Xem mẫu

  1. Bộ NN và PTNT VIE 10/06 Chương trình Khuyến nông và Đào tạo Phát triển Chăn nuôi bò thịt quy mô xã bền vững tỉnh Nghệ An Báo cáo Kỹ thuật Dự án Tháng Ba 2010
  2. Mục Lục Đội ngũ dự án.....................................................................................................................4  Đội ngũ chuyên gia chính của dự án ...............................................................................4  Cố vấn hỗ trợ......................................................................................................................4  PHẦN 1: GIỚI THIỆU.............................................................................................................. 5  PHẦN 2: NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở NGHĨA ĐÀN ................................................................................................................................................ 8  Giới thiệu ............................................................................................................................8  Tổng kết các tiến bộ kỹ thuật cơ bản.............................................................................14  PHẦN 3: CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG ..................................................................... 15  Tổng quát..........................................................................................................................15  Tập huấn viên của tập huấn viên: ..................................................................................16  Những năng lực chính được chuyển tới các tập huấn viên: ......................................17  Tập huấn viên của nông dân: .........................................................................................17  Tập huấn nông dân:.........................................................................................................19  Các bài học chính từ các nông dân nong cốt ...............................................................23  Ảnh hưởng của các phương pháp tập huấn khác nhau..............................................24  Khuyến nông ngoài phạm vi dự án ................................................................................24  Kết quả đào tạo: ...............................................................................................................24  Kết luận:............................................................................................................................25  PHẦN 4: ĐỒNG CỎ VÀ THỨC ĂN: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ26  Trang trại ..........................................................................................................................26  Cung cấp thức ăn theo mùa............................................................................................26  Cỏ cải tiến 2007 ................................................................................................................26  Cỏ họ đậu và sự lựa chọn...............................................................................................28  Phụ phẩm cây trồng.........................................................................................................29  Chất lượng thức ăn .........................................................................................................29  Cơ hội và giải pháp tương lai (2007)..............................................................................30  Trồng xen..........................................................................................................................30  Ngô và kê (sorghum) .......................................................................................................30  Phế phụ phẩm cây trồng .................................................................................................30  Ủ chua ...............................................................................................................................31  Bổ sung Urea....................................................................................................................31  Giải pháp dự trữ ủ chua cho nông dân..........................................................................32  Rau diếp dại......................................................................................................................33  KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 37  PHẦN 5: QUẢN LÝ TĂNG TRỌNG ...................................................................................... 41  Chương trình lưu trữ – Hệ thống ...................................................................................42  Phân tích dữ liệu khối lượng bò (LWT) .........................................................................42  Kết luận .............................................................................................................................43  PHẦN 7: QŨY THỨC ĂN VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN THỨC ĂN CHO NÔNG DÂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT THÂM CANH QUY MÔ NHỎ........................................................................ 44  Những thay đổi về mức độ dinh dưỡng 2000 - 2008....................................................46  PHẦN 8: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHĂN NUÔI BÒ THỊT.............................. 48  Giới thiệu: .........................................................................................................................48  Khả năng tăng cường sản xuất và nâng cao lợi nhuận...............................................53  PHẦN 9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN .............. 55  Sự triển khai kế hoạch lai cải tạo giống trong huyện...................................................57  Sử dụng phương pháp dùng đực giống của xã ...........................................................59  2
  3. Hiệu quả của chương trình cải tiến gen ........................................................................60  PHẦN 10: PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT Ủ CỎ QUY MÔ NHỎ CHO NÔNG DÂN NUÔI BÒ THÂM CANH.................................................................................................................................... 63  Giới thiệu ..........................................................................................................................63  Cơ hội phát triển ngành chăn nuôi bò thịt và nâng cao mức độ dinh dưỡng thông qua việc ủ chua phụ phẩm ..............................................................................................64  Kỹ thuật ủ chua ................................................................................................................65  Chữ viết tắt ADG Tăng trọng hang ngày bình quân KjME Năng lượng trao đổi (Kj) AI Thụ tinh nhân tạo (TTNT) Ltd Hữu hạn BCFRC Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ LWT Khối lượng cơ thể sống Ba Vì ME Năng lượng trao đổi Co Công ty PA Hàng năm Demo Trình diễn ToT Tập huấn viên của tập huấn viên DM Vật chất khô (VCK) W/S Hội thảo g Gram WM Chất xanh Ha Hectare Yr Năm Kg Kilogram 3
  4. Đội ngũ dự án Đội ngũ chuyên gia chính của dự án Ông Tim Harvey Chuyên gia chăn nuôi, hệ thống nông nghiệp và phát triển nông thôn Giám đốc dự án Trường Đại học Massey, Palmerston North, New Zealand Email: T.G.Harvey@massey.ac.nz Dr Phil Rolston Chuyên gia đồng cỏ và phát triển nông thôn Viện nghiên cứu nông nghiệp, Lincoln, Canterbury, New Zealand. Email: phil.rolston@agresearch.co.nz Dr Michael Hare Chuyên gia đồng cỏ nhiệt đới Khoa Nông học, Trường Đại học Ubon Ratchathani, Warin Chamrab, Ubon Ratchathani, THAILAND 34190 Email: michaelhareubon@hotmail.com Ông Nguyễn Quốc Toản Chuyên gia chăn nuôi và đồng cỏ nhiệt đới Điều phối viên dự án Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì Ba Vì Hà Nội Email : ngquoctoan1963@gmail.com; nqtoan@thmilk.vn Cố vấn hỗ trợ Ông Martin Chesterfield Quản lý Trang trại bò thịt Đại học Massey, Palmerston North, New Zealand Email: M.Chesterfield@massey.ac.nz Bà Averill Harvey Chuyên gia đào tạo và lưu trữ dữ liệu nông nghiệp Cty TNHH Prosmart Solutions Ltd New Zealand Email nzprosmart@xtra.co.nz Các tập huấn viên chính Ông Nguyễn Quốc Toản Ông Nguyễn Đình Lý Ông Cao Văn Hòa Các nông dân nòng cốt Nguyễn Đức Lưu Phạm Văn Lương Ngô Trọng Tứ Lê Văn Hà Trịnh Hải Lý Nguyễn Văn Cát Chu Đình Vấn 4
  5. Phần 1: Giới thiệu Tóm tắt Kế hoạch phát triển bò thịt tới năm 2010 (Số 1155/QD-UB) của UBND tỉnh Nghệ An bắt đầu được thực hiện vào tháng Năm 2003. Kế hoạch nhằm mục tiêu nâng cao sản lượng bò thịt thông qua việc sử dụng kỹ thuật lai giống dùng các giống bò thịt mới và cải thiện thu nhập cho nông dân. Ngành chăn nuôi bò thịt theo truyền thống của Việt Nam dựa trên cơ sở các trang trại nông hộ quy mô nhỏ, chăn thả ở những vùng đất còn chưa được khai thác; phương thức chăn nuôi này không bền vững. Dự án này triển khai một phương pháp chăn nuôi bò thịt quy mô xã có hiệu quả, bền vững để tăng cường khả năng cung cấp thịt bò lâu dài và nâng cao thu nhập. Dự án này thực hiện và đánh giá hệ thống chăn nuôi bò thịt cấp xã trong vùng Nghệ An và tại 3 xã có mức thu nhập gia đình thấp dưới mức trung bình (Nghĩa Lâm, Nghĩa Yên, và Nghĩa Sơn). Địa điểm Tỉnh Nghệ An ở bắc Trung bộ Việt Nam (cách xa Hà Nội 300 km về phía nam) là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Ba xã tham gia dự án nằm bao quanh Công ty Rau Quả 19/5 Nghệ An đóng trên huyện Nghĩa Đàn ở vĩ độ 19o2’ Bắc; kinh độ 105o4’ Đông (khoảng 300 km phía nam Hà Nội). 5
  6. Địa hình Địa hình đồi núi thoai thoải, phần lớn có thể trồng trọt; độ cao khoảng 60m trên mực nước biển. Đất đai Tầng đất đỏ sâu (thường hơn 2 m), đất nhiều mùn pha sét màu mỡ. Một số nơi đất đồi nông với khả năng giữ nước thấp. Nông dân ít sử dụng phân bón để trồng cỏ, nhưng dung nhiều phân bón để trồng rau quả, ví dụ để trồng dưa hấu, họ thường sử dụng 10 T phân chuồng và 1000 kg NPK (10:3:8) cho một ha. Độ pH của đất dao động 5.8 tới 6.5 (hoặc 7.0 ở một số khu vực). Hàm lượng phospho (P) tự nhiên cao. Khí hậu Có 4 mùa trong vùng, mặc dù mùa đông (tháng 10, 11 và 12) không lạnh lắm và không có sương muối. Thường xuyên có lũ lụt và bão trong vùng. Lượng mưa hàng năm ở vùng dự án là 1565 mm. Phân bố mưa hang tháng tương tự Hà Nội với lượng mưa cao trong các tháng 5 tới tháng 9. Nhiệt đọ cũng đạt đỉnh trong giai đoạn này dao động từ 31 tới 33oC nhưng đôi khi cao tới 41 C (Bảng 1). Khô hạn cũng là một vấn đề; các giai đoạn cuối đông đầu xuân (tháng 12-tháng 3) hay cuối thu đầu đông (Tháng 10-tháng 11) là các giai đoạn rất khô hạn. Giai đoạn chuyển tiếp đông/xuân lạnh và khô đặc trưng thường là giai đoạn thiếu thức ăn nhưng cũng có thể thích hợp cho một số giống cây ôn đới như hỗn hợp yến mạch/đậu tằm. Bảng 1. Dữ liệu khí hậu hàng năm ở Nghệ An. Lượng mưa (hang năm) 1565 mm Lượng nước bốc hơi (hang năm) 698 mm 41.6 oC Nhiệt độ tối đa (Tháng Năm) 0.2 oC Nhiệt độ tối thiểu (Tháng 12) Sử dụng đất Đất trong vùng chủ yếu được dung để trồng mía, sắn; ngoài ra, cà phê, cao su và cam cũng là các cây trồng phổ biến. Một số diện tích cũng được sử dụng để trồng cỏ voi. Ngân hang Phát triển Bắc Á cũng đã bắt đầu triển khai một dự án phát triển chăn nuôi bò sữa rất lớn ở Nghĩa Đàn, do Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH quản lý với sự tham gia của các chuyên gia Israel. Đây là một trong những chương trình chăn nuôi bò sữa thương mại lớn nhất Đông Nam Á với khoảng 16.000 bò sữa được nhập nội. Dự án này sẽ có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới nông dân địa phương và trong huyện. Ảnh hưởng tới nông dân chăn nuôi bò thịt quy mô nhỏ sẽ là tiêu cực vì diện tích đất đai bị sụt giảm, một số nông dân sẽ phải di dời tới nơi ở mới. Sự phát triển này càng làm rõ them sự cần thiết phải tiếp tục dự án cùng với sự tư vấn và hỗ trợ các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ trong vùng dự án. 6
  7. Dự án Dự án bắt đầu vào tháng 3 năm 2007 với chuyến công tác đầu tiên tới vùng dự án. Từ năm 2008 đến 2010, 8 đợt công tác đã được thực hiện cùng với 6 khóa đào tạo đặc biệt đã được tiến hành ở New Zealand, Thái Lan, Australia và 2 khóa được tổ chức tại Trung tâm NC Bò và Đồng cỏ Ba Vì. Dự án đã giới thiệu nhiều giống cỏ nhiệt đới mới từ Thái Lan về vùng dự án; các giống cỏ này đã chứng tỏ hiệu quả cao trong việc cải thiện mức độ dinh dưỡng và nâng cao khả năng cung cấp nguồn protein cho gia súc. Việc áp dụng kỹ thuật ủ cỏ si-lô từ các phụ phẩm để phối trộn dinh dưỡng cũng rất có kết quả, đặc biệt là việc giới thiệu kỹ thuật ủ si-lô bằng lá sắn. Cơ sở gen bò thịt trong vùng rất thấp và dự án đã giới thiệu giống bò Sindhi để cải tiến tiềm năng lâu dài. Việc đào tạo tập huấn viên và nông dân đã được tiến hành tập trung vào vấn đề cân bằng dinh dưỡng và cải thiện chế độ dinh dưỡng, cũng như kỹ thuật ủ cỏ si-lô và cải tiến nguồn gen. Bò đực lai Sind dung làm con giống Cải tạo đất không sử dụng với giống cỏ mới 7
  8. Phần 2: Những khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò thịt ở Nghĩa Đàn Giới thiệu Đội ngũ dự án đã phỏng vấn 23 nông dân khi bắt đầu dự án để đánh giá tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt tại Nghĩa Đàn. Đội ngũ đã xác định được 10 khó khăn chính mà nông dân thường gặp. Những khó khăn này được liệt kê dưới đây: Các khó khăn cần phải vượt qua để phát triển chăn nuôi bò thịt 1. Thiếu đất đai 2. Đất chăn thả cộng đồng ngày càng giảm 3. Thiếu tiềm năng gen di truyền 4. Thiếu giống cỏ chất lượng cao 5. Thiếu thức ăn được dự trữ với chất lượng cao qua mùa đông. Qua 12 tháng, đội ngũ dự án đã xác định được các khó khăn này đối với sự phát triển và thấy rằng các kỹ thuật tiên tiến có thể giúp nông dân vượt qua phàn lơn các khó khăn này. 6. Thiếu vốn 7. Nông dân nuôi bò theo kiểu tiết kiệm bỏ ống, không mang tính chất thương mai 8. Thiếu hạ tầng khuyến nông 9. Thiếu thị trường ổn định 10. Rủi ro Quy mô sử dụng đất đai hạn chế Diện tích đất đai nông dân có và sử dụng dao động từ 2,500m2 – 30,000 m2. Phần lớn đất đai được sử dụng cho trồng trọt, hoa màu hay trồng cỏ. Bò được nuôi để làm sức kéo. Trâu bò được chăn thả và cho ăn bằng phụ phẩm nông nghiệp ở dạng khô qua những tháng khô hạn mùa đông. Số lượng bò nuôi được khống chế bởi số lượng đất có thể chăn thả, nhân công, sự cung cấp cỏ mùa đông và doanh thu. -Giải pháp Thông qua sự giới thiệu một số giống cỏ mới và sự hiểu biết về dinh dưỡng, dự án đã thấy rằng những nông dân chỉ có diện tích đất khoảng 3,000 m2 có thể nuôi hiệu quả 5-6 bò thịt miễn là họ có thể thu gom được phụ phẩm từ các nông dân khác. Số lượng bò này lớn gấp 2 lần so với cách nuôi theo truyền thống trong một hộ gia đình mà không cần đưa bò đi chăn thả. Sản xuất cỏ chất lượng cao 8
  9. Diện tích đất chăn thả cộng đồng giảm: Việc trồng thâm canh mùa màng và sử dụng đất trồng rừng; thanh lập các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, và việc sử dụng đất đai vào nhiều mục đích khác có ảnh hưởng đáng kể thu hẹp diện tích đất dành cho chăn thả cộng đồng. Số lượng các hộ gia đình nông dân được hỗ trợ trong các làng xã ngày càng tăng lên. Trước đây, nhiều hộ chăn nuôi theo kiểu truyền thống có thể tự do chăn thả gia súc của họ ở nhiều vùng đất rộng lớn, ngày nay những vùng đất đó bị thu hẹp và nông dân ngày càng phải dựa vào việc trồng cây thức ăn và thu cắt mang về chăn nuôi gia súc. Trước đây ở mỗi xã có một hợp tác xã với đàn trâu cày khoảng 120 con thường được đưa đi chăn thả ở các bãi đất công. Đến năm 2000, các đàn trâu này phải giải tán vì diện tích đất chăn thả bị thu hẹp, đất được sử dụng để trồng rừng và các loại cây hoa màu. -Giải pháp Việc giới thiệu các kỹ thuật mới, việc tăng cường triển khai trồng các giống cỏ mới ở các vị trí đất chưa được sử dụng hết, và việc áp dụng kỹ thuật ủ chua đem lại cho nông dân nhiều cơ hội hơn trong việc khai thác các nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Trồng cỏ tận dụng đất Thiếu tiềm năng gen di truyền ở các giống bò thịt địa phương: Nhiều yếu tố đã kiểm soát sự sẵn có và sự chọn lọc các con bò giống được nông dân sử dụng. Trước đây, yếu tố chính là nông dân chỏ có thể cung cấp cho bò các loại thức ăn có mức độ dinh dưỡng rất thâp, đặc biệt trong mùa đông, có nghĩa là chỉ những gia súc có tầm vóc bé nhỏ mới có thể sống sót qua mùa đông. -Giải pháp Giờ đây có nhiều giống bò thịt chất lượng mới được nuôi ở Việt Nam như Brahman, Droughtmaster, Simmental, Red Angus và Sindi. Tốc độ cải tiến gen di truyền cần tiến hành song song với (1), mức độ dinh dưỡng sẵn có (2) khả năng bò mẹ địa phương tầm vóc nhỏ đẻ ra bê có khối lượng lớn hơn (3) bò có khả năng nuôi bê con giống mới. Chương trình cải tạo giống là chương trình lâu dài. Dự án đã giới thiệu bò đực Red Sindhi trong giai đoạn 1. Bò đực Red Sindhi 9
  10. Khi bò cái hậu bị lai Red Sindi trưởng thành, sẽ có cơ hội để giới thiệu giống thứ ba là Droughtmaster hoặc Red Angus. Một dự án 3 năm nhỏ bé chỉ có thể bắt đầu một chương trình cải tiến gen và cần phải được hỗ trợ tiếp để đạt được hiệu quả. Thiếu giống cỏ chất lượng cao: Trước đây, nông dân ít có hiểu biết về cân bằng dinh dưỡng hay nhu cầu cung cấp khẩu phần protein cao và ổn định cho bò. Rơm lúa và thân cây ngô khô, bột ngô và thân cây chuối là những thức ăn chủ yếu cho bò trong mùa đông. -Giải pháp Các kỹ thuật mới đã hoàn toàn làm thay đổi khó khăn này; giờ đây nông dân có thể trồng nhiều loại cỏ chất lượng như: Giống cỏ Năng suất (lứa/ha) Sản lượng hang năm dự tính Cỏ voi 80,000 kg WM 50,000 kg DM/Yr Cỏ Mulatto II 42,000 kg WM 40,000 kg DM/Yr Cỏ Paspalum 48,000 kg WM 42,000 kg DM/Yr Thân cây ngô xanh (3 x vụ) 30,000 kg WM 35,000 kg DM/Yr Những giống cỏ mới này đang làm một cuộc cách mạng cho chăn nuôi ở các khu vực nhiệt đới. Khu vực rộng lớn nhất có lien quan giờ đây đang đào tạo nông dân để quản lý đồng cỏ và tối đa hoá chất lượng và sử dụng qua mùa mưa và dự trữ thức ăn cho mùa khô; bao gồm cả sự hiểu biết rằng tối đa hoá sản lượng không cung cấp cho gia súc khẩu phần ăn chất lượng. Giống cỏ mới Thiếu thức ăn dự trữ chất lượng cao cho mùa đông: Phương pháp dự trữ cỏ và phụ phẩm theo truyền thống trước đây là phơi rơm và bẹ ngô. Cỏ khô làm từ các loại cỏ dại là nguồn cỏ dự trữ chính. Chất lượng của các loại thức ăn này cực kỳ thấp, cung cấp cho gia súc chủ yếu là chất xơ chất lượng thấp. -Giải pháp Dự án đã giới thiệu kỹ thuật ủ cỏ si-lô cho nông dân. Sự tiếp thu và áp dụng kỹ thuật này khác nhau; tuy vậy, những người nông dân giỏi nhất chính là những người đạt được nhiều lợi ích to lớn. Các công thức ủ cỏ tốt nhất là: 10
  11. Cỏ voi 70% lá sắn 30% Bẹ ngô xanh 60% lá và ngọn sắn 40% Ngọn mía 70% lá và ngọn sắn 30% Cỏ voi thêm phụ gia Cả 4 công thức đều làm tăng mức độ dinh dưỡng của thức ăn dự trữ tốt hơn so với bất kỳ phương pháp truyền thống nào. Các công thức dự trữ thức ăn này cũng làm giảm hàm lượng xơ và tăng lượng thu nhận thức ăn. Giá thành của các loại thức ăn này cũng thấp (khoảng 500-600 đồng/kg DM). Thiếu vốn: Thiếu vốn và doanh thu thấp từ bò thịt đã và cũng vẫn là một rào cản trong việc áp dụng phổ biến kỹ thuật mới. -Giải pháp Chỉ có thời gian, thị trường ổn định và long tin trong việc áp dụng kỹ thuật mới sẽ làm thay đổi sự sẵn có của nguồn vốn. Nông dân dự án báo cáo rằng họ thu được 1,5-3 triệu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ chi phí lao động từ mỗi bò trưởng thanh mà họ bán giống. Sự sở hữu bò: Nông dân tiếp cận với hệ thống chăn nuôi bò thịt rất khác so với phương pháp chăn nuôi thương mại của phương tây. Nông dân Việt Nam coi con bò của họ như là “ngân hang gia đình” và nuôi bò là một phương pháp làm tăng phúc lợi cho các sự kiện quan trọng như tổ chức các đám hiếu hỷ hay đầu tư vào việc khác. Một số ví dụ trong phạm vi dữ liệu dự án thu thập được: Bán 60% bò để làm nhà; Bán 40% bò để xây cửa hàng; Bán 50% bò để đầu tư xây trạm xăng; Bán 50% bò để tổ chức đám cưới cho con trai; Bán cả đàn bò để cho con trai mua xe tải chở thuê vì người cha đã yếu; -Giải pháp Thông qua đào tạo và nâng cao sự tự tin, tám trong số 9 nông dân nòng cốt muốn tiếp tục chăn nuôi bò thịt và tăng đàn trong tương lai. Tất cả đều có lòng tin để tiếp tục và có sự ủng hộ mạnh mẽ từ lẫnh đạo các xã. Tiềm năng phát triển thương mại 11
  12. Thiếu cơ sở hạ tầng khuyến nông: Huyện Nghĩa Đàn thiếu cán bộ khuyến nông có kinh nghiệm và năng lực về lĩnh vực chăn nuôi. Trạm khuyến nông Thái Hòa nằm cách vùng dự án khoảng 20km, tuy vậy, trạm khuyến nông này chỉ có thể phục vụ nông dân thuộc thị xã và chỉ có thể cung cấp được một chút ít sự hỗ trợ cho vùng dự án. Có lãnh đạo hội nông dân ở mỗi xã, tuy vậy, họ chỉ tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và ít có hiểu biết về chăn nuôi. Lãnh đạo các xã tích cực ủng hộ cho dự án nhưng họ không phải là các cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm về chăn nuôi. -Giải pháp Hiện nay hoạt động khuyến nông tốt nhất được các thanh viên trong đội ngũ dự án và các nông dân nòng cốt của dự án thực hiện. Không có nhiều cán bộ khuyến nông có thể trở thanh các tập huấn viên. Đây là điểm yếu nhất của dự án. Dự án mới chỉ đào tạo được 4 cán bộ kỹ thuật nòng cốt làm người tập huấn kỹ thuật cho nông dân (Ông Toản, Ông Lý, Ông Dương và Ông Lự). Nông dân hướng dẫn nông dân Thiếu thị trường ổn định: Thị trường bò thịt kém phát triển trong vùng nên tất cả nông dân đều bán bò của họ cho một lò giết mổ gia súc nhỏ ở địa phương hay bán cho thương lái. Rất ít bò được nuôi tới khi có khối lượng trưởng thành. Phần lớn bò được bán khi khối lượng đạt khoảng 100-180kg. Trong vùng dự án, không có người nông dân nào chuyên nuôi bò vỗ béo và nuôi bò tới khi có khối lượng giết mổ tối đa. -Giải pháp Có cơ hội chắc chắn để thanh lập các hợp tác xã để cải thiện hệ thống cung ứng và tăng thu nhập cho nông dân địa phương. Dự án đang xem xét hệ thống cung ứng và khả năng thanh lập hợp tác xã chuyên về chăn nuôi bò thịt. Bê giống mới của dự án Rủi ro về bệnh tật: 12
  13. Trong vùng, có rủi ro cao về khả năng xảy ra bệnh lở mồm long móng. Việc tiêm phòng vắc xin được các kỹ thuật viên trong huyện thực hiện, tuy vậy, các thôn xóm vùng sâu đôi khi bị bỏ quên điều đó làm bất ổn cho thị trường. -Giải pháp Đội ngũ dự án chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện các phân tích nhu cầu đầy đủ về vấn đề rủi ro do bệnh tật, tuy vậy, việc tăng dinh dưỡng cung cấp cho gia súc sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. Các bệnh khác có thể trở thanh vấn đề nghiêm trọng được liệt kê như sau: Bò nuôi trong điều kiện thiếu dinh dưỡng Nhiệt thán Sán lá gan Lao Nội ký sinh trùng Xảy thai truyền nhiễm Ngoại ký sinh trùng Toxoplasmosis Stress nhiệt Leptospirosis 13
  14. Tổng kết các tiến bộ kỹ thuật cơ bản Dự án đã xác định được nhiều kỹ thuật có tiềm năng để tăng cường đáng kể cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt ở Nghệ An. Ở trên đất có độ màu mỡ cao, cỏ voi đạt năng suất từ 50-80 tấn DM/ha; Mulatto II từ 25-40 tấn DM/ha; và Paspalum từ 25-40 tấn DM/ha. Lượng sinh khối này đủ để nuôi 6-10 bò/ha; trong khi bà con nông dân vẫn có thể tiếp tục vừa canh tác trồng trọt vừa chăn nuôi gia súc. Ở các xã đều có nhiều phụ phẩm từ ngô, mía và sắn; trước đây, các loại phụ phẩm này ít được sử dụng. Dự trữ cỏ voi, ngô và lá sắn thông qua việc sử dụng kỹ thuật ủ si-lô có thể được thực hiện ở mọi xã và có thể cải thiện dinh dưỡng cho gia súc vào mùa đông với số lượng bò được nuôi dưỡng tới 100% ở hầu hết các xã. Thông qua việc áp dụng kỹ thuật lai tạo giống và sử dụng các giống bò thịt mới, có thể nâng cao khả năng tăng trọng của bò tới 100% với việc áp dụng chế độ ăn có khẩu phần dinh dưỡng tốt hơn. Tình trạng chăn nuôi bò thịt không bền vững diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh vì diện tích đất chăn thả giảm tới 10-20% hang năm. Chăn nuôi bò thịt cần phải ngày càng được chuyên môn hóa hơn và thâm canh để tạo ra lợi nhuận tốt và nâng cao thu nhập gia đình. Vùng dự án có khả năng thanh lập các trang trại chuyên nuôi vỗ béo bò thịt quy mô 20-50 bò/trại. Có nhiều yếu tố gây rủi ro và làm chậm tốc độ phát triển của chăn nuôi bò thịt trong vùng. Thị trường chậm phát triển cùng với sự bất ổn của giá cả. Vì khả năng xảy ra rủi ro do bệnh tật cao nên nhiều nông dân bán bò của họ sớm trước khi chúng đạt được khối lượng trưởng thành. Hầu như không có mối liên hệ gì giữa các nhà máy chế biến súc sản ở miền nam với nông dânểtong vùng và giá cả phần lớn do thương lái quyết định. Các dịch vụ và hỗ trợ khuyến nông trong nhiều nơi ở huyện Nghĩa Đàn vẫn còn mỏng và yếu. Tuy vậy, ở một số thanh thị có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, năng động và có nhiều kinh nghiệm. 14
  15. Phần 3: Các hoạt động khuyến nông Mốc 9 – Mục tiêu 2 & 3 Đánh giá khả năng cạnh tranh & Quản lý Tổng quát Nghĩa Đàn là huyện rất rộng và vùng dự án ít có sự hỗ trợ kỹ thuật cho ngành chăn nuôi. Huyện Nghĩa Đàn mới được hình thanh bao gồm vùng dự án; tuy vậy, vùng này vẫn ít có ảnh hưởng từ các hoạt động khuyến nông của huyện trong vòng nhiều năm tới. Một yếu điểm của dự án là thiếu cán bộ kỹ thuật (tập huấn viên) để nhân rộng các kỹ thuật của dự án trong phạm vi toàn huyện. Việc sử dụng các nông dân nòng cốt, các khu vực trình diễn và các cán bộ kỹ thuật nông dân đã có nhiều hiệu quả nhưng sự kết nối của họ đối với bà con nông dân ở các địa bàn gần đó hoặc ở các xã lân cân có nhiều hạn chế. Trong số 9 nông dân nòng cốt, ba người đã chứng tỏ rất xuất sắc trong việctiếp thu các kỹ thuật mới, chấp nhận thay đổi và thách thức; bốn người khác chấp nhận và áp dụng các kỹ thuật mới chậm hơn, một người không tích cực và một người nữa đã rút lui vì sức khỏe yếu. Công ty 19/5 thiếu hạ tầng cơ sở và các kỹ năng cơ bản để có thể phát triển một trang trại kiểu mẫu. Đây là điều đáng thất vọng vì người ta hy vọng rằng Công ty 19/5 sẽ cung cấp cho huyện một trang trại kiểu mẫu lớn cũng như cung cấp gen di truyền của các giống bò mới trong tương lai. Công ty đang phát triển một số kỹ năng chăn nuôi gia súc và đã triển khai một đàn bò sữa 34 con trong đó có 16 bò đang vắt sữa; nhưng năm 2010 đã chuyển giao cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH để phát triển trang trại 6400 bò sữa. Chín người nông dân nòng cốt đã rất tích cực tham gia các khóa đào tạo và tập huấn cho bà con nông dân địa phương, đặc biệt trong các hoạt động của dự án như sử dụng bò đực dự án cung cấp để phối giống cho bò cái địa phương, phát hiện chính xác bò động dục để phối giống thanh công, trồng và thu hoạch các giống cỏ mới, và áp dụng kỹ thuật ủ cỏ. Các hộ nông dân nòng cốt được trang bị máy băm cỏ loại nhỏ, bồn để ủ cỏ, các giống cỏ mới; số tai gắn cho bò của họ, và thước dây để thường xuyên đo và ghi lại để theo dõi khối lượng bò. Năm tới sáu nông dân dự án thường xuyên tích cực tham gia và giới thiệu kỹ thuật mà họ nắm bắt và áp dụng được trong các cuộc hội thảo được dự án tổ chức xung quanh huyện. Đây là một trong những thanh công nhất của chương trình đào tạo nông dân nòng cốt của dự án. Năm nông dân nòng cốt đã được lựa chọn để tham gia khóa tham quan tập huấn ở Thái Lan vào tháng Tư năm 2008. Đợt tập huấn này rất có hiệu quả trong việc khuyến khích các nông dân nòng cốt và thể hiện cơ hội để phát triển ngành chăn nuôi bò thịt. Nhiều kỹ thuật là hoàn toàn mới trong vùng và việc thử nghiệm các kỹ thuật này là rất quan trọng để đảm bảo rằng chúng thích hợp và có hiệu quả. 15
  16. Khi dự án bắt đầu, cỏ Mullato II và cỏ Paspalum Ubon chưa bao giờ được trồng ở Việt Nam. Việc trồng cỏ voi và cỏ ruzi lúc đó mới chỉ bắt đầu. Ủ cỏ si-lô chưa bao giờ được làm ở 3 xã dự án. Việc lai tạo giống là kỹ thuật mới và nông dân hầu như chưa có hiểu biết gì về cân bằng dinh dưỡng. Hiện nay, thông qua các nông dân dự án, Dự án đang tiến hành các thử nghiệm thể hiện tính hiệu quả của các công việc mà một số nông dân nòng cốt triển khai như các việc ủ cỏ bằng phụ phẩm nông nghiệp, trồng các giống cỏ mới, lai tạo giống và nâng cao khả năng tăng trọng cho bò. Những thử nghiệm này gần đây đang được chấp nhận và thực hiện phổ biến. Đối với nhiều nông dân, các giống cỏ mới, cỏ voi lai (VA06) và ngô trồng làm thức ăn xanh cho gia súc là nguồn cung cấp thức ăn cho bò tốt nhất trong tất cả các mùa mà họ có thể trồng được, không cần áp dụng kỹ thuật ủ cỏ. Tập huấn viên của tập huấn viên: Dự án đã đào tạo được ba tập huấn viên nòng cốt. Tập huấn viên chính là ông Toản; một cán bộ cốt cán của BCFRC, có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm để đảm nhận vị trí của mình. Ông Toản đã biên soạn các tài liệu tập huấn trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm của mình. Kiến thức ddược ông Toản phát triển đã trở thanh kinh nghiệm với các giống cỏ mới cũng như cung cấp tài liệu tập huấn cho cả cán bộ kỹ thuật và nông dân trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt và quản lý chăn nuôi nói chung. Ông Toản cũng đã cố gắng chọn lọc và chuyển giao bò đực giống tới các xã và đã làm việc sâu sát với các nông dân nòng cốt, phân chia hạt giống cỏ tới các hộ nông dân trong và ngoài dự án, phân phối cây cỏ giống để tròng nhân giống tới hai xã không thuộc dự án (Nghĩa Hiếu và Nghĩa Trung). Ông Toản cũng có trách nhiệm trong việc bố trí các khóa đào tạo tại Ba Vì. Ông Lý là chuyên viên khuyến nông chính của huyện Nghĩa Đàn. Ông Lý có cơ sở khuyến nông nằm ở Thị xã Thái Hòa ( cách xa các xã dự án 20 km) và có đội ngũ cán bộ kỹ thuật bao gồm 6 người chịu trách nhiệm trong mọi lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, có 2 cán bộ chuyên về khuyến nông chăn nuôi gia súc và đồng cỏ trong huyện. Ông Lý và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của ông đã làm việc chủ yếu với các xã không thuộc dự án, giới thiệu về các kỹ thuật của dự án, các giống cỏ mới được trồng ở 26 trang trại. Năm 2009 họ đã tổ chức được 30 cuộc hội thảo tập huấn cho 1060 nông dân mà 1/3 trong số đó tập trung vào lĩnh vực trồng cỏ và chăn nuôi. Ông Hòa là một cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò của BCFRC đã được xếp thứ hai trong dự án trong 6 tháng từ tháng 7/2007 tới tháng Giêng 2008 cung cấp tập huấn về lai tạo giống bò, AI và quản lý đồng cỏ. Ông Hòa đã hoạt động có hiệu quả trong 6 tháng sống và làm việc trong vùng dự án. Bảng 1 đã tổng kết số nông dân đã được tập huấn và áp dụng kỹ thuật mới từ các tập huấn viên nòng cốt. 16
  17. Bảng 1. Tập huấn viên nòng cốt (ToT), kỹ thuật, số nông dân được tập huấn và áp dụng kỹ thuật mới. Người và vùng Kỹ thuật Số nông dân được Số nông dân áp dụng kỹ thuật tập huấn mới Ông Toản Bò đực giống 5 nông dân được tập 4 người sử dụng tài liệu được cấp huấn nuôi bò đực phát, ghi lại tài liệu tập huấn và giống nuôi bò đực giống cho dự án Lai tạo giống 120 75% áp dụng Sức khỏe gia súc 80 70% áp dụng Ủ cỏ 20 30% áp dụng Trồng cỏ giống mới 60 75% dung cỏ giống mới 1 năm sau khi tập huấn Hướng dẫn chăn nuôi Ông Lý, Thái Hòa Cỏ giống mới 38 hộ đã được cung 18 hộ tiếp tục trồng sau 2 năm cấp giống cỏ mới Ông Hòa TTNT và giống 45 (hầu hết là nông 40% đậu thai dân ngoài dự án) Dinh dưỡng - - Những năng lực chính được chuyển tới các tập huấn viên: 1. Giới thiệu các phương pháp đào tạo mới, tức là sử dụng PowerPoint, tập huấn có sự tham gia và sử dụng phương pháp trình diễn thực tế 2. Sử dụng các kỹ thuật tập huấn trình diễn, thử nghiệm ở trang trại và các hội thảo thực tiễn 3. Quản lý điều phối dự án và hệ thống quản lý trang trại 4. Giới thiệu các phương pháp đào tạo cho người trưởng thành 5. Giới thiệu và đánh giá các giống cỏ mới 6. Giới thiệu kỹ thuật ủ cỏ 7. Đào tạo về cân bằng dinh dưỡng và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp 8. Tiến hành tập huấn cán bộ kỹ thuật về khái niệm giống gia súc và phương pháp luận Tập huấn viên của nông dân: Lãnh đạo hội nông dân ở mỗi xã. Họ giúp đưa nông dân đi tập huấn nhưng họ ít có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đào tạo nông dân. Cán bộ kỹ thuật từ Công ty 19/5. Nói chung những cán bộ kỹ thuật này có cùng mức độ kỹ năng thực tế như nông dân các xã và họ không thể huấn luyện nông dân. Bộ phận chăn nuôi Phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn. Ảnh hưởng của họ mạnh nhất xung quanh phạm vi thị xã Thái Hòa với nông dân chăn nuôi bò không thuộc dự án và đặc biệt đối với nông dân chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ. Các kỹ thuật được bà con nông dân thừa nhận và áp dụng bao gồm băm cỏ để làm tăng 17
  18. lượng thu nhận thức ăn, cho gia súc ăn cỏ nhiều lá, sử dụng các giống cỏ mới được dự án giới thiệu, ủ cỏ si-lô. Nông dân dạy nông dân. Phương pháp này rất thanh công trong phạm vi dự án, khi mà những nông dân nòng cốt của dự án được nhìn nhận như là những tập huấn viên trong cộng đồng của họ. Ở các cuộc hội thảo chính thức và không chính thức, những nông dân này đã cung cấp việc tập huấn trực tiếp cho các nông dân trong và ngoài các xã dự án. Các kỹ thuật được các nông dân nòng cốt áp dụng đã được thảo luận sau đó (xem trang 40). Số tập huấn viên đã được dự án đào tạo trực tiếp bao gồm: Cán bộ kỹ thuật của Công ty 19/5 5 Cán bộ kỹ thuật huyện Nghĩa Đàn 21 Lãnh đạo Hội Nông dân 3 Các tập huấn viên nông dân 5 18
  19. Tập huấn nông dân: Việc tập huấn cho nông dân trong suốt giai đoạn dự án được thực hiện theo 3 phương pháp khác nhau. Phương pháp đầu tiên là trợ giúp trực tiếp trong quá trình tập huấn trình diễn thực tế cho bà con nông dân. Việc đào tạo gắn với thực tiễn này lien quan tới các thanh viên của đội ngũ dự án, sử dụng các trang trại của các nông dân nòng cốt của dự án làm các địa điểm trình diễn nơi mà các cán bộ kỹ thuật thực hiện các công việc thực tế như đo vòng ngực tính LWT, ủ cỏ si-lô và trồng cỏ. Qua 2 năm của dự án, 20 cuộc tập huấn trình diễn đã được thực hiện. Số nông dân tham gia tập huấn là 131 người, cán bộ kỹ thuật 72 và 152 giờ tập huấn đã được thực hiện. Các cuộc tập huấn này được liệt kê trong bảng 1. Danh sách này không bao gồm các chuyến đến thăm trang trại bình thường khi mà các thảo luận hay tập huấn không chính thức được tổ chức. Khoảng 50 chuyến đi thăm không chính thức đã được tổ chức tại nhiều điểm trong và ngoài vùng dự án, bao gồm 3 xã dự án cũng như nông dân ở Nghĩa Đàn và Ba Vì. Bảng I: Tập huấn thực tiễn và trình diễn trong vùng dựa án Thời Người giới Số người Nông Cán bộ kỹ gian Ngày Địa điểm Loại thiệu Chủ đề tham gia dân thuật (giờ) 12/07/07 Cty 19/5 Phil Rolston Trồng cỏ 5 5 4 17/07/07 N. Sơn Tim Harvey Ủ cỏ 8 6 2 2 17/07/07 N. Sơn Tim Harvey Ủ cỏ 8 7 1 2 17/07/07 Nghĩa Sơn Tim Harvey Ủ cỏ 9 6 3 2 18/07/07 Nghĩa Lâm Tim Harvey Ủ cỏ 5 4 1 2 18/07/07 Nghĩa Lâm Tim Harvey Ủ cỏ 9 6 3 2 18/07/07 Nghĩa Lâm Tim Harvey Ủ cỏ 8 6 2 2 Trình diễn 19/07/07 Nghĩa Yên Tim Harvey Ủ cỏ 4 3 1 2 19/07/07 N. Yên Tim Harvey Ủ cỏ 7 6 1 2 19/07/07 Nghĩa Yên Tim Harvey Ủ cỏ 8 7 1 2 22/09/07 N. Sơn Tim Harvey Ủ cỏ 12 10 2 2 28/09/07 N. Lâm Tim Harvey Ủ cỏ 7 3 4 2 28/09/07 Nghĩa Yên Tim Harvey Ủ cỏ 6 2 4 2 Vùng dự Thực án hành 30/11/07 Ông Hòa TTNT 10 9 1 100 20/09/08 Cty 19/5 Tim Harvey Q/lý đồng cỏ 5 0 5 4 Trình 23/09/08 Cty 19/5 Tim Harvey Ủ cỏ 10 8 2 4 diễn 26/09/08 Cty 19/5 Tim Harvey Q/lý đồng cỏ 22 16 6 4 Dinh dưỡng Harvey/Rolst cho bò thịt/Ủ Thực 12/03/07 Cty 19/5 on ph ụ ph ẩm 38 30 8 4 hành Quản lý 20/09/07 Cty 19/5 Michael Hare vườn ươm 10 10 4 Chấm điểm 26/09/07 Cty 19/5 Tim Harvey thể trạng 12 2 10 4 Tổng 203 131 72 152 Trung bình 10.2 7.3 3.6 7.6 Số buổi trình diễn 20 19
  20. Phương pháp đào tạo thứ hai dựa trên cơ sở các cuộc hội thảo chính thức được tổ chức trong vùng dự án. Những cuôc hội thảo này thường được tổ chức trong môi trường lớp học và thường kéo dài khoảng 4 giờ. Đội ngũ dự án đã giới thiệu các thông tin kỹ thuật cũng như tiến hành một số tập huấn về phương pháp đào tạo, tập huấn cho người trưởng thành và quản lý hệ thống. chương trình thường xuyên được cả cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân tham gia và trong năm thứ hai, việc sử dụng các nông dân nòng cốt làm tập huấn viên cho nông dân đã được khuyến khích và triển khai như một khái niệm mới. Qua hai năm đầu tiên của dự án, 14 cuộc hội thảo tập huấn đã được tổ chức. Số nông dân tham gia trong các cuộc hội thảo này là 203, cán bộ kỹ thuật 119, và 62 giờ tập huấn đã được thực hiện. Các cuộc tập huấn này được liệt kê trong bảng II. 20
nguon tai.lieu . vn