Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH Ở NGƯỜI LỚN VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
  2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH Ở NGƯỜI LỚN VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TÓM TẮT Đặt vấn đề: Theo y văn, tăng huyết áp thường là vô căn chiếm tỷ lệ 90%-95% do đó vấn đề phòng ngừa là rất khó khăn.Tuy vậy, ở bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát huyết áp để tránh dẫn đến tăng huyết áp có trị số cao có thể thực hiện được dựa vào việc kiểm soát các yếu tố: cân nặng, ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc đúng, đủ. Chính vì vậy, để góp phần vào công tác quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại Tp.Hồ chí Minh tốt hơn, chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra đánh giá nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành ở người lớn về bệnh THA trong cộng đồng Tp. HCM để giúp các bệnh nhân THA theo dõi và điều trị bệnh tốt hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành ở người lớn về bệnh tăng huyết áp tại thành phố Hồ chí Minh năm 2005 Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên cộng đồng dân số đã chọn vào mẫu tại cùng thời điểm từ 6/2005 đến 9/
  3. 2005 thực hiện tại thành phố Hồ chí Minh . Theo kỹ thuật lựa chọn dựa vào tỉ lệ dân số Kết quả: Qua khảo sát 1991 người đến khám và phỏng vấn ở 16 xã phường tại Tp.Hồ chí Minh kết luận như sau: Tỉ lệ THA ở Tp. HCM là 26,52 %ở độ tuổi từ 25 đến 65 Tỉ lệ THA nam cao hơn nữ và theo nhóm tuổi cũng tăng dần Phân bố tỷ lệ THA theo yếu tố dân số và xã hội có sự khác biệt về tuổi giới, học vấn và nghề nghiệp Kiến thức của bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ của THA (ăn mặn, ăn mỡ, uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động) tốt cho cả đối tượng THA cũng như không THA Thực hành các biện pháp thay đổi lối sống (hạn chế ăn mặn, sử dụng dầu thực vật, uống rượu vừa phải, bỏ hút thuốc lá, hoạt động thể lực) thì vấn đề hút thuốc lá, uống rượu cón rất cao so với kiến thức có được nhưng quan trọng nhất là cuộc sống tĩnh tại đang chiếm ưu thế nên tỉ lệ béo phì cũng tăng theo Kết luận: Kết quả từ những nghiên cứu này giúp cho các cơ sở y tế trên địa bàn TP. HCM và chính quyền đề ra những chính sách y tế công cộng hiệu quả hơn để phòng chống bệnh Tăng huyết áp trong cộng đồng dân
  4. cư bệnh này phần lớn có ở người độ tuổi trung niên trở lên, nhất là những người làm công việc lao động trí óc ở độ tuổi về già ABSTRACT Background: Following the second document, high blood pressure usually not identify that is 90% - 95%. So the prevent problem is very difficult. However, in patients, controlling blood pressure to void high blood pressure can perform that base on controlling some factors: weight, eat and drink, exercise, using enough and legal medicine...Therefore, in order to contribute the management work and treatment in Ho Chi Minh City better, we perform the evaluated survey to analyze the influence factors which involve knowledge and practice in adult about high blood pressure disease at community in Ho Chi Minh City to help patients who can look after and treat better. Study objective: Identify the influence factors which affect knowledge and practice in adult about high blood pressure disease at community in Ho Chi Minh City 2005.
  5. Study methodology: This is cross –sectional study in population community that is selected from June to December 2005 in Ho Chi Minh City. The selecting method depends on the percentage of population. Study result: Though 1991 people who were tested and interviewed at 16 wards in Ho Chi Minh, we have the following results: The percentage of high blood pressure of Ho Chi Minh is 26.52 with the age from 25 to 65. The percentage of high blood pressure of male is higher than female and following the age which increase gradually. Distribution of the percentage of high blood pressure following population and social factor are difference in age, sex, education and occupation. Knowledge of patients about the risk factors of high blood pressure disease (eat savory food, eat fat food, use tobacco, less exercise) is good for not only patients but also not patients. Performing methods to change the life (decrease savory food, use oil which origin plants, drink wine legally, deny tobacco, exercise) so the using tobacco problem, drinking alcohol is very high when compare knowledge.
  6. But the most important is stationary life which is advantage so the percentage of overweight also increases. Conclusion: The results from this survey help the health foundations which locate in Ho Chi Minh City and Government put forward the public health policies more effective in order to prevent the high blood pressure disease in community. This desease almost occur in the middle – aged and the elder, especially people who work by head mainly. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là bệnh phổ biến ở các nước phát triển, ở các nước đang phát triển bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Bệnh này phần lớn có ở người độ tuổi trung niên trở lên, nhất là những người làm công việc lao động trí óc ở độ tuổi về già. Theo báo cáo của WHO 2002 về những yếu tố nguy cơ mới của sức khỏe toàn cầu thì tăng huyết áp đứng hàng thứ 3 trong 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu với 7 triệu người chết mỗi năm. Theo các báo cáo của Việt nam thì các bệnh tim mạch quan trọng nhất là bệnh thiếu máu cơ tim, cao huyết áp và đột quỵ. Những yếu tố tác động quan trọng của các bệnh tim mạch là nếp sống đô thị - công nghiệp hóa như
  7. ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, kém vận động và tuổi cao ( hình ). Đột quỵ là nguyên nhân gây chết thứ hai trên thế giới với khoảng 4 triệu rưỡi tử vong hàng năm.và cao huyết áp đứng hàng thứ tư gây tử vong và đứng hàng thứ sáu trong 10 nguyên nhân mắc bệnh tại các bệnh viện , còn con số chính thức theo hội tim mạch Việt nam tỉ lệ cao huyết áp ở người >15 tuổi là 11,7%[1],[13] Hình 1: Khung ý niệm trình bày các yếu tố tác động đến bệnh tim mạch (theo World Health Report, 1997)[30] Tăng huyết áp (THA) là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây bất lợi về tim mạch mà các yếu tố nguy cơ về tim mạch gây nên bệnh THA là : thuốc lá, rối loạn lipid huyết, tiểu đường không phụ thuộc insulin, người lớn trên 60 tuổi, phái (đàn ông, phụ nữ tuổi mãn kinh) tiền căn gia đình mắc bệnh tim mạch sớm: nữ dưới 65, nam dưới 55. Một điều đáng qua n tâm đối với bệnh THA là biến chứng nguy hiểm của nó nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như về tim (gây suy mạch vành, suy tim...) về não (tai biến mạch máu não...) lên thận (gây suy thận...) lên mắt (gây xuất huyết đáy mắ t..) nặng có thể gây liệt thậm chí có thể tử vong . Do tính chất nguy hiểm của những biến chứng THA cho nên việc kiểm soát THA là cần thiết. Muốn tránh THA tiến triển đến các biến chứng,
  8. đòi hỏi bệnh nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân theo chế độ điều trị nghiêm ngặt của bác sĩ và cách phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra khi bệnh trở nặng. Điều này đôi khi không dễ dàng thực hiện vì bệnh THA thường phải điều trị lâu dài đôi khi suốt đời. Ngay cả khi chỉ số HA trở lại bình thường tai biến vẫn có thể xảy ra nếu không loại trừ được các yếu tố nguy cơ tai biến (như nghiện rượu, hút thuốc lá, chế độ ăn giàu chất béo, thừa cân, stress...) và không kiểm soát được một số bệnh đi kèm (như tiểu đường, bệnh thận...) vì thế yêu cầu ở bệnh nhân tính kiên trì theo chế độ điều trị lâu dài tuy nhiên bệnh nhân vì một số lí do nào đó của bản thân kết hợp với sự hiểu biết hạn hẹp của mình nên không đạt được sự tuân thủ. Theo y văn, tăng huyết áp thường là vô căn chiếm tỷ lệ 90%-95% do đó vấn đề phòng ngừa là rất khó khăn.Tuy vậy, ở bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát huyết áp để tránh dẫn đến tăng huyết áp có trị số cao có thể thực hiện được dựa vào việc kiểm soát các yếu tố: cân nặng, ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc đúng,đủ... Chính vì vậy, để góp phần vào công tác quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại TP Hồ chí Minh tốt hơn, chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra đánh giá nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thái độ, thực hành
  9. bệnh nhân THA trong cộng đồng TP HCM để giúp các bệnh nhân THA theo dõi và điều trị bệnh tốt hơn. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành ở người lớn về bệnh tăng huyết áp tại thành phố Hồ chí Minh năm 2005 Mục tiêu chuyên biệt Xác định một số đặc điểm tuổi, giới,trình độ học vấn,... của - bệnh nhân THA từ 25 tuổi trở lên có chỉ số HA độ I theo JNC VII. Xác định mối tương quan giữa tỷ lệ bệnh nhân THA từ 25 tuổi - trở lên có chỉ số HA độ I theo JNC VII vớí kiến thức về bệnh THA. Xác định mối tương quan giữa tỷ lệ bệnh nhân THA từ 25 tuổi - trở lên có chỉ số HA độ I theo JNC VII với thực hành trong việc điều trị và theo dõi bệnh THA. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU[5, 11], Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Tp.Hồ chí minh năm 2005. Theo k ỹ thuật lựa chọn dựa vào tỉ lệ dân số sẽ chọn đơn vị phường xã
  10. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các cá nhân tuổi từ 25 đến 65 trong các điểm đã được chọn của hộ gia đình được chọn theo mẫu hiện sinh sống tại Tp.Hồ chí Minh trong thời gian điều tra và không có thương tật nào làm ảnh hưởng đến trị số huyết áp. Mô thức nghiên cứu Đây là một nghiên cứu mô tả, mô thức cắt ngang trên cộng đồng dân số đã chọn vào mẫu tại cùng thời điểm từ 6/2005 đến 9/ 2005 Phương pháp chọn mẫu Lấy ngẫu nhiên nhiều giai đoạn: Chọn phường xã - Mổi phường xã sẽ chọn 2 cụm dân cư ( Cụm dân cư là đơn vị - ấp hay khu phố dân cư theo danh sách cộng dồn của phường xã ) Mổi cụm dân cư sẽ chọn cá nhân nghiên cứu và lập danh sách - từng người trong gia đình tuổi từ 25- 65 là đơn vị mẫu cơ sở Chọn ngẩu nhiên phân tầng ,chọn đều theo giới tính, nhóm tuổi - , mổi phường xã là 125 người Cỡ mẫu
  11. Với: z : trị số từ phân phối chuẩn : xác suất sai lầm loại 1 = 0,05 p : trị số mong muốn của tỉ lệ = 0,15 l : độ chính xác = 0,02 Mẫu nghiên cứu =1224 x k=1224 x 1,5= 1836. Với: c : hệ số thiết kế = 1,5. Vì điều tra phỏng vấn nhanh hộ gia đình, tiến hành trong khoảng thời gian ngắn có thể gặp phải hiện tượng thiếu hụt nghiên cứu với ước tính thiếu hụt khoảng 8%. Nên số người cần phải khảo sát là: N = 1836 + 146= 1982 người KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Tổng số có 1991 người đến khám và phỏng vấn ở 16 xã phường tại thành phố Hồ chí Minh Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tỷ lệ người bị tăng huyết áp Theo ủy ban đa quốc gia về chuẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh THA (JNC) lần thứ VII (2003)[6]: Bảng 1: Phân độ huyết áp theo JNC VII (2003)
  12. Hạng Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Bình thường
  13. 140-159 mmHg 90-99 mmHg THA giaiđoạn 2 160 mmHg 100 mmHg Chỉ áp dụng cho người không dùng thuốc hạ áp và trên 18 tuổi. Khi HATT và HATTr không cùng độ thì chọn phân độ cao nhất. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của tổ chức y tế thế giới thi tất cả những trường hợp áp lực máu co lại bằng hoặc cao hơn 21,3Kzpa(160 mmHg), áp lực thư giãn bằng hoặc lớn hơn 12,7 Kpa( 95 mmHg). Có một trong hai trường hợp này thì có thể chẩn đoán là THA. Từ đó chúng tôi khảo sát nhận thấy: Bảng 2: Mô tả tỷ lệ người bị THA và không THA ở dân số khảo sát (N = 1991)
  14. Tần số Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp 528 26,52 Không tăng huyết áp 1463 73,48 Tổng 1991
  15. 100 Trước đây, theo tác giả Alain Combes, tỷ lệ mắc bệnh THA nói chung chiếm khoảng 10-15% dân số [1]. Tại Việt Nam, theo điều tra của tác giả Phạm Gia Khải công bố năm 1999, tỷ lệ mắc THA chung là 16,05%[15]. Theo điều tra năm 2001 của cùng tác giả, tỷ lệ này là 23,20% [16]. Như vậy số người bị THA ngày càng đông. Theo nghiên cứu DTH bệnh THA trên phạm vi cả nước của Đặng Văn Chung và cộng sự năm 1960 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA trên dân số từ 15 tuổi trở lên chỉ khoảng 1%, mười năm sau, Trần Đỗ Trinh tiến hành nghiên cứu đánh giá lại thì thấy tỷ lệ này đã tăng lên khoảng 3%. Từ năm 1989 – 1992, Hội tim mạch học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ở 27 điểm rải rác thuộc 20 tỉnh thành trên toàn quốc với cỡ mẫu 51656 người trên 15 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA đã chiếm 11,7% dân số [12], tăng gần 12 lần sau 32 năm[15]. Tại Việt Nam, theo khảo sát mới nhất của Bộ y tế, THA đang tăng nhanh, chiếm hơn 16% người trên 25 tuổi ở miền Bắc[20]. Theo kết quả nghiên cứu của Hội Tim mạch học Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Phan công bố ngày 18/2/2004 tại thảo chuyên đề bệnh lý Tim mạch cho thấy hiện Việt
  16. nam có khoảng 10 triệu người mắc bệnh THA và tỷ lệ người mắc bệnh THA đã tăng lên gấp 5 lần trong 40 năm qua (từ 3% năm 1960 đến 15% năm 2003 ). Lứa tuổi mắc bệnh này nhiều nhất là 60-75 (15-20%)[20]. Qua những tiêu chí đó chúng tôi khảo sát tỉ lệ tăng huyết áp ở TP. HCM là 26,52 %ở độ tuổi từ 25 đến 65 so với số liệu Viêt nam thì cao báo hiệu một thành phố công nghiệp có nhiều yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp Sự phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo yếu tố dân số: Bảng 3: Phân bố tỷ lệ THA theo yếu tố dân số (N=1991) Đặc điểm Có THA (n=528) Không THA (n=1463) p
  17. T.số % T.số % Tuổi: - 25 ® 34 - 35 ® 44 - 45 ® 54 - 55 ® 65 38
  18. 87 172 231 8,12 16,93 33,46 46,67 430 427 342 264
  19. 91,88 83,07 66,54 53,33 0,000 Giới: - Nam - Nữ 301 227
  20. 32,82 21,14 616 847 67,18 78,86 0,000 Dân tộc: - Kinh - Khác
nguon tai.lieu . vn