Xem mẫu

  1. Báo cáo chuyến đi thực tế Công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây (Địa chỉ: Ngọc Sơn - Chúc Sơn - Chương Mỹ - Hà Tây)
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ .. 1 NỘI DUNG BÁO CÁO ................................ .................................................... 4 I. B ản kế hoạch chuyến đi thực tế và phân công công việc......................... 4 1. Bản kế hoạch đi thực tế......................................................................... 4 2. Bản phân công công việc cho chuyến đi thực tế ................................ .. 5 II. Những hiểu biết về người khiếm thính ................................................... 6 1. Hiểu biết về người khiếm thính ............................................................ 6 2. Tình hình vế số người bị khiếm thính ở Việt Nam và trên thế giới .... 6 3. Nguyên nhân dẫn tới bị khiếm thính.................................................... 7 4. Đặc điểm tâm lý ở trẻ khiếm thính ....................................................... 7 III. Quá trình thực hiện công tác xã hội ................................ ...................... 7 1. Mục tiêu đề ra........................................................................................ 7 3. Thuận lợi................................................................ ................................ 8 4. Tiếp cận và khai thác thông tin từ nhóm nhân chủ ............................. 8 5. Nhận diện vấn đề ................................................................................. 16 IV. Giải pháp............................................................................................... 20 1. Đối với nhóm thân chủ là 12 bé sơ sinh.............................................. 20 2. Đối với các thân chủ là 66 em khiếm thính ........................................ 21 3. Đối với 6 em biết nói............................................................................ 21 V. Lượng giá ............................................................................................... 21 1. Những điều đã làm được ..................................................................... 21 2. Nguyên nhân ........................................................................................ 22 3 . Những điều chưa làm được................................................................. 22 4. Nguyên nhân ........................................................................................ 22 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 23 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tính chất chuyên nghiệp mới được hình thành hơn 100 năm nay măc dù có nguồn gốc hình thành từ xa xưa. Tuy vậy ngày nay trong xã hội hiện đại Công tác xã hội đ ã và đang không ngừng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong xã hội. Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đ ẩy sự thay đổi liên quan đến vi trí, địa vị, vai trò của các các nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế tiến tới bình đẳng và tiến bộ x ã hội. Đối tượng phục vụ - thân chủ của Công tác xã hội là những nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên Công tác xã hội bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên Công tác xã hội không “ làm hộ, làm cho, làm thay “ các thân chủ. Như vậy trên cơ sở đó ta có thể nhận định rằng: “Công tác xã hội tuy là một ngành khoa hoc mới, một nghề mới nhưng là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc.” Chúng tôi những sinh viên năm thứ nhất chuyên nghành Công tác xã hội trường Đại học Khoa Học Xã Hội& Nhân Văn đ ược trang bị những lý thuyết, kỹ năng, phương pháp thực hành Công tác xã hội và hơn hết được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo. Chúng tôi đã quyết định tổ chức chuyến đi thực tế tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây để có thể “Học đi đôi với hành”, những lý thuyết, phương pháp, kỹ năng đã đ ược học của ngành Công tác xã hội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các cán bộ công nhân viên của Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây đ ã tạo điều kiện, tận tình giúp đ ỡ chúng tôi trong chuyến đi thực tế này! 2
  4. Chúng tôi cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất tới thầy giáo người đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt chúng tôi b ước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời làm nhân viên Công tác xã hội! 3
  5. NỘI DUNG BÁO CÁO I. Bản kế hoạch chuyến đi thực tế và phân công công việc 1. Bản kế hoạch đi thực tế Ngay từ khi thành lập nhóm, tức là ngay từ khi bắt đầu môn học chúng tôi đã xác định và chuẩn bị tinh thần cho những chuyến đi thực tế để có thể thực hành những kỹ năng, những phương pháp của ngành Công tác xã hội. Sau một quá trình học tập dưới sự chỉ bảo của thầy Lê Văn Phú và yêu cầu của môn học chúng tôi quyết định tổ chức đi thực tế xuống địa bàn đ ể có thể nắm bắt đ ược những vấn đề mà thân chủ gặp phải trong cuộc sống. Bản kế hoạch chuyến đi thực tế tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây - Thời gian dự kiến tiến hành đi thực tế: Tháng 4-2008 - Địa điểm tiến hành thực tế: Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Tây - Chúc Sơn - Chương Mỹ- Hà Tây. - Liên hệ với ban giám đốc: Ngày 18-4-2008 - Thời gian đi xuống địa bàn: Ngày 18 và 19-4 -2008 - Thời gian khởi hành đi xuống địa bàn: + 15h ngày 18 - 4-2008(Định, Liên, Minh, Tuấn) + 7h ngày 19- 4 -2008( cả nhóm) - Thời gian kết thúc, dời địa b àn về trường: 17h( cả hai ngày18 và 19- 4 - 2008) - Các thành viên nhóm kiểm tra lại kiến thức, phương pháp kỹ năng trước khi xuống địa bàn. - Các thành viên chuẩn bị trang thiết bị , phương tiện chuẩn bị cho chuyến đi. - Bộ phận kỹ thuât kiểm tra lại trang thiết bị máy móc. - Bộ phận hậu cần chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. - Bộ phận liên hệ và đi tiền trạm tìm hiểu khái quát về Trung tâm. - Phân công công việc cụ thể của từng thành viên. 4
  6. - Các thành viên trong nhóm tìm hiểu thông tin, đặc điểm tâm lý của người khiếm thính thông qua báo, đài, mạng Internet. - Các thành viên tìm các trò chơi giành cho trẻ em khiếm thính để có thể tổ chức trò chơi, tiếp xúc với thân chủ khi xuống địa bàn. - Xác định mục tiêu cụ thể của chuyến đi. 2. Bản phân công công việc cho chuyến đi thực tế Họ và tên Công việc N guyễn Thị Định Đặt vấn đè với Ban giám đốc, chuẩn bị thiết bị, khai thác thông tin từ thân chủ Đoàn Thị Phương Liên Liên hệ địa điểm đi thực tế, đ ặt vấn đề với Ban giám đốc, khai thác thông tin từ thân chủ Đỗ Thị Linh Hậu cần, tiếp xúc khai thác thông tin từ thân chủ Đặt vấn đề với Ban giám đốc, ghi hình, thu Bùi Thanh Minh thập thông tin Phùng thị Mơ Chuẩn bị thiết bị, tiếp xúc khai thác thông tin từ thân chủ Trần Thị Nhung Tiếp xúc, khai thác thông tin từ thân chủ Đỗ Hồng Quân Ghi hình, tiếp xúc , khai thác thông tin từ thân chủ N guyễn Văn Tuấn Đặt vấn đề với Ban giám đốc, ghi hình, thu thập thông tin về thân chủ 5
  7. Cụ thể theo từng nhóm thân chủ như sau: Thành viên phụ trách Công việc N hóm 6 em nói được Mơ, Minh Mơ, Minh cùng khai thác thông tin. Minh ghi hình 12 em sơ sinh Linh, Tuấn Linh,Tuấn khai thác thông tin. Tuấn ghi hình khiếm Đ ịnh, Liên, Nhung, Đinh, Liên, Nhung, Quân khai 66 em thính Q uân thac thông tin. Quân ghi hình Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau trong công việc II. N hững hiểu biết về người khiếm thính 1. Hiểu biết về người khiếm thính Trong các từ điển phổ thông khiếm thính được gọi là điếc, được hiểu là mất thình giác hoàn toàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về mặt thính giác nghe không rõ. Có 3 loại suy giảm thính lực: + Điếc cảm nhận: Xảy ra khi tai trong của bạn bị tổn thương do quá trình lão hoá tự nhiên hay do sự thoái hoá dây thần kinh dẫn từ tai trong đến não. + Điếc dẫn truyền: Xảy ra do sự tổn thương của các chuỗi x ương con hay màng nhĩ truyền âm thanh từ tai ngoài qua tai giữa vào tai trong. + Điếc hỗn hợp: Do sự suy giảm bộ thần kinh cảm nhận và đường truyền. 2. Tình hình vế số ng ười bị khiếm thính ở Việt Nam và trên thế giới Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2000 trên toàn thế giới có khoảng 250 triệu người bị khiếm thính chiếm 4,2 % dân số thế giới. WHO cũng ước tính số người bị khiếm thính trên 14 tuổi ở Đông Nam Á là 63 triệu người một con số đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Ở Việt Nam Trung tâm Tai mũi họng TPHCM và Viện Tai Mũi Họng thực hiện điều tra về “Bệnh Tai nghe kém” ở 6 tỉnh trên cả nước. Kết quả tỷ lệ 6
  8. người khiếm thính vào khoảng 6% tức là cứ 100 người thì có 6 người bị khiếm thính. 3. N guyên nhân dẫn tới bị khiếm thính Người bị khiếm thính có rất nhiều nguyên nhân và trong đó có một số nguyên nhân sau: + Do di truyền, bẩm sinh (từ khi mẹ mang thai, cha mẹ nhiễm độc,...). + Khi bà m ẹ mang thai bị sởi, bệnh truyền qua đường tình dục, hoặc dùng thuốc có hại cho tai của trẻ trong thời kỳ mang thai và khi sinh. + Những khó khăn trong khi sinh và ngay sau khi sinh: sinh non, thiếu tháng, khó sinh hoặc trẻ bị ngạt hay vàng da. + Ngoài ra khiếm thính còn do chịu tác động của các nguyên nhân sau: các bệnh sởi, quai bị, viêm màng não, các b ệnh nhiễm trùng tai, tiếng ồn, tai nạn, tuổi già, tai có dịch. 4. Đ ặc điểm tâm lý ở trẻ khiếm thính Trẻ bị khiếm thính thường bồn chồn, lo lắng, khổ sở trước những tình huống bắt ngờ, không hiểu được ý nghĩ của người khác và không bộc lộ được ý muốn của bản thân. Từ đó có những phản ứng khác nhau: hay gây gổ, thờ ơ lãnh đạm, tính khí thất thường trong khi cách cư xử của gia đình như nuông chiều, hay ghét bỏ, lạnh nhạt đều làm cho tình trạng xấu đi. III. Quá trình thực hiện công tác xã hội 1. Mục tiêu đề ra Với những kỹ năng và phương pháp về Công tác xã hội với nhóm thân chủ là người khuyết tật thì chúng tôi phải tìm hiểu đời sống vật chất, tâm tư tình cảm của nhóm thân chủ. Giao lưu, vui chơi, chia sẻ tâm tư tình cảm với các em đồng thời định hướng giúp thân chủ vượt qua mặc cảm hoà nhập với cộng đồng. Đặt mối quan hệ với Trung tâm cũng như cùng với Trung tâm tìm giải pháp trị liệu nhằm góp một phần nào đấy giúp đỡ cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của các thân chủ. 7
  9. 2. Khó khăn Do địa điểm thực tế cách xa trường (25 km) nên nhóm rất khó khăn trong việc đi lại, phương tiện đi lại không có phải đi mượn xa đạp. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ việc thu thập thông tin. Thiếu kỹ năng giao tiếp với người khiếm thính. Thân chủ có nhiều nhóm đối tượng khác nhau. 3. Thuận lợi Được trang bị các phương pháp và kỹ năng tiếp xúc khai thác thông tin. Có được mối quan hệ với Ban giám đốc Trung tâm. Sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc, các cán bộ công nhân viên Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Tây. Sự đoàn kết nhất trí, nhiệt tình, sức trẻ của các thành viên trong nhóm. 4. Tiếp cận và khai thác thông tin từ nhóm nhân chủ Khi chúng tôi đến, do không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ thông thường nên lúc đầu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, với sự nhiệt tình của tuổi trẻ và tâm huyết của người nhân viên Công tác xã hội, cộng với những kiến thức được trang bị ở trường chúng tôi gần như đã phá tan b ầu không khí tĩnh lặng để thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình tiếp cận chúng tôi đã thực hành Công tác xã hội với nhóm. Với từng nhóm đối tượng khác nhau chúng tôi có các phương pháp và cách thức thu thập thông tin khác nhau sao cho phù hợp và thu đươc kết quả chính xác nhất, để có thể chẩn đoán và trị liệu cho từng nhóm thân chủ. Nhưng nhìn chung thì việc thu thập thông tin về thân chủ được thể hiện qua sơ đ ồ sau: 8
  10. Từ bản Nguồn thân các khác thân chủ Thông tin về thThông các tin về nhóm thân củ chác thâttt Từ các cán Từ những bộ ở Trung người xung tâm quanh Đó là phương pháp chung để khai thác thông tin từ các nhóm thân chủ. Sau đây là phương pháp tiếp cận và khai thác thông tin với từng nhóm đối tượng: a- Tiếp cận thu thập thông tin về nhóm trẻ sơ sinh Do các em còn quá nhỏ, em nhỏ nhất mới được một tháng tuổi, em lớn nhất là được 15 tháng tuổi cho lên chúng tôi không thể khai thác được thông tin gì từ các em. Nhưng qua trao đổi với các cán bộ chăm sóc các em chúng tôi được biết toàn bộ 12 em nhỏ sơ sinh mà hiện nay Trung tâm đang nuôi d ưỡng đều là các em nhỏ bị bỏ rơi ở bệnh viện ngay từ khi mới được sinh ra. Các em được Trung tâm nhận về và được quan tâm chăm sóc như bao em nhỏ khác. 9
  11. “Sao mẹ không cho con ăn” “Giấc ngủ mang một nỗi đau” 10
  12. Ăn đi em, ăn cho nhanh lớn như anh, chị đây này! b)Tiếp cận thu thập thông tin từ nhóm thân chủ là trẻ khiếm thính Để thu thập thông tin về 66 em khiếm thinh chúng tôi đã phải sử dụng nhiều biện pháp để có thể biết dược hoàn cảnh của một số em như: + Trao đổi với cán bộ của Trung tâm. + Trao đổi với các em nói được và nghe các em nói về hoàn cảnh của bạn mình. +Tổ chức liên hoan, vui chơi cùng các em nhóm nam đá bóng, nhóm nữ chơi chuyền, học bảng chữ cái để bước đầu có thể giao tiếp những câu thông thường nhất. + Trao đổi với các em bằng cách viết ra giấy, tuy nhiên điều đáng nói là vốn từ của các em rất ít chỉ có thể hiểu được các từ đ ơn giản cho nên chúng tôi phải nhờ các em có vốn từ khá và biết nói phiên dịch hộ. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài trường hợp cụ thể: Hoàn cảnh Tên Em Huế (15 tuổi) Nhà em ở Phú Xuyên bố mẹ làm ruộng.Vốn từ của em chưa nhiều, em thích và muốn được đi học để sau này có thể đi làm kiếm tiền. 11
  13. Em Nụ (13 tuổi) Em ở Lạng Sơn, em vào Trung tâm đ ã được 4 năm, em nhớ nhà và muốn về thăm nhà. Em có vốn từ khá nhiều, em thích vẽ và muốn được đi học, chơi đùa như bao bạn khác. Em Hoàng (10 tuổi) Em ở Quốc Oai, Bố Mẹ em là giáo viên nhưng bố mẹ không hiểu được em đã gửi em vào trung tâm để em có thể học ngôn ngứ ký hiệu. Tính tình b ướng bỉnh, em không biết mong ước là gì. Hai tuần em được về thăm nhà một lần. N gọ (18 tuổi) Em vào trung tâm đã được 5 năm, tính tình hoà đồng, thân thiện. Hiện đang học nghề tại trung tâm: học may, khâu bóng và mộc. Mong uớc sau khi học nghề là tìm được việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Em Hải(16 tuổi) Nhà em ở Chương Mỹ, tính tình hoà đồng với mọi người, thích khâu vá thêu thùa và học. 12
  14. Mấy chị em mình nói chuyện nhé! 13
  15. Trò chuyện Vui chơi c- Tiếp cận thu thập thông tin từ nhóm thân chủ là 6 em biết nói Do các em này biết nói lên việc tiếp cận và thu thập thông tin từ các em này thuận lợi hơn các em bị khiếm thính.Trong số 6 em nói đ ược có 2 anh em 14
  16. Hiếu, Minh và Huyền là có trí tuệ phát triển bình thường còn các em kia thì không, có em bị hội chứng Đao. Thân thiện Đầm ấm H iếu (10 tuổi) và Bố em đã mất, mẹ em đi tù gia đình không nuôi Minh (5 tuổi) được hai em. Thỉnh thoảng ông ngoại hoặc cậu đến đón hai em về chơi. Hai em rát hiếu động và tinh nghịch. Hai em đ ều rất nhớ mẹ.Hiếu nói “Em mong học đến lóp 5 năm lúc đó mẹ sẽ về”. Cô bé Minh hay buồn nhớ và đòi mẹ 15
  17. H uyền (13 tuổi) Em còn có tên là Bé.Nhà em ở Xuân Mai em thích được đi học. Em mong đến cuối tuần vì có các anh chị sinh viên vào dạy em học. 5. N hận diện vấn đề a-Về các thân chủ nói chung và cuộc sống ở Trung tâm: - Các em đều có hoàn cảnh éo le và khó khăn thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần. - Thiếu sự quan tâm cham sóc của gia đình và người thân. - Đời sống vật chất của các em rất thiếu thốn, nguồn hỗ trợ chủ yếu là từ ngân sách của tỉnh Hà Tây. Mỗi em được trợ cấp 240.000 đ/tháng.Theo Nghị 16
  18. định 38 trợ cấp của các em mới được tăng lên thành 300.000đ/người/tháng.Với nguồn kinh phí đó Trung tâm chỉ có khả năng lo được các nhu cầu tối thiểu hàng ngày của các em. - Trung tâm đang được đầu tư đổi mới tranng thiết bị, đã xây dựng được trung tâm dạy nghề. - Có một số ít các em thỉnh thoảng được gia đình đón về thăm nhà, còn lại Bố Mẹ các em quá nghèo đành gửi gắm, trông cậy hoàn toàn vào Trung tâm. - Hiện tại Trung tâm đang cố gắng tìm nguồn tài trợ, tấm lòng hảo tâm từ khắp nơi để giúp các em có đ ược cuộc sống đầy đủ hơn, giúp các em vơi đi những thiệt thòi. Bữa ăn của 72 con người 17
  19. Đ ơn xơ và thiếu thốn Tăng gia cải thiện cuộc sống Nơi chắp cánh những ước mơ thành hiện thực b- Về thân chủ là 12 bé sơ sinh 18
  20. - Các em rất thiếu thốn tình cảm mặc dù được các Cán bộ ở đây chăm sóc 24/24 như con của mình.( Hôm chúng tôi xuống có một em bị lên sởi và các “mẹ” rất lo lắng). - Hiện nay phần lớn các bé đều còn bơ vơ( có một số gia đình đến đặt vấn đề xin các bé về nuôi). Hằng ngày các bé đều trông chờ những dòng sữa, những bình sữa, bát cháo từ các “mẹ” các vú nuôi. Chờ mẹ một chút có sữa ngay đây Mẹ ơi! Con đói quá! c- Về thân chủ là 66 em khiếm thính - Các em mặc cảm, tự ty với hoàn cảnh, thân phận của mình do mọi người không hiểu, xa lánh. - Đời sống vật chất ở Trung tâm vẫn còn rất thiếu thốn. Để góp phần cải thiện cuộc sống các em còn tăng gia sản suất trồng rau, nuôi lợn. - Các em đều phải tự chăm sóc bản thân, dọn dẹp nhà cửa. Các em lớn chăm sóc dạy dỗ các em nhỏ, giúp đớ các em trong sinh hoat hằng ngày. - Các em rất thiếu tình cảm gia đình, luôn mong được về thăm nhà. - Các em đều mong muốn được đi học, được vui chơi như biết bao bạn bè cùng trang lứa. - Các em mong sau khi học nghề sẽ đươc các doanh nghiệp nhận vào làm, có công việc ổn định để giúp đỡ gia đình, hoà nhập với cộng đồng. 19
nguon tai.lieu . vn