Xem mẫu

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN Trần Tuấn Anh Mã Số SV: 13124018 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Quản lý đất đai và đất động sản PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, nền kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành. Các thành phần kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ bao gồm phát huy nguồn nội lực từ đất đai để phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm TP.HCM hơn 50km về phía Nam. Trong những năm gần đây huyện đã có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, đáp ứng vai trò quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài những kết quả đáng ghi nhận của công tác Quy hoạch sử dụng đất, huyện còn bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết. Và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn việc đánh giá thực trạng công tác Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thạnh Hóa là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An”. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nắm chắc quỹ đất hiện tại của xã, 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: phân tích những điểm hợp lý, chưa - Nghiên cứu về quy luật chức năng hợp lý. Từ đó dự tính phân bổ quỹ đất của đất như một tư liệu sản xuất chủ cho những năm trước mắt, lâu dài yếu. nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển - Đề xuất các giải pháp Quy hoạch sử KT-XH của huyện. dụng đất phù hợp, hiệu quả cao. - Nắm được tình hình phát triển của 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: các ngành, nhu cầu sử dụng đất trong Đề tài được thực hiện trên đại bàn huyện giai đoạn quy hoạch đồng thời định Thạnh Hóa, tỉnh Long An; bao gồm 10 xã: hướng bố trí cải tạo đất đai cho phù 1. xã Tân Đông hợp với xu thế phát triển của xã hội 2. xã Tân Hiệp - Nắm được thực trạng cơ sở hạ tầng 3. xã Tân Tây và đánh giá hiệu quả sử dụng của 4. xã Thạnh An (Xã mới, quy hoạch người sử dụng trong giai đoạn quy sử dụng đất còn rất nhiều bất cập) hoạch. 5. xã Thạnh Phú - Nâng cao vai trò quản lý của Nhà, 6. xã Thạnh Phước nâng cao ý thức trách nhiệm của các 7. xã Thuận Bình tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng 8. xã Thuận Nghĩa Hòa đất và kết hợp hiệu quả sử dụng đất 9. xã Thủy Đông với hiệu quả môi trường. 10. xã Thủy Tây

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở của đề tài - Khái niệm Quy hoạch sử dụng đất - Mối quan hệ giữa Quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai; quy hoạch đô thị, các ngành; Quy hoạch sử dụng đất của các xã) - Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất (Hiến pháp, Luật đất đai, các chỉ thị, nghị định, thông tư) và những căn cứ pháp lý kĩ thuật quy hoạch sử dụng đất của huyện Thạnh hóa và các xã trực thuộc huyện. 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nội dung nghiên cứu - Số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội - Số liệu về thực trạng sử dụng & QL đất đai giai đoạn 2010-20015 - Xác định xu hướng biến đổi đất đai (tầm nhìn 2020) - Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An và đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp với hiện trạng thực tế. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp điều tra thực tế Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng phản ánh tình hình phát triển kinh tế- xã hội và hiện trạng sử dụng đất đai huyện. Điều tra khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. 2. Phương pháp cân đối Mục đích của phương pháp này là xác định các phương án cân đối và lựa chọn phương án cân đối cho việc sử dụng các loại đất, lập các chỉ tiêu khống chế các loại đất phi nông nghiệp, hướng dẫn phương án phân phối và điều chỉnh sử dụng đất cấp dưới. 3. Phương pháp toán kinh tế Do đặc điểm của đất đai rất đa dạng với nhiều chức năng sử dụng, nên việc áp dụng phương pháp này để dự báo quy hoạch sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng phức tạp mang tính chất xác suất. Phương pháp này nhằm dự báo các nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các mục đích sử dụng. 4. Phương pháp bản đồ Sử dụng bản đồ để thể hiện nội dung và các yếu tố trên bản đồ hiện trạng tỉ lệ 1: 5.000 ( trong báo cáo là tỉ lệ 1: 15.000) cũng như bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Thạnh Hóa giai đoạn 2010-2020 trên cơ sở khoa học, sát thực tế. PHẦN 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, thỗ nhưỡng), kinh tế xã hội( Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ- thương mại, dân số lao động và đất ở, thực trạng phát triển khu dân cư, tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng) - Tình hình quản lý, quy hoạch sử dụng đất đai (Những khó khăn, vấn đề bất cập) - Đánh giá tiềm năng đất đai, đề xuất phương hướng và mục tiêu phát triển đối với các nhóm ngành (phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa phương) PHẦN 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Đề tài được thực hiện từ đầu tháng 11/2014 đến cuối tháng 3/2015, bao gồm các công việc: Xây dựng đề cương  Thu thập số liệu, xử lý  Viết báo cáo Giáo viên chỉnh sửa lần 1,2 Hoàn chỉnh và nộp báo cáo Bảo vệ đề tài TÀI LIỆU THAM KHẢO

nguon tai.lieu . vn