Xem mẫu

  1. Viện tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi ---------------------- DỰ ÁN XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG SẢN PHẨM 2 BÁO CÁO CHÍNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Hà nội, 4/2009 1
  2. MỤC LỤC Tóm tắt…………………………………………………………………… 3 Giới thiệu………………………………………………………………… 3 1. Nhận thức về quản lý rừng bền vững…………………………………. 5 2. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững…………………. 6 3. Những tồn tại của các chính sách hiện nay……………………………. 7 4. Kết quả hoạt động quản lý rừng bền vững…………………………….. 8 4.1. Ơ cấp Trung ương…………………………………………………… 8 4.2. Ở cấp đại phương……………………………………………………. 11 5. Những khó khăn trở ngại khi thực hiện quản lý rừng bền vững………. 12 6. Bài học kinh nghiêm…………………………………………………... 13 7. Một số kiến nghị…………………………………………………….. 14 8. Viến cảnh………………………………………………………………. 17 Phụ biểu 1. Các chính sách và hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quản lý 19 rừng bền vững 2
  3. BÁO CÁO THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Tóm tắt Báo cáo này là một phần kết quả trong khuôn khổ hoạt động của Thỏa thuận hỗ trợ nhỏ của FAO cho Viện Tư vấn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi (CISDOMA) để nghiên cứu xây dựng Phương pháp quản lý rừng bền vững đáp ứng mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Báo cáo cung cấp đầu vào cho quá trình xây dựng Phương pháp này. Trong quá trình phát triển lâm nghiệp, quan niệm “Quản lý rừng bền vững” ở Việt nam mới được hình thành từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Từ đó đến nay, vấn đề quản lý rừng bền vững luôn là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt nam. Mặt khác, việc chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công cụ thị trường là “Chứng chỉ rừng”. Tại một vài địa phuwong đang được thí điểm cấp chứng chỉ cho một số chủ rừng. Kết quả thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam được mô tả một cách có hệ thống; trong đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các chính sách; những khó khăn trở ngại và bài học được rút ra trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững. Theo đó là những kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững. Phần cuối cùng của tài liệu này đề cập đến viễn cảnh của quản lý rừng bền vững ở Việt Nam. Giới thiệu Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha, trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng; độ che phủ rừng đạt 37% được phân chia theo 3 loại rừng như sau: - Rừng đặc dụng: 1,93 triệu ha, chiếm 15,2%; - Rừng phòng hộ: 6,20 triệu ha, chiếm 49,0%; - Rừng sản xuất : 4,48 triệu ha, chiếm 35,8%. 3
  4. Tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu m3 (rừng tự nhiên chiếm 94%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre, nứa. Tổng diện tích lâm sản ngoài gỗ được gây trồng là 379.000 ha, chủ yếu tập trung ở 3 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Bắc. Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng toàn quốc còn 6,76 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả nước; chủ yếu là đất thoái hóa. Đây là nguồn tài nguyên tiềm năng nhưng đồng thời cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nền lâm nghiệp quốc doanh, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền lâm nghiệp xã hội hoá với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Do đó, ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực tạo việc làm, cải thiện đời sống cho gần 25% dân số của Việt Nam sống trên địa bàn rừng núi, góp phần bảo đảm an ninh chính trị xã hội, tạo đà phát triển chung cho đất nước trong các năm qua. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, đặc biệt diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 được xác định là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Nhiệm vụ cụ thể: (a) Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng gồm: 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ. 3,63 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 0,62 triệu ha rừng tự nhiên phục hồi sản xuất nông lâm kết hợp (phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích có chứng chỉ rừng); 5,68 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng. (b) Quản lý rừng: toàn bộ 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp được quản lý thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận quốc gia ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa. 4
  5. Trong bối cảnh lâm nghiệp Việt Nam như đã nêu trên, quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ thể chế chính sách và thúc đẩy các hoạt động thực tiễn để quản lý rừng được bền vững. 1. Nhận thức về quản lý rừng bền vững Trong khi khái niệm “bền vững” được thế giới bắt đầu sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 18 để chỉ lượng gỗ lấy ra khỏi rừng không vượt quá lượng gỗ mà rừng có thể sinh ra, tạo tiền đề cho quản lý rừng bền vững sau này thì ở Việt Nam mãi đến cuối thế kỷ 20 mới dùng khái niệm “Điều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp với hy vọng sản lượng rừng được duy trì ở những lần khai thác tiếp theo. Phương án điều chế rừng đầu tiên của Việt Nam (được thực hiện 7/1989) là Phương án điều chế rừng lâm trường Mã Đà (Đồng Nai) với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài (Dự án VIE/82/002 do UNDP/FAO trợ giúp) để phát triển Phương thức điều chế rừng ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính là xây dựng một mẫu phương án tiêu chuẩn; hướng dẫn lập kế hoạch điều chế và đưa ra những đề xuất cho việc điều chế rừng lâm trường Mã Đà. Cho đến nay, ngành lâm nghiệp vẫn đang dùng thuật ngữ “Điều chế rừng”, coi nó như một công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng của các chủ rừng. Nghĩa là, tất cả các chủ rừng cho đến nay đều quản lý rừng theo cách lập phương án điều chế được thực hiện theo những quy định tại Quyết định 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. Mặc dù khái niệm quản lý rừng bền vững đã có từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 và không ngừng phát triển nhưng đến nay đối với cán bộ lâm nghiệp khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ về mục đích và các hoạt động của quản lý rừng bền vững. Thật vậy, một kết quả điều tra mới đây của ORGUT cho thấy: có 85% số người được phỏng vấn trả lời là có biết về thuật ngữ Quản lý rừng bền vững. Nhưng khi hỏi tiếp theo là: Những hoạt động chính để tiến tới quản lý rừng bền vững là gì? thì có tới 75 % trong số đó trả lời là không biết (Báo cáo Đánh gía nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững của Việt Nam do ORGUT thực hiện trong khuôn khổ Chương trình quản lý bền vững rừng tự nhiên và tiếp thị lâm sản - GTZ tài trợ) Ngoài ra, việc chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công cụ thị trường là “Chứng chỉ rừng”. Ý tưởng cấp chứng chỉ rừng do Hội đồng Quản trị Rừng (FSC) đề cập đến từ những năm đầu thập kỷ 90 như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng. 5
  6. Nhiều nước trên thế giới đã khá thành công trong việc cấp chứng chỉ rừng nên đã góp phần đáng kể quản lý rừng bền vững. Tính đến 11/2007, Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) đã cấp 913 chứng chỉ rừng cho 78 nước với tổng diện tích 93.898.717 ha. Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, FSC đã cấp 81 chứng chỉ với diện tích 3.144.345 ha trong đó Trung Quốc, Newzelands, Indonesia, Úc là các nước dẫn đầu về diện tích rừng được cấp chứng chỉ.. Như trên đã nêu, Chứng chỉ rừng đã được các nước trên thế giới biết đến và sử dụng từ gần 20 năm nay; trong khi đó, ở Việt nam hiện nay khái niệm Chứng chỉ rừng đang còn là rất mới mẻ với cán bộ, người dân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tại cuộc điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững do ORGUT thực hiện vào tháng 9/2007 tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và địa phương cho thấy: 45 % số người được phỏng vấn có biết về khái niệm chứng chỉ rừng. Nhưng trong số này chỉ có 34 % có hiểu biết rất mơ hồ về điều kiện được cấp chứng chỉ rừng. Thực tế hiện nay cho thấy: Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là những khái niệm rất mới mẻ, chưa có tiền lệ và chưa có thực tế nên chưa hề có kinh nghiệm. Thậm chí đang có sự tranh cãi về những điểm khác nhau của hai khái niệm này; nhiều người cho rằng: Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng là tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; khi một đơn vị được cấp chứng chỉ rừng thì có nghĩa là ở đơn vị đó đạt quản lý rừng bền vững. Đây là những vấn đề cần được tiếp tục thảo luận trên các diễn đàn lâm nghiệp. 2. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững Các chính sách cam kết của Chính Phủ là nhân tố quan trọng để quản lý rừng bền vững. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững. Cho đến nay đã có 25 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng bền vững. Trong đó, số văn bản thuộc các cấp ban hành là: Quốc hội: 3, Chính phủ: 7, Thủ tướng Chính phủ: 5, Bộ NN-PTNT: 10 (Chi tiết xem Phụ biểu 1). Các đạo luật lâm nghiệp và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia thể hiện cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững. Các vấn đề về Quản lý rừng bền vững là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây: - Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Việc sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên quan điểm áp dụng quản lý rừng bền vững với tất cả các khu rừng ở Việt Nam. Đây là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp. Trong đó tại Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo quản lý rừng bền vững: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ 6
  7. và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. - Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới quản lý rừng bền vững thuộc các lĩnh vực, như: Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ đa dạng sinh học; Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng lượng sạch. - Luật Đất đai, năm 2003 đã quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Điều 11). - Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020: Có thể nói cam kết của Việt Nam về quản lý rừng bền vững được chính thức hóa vào năm 2006 khi mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược lâm nghiệp. Trong bản Chiến lược, Việt nam đã khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác rừng hợp lý... (tr 11). Đồng thời, trong Chiến lược cũng đã đề ra 5 chương trình hành động, trong đó Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững là Chương trình trọng tâm và ưu tiên số 1. Trong Chiến lược này, nhiệm vụ được đặt ra là: Quản lý bền vững và có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng và 3,63 triệu ha rừng tự nhiên. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng. 3. Những tồn tại của các chính sách hiện nay - Như trên đã nêu, mặc dù Việt Nam đã có định hướng rõ ràng về quản lý rừng bền vững được thể hiện trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia. Nhưng các chính sách cụ thể dưới các đạo luật này (Nghị định, Quyết định, Thông tư ...) lại chưa có hướng dẫn đầy đủ, nhất là chưa đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá rừng được quản lý bền vững nhằm đảm bảo mọi tác động đối với rừng đạt được sự bền vững. - Chính sách, thể chế, trình độ, năng lực của Việt nam vẫn chưa phù hợp với tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC), cần nâng cấp, sửa đổi, thay thế. - Các chính sách bảo tồn rừng của Việt Nam mới chỉ chú trọng vào rừng đặc dụng mà ít quan tâm tới sản xuất là chưa phù hợp với tiêu chuẩn số 9 của FSC về các khu rừng có giá trị bảo tồn cao. 7
  8. - Chưa có chính sách đào tạo, giáo dục và phổ cập về quản lý rừng bền vững cho học sinh, sinh viên. Nên cán bộ sau khi tốt nghiệp đại học lâm nghiệp hoặc các chuyên ngành liên quan chưa được giới thiệu về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, chưa biết lập kế hoạch quản lý rừng bền vững, chưa biết xây dựng cơ sở dữ liệu, công tác giám sát và đánh giá…. - Thực tế cho thấy, tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và địa phương phần lớn (68%) số người được phỏng vấn cho rằng khung chính sách hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu của quản lý rừng bền vững; chỉ có rất ít (32%) số người được phỏng vấn nói là khá phù hợp (Kết quả điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững do ORGUT thực hiện vào tháng 9/2007). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hiểu biết về quản lý rừng bền vững nêu trên là do: - Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật lâm nghiệp mà trong đó đưa ra các tiêu chí để quản lý rừng bền vững; các hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý rừng bền vững. - Các nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp chưa đề ra các giải pháp cụ thể và mạnh mẽ để chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững; thiếu sự học hỏi kinh nghiệm các nước, nhất là các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. - Các trường đại học lâm nghiệp hoặc đại học nông lâm chưa đổi mới kịp thời giáo trình cho phù hợp với phương pháp tiếp cận tiên tiến trong quản lý rừng nên trong chương trình giảng dạy của nhà trường chưa coi Quản lý rừng bền vững là môn học độc lập mà thường được lồng ghép với các môn chuyên môn khác như: Quy hoạch sử dụng đất; Thiết kế kinh doanh rừng; Trồng rừng và Khai thác rừng.... - Ngành lâm nghiệp chưa đưa ra được lộ trình của quá trình đạt được quản lý rừng bền vững đối với các loại rừng, mà trước mắt là hơn 10 triệu ha rừng được quy hoạch là lâm phận ổn định quốc gia. Nhưng lại ít chú trọng và đầu tư xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững để rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc xây dựng và bổ sung để hoàn thiện khuôn khổ chính sách và các quy định về kỹ thuật liên quan đến quản lý rừng bền vững đang là yêu cầu cấp bách hiện nay. Chỉ có như thế thì chủ trương quản lý rừng bền vững trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp mới trở thành hiện thực. 4. Kết quả hoạt động quản lý rừng bền vững 4.1. Ở cấp Trung ương 4.1.1. Tuyên truyền, tập huấn đào tạo về quản lý rừng bền vững: Ở Việt Nam, công tác tuyên truyền về quản lý rừng bền vững bắt đầu được tiến hành từ đầu năm 1998 chủ yếu do Tổ công tác quốc gia thực hiện với sự hỗ trợ của các tổ chức như: Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), Dự án cải cách hành chính (REFAS) của GTZ, 8
  9. WWF Đông dương…Hình thức phổ cập về quản lý rừng bền vững rất phong phú, gồm: hội nghị, hội thảo quốc gia, vùng, tỉnh; giảng dạy, tập huấn và phổ cập kiến thức 4.1.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược và các hoạt động quản lý rừng bền vững, bao gồm: a./ Trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp, giai đoạn 2006-2020 có 5 chương trình trọng điểm là: (1) Quản lý và phát triển rừng bền vững (2) Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dịch vụ môi trường (3) Chế biến thuwong mại lâm sản (4) Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (5) Đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch, giám sát ngành Trong đó, chương trình quản lý rừng bền vững là trọng tâm với 3 nội dung chính của chương trình là: (1) Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để quản lý rừng bền vững; như: (i) Thiết lập lâm phận ổn định trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng; (ii) Hoàn thiện hệ thống đánh giá tài nguyên rừng, cơ sở dữ liệu; (iii) Cải cách quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng bằng giao khoán, cho thuê; (iv) Hoàn thiện các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, lâm sinh, sử dụng rừng. (2) Thực hiện quản lý bền vững rừng tự nhiên; gồm: (i) Xây dựng và thực hiện phương án điều chế rừng (Kế hoạch quản lý rừng); (ii) chứng chỉ rừng. (3) Thực hiện quản lý rừng bền vững cho rừng trồng; gồm: (i) Quy hoạch rừng nguyên liệu gắn kết với chế biến trong mọi thành phần kinh tế; (ii) Cải thiện giống, phương thức lâm sinh, sản lượng và điều chế rừng; (iii) Thử nghiệm và mở rộng chứng chỉ rừng trồng mọi quy mô, mọi thành phần kinh tế. Một chương trình quan trọng khác của Chiến lược đã được tập trung vào là: Bảo vệ, bảo tồn rừng và cung cấp dịch vụ môi trường. Chương trình này được kết nối chặt chẽ với chương trình quản rừng bền vững; vì cả hai chương trình sẽ rất cần thiết trong việc đạt được quản lý bền vững đối với tất cả các loại rừng ở Việt Nam. 4.1.3. Xây Xây dựng lộ trình thực hiện quản lý rừng bền vững: Theo đề xuất của Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thì sẽ có hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2006-2010): Xây dựng các điều kiện cần và đủ để tiến hành quản lý bền vững rừng tự nhiên và rừng trồng. Giai đoạn 2 (sau năm 2010): Tiến hành quản lý rừng bền vững. 4.1.4. Xây dựng các điều kiện để quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng 9
  10. - Ở Việt Nam hiện nay, do diện tích lâm phận ổn định chưa được xác định trên thực địa, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa hoàn chỉnh; chất lượng rừng thấp; độ che phủ rừng thấp…Vì vậy, để tiến hành quản lý bền vững rừng tự nhiên và rừng trồng; trước mắt cần xây dựng “các điều kiện cần và đủ”; việc làm này được thực hiện trong giai đoạn 2006-2010; với các hoạt động sau: (i) Tiếp tục dự án 661 để có đủ diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất. (ii) Rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ và rừng sản xuất và rừng đặc dụng). (iii) Quy hoạch sử dụng đất vĩ mô - Đồng thời với việc “xây dựng các điều kiện cần và đủ”, tại những khu rừng đã có đủ điều kiện như: có quy hoạch sử dụng đất lâu dài đã hợp lý, có diện tích và ranh giới rừng ổn định thì vẫn tiến hành việc quản lý rừng bền vững. 4.1.5. Thực hiện chứng chỉ rừng: - Hiện nay, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (thuộc Hội KH-KT Lâm nghiệp Việt Nam) đã dự thảo xong Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng, đang trình Tổ chức chứng chỉ rừng của thế giới công nhận. Do vậy, việc cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam chưa được thực hiện mà đang trong quá trình thí điểm cấp chứng chỉ và xây dựng lộ trình để cấp chứng chỉ rừng. Đến năm 2006, ở Việt Nam mới có một đơn vị duy nhất được cấp chứng chỉ rừng của FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng của Công ty liên doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định). Theo đề xuất của Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thì lộ trình cấp chứng chỉ rừng từ 2006 đến 2020, như sau: - Xây dựng bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững quốc gia: Đã hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia với 10 nguyên tắc, 55 tiêu chí và 158 chỉ số và các kiểm chứng phản ánh đặc thù về chính sách và tập quản sản xuất lâm nghiệp của Việt nam, đã trình FSC và đang chờ thẩm định. - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về Chứng chỉ rừng cho các chủ rừng và các bên liên quan, cho cộng đồng dân cư sống trong rừng và gần rừng. - Đào tạo năng lực về nghiệp vụ cấp chứng chỉ rừng cho cán bộ lâm nghiệp - Đánh giá chất lượng quản lý từng khu rừng do chủ rừng thực hiện (2008- 2010) - Tổ chức mạng lưới các mô hình Quản lý rừng bền vững tự nguyện (2006- 2015) - Cấp chứng chỉ rừng (2008-2020). 4.6. Các hoạt động khác liên quan đến thực hiện quản lý rừng bền vững: - Hợp pháp hóa lâm nghiệp cộng đồng; ví dụ: giao các quyền sử dụng và quản lý rừng cho cộng đồng theo Luật Bảo vệ và PTR năm 2004. 10
  11. - Các hoạt động về xây dựng các hướng dẫn, thủ tục, tài liệu đào tạo, chương trình khuyến lâm….hỗ trợ công tác quản lý rừng cộng đồng. - Xây dựng các phương pháp tiếp cận lập kế hoạch quản lý rừng bền vững. - Sự tham gia vào các sáng kiến “Thực thi pháp luật lâm nghiệp và thương mại gỗ” - FLEGT và nỗ lực để giảm khai thác gỗ và săn bắn bất hợp pháp các loài động vật hoang dã. 4.2. Ở cấp địa phương Một số hoạt động liên quan đến quản lý rừng bền vững đã và đang diễn ra ở cấp địa phương , bao gồm: 4.2.1. Hiện nay các chủ rừng đang sử dụng “Điều chế rừng” như một công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng: “Điều chế rừng là xây dựng một kế hoạch tác nghiệp cụ thể, chỉ rõ thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu rừng, trong một hay nhiều luân kỳ khai thác, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi sản xuất, nhằm đảm bảo cho rừng sản xuất được lâu dài, liên tục với năng suất, chất lượng cao, bền vững” (Điều 2, QĐ 40/2005/QĐ-BNN). Thực chất của Phương án điều chế rừng là xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể, trong đó đưa ra thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu trong một hay nhiều chu ký khai thác. Tuy nhiên, khi sử dụng “Điều chế rừng” để quản lý rừng cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, rõ nét nhất là nội dung phương án điều chế (Điều 8 của Quyết định 40), chủ yếu là xây dựng kế hoạch khai thác, kinh doanh rừng từng năm, 5 năm của đơn vị. Trong khi đó, hàng loạt các hoạt động liên quan đến mục tiêu bảo vệ môi trường và mục tiêu xã hội lại chưa được Phương án điều chế quy định một cách cụ thể. Từ đó dẫn đến phương án điều chế rừng hiện nay của các chủ rừng thường tập trung vào việc đảm bảo mục tiêu kinh tế của rừng, nghĩa là rừng cho nhiều sản phẩm, có năng suất cao và lâu dài liên tục. Nên các mục tiêu quan trọng khác như môi trường và xã hội lại chưa được chú ý đúng mức đến trong phương án điều chế rừng của các đơn vị sản xuất. Khảo sát tình hình tại 5 tỉnh: Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đắc lắc và Ninh Thuận, gần đây cho thấy các đơn vị quản lý cơ sở (lâm trường, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ...) chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch khai thác hoặc trồng rừng theo các chỉ tiêu kế hoạch được giao từ cấp trên còn các nội dung xã hội và môi trường thường làm sơ sài. Nguyên nhân của tình trạng trên là thiếu một văn bản hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng bền vững trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường cho một đơn vị quản lý rừng cấp cơ sở (Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng năm 84 cũng chỉ hướng dẫn chi tiết về việc lập các kế hoạch tác nghiệp lâm nghiệp). 11
  12. 4.2.2. Thí điểm về quản lý rừng bền vững tại lâm trường: Trong khuôn khổ hoạt động của “Chương trình sử dụng và quản lý rừng bền vững rừng tự nhiên và tiếp thị lâm sản” do GTZ tài trợ, thí điểm về quản lý rừng bền vững được thực hiện tại 5 lâm trường thuộc Thanh Hóa, Ninh Thuận, Yên Bái, Hòa Bình và Đắc Lắc. Ngoài ra, WWF cũng đang thí điểm quản lý rừng bền vững tại 2 lâm trường. 4.2.3. Thí điểm Cấp chứng chỉ rừng “theo nhóm” tại Yên Bái do Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thực hiện nhằm giúp các chủ rừng quy mô nhỏ tiếp cận được với việc cấp chứng chỉ rừng. Theo thí điểm này, một số tổ chức địa phương đóng vai trò “trung gian” giữa tổ chức cấp chứng chỉ và những nhà sản xuất gỗ nhỏ để để giúp họ nhận chứng chỉ “theo nhóm”. Cấp chứng chỉ “theo nhóm” đã được áp dụng thành công ở các nước Đông và Tây nước Anh và Papua New Guinea trong khuôn khổ chương trình sinh thái lâm nghiệp do EU tài trợ. 4.2.4. Quỹ rừng nhiệt đới (TFT) tại Việt nam đang tiến hành hỗ trợ thực hiện quản lý rừng và chững chỉ rừng cho các đơn vị quản lý rừng sau: Công ty lâm nghiệp Lơ Ku và Công ty lâm nghiệp Hào Quang tỉnh Đăk Nông; Trạm Lập tỉnh Gia Lai; Công ty lâm nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình; Công ty lâm nghiệp Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Tóm lại: Mặc dù trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được đặt ra là: sử dụng bền vững 8,4 triệu ha rừng sản xuất (phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích có chứng chỉ rừng); 5,6 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng. Nhưng đến nay vẫn chưa xác định được diện tích lâm phận ổn định quốc gia nêu trên đế có kế hoạch quản lý rừng bền vững. Cho nên có thể nói một cách tổng quát: Tại các địa phương đến nay chưa có nơi nào tiến hành quản lý rừng bền vững; chưa có một diện tích rừng nào được quy hoạch và có kế hoạch đưa vào quản lý rừng bền vững. 5. Những khó khăn, trở ngại khi thực hiện quản lý rừng bền vững Việc chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang phương thức quản lý rừng bền vững đòi hỏi một loạt thay đổi về khuôn khổ chính sách ở cấp trung ương; thái độ, quan điểm và sự đồng thuận của các sơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và ngay cả người dân địa phương. Do tính phức tạp này nên khi thực hiện quản lý rừng bền vững thường gặp những khó khăn, trở ngại; được thể biện ở các khía cạnh sau đây: Về chính sách và công nghệ: Như trên đã phân tích và dẫn chứng, khuôn khổ chính sách thường lạc hậu lại không đồng bộ; các chính sách không theo kịp với nhu cầu và phương thức quản lý tiến bộ trong phát triển lâm nghiệp. Hiện nay chúng ta còn thiếu các chính sách, những hướng dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn cụ thể về quản lý rừng bền vững. Ngoài ra, Quy trình kỹ thuật điều tra, thiết kế kinh doanh rừng lạc hậu, chậm áp dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến. 12
  13. Về sinh thái: Rừng của Việt Nam có tính đa dạng và phức tạp rất cao của các hệ sinh thái. Việc xác định các tiêu chuẩn để quản lý bền vững mỗi một hệ sinh thái là điều rất khó khăn. Về kinh tế: Thiếu nguồn vốn cho chuẩn bị, thực hiện và giám sát các kế hoạch quản lý rừng bền vững. Chưa xác định nguồn vốn cụ thể cho các hoạt động quản lý rừng bền vững của các công ty lâm nghiệp, các lâm trường và của các chủ rừng. Thiếu cơ chế đảm bảo sự tham gia của các đối tượng hữu quan vào quản lý nguồn tài nguyên rừng. Các điều kiện thị trường, nhu cầu về sản phẩm có chứng chỉ chưa rõ ràng. Về xã hội: Quyền sở hữu và sử dụng rừng và đất rừng của người dân sống trong vùng rừng đã được thể hiện trong các chính sách hiện hành. Nhưng lợi ích đem lại từ quản lý và bảo vệ rừng hiện tại chưa thực sự hấp dẫn với họ. Người dân địa phương chưa thực sự tham gia vào các quá trình ra quyết định liên quan đến môi trường sống của họ. Về chứng chỉ rừng. Mặc dù Chứng chỉ rừng là một công cụ hữu hiệu để quản lý rừng bền vững. Nhưng những điều kiện để được cấp chứng chỉ rừng lại rất khắt khe, khó khăn mà chúng ta phải đối mặt, đó là: Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ của FSC quá cao, đây là lo ngại chính của các nhà sản xuất gỗ. Chi phí để đạt được tiêu chuẩn chứng chỉ rừng thường cao hơn nhiều so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ. Tất cả những khó khăn trở ngại nêu trên sẽ là những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi quản lý rừng theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi một phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng bền vững là bước ban đầu rất quan trọng. 6. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, mặc dù mới được thực hiện trong những năm gần đây nhưng có thể rút ra một số kinh nghiệm chính sau đây: - Các chủ rừng cần xây dựng một phương án quản lý rừng bền vững và chững chỉ rừng tuân theo tiêu của của FSC thay cho phương án điều chế rừng đơn giản hiện nay. Có sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ khi triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và chững chỉ rừng. - Xây dựng một lộ trình cho sản phẩm lâm nghiệp quốc gia tiếp cận một cách vững chắc với các yêu cầu khắt khe của thị trường gỗ quốc tế. - Các chủ rừng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. - Tăng cường sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững thông qua việc thường xuyên giải thích, tuyên truyền lợi ích của việc thực hiện cấp chứng chỉ rừng đối với các chủ rừng. Xây 13
  14. dựng năng lực quản lý của các chủ rừng để có thể nhanh chóng tiếp cận được các tiêu chuẩn của thế giới. - Sự tham gia của người dân, của cộng đồng là một trong những yếu tố căn bản giúp cho việc quản lý rừng bền vững được tốt hơn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy: Cộng đồng là người trực tiếp tác động đến tài nguyên rừng theo hai hướng tích cực và tiêu cực: được hưởng lợi từ rừng đồng thời cũng chịu các tác động do suy thoái rừng. Trong quản lý rừng, cộng đồng là lực lượng trực tiếp quyết định đến việc thành công của bảo vệ và phát triển rừng; là nhân tố ảnh hưởng quan trọng trong tiến trình quản lý rừng bền vững. - Thông thường đào tạo giáo dục quản lý rừng hiện nay chủ yếu thực hiện tại các trường đaị học, chưa quan tâm tới đối tượng cộng đồng - liên quan trực tiếp và chặt chẽ với quản lý rừng bền vững. Vì vậy, thiết lập một hệ thống giáo dục đào tạo đến cộng đồng để nâng cao nhận thức về rừng, môi trường, kỹ năng quản lý rừng cho cộng đồng sẽ góp phần thúc đẩy có hiệu quả tiến trình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng 7. Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam (1). Cần nhà quản lý rừng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn: Nhân tố cơ bản góp phân thành công trong quản lý rừng nhiệt đới là những nhà quản lý rừng được đào tạo rất cơ bản và giàu kinh nghiệm thực tiễn. Thực tế cho thấy, sự yếu kém trong quản lý gây tác hại nhiều hơn bất kỳ nhân tố nào khác trong việc quản lý rừng nhiệt đới. Kiến thức tốt về kỹ thuật, tổ chức, điều phối, lập kế hoạch, lập dự toán và theo dõi giám sát các hoạt động là các nhân tố quan trọng giúp nhà quản lý có thể ra quyết định và ứng phó với những biến động thường xuyên của quá trình phát triển. (2). Xây dựng lâm phận ổn định để bảo vệ rừng tự nhiên: Một yêu cầu đặc biệt quan trọng giúp quản lý rừng bền vững thành công là xây dựng lâm phận ổn định, cho cả mục tiêu phòng hộ và mục tiêu sản xuất. Việc thành lập lâm phận ổn định sẽ giúp thường xuyên kiềm chế được mức độ khai thác và có thể đảm bảo cung cấp một lượng gỗ thường xuyên cố định cho ngành công nghiệp. Sự ổn định đó cũng củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, giúp họ có những quyết định đầu tư dài hạn để phát triển sản xuất. Xác định ranh giới rừng ổn định lâu dài, rõ ràng trên hiện trường là rất cần thiết, là bước đi quan trọng trong việc xác định và lập bản đồ lâm phận ổn định. Đây là yếu tố quyết định đến hiện trạng rừng. Thực tế cho thấy là không thể xác định được diện tích rừng được quản lý bền vững hoặc diện tích, vị trí, hình dạng của khu rừng dự định khai thác hàng năm nếu không có ranh giới rõ ràng trên hiện trường. (3). Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng: Trao quyền sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng lâu dài cho các cơ quan quản lý lâm nghiệp, các hợp tác xã, các công ty lâm nghiệp tham gia vào thực hiện, quản lý các chương 14
  15. trình lâm nghiệp, không chỉ là nguyên tắc chính sách cơ bản mà còn là bước đi mang tính thực tiễn cao cần phải thực hiện để thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Sự cam kết chính sách rõ ràng là rất cần thiết để các chủ rừng có quyền sử dụng đất rừng lâu dài, yên tâm đầu tư kinh doanh sản xuất gỗ hoặc bảo vệ đầu nguồn và đa dạng sinh học, đồng thời giúp các cộng đồng địa phương, những người có cuộc sống phụ thuộc vào rừng, phát triển các loài cây thuốc và các loại lâm sản ngoài gỗ khác một cách ổn định lâu dài. Đối với những nơi đã có sự cam kết về mặt chính sách cho mục tiêu quản lý rừng bền vững, bước đi tiếp theo trong việc cụ thể hóa chính sách là xây dựng các hình thức trao quyền sử dụng rừng và đất rừng hợp lý đáng tin cậy. Ban hành chính sách lâm nghiệp là một bước đi quan trọng nhằm: (i) Xác định loại rừng và quyền sử dụng là tư nhân hay công cộng, quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ rừng đối với từng loại rừng; (ii) Bảo vệ rừng và hệ sinh thái rừng tự nhiên để duy trì năng suất lập địa, sự đa dạng sinh học, cảnh quan và tạo cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội; (iii) Xây dựng, phê duyệt và thực hiện các kế hoạch quản lý rừng; (iv) Xây dựng và hỗ trợ phát triển kinh tế rừng đa chức năng trong sự kết hợp giữa bảo tồn hệ sinh thái và sử dụng tài nguyên cho mục tiêu kinh tế. (4). Cân bằng giữa mục tiêu sản xuất gỗ, môi trường và xã hội: Rừng cho rất nhiều lợi ích cho cả cấp địa phương và quốc gia. Sản xuất gỗ là mục tiêu chính mang lại thu nhập cho Chính Phủ, công ty và chủ sử dụng rừng và đó cũng là động lực chính của việc khai thác rừng nhiệt đới. Thu nhập từ khai thác gỗ cũng là nguồn lực tài chính để tái đầu tư lâu dài trong quản lý rừng bền vững. Lâm sản ngoài gỗ như mây, các loài cây làm thuốc, cây thực phẩm, nhựa cây và thú hoang dã cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Rừng nhiệt đới là nguồn sống cho hàng triệu người dân nông thôn có cuộc sống phụ thuộc vào rừng và cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cộng đồng. Rừng còn là nơi điều tiết nguồn nước vùng đầu nguồn cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện. Rừng cũng là nơi lưu giữ các giá trị đa dạng sinh học, là nơi vui chơi, giải trí, tham quan nghỉ dưỡng cho dân. Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch quản lý rừng cần có cái nhìn lâu dài, cân bằng được giữa các mục tiêu lấy gỗ, bảo vệ môi trường và xã hội. Cụ thể là, các nhà lập kế hoạch và quản lý rừng phải nhận ra giá trị của rừng đối với nhiều thành phần xã hội và làm thế nào đó để lập và thực hiện các kế hoạch, các chương trình trong mối cân bằng và phải đảm bảo tính bền vững của một tổng thể. (5). Quản lý rừng bền vững phải theo kế hoạch rõ ràng: Mục tiêu của bản kế hoạch quản lý là cụ thể hóa các chính sách quốc gia để điều phối và thực hiện các hoạt động tác nghiệp để đạt được mục tiêu cụ thể, cho một địa phương cụ thể và, trong một giai đoạn cụ thể. Đối với rừng sản xuất, một bản kế hoạch cần phải tính được sản lượng gỗ có thể khai thác là bao nhiêu, khai thác ở đâu, khi nào, với điều kiện nào. 15
  16. Đối với các khu rừng bảo vệ, một bản kế hoạch phải thể hiện được các biện pháp quản lý rừng tự nhiên cho mục tiêu điều tiết nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học, hoặc cho mục tiêu nghỉ dưỡng, du lịch. Quá trình lập kế hoạch cần chỉ ra các yêu cầu kỹ thuật, xác định cụ thể các hoạt động ưu tiên, và trả lời câu hỏi làm cái gì, ở đâu, khi nào, làm như thế nào và ai làm là tốt nhất. Bản kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, hoạt động nhưng phải có tính linh hoạt, mềm dẻo nhằm thích ứng với các hoàn cảnh đổi thay còn chưa lường trước được. Kế hoạch có thể được lập bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng thường có những tiêu chuẩn: (i) Kế hoạch phải tránh được những vấn đề trước đó gặp phải, bằng cách đưa ra những giải pháp có thể thực hiện được; (ii) Bản kế hoạch không lên lập cho một giai đoạn quá dài nhằm tránh những gì đưa ra không phù hợp với thực tiễn; (iii) Trong bản kế hoạch, mục tiêu cần được nêu thật rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Không nên đưa ra qúa nhiều mục tiêu để rồi cuối cùng không thực hiện được; (iv) Tránh đưa ra quá nhiều ưu tiên cần hành động. Kế hoạch cần xác định những hoạt động phù hợp với thực tiễn nhưng cũng cần cân nhắc trên cơ sở kinh phí có thể sử dụng. (6). Cần điều tra rừng liên tục: Điều tra rừng liên tục là cơ sở để lập kế hoạch quản lý rừng, và đặc biệt quan trọng trong lập kế hoạch quản lý rừng bền vững cho mục tiêu sản xuất gỗ. Xu hướng gần đây, người ta còn chú ý đến việc điều tra lâm sản ngoài gỗ. (7). Xác nhận vai trò và giúp đỡ cộng đồng: Như một nguyên tắc cơ bản, quản lý rừng bền vững đòi hỏi những người và các tổ chức tham gia quản lý rừng cần xác nhận vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong quản lý rừng nhiệt đới, chia sẻ kiến thức chuyên môn và lợi ích với người dân địa phương, nằm hỗ trợ họ phát triển cuộc sống. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng là cách cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt cho những người có cuộc sống phụ thuộc vào rừng. Như vậy, cộng đồng dân cư địa phương và các chủ rừng là những người đầu tiên hưởng lợi trong các hoạt động quản lý rừng bền vững. Đối thoại giữa đại diện của cộng đồng và các chủ rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thương thảo, hiểu biết lẫn nhau, tìm hiểu nguyện vọng của mỗi bên trong việc quản lý và sử dụng rừng. (8). Quản lý rừng cần có sự phối hợp liên ngành và gắn với phát triển nông thôn: Trước hết phải thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất rừng, xuyên suốt nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, không nên nhìn nhận lâm nghiệp trên quan điểm tách rời với các ngành khác. Ví dụ, chính sách nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sức ép vào tài nguyên rừng; ngành công nghiệp tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho dân; ngành giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ rừng. (9). Bảo vệ hệ sinh thái cần hài hòa với sinh kế bền vững: Bảo vệ hệ sinh thái cần được thực hiện hài hòa với việc xây dựng sinh kế bền vững. Điều kiện sống tại nhiều quốc gia Châu Á đã được cải thiện nhiều nhưng cái đói, cái nghèo 16
  17. vẫn còn đeo đẳng trên diện rộng và việc cải thiện đời sống của người dân nông thôn mà không tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên vẫn còn là thách thức trong những năm tới. Vậy rõ ràng là các chính sách bảo vệ hệ sinh thái mà chưa chú ý đến nhu cầu sinh kế của người dân/cộng đồng dân cư địa phương là không công bằng, và thực tế cho thấy các chính sách đó là chưa hiệu quả. Sinh kế thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như nông lâm kết hợp, xây dựng vườn rừng được xem là có nhiều tiềm năng và nên được mở rộng và phát triển. Huy động người dân tham gia hướng dẫn du lịch sinh thái cũng là một phương pháp tiếp cận mới cần được nghiên cứu, ứng dụng. (10). Theo dõi và giám sát các hoạt động quản lý rừng : Một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý rừng là duy trì việc theo dõi thường xuyên liên tục kết quả thực hiện các hoạt động đã được xác định trong bản kế hoạch. Các báo cáo theo dõi giám sát là cơ sở kiểm soát các hoạt động có được thực hiện như kế hoạch một cách minh bạch hay không và cũng là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. 8. Viễn cảnh Lâm nghiệp trên thế giới đang trong giai đoạn chuyển đổi với nhiều quan niệm và cách tiếp cận tiến bộ nhằm hướng tới phát triển bền vững. Hiện tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế và xã hội trên cơ sở các chính sách đổi mới (cải cách kinh tế). Mục tiêu phát triển tổng thể của Việt Nam được thể hiện trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, giai đoạn 2006-2010. Do đó, Lâm nghiệp của Việt Nam cũng phải chuyển đổi mạnh mẽ cho phù hợp. Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn là làm thế nào để có thể hài hòa giữa phát triển rừng bền vững với dân số, nguồn tài nguyên, môi trường, bảo tồn và đói nghèo. Trong tương lai, những nỗ lực về quản lý rừng bền vững đã được thể hiện trong Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững (một trong 5 chương trình của Chiến lược Lâm nghiệp, giai đoạn 2006-2020). Cụ thể là: - Thiết lập lâm phận quốc gia ổn định 3 loại rừng. - Tất cả rừng và đất lâm nghiệp được giao, cho thuê cho các chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế trước năm 2010, tăng cường năng lực cho các chủ rừng. - Thực hiện quản lý rừng bền vững. Các chủ rừng sản xuất kinh doanh xây dựng và thực hiện phương án điều chế rừng, ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng. - Trồng rừng mới 1 triệu ha đến năm 2010 và 1,5 triệu ha cho giai đoạn tiếp theo, nâng cao năng suất rừng trồng; làm giàu 0,5 triệu ha rừng nghèo kiệt; trồng 200 triệu cây phân tán/năm. - Sản xuất gỗ trong nước ổn định, đến năm 2010 đạt 9,7 triệu m3 gỗ/năm; đến năm 2020 đạt 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn). 17
  18. - Cung cấp gỗ nhỏ cho chế biến bột giấy; đến 2010 là 3,4 triệu m3; đến 2020 là 8,3 triệu m3. - Đầu tư trang thiết bị hiện đại hoá công tác quản lý rừng, kiểm kê rừng theo định kỳ; củng cố và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng. - Thiết lập lâm phận ổn định, bao gồm việc tái xác định và làm rõ cơ cấu 3 loại rừng (rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng). Ở Việt Nam, quản lý rừng bền vững có tiềm năng rất lớn; cùng với sự nỗ lực của Chính phủ trong cải cách nền kinh tế, nó có thể dự kiến rằng ngành lâm nghiệp có thể phát triển hơn nữa. Một mặt sự phát triển quản lý rừng bền vững ở Việt Nam dựa vào sự ổn định chính sách, chiến lược của Chính phủ; mặt khác lâm nghiệp Việt nam được cộng đồng các đối tác quốc tế quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ thông qua các cam kết song phương, đa phương và Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp. 18
  19. Phụ biểu 1. Các chính sách và hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quản lý rừng bền vững T Tên Văn bản, số, ngày và cấp ban hành T I Văn bản quy phạm pháp luật 1 Luật Đất đai, số 13/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội 2 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, số 29/2004/QH11, ngày 3/12/2004 của Quốc hội 3 Luật Bảo vệ môi trường, số 52/2005/QH11, ngày 29/11/2005 của Quốc hội 4 Nghị định về Thi hành Luật Đất đai, số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính Phủ 5 Nghị định về Thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, số 23/2006/NĐ-CP, ngày 3/3/2006 của Chính Phủ 6 Nghị định về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 của Chính Phủ 7 Nghị định về Sắp xếp, đổi mới và Phát triển Lâm trường quốc doanh, số 200/2004/NĐ-CP, ngày 3/12/2004 của Chính Phủ 8 Quyết định về việc Ban hành Quy chế quản lý rừng, số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ 9 Nghị định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính Phủ 10 Quyết định về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, số 100/2007QĐ-TTg, ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính Phủ 11 Quyết định Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015, số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, 12 Nghị định về Nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng, số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính Phủ 13 Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính Phủ 14 Nghị định về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, số 05/2008/NĐ-CP, ngày 14/1/2008 của Chính Phủ 15 Quyết định về việc Ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, số 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT 16 Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 19
  20. 6/11/2006 của Bộ NN-PTNT hướng dẫn một số điều của Quy chế Quản lý rừng ban hành theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg; số 57/2007/TT-BNN, ngày 13/6/2007 của Bộ NN-PTNT 17 Quyết định Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2006, số 2503/QĐ/BNN-KL, ngày 27/8/2007 của Bộ NN-PTNT 18 Quyết định về việc Đóng dấu búa kiểm lâm và kiểm soát dấu búa, số 44/2006/QĐ- BNN, ngày 1/6/2006 của Bộ NN-PTNT 19 Thông tư vè Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hnàh kèm theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, số 99/2006/TT-BNN của Bộ NN-PTNT 20 Quyết định về việc Ban hành Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản, số 59/2005/QĐ-BNN, ngày 10/10/2005của Bộ NN-PTNT 21 Thông tư Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, số 05/2008/TT-BNN, ngày 14/1/2008 của Bộ NN-PTNT II Quy trình kỹ thuật (Bộ NN-PTNT) 22 Quyết định ban hành Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng, số QPN6-84, ngày 1/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ NN-PTNT 23 Quyết định ban hành Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng rừng sản xuất gỗ và tre nứa; số 200/QĐ-KT, ngày 31/3/1993 của Bộ Lâm nghiệp (cũ)- QPN14-92 24 Quyết định ban hành Quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hóa; số 804/QĐ-KT, ngày 2/11/1993 của Bộ Lâm nghiệp (cũ)- QPN16-93 25 Quyết định về áp dụng kỹ thuật lâm sinh đối với tiêu chuẩn sản phẩm gỗ và tre nứa, số 200/QĐ-KT, ngày 31/3/1993 của Bộ NN-PTNT 20
nguon tai.lieu . vn