Xem mẫu

  1. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ______________________________________________________________ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ DỰ ÁN CARD 037/06 VIE Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân MS7: Báo cáo 6 tháng lần 4 (10/2008 - 3/2009) 1
  2. Thông tin chung về Dự án Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi Tên dự án thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Cục Bảo Cơ quan quản lý dự án của Việt Nam vệ thực vật Ông: Ngô Tiến Dũng Nhóm trưởng dự án của Việt Nam Trường Đại học Tây Sydney Cơ quan quản lý dự án của Úc Oleg Nicetic, Robert Spooner-Hart, Elske van de Cán bộ thực hiện dự án của Úc Flierd Thời gian bắt đầu Tháng 3 năm 2007 Thời gian kết thúc Tháng 2 năm 2010 Thời gian sửa lại Giai đoạn báo cáo Cơ quan liên lạc Tại Úc: Điều phối vi ên Oleg Nicetic +61245701329 Tên: Telephone: Nghiên cứu viên +61245701103 Chức vụ: Fax: Trường Đại học Tây Sydney o.nicetic@uws.edu.au Tên cơ quan: Email: Tại Úc: Người quản lý Gar Jones +6124736 0631 Tên: Telephone: Director, Research Services +6124736 0905 Chức vụ: Fax: Tên cơ quan University of Western Sydney g.jones@uws.edu.au Email: Tại Việt Nam Mr Ngô Tiến Dũng +84-4-5330778 Tên: Telephone: Điều phối viên chương trình IPM Fax: +84-4-5330780 Chức vụ: quốc gia Cục Bảo vệ thực vật ipmppd@fpt.vn Cơ quan Email: 2
  3. 1. Tóm tắt chung về dự án Mục đích chính của dự án này là hướng dẫn áp dụng kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn thế giới trong trồng cây có múi ở Việt Nam và mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này. Việc áp dụng phương thức Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo các nguyên tắc và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) sẽ tạo ra lợi ích cả về kinh tế và môi trường, và sẽ giúp những người trồng cây có múi ở Việt Nam vượt lên hàng đầu trong sản xuất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Sản xuất cây có múi theo tiêu chuẩn kiểm dịch xuất khẩu với mức dư lượng thuốc trừ sâu t ối thiểu quốc tế (MRL) sau khi có dự án này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội trong thị trường xuất khẩu cạnh tranh hiện nay và tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước. Dự án dựa trên mô hình học tập và nghiên cứu có trao đổi thông tin hai chiều, và sử dụng mô hình mở lớp huấn luyện nông dân (FFS). Các viện nghiên cứu hàng đầu của miền Nam và miền Bắc Việt Nam, cùng với các cán bộ khuyên nông của Cục BVTV và các tổ chức nông dân, bao gồm VACVINA và Hội nông dân, sẽ cùng nhau xây dựng một quy trình GAP có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các cán bộ sẽ cùng với nông dân kiểm tra Cẩm nang hướng dẫn GAP và huấn luyện giảng viên và nông dân về IPM và GAP thông qua các FFS. Hoạt động của dự án sẽ được tổ chức ở 5 tỉnh đồng bằng sông Mekong và 8 tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Hợp phần IPM sẽ dựa trên quy trình của dự án 036/04 VIE sẽ được điều chỉnh với sự tư vấn của các cán bộ chủ chốt của miền Bắc cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. 2. Tóm tắt các hoạt động Tất cả các hoạt động trong 6 tháng tiếp theo của năm thứ 2 đã đạt được kết quả tốt kế hoạch HL các lớp FFS và 3 cuộc hội thảo. Các kết quả khác đã được trình bày trong báo cáo ở giai đoạn trước bao gồm in ấn và phát hành cuốn Hướng dẫn đồng ruộng vvef dịch hại, bệnh hại và thiên địch trên cây ăn quả có múi, chứng nhận GLOBAL GAP của nhóm nông dân Mỹ Hòa ở Vĩnh Long và tiến trình thực hiện VietGAP ở Đồng Tháp. Trong báo cáo này tổng số 57 lớp HLND đã được tiến hành ở 13 tỉnh với 1710 nông dân tham gia. Họ sẽ học về các nguyên tắc của GAP bao gồm cả ghi chép sổ sách, IPM, hiểu biết về hệ sinh thái vườn cây ăn quả có múi, ảnh hưởng của tỉa cành tạo tán mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất, hiểu biết ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến đất trồng cam và chất lượng sản phẩm. Hội thảo đánh giá đã được tổ chức ở 3 vùng ở phía Bắc Việt Nam. Tại các cuộc hội thảo này nội dung chi tiết cho các lớp FFSs cho mỗi tỉnh đã được phát triển. Nhóm chuyên gia từ VACVINA do TS Võ Mai lãnh đạo đã làm việc với 11 nông dân của xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đã được gần 18 tháng. Tiến hành VietGAP với sự ủng hộ giúp đỡ cao của chính quyền các cấp đã tiến triển tốt. Kinh phí để cấp chứng nhận đã được chuyển cho VACVINA và việc cấp chứng nhận sẽ được thực hiện. HTX Mỹ Hòa ở Vĩnh Long đã nhận chứng nhận GLOBAL GAP. Dự án của chúng tôi chỉ hướng dẫn nông dân và Metro cung cấp kinh phí cho cấp chứng nhận. Cuốn Hướng dẫn đồng ruộng về dịch hại và bệnh hại trên cây có múi đã được xuất bản và phân phối cho ND, cán bộ kỹ thuật. Nhóm quản lý dự án đã điều hành các hoạt động theo đúng thời gian của tất cả các hoạt động. 3
  4. 3. Giới thiệu và cơ sở của dự án Cây có múi là một trong số các loại cây ăn quả chủ lực của Việt Nam (Bộ NN&PTNT 2004) và là nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng và năng suất của cây có múi tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với Úc và các nước sản xuất cây có múi lớn trên thế giới như Brazil và Mỹ. Bộ NN&PTNT cho biết "nhìn chung, trong một số năm qua, công tác sản xuất cây có múi vẫn chưa phát triển, chủ yếu do tác hại của sâu bệnh, đặc biệt là bệnh greening (tên chính thức là HOANG LONG BINH). Do đó cần phải có nghiên cứu tìm ra các biện pháp phòng trừ kết hợp với quản lý vườn cây và sử dụng kỹ thuật tiên tiến chuyên sâu” (Bộ NN&PTNT 2004). Mục tiêu của dự án này là xây dựng quy trình sản xuất theo GAP cho cây có múi của Việt Nam thành một cuốn cẩm nang sẽ được xuất bản, và giới thiệu GAP, trong đó có mô hình FFS. Thông qua chương trình FFS, một nhóm cán bộ quốc gia bao gồm các giảng viên chính về IPM/GAP và các nhóm hướng dẫn viên FFS cấp tỉnh sẽ được thành lập. Phương pháp chính được sử dụng là học và nghiên cứu có sự tham gia trao đổi của nông dân. Mục tiêu của cả 2 phương pháp này là thu hút hoàn toàn người tham gia và cho phép người tham gia điều chỉnh việc học và nghiên cứu để đáp ứng tôt nhất nhu cầu của họ. Một hợp phần chính của dự án là đào tạo giảng viên và giảng viên chính về GAP trên cây có múi, bao gồm cả IPM. Giảng viên sẽ thực hiện FFS ở các tỉnh và cùng với những nông dân đã được huấn luyện sẽ trở thành những người đi đầu trong sản xuất cây có múi theo GAP. Các dự án trước đây cuả CARD về cây có múi đã cho nhiều kết quả, bao gồm: tăng quyền cho nông dân thông qua nâng cao hiểu biết về hệ sinh thái nông nghiệp; bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường thông qua giảm sử dụng thuốc trừ sâu nhờ hiểu biết tốt hơn về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn; tăng cường an ninh lương thực thông qua tăng năng suất; và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng làm nông nghiệp và người tiêu dùng quả có múi nhờ giảm thuốc trừ sâu. Ngoài các kết quả trên, dự án này dự kiến sẽ xây dựng một khung GAP phù hợp với địa phương và bắt đầu quá trình thực hiện GAP trong sản xuất cây có múi. Việc thực hiện GAP sẽ mở ra thị trường mới cả trong và ngoài nước. 4. Tiến độ 4.1 Các hoạt động chính đã thực hiện Các hoạt động được thực hiện trong 6 tháng tiếp theo của năm thứ 2 của dự án đã đặt nền móng cho các quá trình giúp đạt được tất cả các mục tiêu và đưa ra kết quả đúng dự kiến. Các hoạt động đó bao gồm: 4.1.1. Tiến hành các lớp HLND Thành công của chương trình đào tạo GV trong năm 2007 đã huấn luyện được 98 HDV về IPM trên cây ăn quả có múi và GAP. Các HDV này đã tiến hành các lớp HLND ở 57 địa phương ở 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 8 tỉnh phía bắc Việt Nam (xem bảng 1) 4
  5. Bảng 1: Địa điểm của lớp FFSs số lượng ND và tỷ lệ % giới tính trong năm 2008 Tỉnh Số lượng lớp Số lượng ND Tỷ lệ ND nữ FFS đã HL (CARD (%) FFS) Đồng bằng sông Cửu Long Tien Giang 7 210 14 Dong Thap 2 60 3 Vinh Long 6 180 3 Can Tho 6 180 12 Ben Tre 4 120 16 Tổng 25 750 9.6 Các tỉnh phía bắc Ha Tinh 4 120 36 Nghe An 4 120 35 Hoa Binh 4+1* 120 28 Ha Tay 4 120 25 Phu Tho 4 120 39 Yen Bai 4 120 29 Tuyen Quang 4 120 21 Ha Giang 4 120 17 Tổng 32+1* 960 28.75 Tổng cộng 57+1 1710 19.17 * Nguồn kinh phí của tỉnh Tổng số 1710 nông dân đã được huấn luyện trong năm 2008 đó có 19,1% là nông dân nữ (bảng 1). Sự tham gia của nông dân nữ đã có ý nghĩa lớn hơn ở các tỉnh Phía Bắc, tỷ lệ trung bình là 29%, trong đó Phú Thọ tỷ lệ nữ chiếm 39%. Ở đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ nông dân nữ chỉ chiếm 9,6%, ở Bến Tre tỷ lệ nông dân nữ đạt cao nhất 16%. Danh sách nông dân tham gia lớp FFSs trong năm 2008 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được trình bày ở phụ lục 1a, ở các tỉnh Phía Bắc trình bày ở phụ lục 1b. Trong phần lớn các tỉnh các lớp FFSs bắt đầu học trước giai đoạn cây ăn quả có múi trước khi ra hoa và kết thúc vào giai đoạn sau khi thu hoạch. Tổng số 21 buổi học (tuần) đã thực hiện trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ăn quả có múi trong năm, nội dung của các buổi học trình bày ở phụ lục 2. Nhóm quản lý gồm TS Đức Cục BVTV, Mr Lộc Trung tâm BVTV khu 4 và Oleg UWS đã thăm tất cả các lớp FFS trong tháng 6 và tháng 11 năm 2008, Dr Đức và Mr Lộc còn đi thêm 1 đợt vào 9. Chương trình, nội dung huấn luyện của các lớp FFSs vẫn theo khuôn mẫu của năm 2007 nhưng tập trung nhiều hơn vào các vấn đề mà nông dân cần (xem báo cáo giai đoạn 3) 4.1.2. Hội thảo đánh giá Trong báo cáo giai đoạn trước các cuộc hội thảo đã được tổ chức ở Hà Tĩnh (21/11/08), Hà Tây (25/11/08) và Yên Bái (27/11/08). Chương trình của các hoạt động tại hội thảo được trình bày ở ở phụ lục 1 và 2. Tại hội thảo đã chọn 2 trong 4 lớp FFSs đã thực hiện trong năm 2008 để tiếp tục huấn luyện trong năm 2009 (Phú Thọ vẫn tiếp tục 4 lớp nhưng kinh phí chia làm 2). Gặp nông dân vào các buổi cần thiết, ngoài ra các GV đã có sự hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Viện BVTV, Cục BVTV, Trung tâm vùng để phát triển chương trình huấn luyện cho phù hợp với từng tỉnh (xem phụ lục 3). Việc làm này đã tăng thêm khả năng, vị thế của cán bộ Cục BVTV với các 5
  6. tỉnh và chúng tôi mong đợi nó sẽ thay đổi nhận thức của nông dân nhiều hơn. Hai mùa (đợt) huấn luyện FFSs ở phía Bắc như trong báo cáo giai đoạn trước là rất cần thiết để cải tiến một cách có ý nghĩa về nhận thức và thực hành của nông dân sau khi tham gia FFS ngoại trừ một ít nông dân ơ Hòa Bình và yên Bái, nội dung ban đầu của lớp FFS đã được phát triển, cải tiến dưa trên kinh nghiệm đã làm ở đồng bằng sông Cửu long. 4.1.3. Tiến hành GAP Như báo cáo giai đoạn trước một nhóm chuyên gia từ VACVINA do TS Võ Mai lãnh đạo đã làm việc với 11 nông dân xã Long Hầu, Lai Vung, Đồng Tháp. Tiến hành thực hiện VietGAP với sự giúp đỡ to lớn của chính quyền địa phương. Kinh phí cho cấp chứng nhận Viet GAP đã được chuyển cho VACVINA đang được chuẩn bị tích cực. HTX Mỹ Hòa ở Vĩnh Long đã nhận được chứng nhận GLOBAL GAP. Dự án của chúng ta cung cấp huấn luyện nông dân và Metro cung cấp kinh phí để cấp chứng nhận. 4.1.4. Cuốn Hưỡng đẫn đồng ruộng về dịch hại và bệnh trên cây có múi Cuốn Hướng dẫn đồng ruộng về dịch hại và bệnh cho các các tỉnh phía Bắc đã được in và được phân phát cho cán bộ Chi cuc BVTV, khuyến nông, Sở NN&PTNT và nông dân. Ý kiến của cán bộ kỹ thuật của các Chi cục, cán bộ khuyến nông là cuốn sách đã rất ý nghĩa và cẩm nang cho cán bộ kỹ thuật khi họ đi xuống với nông dân. Tuy nhiên cho nông dân thì cuốn sách còn có nhiều chi tiết kỹ thuật nên cũng hơi khó sử dụng cho nông dân. Để khắc phục chúng tôi đã soạn thảo và in ấn 2 mặt của tờ rơi (leaflet) trên giấy chống thấm để hướng dẫn quản lý một sso đối tượng chủ yếu trên vườn cây có múi và phát cho nông dân. Tờ rơi(Leaflet) đã rất đơn giản, dễ sử dụng đối với nông dân (xem phụ lục 4). 4.1.5. Ghi chép quá trình sản xuất Việc ghi chép quá trình sản xuất vẫn tiếp tục thực hiện ngay cả sau kết thúc lớp HLND (FFS) 4.2 Nâng cao năng lực Cục BVTV có năng lực thể chế cao trong việc hướng dẫn huấn luyện có sự tham gia của nông dân và dự án này sẽ giúp tăng cường thêm thông qua việc thu hẹp khoảng cách về hiểu biết cụ thể về GAP. Trong năm thứ hai của dự án các giảng viên đã trao đổi thảo luận và làm việc trực tiếp với các nông dân về các yếu tố của GAP liên quan đến: IPM, nông dân, môi trường an toàn và ghi chép sổ sách.Tại cuộc Hội thảo cuối năm các giảng viên đã hiểu rõ về GAP những vẫn còn một số boăn khoăn bối rối về khái niệm giữa IPM và GAP. Tại khoá đào tạo nâng cao (ToT) nội dung của GAP và khả năng thực hiện GAP đã được nghiên cứu thảo luận. Kết thúc khoá đào tạo nâng cao chiến lược tiến hành GAP đã được đưa ra. Xây dựng mối liên kết là một phần quan trọng trong nâng cao năng lực và tất cả các nỗ lực hiện này đều nhằm mục đích xây dựng mối liên kết giữa các tổ chức ở cả miền Nam và miền Bắc. Dự án đã thành công trong tạo điều kiện để chia sẻ về kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến GAP giữa những người nhiều kinh nghiệm và kiến thức về GAP ở đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh phía Bắc nơi đang thiếu kinh nghiệm về tổ chưc thực hiện GAP. Mối liên kết cực kỳ quan trọng được thiết lập giữa Cục BVTV với các tổ chức phi chính phủ VACVINA đang tiến hành thực hiện GAP. 6
  7. Xây dựng nội dung huấn luyện cụ thể cho 8 tỉnh phía Bắc đã rất có ý nghĩa trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật ở các Chi cục. 4.3 Các chương trình đào tạo Đào tạo là một phần chính của dự án và đã được thực hiện ở 2 cấp trong năm 2007 của dự án. Ở cấp giảng viên, 10 giảng viên chính đã hoàn thành một hội thảo 4 ngày tại Hà Nội và 98 cán bộ khuyến nông, chủ yếu của Cục BVTV, một số cán bộ thuộc ARD và NGO, đã được huấn luyện về IPM và GAP trên cây có múi. Các giảng viên này sau đó hướng dẫn cho 24 lớp FFS do CARD tài trợ và 17 FFS do tỉnh tài trợ. Trong năm 2008 các GV đã huấn luyện 57 lớp FFSs. Ở các lớp FFSs chương trình huấn luyện tập trung vào quản lý cây trồng tổng hợp bao gồm cả IPM, dinh dưỡng cây trồng, tỉa cành tạo tán. Đối với GAP tập trung vào ghi chép sổ sách. Tại cuộc hội thảo tháng 11 năm 2007 và ở khoá đào tạo nâng cao (R.ToT) trong tháng 2 và tháng 3 năm 2008 ở phía Bắc tập trung và ICM, ghi chép sổ sách trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long một số yếu tố khác của GAP có thể được đề cập trong nội dung huấn luyện ở các lớp FFS. Ở khoá đào tạo nâng cao (R.ToT), đã thảo luận về nguyên tắc (nguyên lý) của GAP và các cách có thể tiến hành thực hiện GAP ở Việt Nam. Thảo luận đã tập trung vào vai trò của HTX (nhóm nông dân) trong thực hiện GAP. Phần quan trong tiếp theo của (R.ToT) là nhận dạng các đối tượng dịch hại chính trên vườn cây ăn quả và thực hành bài về phương pháp tính toán lượng thuốc BVTV, (dầu khoáng) lượng thuốc nước cần phun cho cây ăn quả có múi. Kết thúc khoá đào tạo bài tập thực hành tại lớp FFS đã được xây dựng và các GV đã tiến hành thực hiện hơn tháng vừa qua. Các GV đã xây dựng (phát triển) nội dung cụ thể cho mỗi tỉnh và sẽ được thực hiện trong năm 2009. 4.4 Tuyên truyền Một kết quả điều tra ban đâu cho thấy cách tốt nhất để phổ biến thông tin cho nông dân trên các phương tiện thông tin đại chúng là tivi, vì trên 90% hộ nông dân có tivi. Vì tỉnh nào cũng có đài truyền hình địa phương và 70% dân số sống ở nông thôn nên nội dung các chương trình truyền hình có liên quan nhiều tới các vấn đề nông nghiệp. Phóng viên truyền hình được mời dự tất cả các sự kiện lớn của dự án như họp, lễ khai giảng và bế giảng FFS. Thành viên của ban dự án được mời tham gia chương trình “Nhịp cầu nhà nông” trên đài truyền hình địa phương ở các tỉnh nam bộ. Công việc này không được thực hiện ở các tỉnh phía Bắc. Oleg Nicetic đã trình bày về “Học tập thông qua làm việc-Learning by doing: Xây dựng (thiết kế) và thực hiện nghiên cứu các lớp FFS ở Việt Nam” tại cuộc hội thảo AgSAP ở Egmond an Zee ở Hà Lan. Báo cáo đã nhận được sự đồng tình cao và kết quả đã được thảo luận sôi nổi. 4.5 Quản lý dự án Từ sau khi có sự điều chỉnh hợp lý về hệ thống quản lý trong năm thứ nhất và trong báo cáo lần 2 của sáu tháng ban quản lý dự án đã làm việc rất hiệu quả trong báo cáo của giai đoạn này.. 7
  8. 5. Báo cáo các vấn đề xuyên suốt dự án 5.1 Môi trường Trọng tâm của FFS là nâng cao hiểu biết cuả nông dân về hệ sinh thái và tác động của con người lên hệ sinh thái. Phương pháp tiếp cận này có thể giúp giảm tác động bất lợi do con người gây ra với môi trường. Các chiến lược về IPM mà nông dân biết và việc thực hiện GAP sẽ giúp cải thiện môi trường sinh thái. Ở giai đoạn này của dự án vẫn còn quá sớm để kiểm tra bất kỳ bằng chứng nào về kết quả cải thiện môi trường. 5.2 Vấn đề về giới và xã hội Khoảng 30% số người tham gia các lớp huấn luyện giảng viên chính và giảng viên là nữ. Tỉ lệ nam-nữ này phản ánh cân bằng giới trong đội ngũ giảng viên của Chi cục BVTV. Ở đồng bằng sông Mekong tỷ lệ nữ nông dân tham gia trong các lớp FFSs chỉ 9%, ở các tỉnh Phía Bắc tỷ lệ này là 29%. Điều này cho thấy sự khác biệt về vai trò truyền thống của phụ nữ giữa các vùng. Tất cả các hoạt động của dự án đều được hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương và các tổ chức nông dân, bao gồm Hội nông dân và Liên hiệp hội phụ nữ. Học viên FFS được khuyến khích tham gia sinh hoạt tích cực với cộng đồng địa phương và chia sẻ kiến thức học được từ FFS. Các dự án trước đây của CARD có bằng chứng cho thấy thành viên FFS trở thành người sáng lập và là thành viên cốt lõi của các câu lạc bộ nông dân và HTX và có thể cho rằng thành viên FFS cũng sẽ tích cực tham gia vào việc phổ biến thông tin mà họ thu được trong dự án. 6. Các vấn đề trong quá trình thực hiện 6.1 Vấn đề và khó khăn: không có vấn đề gì khó khăn trong báo cáo giai đoạn này. 6.2 Sự lựa chọn 7. Các bước tiếp theo Trong 6 tháng tiếp theo 18 lớp FFS sẽ kết thúc ở các tỉnh phía Bắc. Tiếp tục thực hiện VietGAP ở Đồng Tháp và sẽ hoàn thiện và nhận chứng nhận. 8. Kết luận Tất cả các chủ đề (mục tiêu, nội dung) của dự án đã thực hiện theo chương trình (Trừ báo cáo tiến độ thực hiện dựa án) và các hoạt động đã duy trì theo đúng mục tiêu của dự án. Năng lực (khả năng) của các GV trong đánh giá nhu cầu của nông dân để xây dựng, cải tiến nội dung, chương trình huấn luyện đã được nâng cao rất nhiều. Tiến hành huấn luyện FFS ở các tỉnh theo các nội dung cụ thể đã được hơn 3 tháng của báo cáo giai đoạn. Chứng nhận về GLOBALG.A.P. đã được cấp cho HTX Mỹ Hòa và đang tiến hành VietGAP ở Đồng Tháp đã gần đạt được chứng nhận sản phẩm. Cuốn Hướng dẫn đồng ruộng về dịch hại và bệnh trên cây có múi và Leaflet đã được in và chuyển cho nông dân và cán bộ kỹ thuật ở các tỉnh vùng dự án. 8
  9. Annex 4: Waterproof brochour “Guidlines for management of major pests and diseases of citrus”. 9
  10. 10
  11. 11
nguon tai.lieu . vn