Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT Chương trình Hợp tác trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (CARD) BÁO CÁO TIỀN ĐỘ DỰ ÁN 027/07VIE: Cải tiến các hệ thống canh tác kết hợp truyền thống (VAC) – hướng sinh kế mới đối với nông dân nghèo ven biển. MS5: Đánh giá kết quả thực hiện các mô hình Tháng 9, năm 2009 1
  2. 1. Thiết kế hệ thống Trong năm đầu của dự án, 3 hộ gia đình đã được chọn lựa để xây dựng mô hình VAC cải tiến. Tiêu chí lựa chọn các mô hình là dựa vào các điều kiện sẵn có của từng địa phương củ thể, ưu tiên các tiêu chí đại diện như diện tích canh tác hạn chế, có nhiều nguồn phân bón hoặc chất thải giàu dinh dưỡng từ các hệ thống chăn nuôi (chủ yếu là nuôi lợn) đến các thuỷ vực, đồng thời các hộ gia đình này đang mong muốn tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất và sẵn lòng mở rộng công nghệ này đến các hộ gia đinh khác. Trong 3 mô hình đã hoàn thành, 1 mô hình được xây dựng ở Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, 2 mô hình còn lại được xây dựng ở Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Mô hình VAC cải tiến bao gồm một hệ thống bể có gắn bộ phận lọc thô hoặc lọc sinh học và vì thế chất thải sẽ không được thải trực tiếp xuống các thuỷ vực (ao) mà được gom lại ở hệ lọc. Loài nuôi cho hệ thống này là các loài có giá trị kinh tế cao, nhưng đòi hỏi điều kiện và chất lượng môi trường nuôi khắt ke. Chất thải từ chăn nuôi sẽ được chuyển sang nuôi giun đất; sản phẩm giun sẽ được dùng cho nuôi cá và chăn nuôi khác như gà vịt, chất thải của quá trình nuôi giun sẽ được chuyển sang làm phân bón cho làm vườn. Nhìn chung, hệ thống VAC cải tiến bao gồm một bể nuôi cá, hệ thống lọc sinh học, lọc thô và bể thu chất thải; đi cùng với đó là nhà nuôi giun để làm nguồn thức ăn cho cá. Thiết kế hệ thống này được trình bày trong các hình 1 – 4. 2
  3. Hình 1: Thiết kế chi tiết hệ thống nhà nuôi cá. 3
  4. Hình 2: Thiết kế chi tiết nhà nuôi giun. 4
  5. Hình 3: Thiết kế bể lắng - lọc cho hệ thống nuôi. 5
  6. Hình 4: Thiết kế chi tiết hệ thống lọc sinh học. 2. Đầu tư cơ bản, giá thành và sản phẩm tạo ra của hệ thống VAC cải tiến 2.1. Đầu tư ban đầu Chi tiết đầu tư cho một mô hình được trình bày trong bảng 1; các bộ phận được đầu tư là bề nuôi cá, hệ thống lọc. 6
  7. Bảng 1: Chi tiết đầu tư cho từng mô hình TT. Ngày Khoản mục đầu tư Giá trị (VND) I Quỳnh Lưu – Nghệ an 1 9/9/2008 Xi măng, thép 5,310,000 2 20/09/08 Tre, nứa, mái lợp lá cọ 5,193,000 3 12/10/2008 Gạch, cát sỏi, cột bê tông 8,940,000 4 12/10/2008 Công lao động, điện 10,200,000 5 26/08/08 Giếng và hệ thống bơn nước 3,100,000 Tổng 32,743,000 II Triệu Hoà - Quảng trị 1 28/8/08 Gạch, cát sỏi, tre nứa và gỗ 9,158,000 2 29/8/08 Xi măng, thép 5,625,000 3 14/10/08 Công lao động, điện 9,850,000 4 14/10/08 Piro xi măng, định, gặch nóc 5,433,500 5 12/9/2008 Giếng và hệ thống bơn 1,500,000 Tổng 31,566,500 III Triệu Lăng -Quảng trị 1 28/8/08 Gạch, cát sỏi 7,200,000 2 29/8/08 Xi măng, thép 5,350,000 3 14/10/08 Công lao động, điện, các chi khác 7,750,000 4 14/10/08 Piro xi măng, định, gặch nóc 5,433,500 Tổng 25,733,500 Tổng cộng ba mô hình 90,043,000 2.2. Đầu tư vận hành Đầu tư cho vận hành hệ thống bao gồm, điện để bơn nước cho hệ thống lọc (thường thì lọc tuần hoàn đòi hỏi bơm liên tục), đầu tư giống, thức ăn, chất xử lý (nếu cần) và công lao động. Trong các đầu tư vận hành, chi phí cho thức ăn (có thể là nguồn cá tạp hoặc từ giun) là lớn nhất. Nguồn cá tạp khá đắt và thường không liên tục vì nguồn này phụ thuộc vào các hoạt động khai thác ngoài biển. Chính vì thế nuôi giun sẽ là giải pháp thay thế. Đầu tư vận hành cho các hệ thống được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Chi phí vận hành cho 3 hệ thống Chi phí (VND) Khoản mục Quỳnh Lưu Triệu Hoà Triệu Lăng Nghệ an Quảng Trị Quảng Trị Bơn (Chi phí điện) 56.000 18.200 Giống 13.140.000 Thức ăn Chế phẩm xử lý Công 3.200.000 2.080.000 Tổng 7
  8. 2.3. Sản phẩm Sau khi xây dựng xong, hai mô hình ở Quảng trị đã thả cá Chình (Anguilla mamorata) và mô hình ở Nghệ an đã thả cá Quả (Channa channa). Tuy nhiên, kết quả nuôi cá Chình không được như mong muốn; nguyên nhân là do nguồn cá giống không đảm bảo chất lượng và vì thế đã bị chết trong tháng đầu. Hai hệ thống này sau đó đã nuôi cá Quả rất thành công. Bảng 3 và 4 trình bày kết quả nuôi của các mô hình trong năm 2008. Bảng 3: Kết quả nuôi cá quả của mô hình ông Tùng Quỳnh Lưu - Nghệ an Các chỉ số Giá trị 80 Ngày nuôi Số cá thả 124 232 Trọng lượng trung bình (g) Trọng lượng thả (g) 28768 Cho ăn hàng ngày (kg) 2.5 200 Tổng thức ăn (kg) Thành tiền - thức ăn (VND) 800000 56000 Bơm nước (VND) Số lần bơn (hr) 1 700 Giá thành bơm (VND/kw) 12945600 Tổng thu (VND) Bảng 4: Kết quả nuôi của mô hình nhà ông Thiệu - Triệu Hoà - Quảng Trị Các chỉ số Giá trị 52 Ngày nuôi Tổng số cá 6000 18.6 Trọng lượng trung bình (g) Trọng lượng thả (g) 111600 Cho ăn hàng ngày (kg) 5.5 286 Tổng thức ăn (kg) Tổng thức ăn (VND) 1430000 18200 Tiền bơn nước (VND) Số lần bơn:ngày (hr) 0.5 700 Giá điện (VND/kw) 6696000 Tổng thu (VND) 3. Đánh giá khả năng tuần hoàn và mức độ chất thải nitơ Các thông số chất lượng nước của các mô hình ở Quỳnh Lưu và Triệu Hoá được trình bày ở bảng 5 và 6. Bể được gắn hệ thống lọ sinh học và vì thế chất thải nitơ thấp hơn các hệ thống không gắn lọc. 8
  9. Bảng 5: Các thống số chất lượng nước ở bể (có gắn lọc sinh học) và ao (không lọc) 20/11/08 29/11/08 7/12/2008 25/12/08 Thông số Ao Bể Ao Bể Ao Bể Ao Bể o T. nước ( C) 24.4 23.6 24.2 23.4 23.2 22.1 23 20.1 pH 8.02 7.82 8.05 7.78 7.89 7.87 8.1 7.85 DO (mg/L) 6.45 4.34 7.43 4.75 6.78 4.54 5.67 3.55 AlK 80 80 78 80 80.2 80 79 81 Hd H 6.7 6.5 7 6.6 7 6.5 7.3 6.7 1.01 0.15 1.05 0.2 0.95 0.25 1.03 0.3 Total Ammonia (mg/L) NO2 (mg/L) 0.4 0.25 0.35 0.2 0.35 0.2 0.45 0.15 NO3 (mg/L) 1.25 0.7 1.1 0.55 0.85 0.5 0.95 0.45 PO4 (mg/L) 0.05 0.05 0.1 0.04 0.06 0.05 0.15 0.45 PO4 total (mg/L) 0.16 0.15 0.2 0.2 0.15 0.2 0.25 0.1 Bảng 6: Chất lượng nước ở mô hình Quỳnh Lưu 30/10 14/11 29/11 7/12 25/12 Thông số T. nước (oC) 25.7 24.6 24.3 22.3 20.5 pH 7.76 7.78 7.83 7.76 7.82 DO (mg/l) 4.35 3.56 4.32 4.37 4.3 AlK 70 73 80 78 74 Hd H 6.5 6 5.7 6.5 6.6 Ammonia total (mg/l) 0.05 0.05 0.1 0.15 0.25 NO2 (mg/l) 0.05 0.05 0.1 0.15 0.3 NO3 (mg/l) 0.25 0.32 0.35 0.42 0.57 PO4 (mg/l) 0.05 0.07 0.06 0.05 0.08 PO4 total (mg/l) 0.08 0.15 0.1 0.15 0.25 Các thông số chất lượng nước nằm trong khoảng cho phép đối với nuôi trồng thuỷ sản và đảm bảo cho cá tăng trưởng tốt. Kiểm tra cá chết của cá Chình chết cho thấy nguyên nhân là do vận chuyển cá bị xây xước và từ đó bị nhiễm khuẩn. 4. Bài học rút ra từ mô hình đã xây dựng để có những cải tiến cho năm 2009 Nếu hộ gia đình không được dự án hỗ trợ, rất khó thuyết phục được họ tham gia xây • dựng mô hình. 9
  10. Cần phải chứng minh cho người dân thấy được rằng mặc dù chi phí ban đầu có thể hơn • cao, chi phí vận hành của VAC cải tiến rất thấp và hầu như không mất chi phí sửa chữa, nếu mô hình được xây dựng đúng quy cách. Mô hình nên thiết kế đơn giản để nhiều người có thể áp dụng được. • Nguồn nước cấp cho các mô hình thường có sẵn, ngoài trừ một số nơi ở Quảng trị. • Nguồn điện không liên tục là điều cần lưu ý trong khi vận hành hệ thống lọc sinh học. • Máy phát điện là giải pháp thay thể nhưng chi phí ban đầu và giá thành sản xuất có thể sẽ tăng. Hệ thống lọc sinh học chỉ cần thiết khi nguồn nước cấp khan hiếm. Hai mô hinh ở Quảng • Trị có nguồn nước cấp không đảm bảo, vì thế rất cần có bể lọc sinh học. Khi thiết kế bể lọc sinh học, chi phí sẽ tăng và vì thế phải nuôi các loài có giá trị cao, để • sản phẩm tạo ra có giá trị cao bù được chi phí sản xuất. Một hệ thống lọc sinh học là rất phù hợp cho việc ương nuôi cá giống. Hệ thống lọc sinh • học sẽ nâng cao chất lượng nước và từ đó giảm thiểu rủi ro ô nhiễm và bệnh, đây là vấn đề lớn trong ương ấu trùng thuỷ sản. Cá Chình không phù hợp cho mô hình VAC cải tiến vì; • Nguồn cá giống phải gom từ tự nhiên và vì thế sẽ không bền vững, i. Phương pháp thu giống (bằng xung điện, bằng cầu) không phù hợp sẽ làm cho ii. con giống kém chất lượng và tỷ lệ chết cao. 5. Hướng dẫn tóm tắt mô hình VAC cải tiến Các điều kiện áp dụng mô hình; Rất phù hợp cho các hộ gia đình không có ao, hoặc có ao với diện tích nhỏ hơn 200m2 • khó khăn nguồn nước cấp, Có sẵn các nguồn chất thải (phân lợn, trâu bò), • Phù hợp cho cả nuôi cá nước ngọt, cá biển, cá nước lợ • Khuyến cáo nuôi các loài có giá trị kinh tế cao • 10
  11. Bảng 7: Loài và điều kiện nuôi Loài nuôi Đòi hỏi hệ thống nuôi Cá Quả Bể xi măng (diện tích = 5 – 40 m²; cao = 60 – 70 cm, bao quanh • bằng lưới) • Thích hợp với gia đình không có ao và chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi. Thức ăn là cá tạp hoặc giun; có thể cho ăn thức ăn công nghiệp Cá bớp • Bể xi măng hoặc ao (diện tích= 5 – 40 m²; cao = 60 – 70 cm) • Độ mặn 0 – 12%0 • Thức ăn: tép khó, giun, cá tạp Cá Mú (Song) • Bể xi măng hoặc ao (diện tích = 5 – 40 m²; cao = 1.2 – 1.6 m) • Đòi hỏi chất lượng nước cao (đặc biệt là DO và BOD) • Hệ thống lọc sinh học • Thức ăn là giun hoặc cá tạp Ương nuôi giống • Bể xi măng hoặc ao • Hệ lọc sinh học là cần thiết vì thời gian ương ngắn (2 – 8 tuần, tuỳ loài và tuỳ kích thước yêu cầu) • Cho ăn bằng giun rất thích hợp 6. Thiết kế và vận hành Thiết kế và vận hành của 3 mô hình được hoàn thiện. Mỗi mô hình gồm các thiết kế hệ thống bể nuôi, lọc và lắng. Ngoài ra, các ghi chú kỹ thuật cũng để có một mô hình nuôi giun cũn được trình bày dưới đây. 6.1. Hệ thống nuôi 11
  12. 12
  13. 13
  14. 14
  15. 6.2. Nuôi giun Việc thiết kế một mô hình nuôi giun khá đơn giản; chỉ cần có một ít giun giống hoặc trứng giun và một môi trường nuôi phù hợp (có thể nuôi trong can, trong hộp gỗ, trong bể composit hoặc trong nhà được thiết kế như trình bày ở trên). Phụ thuộc vào điều kiện của hộ gia đình như nguồn phân sẵn có, nhu câu về sản phẩm giun sau này để quyết định quy mô nuôi phù hợp. Điều kiện để giun phát triển là có độ ẩm cao và không có ánh sáng mặt trời trực tiếp. 6.2.1. Nhà nuôi giun Diện tích nuôi khoảng 20 – 30 m², nếu điều kiện thì có thể mở rộng. • Khoảng cách từ bể nuôi giun với tường nhà là 50 cm, điều này để trách nước mưa và kiến • tấn công. Nhà nên làm đơn sơ để tiết kiển chi phí, nên bằng tre (trừ cột) phủ bạt; tuy nhiên phải • đảm bảo không bị nước mưa vào Cột nhà nên làm bằng bê tông vừa rẻ vừa bền, rui mè bằng tre . Mái lợp bằng là cọ là tốt nhất; ngoài ra có thể lợp bằng piro ximăng. • 6.2.2. Những lưu ý kỹ thuật khi nuôi giun Nguồn phân phải luôn luôn sẵn có; trong quá trình nuôi giun phải cho giun ăn thường xuyên. • Các chất thải khác như rơm rạ trong nông nghiệp cũng là nguồn thức ăn cho giun. Môi trường nuôi • Nơi đặt bể (hoặc nhà) nuôi giun nên gần với nguồn phân để giảm công vận chuyển phân cho nuôi giun; môi trường nuôi phải đảm bảo độ ẩm cao, không có ánh sáng trực tiếp và không bị nước mưa. Mái lợp, mặc dù nên thiết kế đơn giản nhưng phải đảm bảo không để nước mưa lọt vào (nếu có nước mưa, giun sẽ chết). Nền của bể nuôi có vai trò rất quan trọng; nên thiết kết để không cho kiến lọt vào và có thể giữ ẩm tốt. Nền nên láng bằng xi măng hoặc lót bạt nhựa. Nhiệt độ • Nhiệt độ thích hợp cho giun phát triển là khoảng 20oC - 30oC, vì thế nên có mài che chống nắng vào mùa hè và phủ là chuối hoặc rơm rạ vào mùa động. Có thể dùng bóng điện để tăng nhiệt độ trong mùa đông. Độ ẩm • Độ ẩm thích hợp cho giun phát triển phải cao, bão hoà hoặc gần bão hoà. Để duy trì độ ẩm cao, cần tưới nước hàng ngày. Khi nhiệt độ cao, cần tưới ít nhất 2 lần/ ngày. Ánh sáng • 15
  16. Môi trường nuôi cần được bảo vệ ánh sáng mặt trời; dùng các loại vật liệu khô để phủ lên bề mặt nuôi để chắn ánh sáng là cần thiết. Các khí độc • CO2, H2S, SO3, NH3 là khí độc cho nuôi giun. Giun rất nhảy cảm với NH3 từ nước tiểu. Vì thế cần xử lý phân có hàm lượng nước tiểu cao trước khi sử dụng. Thức ăn • 2 kg giun cần 1 – 2 kg phân (trọng lượng tươi) hàng ngày. Nguồn phân có thể là từ nuôi lợn, trâu bò, vịt gà và nguồn rác thải từ trong nông nghiệp. Phân tươi được giun ưa thích nhưng cần loại bỏ một phần NH3 trước khi dùng. 16
nguon tai.lieu . vn