH. Nội san TMH (1982) 88 - 100. 6. John Jacob Ballenger. Diseases of Ear, Nose, Throat and Neck 13th. Edition Philadelphia (1985) 1084 - 1097 7. Hans Heinz Naumann, Frank Martin. Differential Diagnotik in der HNO Heilkunde. Georg Thieme Verlag Stuttgart, New York (1990) 386 - 390 8. Nguyen Tu The. Vergleichende Studie der HNO Morbiditaet Stationaer behandelter patienten im Kindesalter zwischen Suetostasien und Deutschland, Beschluss uber die Verleihung des Doktograts (1994) 67 - 68. 9. Zenner. Praktische Therapie von HNO Krankheiten. Schattauer New York (1993) 314 TÓM TẮT Nghiên cứu 218 bệnh nhân bị hóc đường ăn điều trị tại khoa TMH bệnh viện TW Huế từ 1/2002 đến 12/2003. Chúng tôi có một số kết luận: 19
  16. - Tỉ lệ hóc tương đương nhau giữa nam (47,7%) và nữ (52,3%), và ở tất cả mọi lứa tuổi (p>0,05), nhưng người lớn (82,1%) nhiều hơn trẻ em (17,9%) p61tuổi hóc ít nhất (14,7%), cao nhất là công nhân, nông dân, buôn bán...( 54,1%) - Gần 40% đến khám ngày đầu, tuy vậy, có 35,3% đến khám trễ ≥ ngày thứ 3 - Nguyên nhân hóc do cười đùa, nói chuyện trong khi ăn và ăn vội (90%). - Lâm sàng: Nuốt đau 97,2%, ấn máng cảnh đau gặp 68,2%. - Bản chất dị vật là chất hữu cơ (xương) 71,1%. - Soi gắp được dị vật 73,8%, không thấy dị vật 26,2%. - Biến chứng chung 24,8%, biến chứng nhẹ 72% (viêm tấy, áp xe dưới niêm mạc), nặng 27,8% (áp xe quanh thực quản, khó thở), không có tử vong. - Phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất là: Soi-điều trị nội khoa (41,3%). Điều trị nội khoa - Soi (32,1%), soi xong cho về (26,6%). 20
  17. EPIDEMIOLOGICAL ASSESSMENT AND CLINICAL FEATURES OF THE FOREIGN BODIES IN THE ESOPHAGUS OF THE PATIENTS EXAMINED AND TREATED AT HUE CENTRAL HOSPITAL’S DEPARTMENT OF E.N.T Nguyen TuThe College of Medicine, Hue University SUMMARY Our studyof 218 patients with foreign bodies in the esophagus treated at ENT Department of Hue Central Hospital from 1.2002-12.2003, gave the following results: - Males: 47.7% Females: 52.3%. Of all ages: adults (82.1%) >children (17.9%) - 16-40 ages was major, >6 ages was minor.Workers, farmers, merchants: 54.1% 21
  18. - 40% were hospitalized in the first day, 35% after 3 days. - What made the foreign bodies enter the esophagus were laughing, talking during meals and fast swallowing (90%). Pressing the carotid channel created pain. - Clinic dysphagia 97.2%, pain at the carotid channel: 68.2% - Bone is the most popular body: 71.1% - Rigid esophagoscopy: Foreign bodies were found in 73% and not present in 26.2% - General complications: 24.8%; slight complications: 72% (Plegmon, abscess under the mucus);severe complications: 27,8% (abscess at the circumference of the esophagus), motality: none - Treatments: esophagoscopy and medical treatment (41.3%), esophagoscopy and medical treatment (32.1%), esophagoscopy and outpatient (26.6%). 22
  19. 23
nguon tai.lieu . vn