Xem mẫu

  1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Báo cáo tiến độ dự án CARD 021/06VIE: Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam nhờ giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân MS12: Báo cáo hoàn thành dự án 1
  2. Mục lục 2.Tóm tắt dự án .............................................................................................................4 3. Tóm tắt công việc ...................................................................................................4 4. Giới thiệu và tổng quan ............................................................................................5 5. Tiến độ đạt được đến nay.......................................................................................6 6. Phát sinh trong thực hiện và tính bền vững ..........................................................19 7. Các bước quan trọng tiếp theo ...............................................................................19 8. Kết luận ...................................................................................................................19 2
  3. 1. Thông tin về cơ quan tham gia Tên dự án Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau miền Bắc Trung bộ của Việt Nam nhờ giống mới, áp dụng nguyên tắc thực hành nông nghiêp tốt và đào tạo trọng tâm vào nông dân. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ. (ASINCV) Cơ quan phía Việt Nam Nghi Kim, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam PGS. TS. Phạm Văn Chương Chủ nhiệm dự án phía VN Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng nghề vườn (AHR) ACN 073 Tổ chức phía Úc 642 510; Dãy 352, Toà nhà Biomedical; Đại lộ 1 Central Ave Everleigh NSW 2015 Australia GS.TS. Gordon Rogers Đội ngũ phía Úc Tháng 3/ 2007 Ngày khởi đầu Tháng 12/ 2009 Ngày hoàn thành (Chính thức) Tháng 3/2010 Ngày hoàn thành (Sửa lại) Điểm mốc đạt được tháng 3/2010 Giai đoạn báo cáo Địa chỉ liên hệ của cán bộ liên quan Tại Úc: Chủ nhiệm dự án 61 2 8627 1040 Prof. Gordon Rogers Tên: Tel: +61 2 9544 3782 Chủ nhiệm dự án Chức vụ: Fax: gordon@ahr.com.au AHR, Applied Horticultural Research 352, Cơ quan Email: Biomedical Building, 1 Central Avenue, Australian Technology Park, Eveleigh N.S.W. 2015 Australia Tại Úc: Người liên hệ hành chính +61 2 9527 0826 Lynn Christie Tên: Tel: +61 2 9544 3782 Quản trị Chức vụ: Fax: Email: lynn@ahr.com.au Cơ quan AHR, Applied Horticultural Research; PO Box 3114; Bundeena NSW 2230, Australia Tại Việt Nam: +84 (903) 221 612 PGS. TS. Phạm Văn Chương Tên: Tel: Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam Chức vụ: Fax: +84(0) 38 851 981 Email: chuong.phamvan@gmail.com Cơ quan Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ. (ASINCV) Nghi Kim, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam 3
  4. 2.Tóm tắt dự án Canh tác cây rau ở Việt Nam có thể mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn khoảng 20-30 triệu đồng mỗi năm, chiếm khoảng 80-90% thu nhập bình quân từ nông nghiệp của một hộ gia đình. Một trong những tiềm năng để nâng cao nguồn thu nhập này cho người trồng rau đó là nhờ vào việc phát huy tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm rau do họ trồng. Dự án này nhằm cải thiện thu nhập của các hộ sản xuất nhỏ bằng việc tạo điều kiện cho họ tham gia thực hiện sản xuất sạch và bền vững. Dự án này bao gồm sản xuất đạt năng suất cao; các giống dưa hấu và cải bắp chống bệnh; cung cấp thông tin và đào tạo về thực hành nông nghiệp tốt (GAP), điều này sẽ giúp giảm việc đầu tư hóa chất và giảm tổn thất sau thu hoạch. Việc giới thiệu các giống mới và thực hành nông nghiệp tốt - GAP sẽ được thưc hiện bằng phương pháp cùng tham gia thông qua các lớp thực hành trên đồng ruộng nông dân và tổ chức các hội thảo hướng dẫn bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành của Úc. Điểm nổi bật trong báo cáo định kỳ lần này là sản xuất cải bắp chất lượng cao theo nguyên tắc GAP tại các xã Quỳnh Lương và hợp tác xã Hưng Đông và sự nhiệt tình của siêu thị Metro Cash and Carry để bán những sản phẩm này trong kho hàng tại Hà Nội. Đây là một bước tích cực trong việc phát triển một chuỗi cung ứng đáng tin cậy và có lợi hơn nhằm thay thế cho chuỗi cung ứng cũ mà nông dân đã tham gia cung cấp trước đây. Việc áp dụng IPM và các sổ tay ghi chép nông nghiệp cũng là một bước đầu quan trọng để tiếp cận hệ thống bảo đảm chất lượng của người trồng rau. 3. Tóm tắt công việc Dự án sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia của người dân để khuyến khích việc tiếp thu các thực hành nông nghiệp tốt (GAP) bằng việc hợp tác với các Viện nghiên cứu của Việt Nam và các bên liên quan (nông dân, cán bộ khuyến nông và các đối tác thương mại). Dự án bao gồm một số sáng kiến đào tạo. Chẳng hạn như việc thành lập các mô hình trình diễn giống và các thử nghiệm GAP làm cơ sở cho những lớp tập huấn thực hành trên đồng ruộng của nông dân, nghiên cứu sau thu hoạch khảo sát quản lý nhiệt độ và đóng gói cùng với chuỗi cung ứng và phát triển thị trường. Dự án được chính thức ký kết vào ngày 10 tháng 3 năm 2007. Một cuộc khảo sát ban đầu về dư lượng thuốc trừ sâu đã cho thấy có đến 46% mẫu các loại rau có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép và đến cuối của dự án này đã được giảm xuống bằng không. Kỹ năng của nông dân đã được cải thiện đáng kể đến mức độ bây giờ họ có thể thành công phát triển và cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm rau thương mại các loại đảm bảo chất lượng cao, dư lượng thuốc trừ sâu dưới ngưỡng cho phép đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Mối quan hệ vững chắc về thị trường đã được hình thành giữa siêu thị Metro Cash and Carry tại Hà Nội và hai xã đã cộng tác với dự án là Quỳnh Lương và Hưng Đông. Trước khi có dự án này, Metro chỉ nhập hàng rau quả tươi sống từ những đại lý thu gom hoặc thương nhân. Hình thành mối liên kết mới là rất khả thi do mô hình xã cho phép nông dân tạo quan hệ tập thể với các đối tác bán lẻ lớn hơn. Đến thời điểm hoàn thành Dự án, nông dân từ khu vực Nghệ An đã có thể thường xuyên cung cấp từ 5-10 tấn bắp cải và dưa hấu mỗi vụ cho hệ thống thị trường bán lẻ hiện đại tại Hà Nội. Những người nông dân cũng đã cung cấp đa dạng sản phẩm rau an toàn khác bao gồm cải thảo, cà chua và cà rốt cho thị trường bán lẻ tại Hà Nội. Sổ tay VietGAP lần đầu cho rau cải bắp và dưa hấu đã được xuất bản bởi Dự án bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Xã Quỳnh Lương đã được công nhận đủ điều kiện sản xuất theo 4
  5. VietGAP và hiện nay đã được công nhận có diện tích 15 ha dành cho sản xuất cây rau an toàn. Một chương trình quản lý IPM cho sản xuất dưa hấu đã được phát triển và thực hiện với sự tham vấn từ cán bộ nghiên cứu của ASINCV và Trung tâm Vùng Bắc Trung Bộ của Cục bảo vệ thực vật. Phương pháp xử lý sau thu hoạch cải tiến đã được phát triển và tập huấn. Tỷ lệ nông dân sử dụng giống rau cải tiến có sự gia tăng rõ rệt. Đối với bắp cải, 100% số hộ nông dân sử dụng giống cải tiến, trong khi năm 2007 con số này chỉ được 50%. Việc sử dụng giống mới ở các loại loại rau ăn lá khác cũng tăng từ 69% (năm 2007) lên 80% (năm 2009). Các giống mới của su hào và rau họ cải được trồng với tỷ lệ ngày càng tăng. Có cả sự thay đổi lớn trong sử dụng phân bón từ 2007-2009. Năm 2007 người trồng rau chỉ sử dụng duy nhất phân bón vô cơ đơn, nhưng vào năm 2009 nông dân đã sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ phối trộn NPK theo tỷ lệ phù hợp cho từng loại cây trồng. So sánh phương pháp bón phân giữa các năm 2007 và 2009 cũng có sự cải tiến, với một xu hướng tuân theo GAP rõ ràng hơn. Năng suất và thu nhập từ các nhóm rau chính đã tăng lên đáng kể trong ba năm của dự án. Giá trung bình cho dưa hấu đã tăng gấp đôi từ 1.800 đồng / kg đến 3.500 đồng / kg trong khi giá bắp cải cũng tăng 20% (lên 2.500 đồng / kg). Thực hành canh tác cải tiến cũng đã dẫn đến sản lượng cao hơn, hơn nữa có sự ảnh hưởng tích cực về giá cả hàng hóa. Cải bắp có năng suất được 41 tấn / ha trong năm 2007, và tăng lên 50 tấn / ha vào năm 2009. Dưa hấu tăng sản lượng 30-38 tấn / ha. Hai cán bộ khoa học của Việt Nam là cán bộ được ASINCV tiến cử đến Úc từ ngày 12-18 tháng 8 năm 2007. Các cán bộ nghiên cứu của ASINCV cũng đã thăm quan trang trại của nông dân trồng rau tại Úc và thăm thị trường tại các siêu thị. Họ cũng đã làm việc với các đối tác của Úc để chuẩn bị cho việc biên soạn sổ tay GAP và đặc biệt là lĩnh vực đảm bảo chất lượng dựa trên cơ sở của chương trình FreshCare. Ba cán bộ khoa học, ông Đoàn Xuân Cảnh, Bà Nguyễn Thị Hồng Quyền và ông Nguyễn Đức Thắng của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ đóng tại thành phố Vinh, Nghệ An đã đến Úc từ ngày 10 đến 28 tháng 2/2008. Họ đã thăm quan các trang trại, đại lý bán lẻ và cách tiếp thị tại Úc và tham dự Hội nghị Dưa Úc ở Ipswich, Queensland trong chuyến thăm của họ. Cuối cùng, theo lời phát biểu của các lãnh đạo của xã Quỳnh Lương: Dự án đã đạt kết quả là cải thiện đáng kể thu nhập của nông dân vì giá bán và năng suất thu được cao hơn trước đây và cũng góp phần cải thiện sức khỏe của nông dân vì đã giảm việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu. 4. Giới thiệu và tổng quan Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước và chiếm khoảng 9% tổng thu nhập từ trồng trọt bao gồm cả lúa. Có tiềm năng để tăng thu nhập cho người trồng rau nhờ tăng tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm do họ làm ra. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh khiến cho ngành rau quả ở Việt Nam gần đây bị hạn chế, khó mở rộng và đã ảnh hưởng đến phát triển của ngành rau nói chung cũng như thu nhập của nông dân nói riêng, như: • Dư lượng thuốc trừ sâu và hàm lượng nitrosamine cao trong sản phẩm rau • Quản lý nhiệt độ sau thu họach và công nghệ thu hoạch còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng rau tiêu thụ. • Phương thức canh tác truyền thống mà người trồng rau đã sử dụng có thể hạn chế đến tiềm năng năng suất và từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân • Cách tiếp thị truyền thống có thể làm giảm thu nhập 5
  6. Dự án sử dụng cách tiếp cận có sự cùng tham gia của người dân để khích lệ sự tiếp thu về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thông qua sự hợp tác với các viện và các bên tham gia (Nông dân, khuyến nông viên và những đối tác thương mại) của Việt Nam. Dự án bao gồm một số lớp tập huấn khởi đầu. Việc hình thành các mô hình trình diễn về giống và các thí nghiệm thực hành nông nghiệp tốt sẽ tạo nền tảng cho các buổi thực hành trên đồng ruộng của nông dân, quản lý nhiệt độ, điều tra nghiên cứu sau thu hoạch và đóng gói hàng hóa trong toàn bộ dây chuyền cung ứng, đào tạo chuyên sâu cho các chuyên gia làm vườn của Việt Nam tại Úc và tổ chức một hội nghị mở rộng trước khi dự án kết thúc để công bố rộng rãi tới đông đảo người quan tâm. Một mục tiêu quan trọng khác của dự án là phát triển một thị trường mới và đáng tin cậy cho những người trồng rau bằng việc thiết lập những mối liên kết cung ứng rau liên hoàn cho hệ thống siêu thị Metro. Việc làm này sẽ khiến giảm bớt một số khâu trong chuỗi cung ứng và sản phẩm sẽ đến được với người tiêu dùng sau cùng nhanh hơn, kết quả là sản phẩm tươi hơn, đáp ứng yêu cầu đang gia tăng và bán được nhiều hơn. Điều này sẽ dẫn đến kết quả là nông dân sẽ được lợi thông qua lượng hàng rau bán được nhiều, thị trường đáng tin cậy hơn, thông tin giao tiếp tốt hơn với những người mua sản phẩm và thu nhập tốt hơn. Những người bán lẻ được lợi thông qua những hệ thống cung cấp đáng tin cậy về sản phẩm sạch, vừa ổn định lại vừa đáp ứng những chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật và như vậy cải thiện việc bán hàng và tăng được lợi nhuận của họ. Dự án được tập trung vào những phương pháp ngoài đồng ruộng phù hợp để nông dân áp dụng sản xuất rau sạch chất lượng cao, bao gồm: o Các giống mới. o Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) o Tập huấn có sự tham gia của nông dân o Nghiên cứu và tập huấn sau thu hoạch o Phát triển mối liên kết trong chuỗi cung ứng 5. Tiến độ đạt được đến nay 5.1 Những kết quả nổi bật đạt được Hợp đồng cho dự án đã được ký kết vào ngày 10 tháng 3 năm 2007 sau khi một thỏa thuận sửa đổi đã được ký kết giữa Đại học Sydney và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nghiên cứu Ứng dụng nghề vườn - AHR Ltd. Một cuộc họp lập kế hoạch đã được tổ chức với tất cả các bên tại Hà Nội và thành phố Vinh từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 3 năm 2007. Khảo sát thực trạng Các điều tra cơ bản trước hết được thực hiện tại: • Hưng Đông, thành phố Vinh, với 30 hộ nông dân. • Xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu, với 30 hộ nông dân. • Xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, với 30 hộ gia đình nông dân Chuyến khảo sát trước khi dự án triển khai cho thấy nông dân cũng có kỹ năng tốt trong sản xuất rau theo lối truyền thống. Nhiều loại rau được trồng từ giống địa phương và chỉ đạt năng suất thấp. Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và áp dụng qui tắc an toàn khi sử dụng cho sản xuất rau tại ba địa điểm được khảo sát rất đáng báo động. Tăng cường công tác xử lý sau thu hoạch là một cơ hội tốt để tăng chất lượng rau quả và kéo dài thời gian sử dụng nhưng 6
  7. nông dân chưa quan tâm vì quy mô sản xuất nhỏ lẻ của họ. Quản lý về đảm bảo chất lượng vẫn chưa được thực hành tại địa điểm được khảo sát vào thời kỳ đầu chưa triển khai dự án. Thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau là một khái niệm mới với những nông dân được phỏng vấn.Việc khảo sát tiếp theo vào lúc gần kết thúc của dự án sẽ hữu ích để đánh giá những tác động của dự án về thực tiễn quản lý sản xuất rau, đặc biệt là sử dụng thuốc trừ sâu. Khảo sát về dư lượng thuốc trừ sâu cũng cho thấy rằng 46% số mẫu các loại rau lấy ngẫu nhiên tại địa phương có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép và hy vọng con số này sẽ có thể được cải thiện vào cuối dự án. Những mối liên kết tiếp thị sản phẩm Một mối liên kết chặt chẽ về tiếp thị sản phẩm được tạo ra giữa siêu thị Metro Cash and Carry tại Hà Nội và hai xã triển khai dự án ở tỉnh Nghệ An. Trước khi có dự án này Metro chỉ quan hệ với các đại lý thu gom hoặc thương nhân. Liên kết mới là rất có khả năng thành công do ở cấp xã cho phép các tiểu nông chung nhau sản xuất và giao thiệp với các nhà bán lẻ qui mô lớn hơn, và Metro cũng đã nỗ lực tham gia để đáp lại. Siêu thị Metro Cash and Carry Việt Nam đã rất ấn tượng bởi chất lượng của cải bắp khi họ đến thăm vùng sản xuất tại xã Quỳnh Lương trong tháng 12/2007. Họ đã đồng ý mua tất cả sản phẩm rau quả mà người nông dân sản xuất tại đây và muốn mở rộng việc thu mua các sản phẩm đã sử dụng qui trình này để sản xuất. Ông Phạm Hùng Cương cán bộ của ASINCV đến làm việc tại xã Quỳnh Lương và giúp cho việc đàm phán hợp đồng giữa siêu thị Metro Cash and Carry và người trồng bắp cải được thuận lợi. Sau đó một kế hoạch tiếp thị sản phẩm đã được phát triển với sự hợp tác của Metro. Tiếp thị và cung cấp Nhãn hiệu “Vinh - Nghệ An” đã được phát triển, bao gồm nhãn hiệu dán trên sản phẩm và trên các áp phích. Nhãn dán trên sản phẩm đã được thiết kế bởi một hãng thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tại Sydney và 5.000 bản nhãn dán được in và chuyển đến Việt Nam. Sau đó, nhãn hiệu đã được in tại Việt Nam, việc thiết kế này được tài trợ từ ngân sách Dự án từ phía Úc. Nhãn hàng có vai trò rất quan trọng để phân biệt sản phẩm được sản xuất theo GAP và để xác định nó được trồng theo hướng dẫn GAP và do đó không có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép. Các nhãn hàng cũng được hỗ trợ thêm nhờ các áp phích quảng cáo dán ngay tại quầy bán hàng, đào tạo về xử lý sau thu hoạch và tiếp thị sản phẩm mới được ông John Baker tiến hành đào tạo cho nông dân và đội ngũ nhân viên bán lẻ của Metro Hà Nội. Tiến sĩ Jobling đến công tác tại Việt Nam trong tháng 1/2008 nhằm hỗ trợ cho việc thu hoạch thời vụ đầu tiên của cải bắp và Tiến sĩ Rogers và ông Baker đến vào tuần tiếp theo để hỗ trợ cho thu hoạch thời vụ thứ hai và để giúp đỡ việc tổ chức khuyến mại tại quầy hàng của Metro Cash and Carry. Nguyên tắc bảo hiểm chất lượng QA đã được chuẩn bị dựa trên các thông số kỹ thuật về chất lượng theo yêu cầu của siêu thị Metro Cash and Carry. Chúng được phát cho người trồng rau và để sử dụng trong vụ thu hoạch bắp cải đầu tiên vận chuyển đi Metro. Các công cụ hỗ trợ lập lịch trình trồng trọt và cung cấp rau đã được phát triển, nó có thể được dùng để hỗ trợ nông dân phát triển lịch mùa vụ gieo trồng của mình để đáp ứng đơn đặt hàng của nhà bán lẻ và có thể dùng để theo dõi sinh trưởng của cây trồng. Công cụ hỗ trợ lập lịch mùa vụ gieo trồng và cung cấp rau đã được phát triển ở dạng bảng tính Excel ®. Các công cụ này được xây dựng cho cải bắp, dưa hấu, cải thảo, cà chua và cà rốt. Điểm khởi đầu để tính là 7
  8. nhập vào số lượng và thời gian mỗi lô hàng theo yêu cầu của nhà bán lẻ, ví dụ, cần 5 tấn bắp cải mỗi tuần từ tháng 1 đến tháng 3. Chương trình sẽ xác định ngày tháng gieo trồng, số lượng hạt giống hoặc cây giống cần thiết, yêu cầu diện tích xuống giống mỗi tuần để sản xuất đủ số lượng yêu cầu của đơn hàng. Đến khi hoàn thành dự án, chúng ta mới hiểu dự án đã thành công như thế nào về thị trường, thực hành sản xuất và cung cấp rau có chất lượng cao được chứng minh, thể hiện qua năng lực của người nông dân thường xuyên cung cấp từ 5-10 tấn mỗi tuần, gồm bắp cải và dưa hấu cho thị trường bán lẻ hiện đại tại Hà Nội và được vận chuyển từ khu vực sản xuất tại Nghệ An. Những người nông dân cũng đang triển khai cung cấp đa dạng các loại rau an toàn khác bao gồm cải thảo, cà chua và cà rốt cho thị trường bán lẻ tại Hà Nội. Cải bắp trong sọt nhựa với "nhãn hiệu" xác định thương hiệu Nghệ An Vùng sản xuất Hai vùng chính của dự án là xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu và hợp tác xã Hưng Đông tại Thành phố Vinh. Một vùng mới sản xuất dưa hấu cũng được khảo sát ở Nghệ An là một điểm thay thế cho điểm tại Hưng Đông, vì nơi đây đất quá chặt dí, điểm mới được chọn tại xã Diễn Phong ở đây đất có cấu trúc pha cát nhẹ, với cơ sở hạ tầng khá tốt cho phát triển vùng trồng rau quả. Nông dân đã cung cấp thành công cả hai loại sản phẩm là cải bắp và dưa hấu cho siêu thị Metro Cash and Carry tại Hà Nội, đây là sự thành công kế tiếp của vụ rau cải bắp trước đó. Có một số vấn đề nảy sinh về bệnh trên rễ, đặc biệt là Fusarium sp. và điều này dẫn đến việc sụt giảm sản lượng và việc giao hàng cho Metro bị thấp hơn so với dự kiến. Cụ thể dự kiến sẽ giao cho Metro là 100 tấn, nhưng chỉ có khoảng 70% số này được chuyển đi do sản lượng sụt giảm từ vùng sản xuất của hợp tác xã Hưng Đông. 8
  9. Vụ bắp cải chất lượng cao tại xã Quỳnh Lương Kết quả của thử nghiệm giống dưa hấu 9
  10. Vụ dưa hấu sản xuất thành công của Dự án Sổ tay hướng dẫn VietGAP bằng tiếng Anh và tiếng Việt Các sổ tay VietGAP hướng dẫn trồng bắp cải và dưa hấu đã được xuất bản và thực hiện theo quy định hiện hành VietGAP của Bộ NN & PTNT ban hành (Quyết định số 379, ngày 28/1/2008 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành). Phiên bản in với độ phân giải thấp của các sổ tay đã đệ trình văn phòng CARD mục đích là để đánh giá. Các phiên bản in độ phân giải cao của sổ tay cũng có sẵn. Sổ tay được xuất bản cho sản xuất dưa hấu và bắp cải bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi sổ tay có ba phần: Phần 1 – Tài liệu hướng dẫn này có tất cả các thông tin cụ thể cây trồng, các yêu cầu cho sản xuất rau an toàn: các nguyên tắc an toàn về sản xuất nông nghiệp cũng như danh sách các thuốc trừ sâu được chấp thuận cho sản xuất bắp cải ở Việt Nam. Các phần là: Giới thiệu Cách sử dụng sổ tay VietGAP Cải bắp Hướng dẫn thực hành tốt nhất cho cải bắp • Nông học • Quản lý sâu và bệnh • Thu hoạch và quản lý sau thu hoạch • Bảo hiểm chất lượng • Thông số kỹ thuật cho cải bắp chất lượng cao • Hướng dẫn về an toàn thực phẩm nông trại: tổng quan • Phụ lục tham khảo Phụ lục 1. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến thiên địch trên rau họ cải Phụ lục 2. VietGAP: Quy định chung (Quyết định số 379 của Bộ NN & PTNT) Phụ lục 3. Danh sách các hóa chất được phép sử dụng trong sản xuất bắp cải ở Việt Nam Phần 2- Sổ ghi chép của nông dân giúp cho nông dân có thể ghi lại chi tiết về mỗi vụ trồng rau. Nó cung cấp cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc của cây trồng và tất cả các hoạt động 10
  11. được thực hiện đối với cây rau trong suốt quá trình trồng trọt, thu hoạch, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nó được thiết kế để có thể sao chép dễ dàng và đó cũng là một phiên bản là ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu, có thể in ra với giá rẻ để sử dụng. Phần 3- Danh sách các tiêu chí kiểm tra này có chứa một danh sách kiểm tra đầy đủ gồm 65 chỉ tiêu yêu cầu cần được tuân thủ trong quy định của VietGAP. Tác động của dự án đến kỹ năng của nông dân Vào thời điểm bắt đầu của dự án mức độ sản xuất rau an toàn và kỹ năng của nông dân trong việc sử dụng thuốc trừ sâu, hồ sơ lưu giữ, kỹ thuật nông học hiện đại, tiếp thị và kỹ năng sau thu hoạch là rất thấp. Đến khi hoàn thành dự án, kỹ năng của nông dân đã được cải thiện đáng kể đến mức bây giờ họ có thể thành công phát triển và cung cấp số lượng lớn sản phẩm rau an toàn có chất lượng cao, với dư lượng thuốc trừ sâu dưới ngưỡng cho phép để tiêu dùng an toàn. Bằng chứng cho thành tích này đã được trình bày với CARD trong báo cáo điểm mốc 11 trong tài liệu về dư lượng thuốc trừ sâu và các báo cáo khảo sát thực trạng tại nông hộ lần cuối cùng của dự án. Năng lực của nông dân đã có thể thường xuyên cung cấp 5-10 tấn mỗi lần gồm bắp cải và dưa hấu cho thị trường bán lẻ hiện đại tại Hà Nội vận chuyển từ nơi sản xuất Nghệ An là bằng chứng thuyết phục cho thấy mục tiêu dự án đã đạt được. Diện tích 15 ha mới qui hoạch để sản xuất rau xã Quỳnh Lương Đào tạo cho nông dân và cán bộ địa phương Tổng số là 14 lớp học thực hành trên đồng ruộng nông dân (FFS) đã được tiến hành là một phần của dự án và tổng số lượng nông dân tham gia vào các lớp này đã đạt 405 lượt người (xem báo cáo tóm tắt đào tạo đính kèm với báo cáo điểm mốc 10). Những lớp FFSs chủ yếu thực hiện ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu và hợp tác xã Hưng Đông, TP Vinh, tuy nhiên cũng có hai lớp FFSs tiến hành tại xã Diễn Phong, Diễn Châu về cải bắp (vào tháng 9 và tháng 10 năm 2008) và sản xuất dưa hấu trong tháng 6 và 7 năm 2008. Xã Diễn Phong sản xuất dưa hấu thành công được một vụ, nhưng kể từ đó do nhu cầu đa dạng loại cây trồng khác như ngô ngọt và các loại rau khác đã không tiếp tục tham gia dự án nữa. Tổng cộng có 405 nông dân được dự án đào tạo. Ngoài ra, đã có nỗ lực đáng kể vào các hoạt động đào tạo TOT, 11
  12. mà kết quả là các cơ quan ASINCV, ngành NN & PTNT và các giảng viên cấp xã có thể tiếp tục vận hành với các lớp học FFS tương tự và các hoạt động đào tạo khác trong tương lai. Lớp học FFS - Buổi lý thuyết (tại Quỳnh Lương) Lớp FFS - Buổi thực hành (tại Quỳnh Lương) Hoạt động đào tạo giảng viên nông dân -TOT Đã có 30 hoạt động TOT trong ba năm của dự án, không kể hội thảo cuối cùng trong tháng 11. Tại các cuộc hội thảo TOT, đã có tổng cộng 844 lượt người tham gia (báo cáo tóm lược đào tạo kèm theo báo cáo điểm mốc 10). Nhiều người trong số những người tham gia đã tham dự nhiều hơn một hội thảo TOT, và vì vậy tổng số người được đào tạo sẽ có được ít hơn 844, tổng số người được đào tạo đã vượt xa con số dự kiến của dự án là trên 50 người. Hội nghị tổng kết đã được tổ chức vào tháng 11/2009 tại Hà Nội, Quỳnh Lưu và Thành phố Vinh, tổng số đại biểu dự hội thảo đã đạt 156 đại biểu. 12
  13. Thực hiện IPM và kỹ thuật xử lý sau thu hoạch. Thí nghiệm sau thu hoạch đã được tiến hành và báo cáo bởi ông Minh (Viện Nghiên cứu rau quả - FAVRI) phối hợp với Tiến sĩ Jenny Jobling, Đại học Sydney. Báo cáo nghiên cứu và chương trình đào tạo sau thu hoạch đã được xây dựng và đệ trình văn phòng CARD. Một chương trình IPM cho sản xuất dưa hấu đã được phát triển và thực hiện bởi ông Tim Kimpton (Ahr) với sự tư vấn hỗ trợ của các cán bộ khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ (ASINCV), Cục Bảo vệ thực vật vùng Bắc trung bộ (PPD). Đào tạo được chuyển giao (xem đào tạo tóm tắt) và một chương trình chi tiết được đính kèm theo báo cáo mốc này. Một chương trình IPM cho cải bắp được phát triển sớm trong dự án, thông qua một chuyến tham quan học tập của cán bộ ASINCV tới Úc và tham vấn với nhân viên PPD tại Việt Nam. Các chương trình IPM cải bắp được trình bày chi tiết trong Sổ tay VietGAP cho cải bắp, và đã nộp cho Văn phòng CARD. Tiến sĩ Jobling thảo luận về chất lượng cải bắp với nhân viên ASINCV trong cửa hàng của Metro Hà Nội 13
  14. Kết quả của IPM đã cho quả dưa hấu chất lượng cao tại HTX Hưng Đồng, Vinh, Nghệ An Dưa hấu trong hộp các tông và dán nhãn xác định thương hiệu Nghệ An. 14
  15. Bắp cải đóng gói trong giỏ tre truyền thống để vận chuyển đến thị trường địa phương Kết quả khảo sát lần cuối cùng (I) Thay đổi trong kiến thức, kỹ năng, thái độ và thực hành. Có sự gia tăng đáng kể số hộ nông dân trồng rau trong năm 2010 so với thời kỳ bắt đầu của dự án vào năm 2007. Ví dụ, so sánh trong 56 hộ gia đình được khảo sát trong năm 2007 và 59 hộ được khảo sát vào năm 2010, số hộ trồng cải bắp đã tăng hơn 5 hộ (từ 8 lên 13), số hộ trồng dưa hấu đã tăng hơn 17 hộ (từ 15 lên 32), hộ trồng cà chua đã tăng 5 (từ 7 lên 12) và 23 hộ trồng cà rốt (từ 0 lên 23). Có sự thay đổi lớn về tỷ lệ số hộ nông dân sử dụng giống rau cải tiến. Đối với bắp cải, 100% là giống cải tiến trong khi năm 2007 con số này chỉ đạt 50%. Các loại rau ăn lá khác việc sử dụng giống mới cũng tăng từ 69% lên 80%. Su hào và rau họ cải đang được nông dân sử dụng với tỷ lệ ngày càng tăng của các giống mới. Sử dụng phân bón cũng có sự khác biệt đáng kể từ 2007-2009. Năm 2007 người trồng rau chỉ sử dụng phân bón vô cơ đơn, nhưng vào năm 2009 nông dân đã sử dụng phân hữu cơ và phân NPK tổng hợp. Phương pháp bón phân cũng có cải tiến rõ rệt từ năm 2007 đến 2009, với một xu hướng áp dụng tuân theo GAP rõ ràng hơn. So sánh với kết quả khảo sát từ năm 2007, việc xử lý và bảo quản sau thu hoạch đã được cải thiện đáng kể. Người sản xuất rau đã biết cách áp dụng phương pháp chế biến, bảo quản, đóng gói hiện đại. Họ thường thu hoạch và bán trực tiếp cho người thu gom; siêu thị hoặc mang sản phẩm cho thị trường địa phương để bán và vận chuyển đến nơi tiêu thụ trong tình trạng tốt hơn nhiều so với trường hợp trước đây. Việc cải thiện chất lượng này góp phần đem lại giá cả cao hơn cho nông dân, và kết quả là thu nhập cao hơn. 15
  16. (Ii) Sự thay đổi mức độ dư lượng thuốc trừ sâu trong mẫu đại diện được lấy từ rau của nông dân. Về kết quả khảo sát dư lượng thuốc trừ sâu cho thấy 100% các mẫu rau từ đồng ruộng của nông dân trong vùng dự án có dư lượng thuốc trừ sâu dưới mức giới hạn cho phép. Đây là sự tương phản hoàn toàn so với tình hình trong năm 2007 khi có đến 46% mẫu khảo sát của rau có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép. Khảo sát về chủng loại các nhóm hóa chất được sử dụng trên các loại rau như rau ăn lá, rau họ cải, cải bắp cho thấy số lượng các loại thuốc trừ sâu và hoá chất được sử dụng đã giảm, đồng thời đã có sự gia tăng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học từ năm 2007. Các phương pháp kiểm soát dịch sâu bệnh cũng đã thay đổi giữa 2007 và 2009. IPM hiện nay đang được sử dụng nhiều hơn so với trước khi dự án bắt đầu. Do việc áp dụng sản xuất rau an toàn theo GAP, việc chấp hành thời gian cách ly đã được cải thiện, trong thời gian 7-10 ngày trước khi thu hoạch không phun xịt thuốc trừ sâu. Năng suất rau và thu nhập của nông dân Năng suất và thu nhập của nông dân từ các nhóm rau chính đã tăng lên đáng kể trong thời gian ba năm của dự án. Giá trung bình cho dưa hấu của nông dân tham gia trong dự án đã tăng gấp đôi từ 1.800 đồng / kg đến 3.500 đồng / kg, và giá bắp cải cũng tăng trên 20% lên 2.500 đồng / kg. Phương pháp canh tác cải tiến cũng đã dẫn đến sản lượng cao hơn, hơn nữa có cả ảnh hưởng tích cực về giá cả hàng hóa. Năng suất cải bắp đạt 41 tấn / ha trong năm 2007 và tăng lên 50 tấn / ha vào năm 2009. Năng suất dưa hấu cũng tăng từ 30 tấn lên 38 tấn/ha. Tập huấn quốc tế và công tác tại Việt Nam của các nhà khoa học Úc Hai cán bộ khoa học Việt Nam, người được đề cử từ ASINCV, đến Úc từ ngày 12-18 tháng tháng 8 năm 2007. Họ đã đến thăm người trồng rau của Úc và thăm các chợ đầu mối và bán lẻ. Họ cũng đã làm việc với các đối tác của Úc để phát triển các tài liệu hướng dẫn sử dụng GAP và đặc biệt là tài liệu đảm bảo chất lượng dựa trên cơ sở Chương trình FreshCare các ngành công nghiệp cơ bản của Bang NSW. Ba cán bộ khoa học, ông Đoàn Xuân Cảnh, Bà Nguyễn Thị Hồng Quyền và ông Nguyễn Đức Thắng từ ASINCV tại thành phố Vinh đã thăm Úc từ ngày 10 - 28 tháng 2 năm 2008. Họ tham quan trang trại, nhà bán lẻ và xúc tiến thương mại tại Úc và tham dự Hội nghị dưa Úc ở Ipswich, Queensland. Các chuyến công tác của chuyên gia Úc đến Việt Nam được tóm tắt trong bảng dưới đây. Tóm tắt chuyến công tác Ngày Tên chuyên gia Mục tiêu của chuyến đi Hoạt động 24 /3 đến 01/4 Jenny Jobling Cuộc họp ban đầu dự án Gặp gỡ nhân viên tại Hà Nội CARD năm 2007 Gordon Rogers Xác định phạm vi và xây dựng kế hoạch chi tiết Gặp đội dự án ở ASINCV John Baker Gặp gỡ nhân viên tại Hà Nội FAVRI Gặp gỡ nhân viên Metro tại Hà Nội Đồng ý về kế hoạch làm việc cho dự án Khảo sát thiết kế ban đầu Tháng 7 năm Gordon Rogers Kế hoạch thử nghiệm cải bắp vụ Đông tại Đến các xã Hưng Đông và Quỳnh Lương 2007 ASINCV (Gồm giống, mật độ, dinh dưỡng) Lập kế hoạch thí nghiệm nông học cho cải bắp Thiết lập các ruộng sản xuất tại Quỳnh Lương Kế hoạch khảo sát cơ sở dữ liệu và Hưng Đông. Kế hoạch thu thập dữ liệu về dư lượng thuốc trừ sâu Củng cố mối quan hệ với Siêu thị Metro và xây Kiểm tra thí nghiệm dưa hấu tại ASINCV dựng đơn đặt hàng cho năm 1 Hoàn tất hình thành các nhóm dự án Đánh giá sơ bộ tình trạng của các thí nghiệm Kế hoạch viết hướng dẫn thực hành tốt nhất cho cải dưa hấu bắp Kiểm tra thử nghiệm và nhận phản hồi từ ASINCV 16
  17. về sản xuất dưa hấu Làm việc với Công ty TNHH siêu thị Metro Cash & Carry Hà Nội, Việt Nam 28 tháng 10 đến 4 Gordon Rogers Giám sát vụ trồng cải bắp đầu tiên tại Việt Nam Tại xã Quỳnh Lương và tham gia lớp FFS tháng 11 năm Cung cấp đào tạo cho ASINCV, Quỳnh Lương Tại HTX Hưng Đông và tham gia lớp FFS 2007 và Hưng Đông về thực hành nông học trên cây Cung cấp đào tạo cho ASINCV về nông học cải bắp cải bắp. Giám sát vụ trồng tại Quỳnh Lương Giám sát thành lập các thí nghiệm nông học cho bắp cải Gặp gỡ ông Thái tại Hà Nội Tháng 12/2007 Jenny Jobling nghiên cứu xây dựng kế hoạch sau thu hoạch Tham dự hội thảo GAP tại Hà Nội (3-5 ngày 7 tháng Prue Jobling với FAVRI 12) 1/12/07 - 9/12/07 Tham dự hội thảo GAP tại Hà Nội và lập kế Công tác tại FAVRI và lập kế hoạch thí nghiệm sau hoạch xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng GAP thu hoạch Đánh giá thực trạng của cây bắp cải ở Vinh Thăm bắp cải ở Hưng Đông và Quỳnh Lương Kế hoạch tiếp thị và vận chuyển cải bắp tới Siêu Gặp gỡ với Metro ở Hà Nội và lập kế hoạch cung cấp thị Metro Hà Nội cải bắp cho mùa tới. 14/1 – 22/01/08 Jenny Jobling Tập huấn cho Metro Cash and Carry trong kỹ Bài trình bày của JB tại Metro Hà Nội John Baker việc xử lý Giám sát thu hoạch lứa đầu tiên bắp cải ở Quỳnh Giám sát thu hoạch và quy trình bảo đảm chất Lương lượng phù hợp Đến Hà Nội và xem xét ngày sản phẩm vận chuyển đến Metro Giữ liên lạc với ông Thái - Metro Ngày 27/3/08 đến Gordon Rogers Đánh giá ruộng sản xuất và tham dự hội nghị Đánh giá ruộng trồng cải bắp ngày 5/4/08 Sản phẩm tươi sống Việt Nam Có mặt tại lớp FFS Tham dự hội nghị sản xuất hàng tươi sống của Việt Nam Ngày 1/6 – John Baker Phát triển một kế hoạch tiếp thị cho dưa hấu Thăm ruộng sản xuất và kiểm tra cây trồng với nông 6/6/2008 Mike Titley Đánh giá cây trồng trên đồng và đào tạo cho dân nông dân (FFS) tại QL và HĐ. Cung cấp đào tạo tại HĐ và QL Gặp gỡ với Metro tại Hà Nội Xây dựng chi tiết kế hoạch tiếp thị với Metro (xem báo cáo chuyến đi) 22/9 – 3/10/2008 Gordon Rogers Xem xét kế hoạch cho mùa bắp cải tới Thăm các ruộng sản xuất của dự án tại xã Quỳnh Tìm vùng sản xuất mới cho dưa hấu Lương và Diễn Phong Cung cấp đào tạo về nông học cho cải bắp Tập huấn FFS tại Quỳnh Lương và Hưng Đông 10-17/12/2008 Gordon Rogers Lập kế hoạch lịch trình cung cấp Kế hoạch lịch trình cung cấp John Baker Kế hoạch cung cấp các loại cây rau khác, đặc Đánh giá các ruộng cải bắp hiện có và các cây trồng biệt là tại xã Qùnh Lương khác. Tháng 3/2009 John Baker Đánh giá việc cung cấp của cải bắp và cây rau Hội họp tại Hà Nội với ông Cương và ông Thái Gordon Rogers khác đến Metro Hà Nội Jenny Jobling Tháng 5 năm Tim Kimpton Điều tra nguyên nhân gây ra thiệt hại dưa hấu tại Thăm các ruộng sản xuất 2009 Gordon Rogers Diễn Phong Xác định nguyên nhân của bệnh Xây dựng chương trình bảo vệ thực vật Phát triển một chiến lược kiểm soát và hỗ trợ thực hiện Tiến hành các bước kiểm soát dịch bệnh tiếp theo, tiến hành kiểm soát và xác định khi mà trở lại Úc. Truyền thông kết quả. Tháng 11/2009 Gordon Rogers Triển khai hướng dẫn sử dụng GAP Triển khai hướng dẫn sử dụng GAP tại Hà Nội, Vinh John Baker và Quỳnh Lương Kerry Cooke 5.2 Xây dựng năng lực Kỹ năng của nông dân và nhà khoa học đã được tăng cường trong việc phát hiện và quản lý sâu bệnh, đặc biệt là bệnh trên rễ của dưa hấu và sâu hại trên cải bắp. Năng lực của nông dân về cung cấp sản phẩm rau quả đúng thời gian và chất lượng tốt nhất đã được cải thiện thông qua việc đào tạo và hỗ trợ phát triển các công cụ tính toán sản phẩm từ gieo trồng đến thu hoạch dựa trên máy tính, đã đơn giản hóa quá trình cung cấp trên cơ sở thiết lập số lượng sản xuất thường xuyên để đáp ứng yêu cầu siêu thị. Năng lực của nhân viên ASINCV trong việc 17
  18. triển khai các lớp học thực hành trên đồng ruộng của nông dân - FFS và kỹ thuật trồng trọt rau quả đã tăng lên. Những kỹ năng thiết kế, thực hiện và báo cáo kết quả các thí nghiệm nông học với rau quả đã tăng lên. Kỹ năng cũng đã được phát triển trong việc tổ chức và tiến hành điều tra nông thôn. Cuối cùng, kỹ năng đã được phát triển trong quản lý dự án nghiên cứu. 5.3 Đăng tải thông tin Truyền hình Việt Nam đã đến để đưa tin về các hoạt động và kết quả của dự án trong hai dịp khác nhau, đầu tiên là vào thời vụ trồng dưa hấu đầu tiên của năm 2008 và lần thứ hai là trong hội nghị khởi động giới thiệu “Sổ tay sản xuất theo VietGAP của cải bắp và dưa hấu” tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2009. Ngoài ra, đã có một bài báo xuất bản tại Tạp chí trái cây châu Á, và một bản tin của CARD. Hiện đã được quảng cáo trên các trang Star Metro với nhãn hiệu hàng hoá nổi bật “Cải bắp, dưa hấu Nghệ An”. Nhóm phóng viên thời sự VTV quay mô hình trồng dưa hấu thành công tại xã Quỳnh Lương 5.4 Quản lý dự án Các hoạt động dự án đã dỉễn biến theo kế hoạch trong khung hợp lý các hoạt động logic của dự án. Việc nộp báo cáo điểm mốc chậm trể đã ảnh hưởng tới dòng tiền dùng để tài trợ cho các hoạt động của dự án. Việc bên AHR đã vận dụng nguồn tiền của mình để thực hiện thanh toán cho ASINCV trước khi nhận thanh toán từ CARD đã giúp cho các công việc trôi chảy. 5.5 Môi trường Sử dụng thuốc trừ sâu đã được giảm do tăng cường thực hành các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Tỷ lệ nông dân sử dụng giống rau mới cải tiến đã gia tăng lớn. Đối với bắp cải, 100% số hộ gia đình đã sử dụng giống cải tiến, trong khi năm 2007 con số này chỉ được 50%. 18
  19. 5.6 Giới tính và vấn đề xã hội Dự án này sẽ tiếp tục đánh giá vai trò của giới và các vấn đề xã hội bằng cách cố gắng để cải thiện thu nhập của nông dân địa phương thông qua việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho một mối liên kết giữa người trồng và Siêu thị Metro Cash and Carry. 6. Phát sinh trong thực hiện và tính bền vững 6.1 Phát sinh và khó khăn Không có vấn đề quan trọng nào gây tổn hại đến các hoạt động của dự án. 6.2 Tùy chọn Không có 6.3 Tính bền vững Không có vấn đề về tính bền vững. 7. Các bước quan trọng tiếp theo Dự án này hiện nay đã được hoàn thành, và một dự án mới tài trợ bởi ACIAR sẽ hỗ trợ nghiên cứu phát triển một hệ thống cung ứng mới các loại rau ôn đới từ khu vực miền núi Tây Bắc về Hà Nội. 8. Kết luận Dự án đã góp phần giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong bắp cải và dưa hấu ở các mùa vụ trồng tại một số vùng Nghệ An, từ 47% vào lúc bắt đầu của dự án xuống còn 0% vào lúc kết thúc dự án, và điều này đã đạt được thông qua việc thực hiện sản xuất theo GAP gắn liền với một mối liên kết thương mại để thúc đẩy nông dân áp dụng các phương pháp mới. Và kết quả của các phương pháp mới đó là sản lượng cây trồng và thu nhập người nông dân từ việc trồng một số loại rau chính đã tăng lên đáng kể trong thời gian ba năm của dự án. Giá bán trung bình mà nông dân nhận được từ sản xuất dưa hấu đã tăng gần gấp đôi từ 1.800 đồng / kg đến 3.500 đồng / kg, đồng thời giá bắp cải của nông dân cũng tăng lên 2.500 đồng / kg tương ứng tăng 20% so với giá cũ. Thực hiện canh tác cải tiến cũng đã dẫn đến sản lượng cao hơn, hơn nữa các hiệu ứng tích cực về giá cả hàng hóa đã đem lại lợi ích cao hơn cho nông dân. Năng suất cải bắp đạt 41 tấn / ha vào năm 2007, đã tăng lên 50 tấn / ha vào năm 2009. Sản lượng dưa hấu cũng tăng 30-38 tấn / ha. Cuối cùng, theo lời phát biểu trước đông đảo nhân dân của các lãnh đạo xã Quỳnh Lương như sau: Dự án đã đạt kết quả là làm cải thiện đáng kể hai yếu tố quan trọng cho nông dân, một là đã làm tăng thu nhập của nông dân vì đã sản xuất đạt năng suất và giá bán cao hơn, hai là nâng cao sức khoẻ cộng đồng vì tiếp xúc với thuốc trừ sâu giảm xuống. 19
  20. 20
nguon tai.lieu . vn