Xem mẫu

  1. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, lĩnh v ực ngân hàng được coi là ngành dịch vụ đầy tìm năng và nhiều tri ển v ọng, góp ph ần thúc đ ẩy n ền kinh tế phát triển. Trong ngành ngân hàng, hoạt động tín dụng cho vay đ ược đẩy m ạnh. Do đó, bên c ạnh các hợp đồng tín dụng luôn tồn tại các biện pháp bảo đảm ti ền vay (bằng tài sản ho ặc không b ằng tài sản). Để tạo cơ sở pháp lí cho TCTD và khách hàng trong quá trình vay v ốn, pháp lu ật v ề b ảo đảm tiền vay không ngừng được hoàn thiện qua từng thời kì. Hi ện nay, các quy đ ịnh c ủa pháp lu ật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản được ghi nhận tại nhi ều văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hàng hải, Luật các TCTD, Luật đất đai, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về bảo đảm tiền vay thay thế cho Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 và Ngh ị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002, Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000 thay thế cho Ngh ị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về đăng kí giao dịch bảo đảm. Khi nhìn lại quá trình phát triển của các quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng ta sẽ dễ dàng nhận thấy nhà nước ta đã dành sự quan tâm đáng kể để đổi mới và hoàn thiện các chế định này. Tuy nhiên, pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hiện vẫn còn những bất cập cần tiếp tục hoàn thiện. Để góp phần vào việc tìm hiểu chế định này, trong khuôn khổ bài tập nhóm này người viết sẽ tìm hiểu về: “Phân tích những nội dung cơ bản quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm cho hoạt động cấp tín dụng và thực tế áp dụng trong 9 tháng đầu năm 2013” GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.Khái niệm hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng Theo quy định Điều 17 Quyết định số: 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 c ủa Thống đống ngân hàng nhà nước, Về việc ban hành Quy chế cho vay c ủa t ổ ch ức tín d ụng đ ối v ới khách hàng: “Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành h ợp đ ồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, ph ương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá tr ị tài sản bảo đ ảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận”.
  2. Hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng của tổ ch ức tín d ụng là m ột ho ạt đ ộng cho vay dựa trên hình thức pháp lí của quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng là hợp đồng tín dụng; tức là, một hoạt động cấp tín dụng của tổ ch ức tín d ụng cho khách hàng, trong đó t ổ ch ức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và th ời gian nh ất đ ịnh theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng gi ữa hai bên ch ủ th ể trong quan h ệ cho vay, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Tổ chức tín dụng có quyền cho vay ngắn h ạn, trung h ạn, dài hạn thông qua hợp đồng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu v ốn cho s ản xu ất kinh doanh và đ ời sống. Khi cho vay, tổ chức tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc, quy chế pháp lý về cho vay. 2.Đặc điểm hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng luôn mang nh ững yếu t ố c ấu thành c ơ b ản c ủa quan hệ cho vay nói chung. Ngoài những dấu hiệu chung c ủa quan hệ cho vay, ho ạt đ ộng cho vay theo hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng còn thể hiện ở những dấu hiệu có tính đặc thù sau: Một là, việc cho vay của tổ chức tín dụng là ho ạt động ngh ề nghi ệp kinh doanh mang tính chức năng. Mặc dù theo luật Việt Nam hiện hành, các tổ chức khác không phải là t ổ ch ức tín d ụng cũng có thể thực hiện việc cho vay đối với khách hàng như một hoạt động kinh doanh nh ưng ho ạt động cho vay của tổ chức này hoàn toàn không phải là nghề nghiệp kinh mang tính ch ức năng nh ư đối với các tổ chức tín dụng. Hai là, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng không chỉ là m ột ngh ề kinh doanh mà h ơn nữa còn là một nghề nghiệp kinh doanh có điều kiện, thể hi ện ở chỗ ho ạt đ ộng cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng phải thỏa mãn một số đi ều ki ện nhất đ ịnh như ph ải có v ốn pháp đ ịnh, phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng trước khi ti ến hành việc đăng ký kinh doanh theo luật định. Ba là, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ngoài vi ệc tuân th ủ các quy đ ịnh chung c ủa pháp luật về hợp đồng, nó còn chịu sự điều chỉnh c ủa pháp luật v ề h ợp đ ồng còn ch ịu s ự đi ều chỉnh, chi phối của các đạo luật về Ngân hàng, kể cả tập quán thương mại về ngân hàng. II. CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÍ NHẰM BẢO ĐẢM AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CHO VAY 1.Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản 1.1. Quy định về cầm cố Khái niệm cầm cố tài sản được quy định trong Điều 326 Bộ luật Dân s ự 2005 như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.” Về đối tượng của cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản và cầm c ố gắn với việc chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. Theo quy đ ịnh hi ện hành thì đối tượng của cầm cố phong phú, đa dạng hơn gồm: các loại tài s ản (c ả đ ộng s ản và
  3. bất động sản) tiền, trái phiếu, séc, cổ phiếu, kì phiếu, chứng chỉ ti ền g ửi và các gi ấy tờ có giá khác, quyền tài sản. Sự phân chia tài sản thành động sản và bất đ ộng sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Dân sự 2005:“Bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.” Như vậy, Bộ luật Dân sự 2005 đã có những cải tiến theo kịp các quy định của qu ốc t ế, nhưng trong các văn bản luật chuyên ngành lại hạn chế quyền cầm cố bất đ ộng s ản c ủa ng ười s ở hữu các quyền này, điều này là một hạn chế cơ bản của pháp luật Việt Nam sau khi Bộ luật Dân sự 2005 đã có những quy định rất hợp lí về cầm cố và thế chấp. Tài sản cầm cố là quyền tài sản đang là vấn đề đặt ra c ủa hai văn b ản pháp lu ật có hi ệu l ực là Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 163/2006/ NĐ – CP, c ả hai quy đ ịnh này đ ều không quy đ ịnh rõ ràng việc sẽ sử dụng thế chấp hay cầm cố đối với một số tài sản đặc biệt, trong đó có các quy ền tài sản. Theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về quyền tài sản: “1. Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài s ản phát sinh t ừ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi n ợ, quy ền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đ ối v ới ph ần v ốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài s ản khác thu ộc s ở h ữu c ủa bên b ảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 2. Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. 3. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đ ảm th ực hi ện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về tài nguyên.” Tài sản cầm cố có thể hình thành trong tương lai? Hi ện nay, đây vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi. Tuy nhiên, do Nghị định 163/2006/ NĐ – CP đã quy định rõ ràng tài sản bảo đảm có thể là tài sản hình thành trong tương lai, do đó tài s ản c ầm c ố v ốn là một loại tài sản bảo đảm hoàn toàn có thể là tài sản hình thành trong tương lai. 1.2. Quy định về thế chấp Điều 342 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân s ự đ ối v ới bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài s ản đó cho bên nhận th ế chấp.”
  4. Như vậy, theo Bộ luật Dân sự, khách hàng vay tiền không cần phải chuyển giao tài sản cho ngân hàng mà vẫn có thể được tiếp tục được sử dụng tài sản bảo đảm này trong khi nghĩa v ị ch ưa được thanh toán hết. Đồng thời, cũng không bó buộc tài sản thế chấp chỉ có thể là b ất đ ộng s ản, khách hàng vay tiền hoàn toàn có thể thế chấp bằng các động sản. Các tài sản có thể là đối tượng của hình thức thế chấp. - Tài sản thế chấp là động sản Tài sản thế chấp có thể là vật (một loại động sản): tài sản được đem thế chấp th ỏa mãn điều kiện được phép giao dịch và thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là quyền tài sản: điều này là hoàn toàn có th ể và đã đ ược pháp lu ật quy định từ khá lâu, quyền tài sản được đem thế chấp có th ể là quyền đòi n ợ, quy ền tác gi ả, quy ền sử dụng đất,... Tài sản thế chấp có thể là tài sản hình thành trong tương lai: đi ều này đ ược pháp lu ật quy định rõ trong Nghị định số 163/NĐ – CP và Bộ luật Dân sự 2005. - Thế chấp quyền đối với bất động sản  Thế chấp quyền sử dụng đất Không phải trong mọi trường hợp người sử dụng đất h ợp pháp đ ều đ ương nhiên có quy ền thế chấp quyền sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 quy định ch ỉ trong các tr ường h ợp sau đây, người sử dụng đất mới có quyền thế chấp quyền sử dụng đất: - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do đươc Nhà n ước giao đất ho ặc do nhận chuy ển đ ổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, nhận quy ền s ử dụng đất do xử lí hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử d ụng đ ất h ợp pháp c ủa ng ười khác hoặc đất không thu tiền sử dụng đất được chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất; - Tổ chức kinh tế sử dụng đất do Nhà nước giao đất có thu ti ền sử dụng đ ất ho ặc do nh ận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc đất không thu tiền sử dụng đất được chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, ti ền đã trả cho vi ệc chuy ển nh ượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; - Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do được Nhà n ước cho thuê tr ước ngày 1/7/2004 mà đã trả tiền cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước ti ền thuê đ ất cho nhi ều năm mà th ời hạn thuê đất đã được trả tiền còn ít nhất là 5 năm; - Tổ chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư tại Vi ệt Nam s ử d ụng đ ất do đ ược Nhà n ước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; - Người Việt Nam định cư tại nước ngoài sử dụng đất do được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một l ần cho c ả th ời gian thuê ho ặc do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp.  Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất
  5. Theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai 2003, người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Thứ nhất, người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất quy đ ịnh tại các Kho ản 1,2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003. Thứ hai, tại thời điểm thế chấp quyền sử dụng đất, bên thế chấp vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất. Thứ ba, đất không có tranh chấp. Thứ tư, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.  Thế chấp nhà ở Theo quy định Luật Nhà ở năm 2005: “chủ sở hữu được thế chấp nhà ở để bảo đảm thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn h ơn t ổng giá tr ị các nghĩa v ụ”. Với quy định trên, phần nào không phản ánh được tư duy đổi m ới trong lĩnh v ực pháp lu ật dân s ự là tôn trọng sự thỏa thuận các bên khi tham gia giao dịch dân sự. Khi tham gia giao dịch dân s ự, các bên được tự do, tự nguyện thể hiện ý chí trong việc cam kết, thực hiện quy ền và nghĩa v ụ dân s ự. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ dùng một tài sản để bảo đảm thực hi ện nhiều nghĩa vụ thì việc thỏa thuận về giá trị tài sản bảo đảm và tổng nghĩa vụ được bảo đảm là quyền của các bên, các bên có thể thỏa thuận tổng nghĩa vụ được bảo đảm lớn hơn, bằng hoặc thậm chí nhỏ hơn giá tr ị tài s ản bảo đảm. Thực tiễn cũng chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp, khi xác lập giao dịch bảo đảm, tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm nhưng khi xử lí tài sản bảo đảm thì giá tr ị tài sản bảo đảm lại nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm, khi đó phần nghĩa vụ còn lại sau khi thanh toán từ tiền xử lí tài sản bảo đảm vẫn sẽ do bên có nghĩa vụ phải thực hiện, nếu không thực hiện thì các tài sản khác của bên có nghĩa vụ vẫn có thể bị phát m ại để b ảo đ ảm l ợi ích cho bên có quy ền. Vi ệc nhà làm luật lo lắng thay cho các bên nhận bảo đảm là không c ần thi ết, không th ể hi ện tinh th ần bình đẳng của các bên trước pháp luật. 1.3.Quy định về bảo lãnh Theo quy định tại Điều 361 Bộ luật dân sự 2005: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hi ện hoặc th ực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên b ảo lãnh ch ỉ
  6. phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. Bên thứ ba ở đây có thể là tổ chức hoặc cá nhân, mục đích của bảo lãnh là nhằm t ạo c ơ h ội thuận lợi cho các bên tham gia quan hệ nghĩa vụ ngay cả khi người có nghĩa v ụ không có tài s ản bảo đảm. Theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ – CP, khi phát sinh căn c ứ th ực hi ện nghĩa v ụ bảo lãnh nói trên, bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên bảo lãnh v ề th ực hi ện nghĩa v ụ b ảo lãnh. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên th ỏa thuận; n ếu không th ỏa thu ận đ ược, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong m ột th ời h ạn h ợp lí k ể t ừ th ời đi ểm đ ược thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Thực tế, khi nhận thông báo của tổ chức tín dụng yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hầu hết các bên b ảo lãnh đ ều không mu ốn th ực hi ện nghĩa vụ của mình như đã cam kết. Do đó, lúc gửi thông báo yêu c ầu, t ổ ch ức tín d ụng khó có th ể thỏa thuận được với bên bảo lãnh về thời hạn thực hiện bảo lãnh. Hơn nữa, thời h ạn h ợp lí không được lượng hóa và quy định cụ thể trong Nghị định số 163/2006/NĐ – CP và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Do vậy, khi kí hợp đồng, tổ chức tín dụng cần phải thỏa thu ận ngay v ới bên bảo lãnh về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong tr ường h ợp phát sinh căn c ứ th ực hi ện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Mặt khác, kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lãnh theo quy đ ịnh trên, bên nh ận b ảo lãnh có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản c ủa bên bảo lãnh và yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật chấm dứt hành vi đó. Trên th ực t ế, t ổ ch ức tín d ụng không dễ dàng thực hiện được hai quyền này vì theo quy định c ủa pháp luật t ố t ụng dân s ự, khi Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (như kê biên tài s ản, phong t ỏa tài s ản...), ng ười yêu cầu phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với nghĩa v ụ tài sản mà người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại thực tế có th ể xảy ra cho ng ười b ị áp d ụng bi ện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba do việc yêu cầu áp d ụng bi ện pháp kh ẩn c ấp t ạm thời không đúng gây ra. Quy định này của pháp luật t ố t ụng dân s ự là nh ằm phòng ng ừa bên nh ận bảo lãnh lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của mình để gây khó khăn, thiệt hại về kinh tế cho bên bảo lãnh. Nhưng chính quy định trên vô hình dung h ạn ch ế quy ền c ủa bên nhận bảo lãnh, đặc biệt là trong trường hợp bên nhận b ảo lãnh đang g ặp khó khăn v ề kinh doanh, cần thu hồi vốn từ bên được bảo lãnh để ổn định, phát tri ển s ản xu ất – kinh doanh. Trong trường hợp đó, bên nhận bảo lãnh khó có thể thu xếp được m ột khoản ti ền l ớn đ ể gửi t ại m ột tài khoản ngân hàng theo quyết định của thẩm phán hoặc hội đồng xét xử. Mặc dù khi bảo lãnh cho bên được bảo lãnh vay v ốn t ại t ổ ch ức tín d ụng, bên b ảo lãnh đã cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong tr ường h ợp bên đ ược b ảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bất kể bên được bảo lãnh phải thực hi ện nghĩa v ụ
  7. đến hạn hay trước hạn do vi phạm hợp đồng, nhưng một sô bên bảo lãnh vẫn không t ự nguy ện thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh như cam k ết trong h ợp đ ồng mà tìm cách né tránh, lẩn trốn và thông báo cho nhân thân của mình (anh em, họ hàng) tìm cách ngăn c ản bên nh ận b ảo lãnh thực hiện các thủ tục xử lí tài sản bảo đảm để thu hồi n ợ. Do vậy, các tổ chức tín d ụng c ần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền, cơ quan công an địa phương nơi có tài sản bảo đảm đ ể th ực hiện các thủ tục xử lí tài sản bảo đảm cho phù hợp với thỏa thuận trong h ợp đ ồng và quy đ ịnh c ủa pháp luật. Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà bên b ảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đ ưa tài s ản thu ộc sở hữu cảu mình cho bên nhận bảo lãnh xử lí để thanh toán nợ thay cho bên đ ược b ảo lãnh. Các bên có quyền thỏa thuận về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lí; n ếu không th ỏa thuận được thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi ki ện tại Tòa án. Th ực t ế, hi ếm có bên b ảo lãnh nào t ự nguyện đưa tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh x ử lí đ ể thanh toán n ợ thay cho bên được bảo lãnh vì lúc đó bên bảo lãnh thường có tâm lí không muốn mất tài sản ch ỉ vì m ột khoản tiền nhỏ do bên được bảo lãnh trả hoặc một khoản lợi ích khác có giá trị nhỏ hơn tài sản bảo đảm. Do vậy, khi kí hợp đồng bảo lãnh với bên bảo lãnh, bên nh ận b ảo lãnh c ần th ỏa thu ận rõ với bên bảo lãnh về tài sản xử lí, phương thức xử lí và giá tài sản bảo đảm cho bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh do bên đ ược b ảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 1.4.Hình thức bảo đảm bằng tín chấp Bảo đảm tiền vay bằng tín chấp là một biện pháp bảo đảm m ới lần đầu xu ất hi ện trong B ộ luật Dân sự 2005, trước đó, Bộ luật dân sự 1995 vẫn chưa ghi nhận hình th ức này. Đây là m ột hình thức bảo đảm thể hiện sự hỗ trợ của nhà nước ta cho người dân nghèo với m ục đích giúp h ọ thoát nghèo và thúc đẩy hoạt động sản xuất. Tín chấp được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 372 như sau: “Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín ch ấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ ch ức tín d ụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.” Về mặt kinh tế, biện pháp này có điểm khá giống với bi ện pháp b ảo lãnh ti ền vay, tuy nhiên sự khác biệt của biện pháp bảo đảm này đối với các bi ện pháp b ảo đảm khác chính là chủ thể tham gia nó. Tổ chức chính trị xã hội đóng tư cách là bên bảo đảm cho quá trình vay tiền của cá nhân, hộ gia đình nghèo. Theo Nghị định số 163/2006/NĐ – CP thì tổ ch ức chính tr ị xã hội chỉ có thể là một trong số những tổ chức sau:
  8. “Điều 50. Tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp Đơn vị tại cơ sở của các tổ chức chính trị - xã hội sau đây là bên b ảo đ ảm bằng tín chấp: 1. Hội Nông dân Việt Nam ; 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ; 3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ; 4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam ; 6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.” Cá nhân, hộ gia đình nghèo đóng vai trò là bên bảo đảm cũng có nh ững đi ều kiện nhất định như sau: - Phải là cá nhân, hộ gia đình nghèo. - Phải là thành viên của một trong các tổ chức tín dụng nêu trên. Pháp luật cũng quy định về hợp đồng tín chấp phải được lập thành văn b ản. Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật hiện tại về vấn đề này không hề quy định rõ về trách nhiệm của các bên, đặc biệt là việc sẽ xử lí ra sao đ ối v ới các t ổ ch ức chính trị, xã hội trong trường hợp bên hộ gia đình nghèo không trả được nợ, vô hình chung biện pháp này “đeo vào cổ” các tổ chức tín dụng khá nhiều rủi ro và thiếu ch ế tài giúp tổ chức tín dụng thu hồi tiền vốn. Chính vì th ế, mặc dù đây là một bi ện pháp nhằm cụ thể hóa chủ trương chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước nh ưng không được mặn mà lắm bởi các ngân hàng, có chăng chỉ được th ực hi ện bởi các ngân hàng được giao các nhiệm vụ trực tiếp giúp thúc đẩy kinh tế và giúp đỡ cá nhân, hộ gia đình nghèo. 2. Quy định về tài sản bảo đảm Hiện nay, pháp luật Việt Nam mà cụ thể là khoản 7 Đi ều 3 và kho ản 1 Đi ều 4 Nghị định 163/2006/ NĐ – CP về giao dịch bảo đảm đưa ra một định nghĩa khá h ợp lí về tài sản bảo đảm: “Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đ ảm dùng đ ể b ảo đ ảm th ực hi ện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
  9. Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quy ền. Tài s ản b ảo đ ảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch.” Quy định về tài sản bảo đảm còn có thể thấy ở Điều 320 Bộ luật Dân sự 2005: “Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch.Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa v ụ dân s ự là v ật hi ện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là đ ộng s ản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.” 2.1. Điều kiện của tài sản bảo đảm Trước đây, Nghị định số 178/1999/NĐ – CP quy định tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh được cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng phải có các điều kiện: - Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của khách hàng vay, bên bảo lãnh; - Được phép giao dịch; - Không có tranh chấp; - Phải mua bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm tiền vay đối với tài sản mà pháp lu ật quy định phải mua bảo hiểm. Thực tế, điều kiện về tài sản không có tranh chấp cũng như điều kiện về bảo hiểm tài sản rất khó xác định vì không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về trình t ự, th ủ t ục xác nh ận tài s ản thuộc các trường hợp trên. Cho nên, tổ chức tín dụng và khách hàng không bi ết làm gì và đ ề nghì c ơ quan nào xác nhận điều kiện nói trên. Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc trên Nghị định số 163/2006/NĐ – CP đã không quy định về việc mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm và tài sản không có tranh chấp là đi ều ki ện bắt buộc của tài sản bảo đảm. Mặc dù loại bỏ một số quy định bất c ập c ủa Ngh ị đ ịnh s ố 178/1999/NĐ – CP liên quan đến điều kiện của tài sản bảo đảm, nhưng Nghị đ ịnh số 163/2006/NĐ – CP không loại bỏ toàn bộ các điều kiện trên mà vẫn giữ lại những điều kiện phù h ợp v ới th ực t ế và quy đ ịnh của Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, tài sản dùng để cầm cố, thế chấp để bảo đảm ti ền vay ph ải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc bên thứ ba và đ ược phép giao d ịch. Do v ậy, các tổ chức tín dụng không phải mất thời gian đi tìm hi ểu th ực trạng tài s ản có tranh ch ấp hay không và tra cứu văn bản pháp luật về điều kiện bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm. 2.2. Giá trị tài sản bảo đảm
  10. Xác định giá trị tài sản bảo đảm là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong chế định bảo đảm tiền vay. Trước đây, khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản, giá tr ị tài sản bảo đ ảm tiền vay luôn lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Cho nên nhiều tr ường h ợp, m ặc dù đã tìm kiếm được các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khả thi nhưng vì khách hàng chưa đ ủ đi ều kiện vay bằng tín chấp và giá trị tài sản bảo đảm chỉ bằng 2/3 hoặc thấp hơn số dự kiến vay, nên tổ chức tín dụng không thể cho vay vốn với khách hàng đó. Thêm n ữa, trong tr ường h ợp th ực hi ện biện pháp bảo đảm bổ sung bằng tài sản mà việc thế chấp, cầm cố tài sản phải đ ược công ch ứng theo quy định của pháp luật. Do đó, Nghị định số 163/2006/NĐ – CP đã không quy định về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà chỉ quy định phạm vi bảo đ ảm trong tr ường h ợp m ột s ố tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Cụ thể hóa, kho ản 1 Điều 319 B ộ lu ật dân sự năm 2005: “Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định ph ạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và b ồi th ường thi ệt hại.” Nhờ có quy định trên mà tổ chức tín dụng đã chủ động hơn trong vi ệc c ấp tín d ụng cho khách hàng có bảo đảm tài sản và khách hàng cũng có nhiều c ơ hội hơn trong vi ệc vay v ốn ngân hàng đ ể phát triển sản xuất, kinh doanh khi giá trị bảo đảm thấp hơn vốn vay. 3. Quy định về giao dịch bảo đảm 3.1. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm Về nguyên tắc, hợp đồng bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Nghị định số 163/2006/NĐ – CP quy định các trường hợp bắt buộc đăng kí giao dịch b ảo đảm g ồm có: th ế ch ấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng rừng, thế chấp tàu bay, tàu bi ển, th ế ch ấp m ột tài s ản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và các trường hợp pháp luật có quy định khác. 3.2. Quy định về đăng kí giao dịch bảo đảm Nghị định số 163/2006/NĐ – CP quy định các trường hợp b ắt bu ộc đăng kí giao d ịch b ảo đảm gồm có: thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng rừng, th ế chấp tàu bay, tàu biển, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhi ều nghĩa v ụ và các tr ường h ợp pháp lu ật có quy định khác. Mục đích của công tác đăng kí giao d ịch b ảo đ ảm là nh ằm t ạo ra s ự ch ắc ch ắn và rõ ràng về mặt pháp lí để huy động các nguồn tài chính cho s ự phát tri ển kinh t ế thông qua vi ệc khuyến khích cho vay trên cơ sở người đi vay cầm cố ho ặc thế chấp tài sản mà không ph ải giao tài sản cho bên cấp tín dụng. 4. Quy định về xử lí tài sản bảo đảm Quyền xử lí tài sản bảo đảm là quyền của bên nhận bảo đảm đ ược tác đ ộng tr ực ti ếp t ới vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản được dùng để bảo đảm thực hi ện nghĩa vụ. Quyền xử lí tài sản bảo đảm được xác lập thông qua hợp đồng b ảo đ ảm có hi ệu l ực ràng bu ộc gi ữa các bên kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
  11. Theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 163/2006/NĐ – CP thì quyền xử lí tài sản có hiệu lực trên thực tế tại thời điểm phát sinh các căn cứ sau đây: “Điều 56. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm 1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đ ảm th ực hi ện nghĩa vụ khác. 4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.” Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các trường hợp khác mà quyền xử lí tài sản có hi ệu l ực trên thực tế hoặc thỏa thuận về các điều kiện chi tiết hơn. III.THỰC TẾ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG TRONG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Ngân hàng nhà nước vừa công bố một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình hoạt động c ủa hệ thống các TCTD tính đến 30/8/2013. Theo đó, so với thời điểm cuối tháng 7, t ổng tài s ản có c ủa h ệ th ống các TCTD đã tăng trở lại, dù vẫn còn thấp hơn thời điểm cu ối tháng 6. Đ ặc bi ệt, các ch ỉ s ố cho thấy, hệ thống các TCTD vẫn hoạt động an toàn, hiệu quả. Cụ thể, tính đến 30/8, tổng tài sản có c ủa toàn h ệ th ống đã tăng thêm 35.201 t ỷ đ ồng so v ới thời điểm 31/7 lên 5.283.774 tỷ đồng. Tính chung, t ổng tài sản có c ủa hệ th ống các TCTD đã tăng 197.994 tỷ đồng (tương đương tăng 3,89%) so với cuối năm 2012. Khối ngân hàng liên doanh vẫn dẫn đầu về t ốc độ tăng tr ưởng t ổng tài s ản là 10,68%. Đ ứng thứ hai là Ngân hàng Hợp tác xã với mức tăng 8,8%; Kh ối NHTM có v ốn Nhà n ước v ẫn đ ứng th ứ ba khi tăng 5,43%. Tuy nhiên, nếu xếp theo quy mô tổng tài sản thì khối NHTM Nhà nước vẫn đ ứng đầu với 2.321.302 tỷ đồng. Tổng vốn tự có, vốn điều lệ của toàn hệ th ống vẫn có b ước tăng tr ưởng đ ều đ ặn. Theo đó, tính đến 30/8 tổng vốn tự có của toàn hệ thống đạt 445.025 tỷ đồng, tăng 1.399 t ỷ đ ồng so v ới cu ối tháng 7 và tăng 19.043 tỷ đồng (tương đương tăng 4,47%) so với cu ối năm 2012.Trong đó, t ổng v ốn tự có của khối NHTM Nhà nước đạt 158.267 tỷ đồng, tăng 15,30% so với cuối năm 2012. Tổng vốn tự có của khối NHTMCP chỉ tăng nhẹ trong tháng 8, đạt 177.898 tỷ đ ồng nên tính chung v ẫn gi ảm 2,86% so với cuối năm 2012. Tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống cũng tăng 3,97% so v ới cu ối năm 2012, đ ạt 407.714 t ỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ của khối NHTM Nhà nước đạt 123.442 tỷ đ ồng, tăng 10,66%; kh ối NHTMCP đạt 180.533 tỷ đồng, tăng 1,64%; khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài đ ạt 76.915 t ỷ đồng, tăng 1,02%. Tại thời điểm cuối tháng 8, tỷ lệ an toàn v ốn t ối thi ểu c ủa toàn h ệ th ống gi ảm nh ẹ so v ới cuối tháng trước xuống còn 13,66%. Nguyên nhân do tổng tài sản có đã tăng trở lại. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài h ạn c ủa toàn h ệ th ống cũng tăng lên 17,24% từ mức16,84% tại thời điểm cuối tháng 7. Tuy nhiên, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn v ốn huy đ ộng
  12. lại giảm nhẹ về còn 87,42% từ mức 87,75% của tháng trước. Đi ều đó cho th ấy, tăng tr ưởng tín dụng vẫn gặp nhiều khó khăn. IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG Về đăng ký giao dịch bảo đảm: Trong giai đoạn hiện nay đã đến lúc cần thiết phải ban hành luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Luật đăng ký giao d ịch b ảo đ ảm đ ược ban hành s ẽ t ạo c ơ s ở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời tạo c ơ sở pháp lý cho t ổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, ph ục v ụ t ốt h ơn các nhu c ầu của khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến giao dịch bảo đảm. Về nâng cao chất lượng thông tin : Cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch bảo đảm thống nhất trên toàn quốc nhằm thực hiện t ốt vi ệc cung cấp thông tin và giao d ịch b ảo đ ảm, B ộ T ư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, Tổng cục đ ịa chính, c ơ quan đăng ký GDBĐ ph ối hợp xây dựng kho dữ liệu tập trung, đồng thời, hoàn thi ện các quy đ ịnh pháp lu ật đi ều ch ỉnh trong hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin. Về đăng ký quyền sở hữu tài sản: Xây dựng hoàn chỉnh quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản theo phương châm tài sản có chủ sở hữu hợp pháp. Để giải quyết m ột cách có hi ệu quả quyền sở hữu tài sản cần hệ thống hoá, ban hành th ống nh ất d ưới hình th ức văn b ản lu ật v ề đăng ký sở hữu tài sản, quy định rõ nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký quyền sở h ữu tài sản c ủa công dân, tổ chức kinh tế, quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà n ước. Quyền s ở h ữu, qu ản lý, s ử dụng tài sản phải được đăng ký khi mua sắm mới, khi có sự thay đổi v ề quy mô tài s ản, chuy ển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, thay đổi tên gọi DN, chia tách, sáp nh ập ho ặc thành lập mới. Phát triển thị trường bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạch: cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, xây d ựng hoàn ch ỉnh khung pháp lý để dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tư; công khai hoá ho ạt đ ộng kinh doanh b ất động sản, tạo hành lang pháp lý để cho các tổ chức trung gian hỗ trợ thị trường. Xây dựng quy chế đạo đức đối với cán bộ ngân hàng, trang bị phương tiện cho các tổ chức tín dụng. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
  13. An toàn trong cho vay vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu đối với ho ạt đ ộng c ủa các t ổ ch ức tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, nguồn thu n ợ khi cho vay chính là thu nh ập t ừ ho ạt đ ộng s ản xu ất, kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, rủi ro luôn tiềm ẩn. Để hạn chế r ủi ro các t ổ ch ức tín d ụng đã tiến hành áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, hình thức bảo đảm có thể là cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản. Thông qua việc áp d ụng các bi ện pháp b ảo đảm tiền vay giúp cho tổ chức tín dụng hoạt động ổn đ ịnh, lành m ạnh, đ ảm b ảo tăng tr ưởng v ề l ợi nhuận và bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng Vi ệt Nam, Nxb. CAND, Hà N ội, 2010. 2. Luật ngân hàng nhà nước năm 2010. 3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 4. Nguyễn Văn Tuyến, Tìm hiểu luật ngân hàng (lí thuyết và thực hành), Nxb. CAND, Hà N ội, 2000. 5. Phạm Thị Giang Thu, Nguyễn Ngọc Lương, “Một số ý kiến về hệ thống pháp luật phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng và ph ương h ướng kh ắc ph ục”, T ạp chí nghiên cứu lập pháp, số 7/2010. 6. Nghị định số 163/2006/NĐ – CP 7. Nghị định số 178/1999/NĐ – CP 8. Luật Đất đai năm 2003 9. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2011 10. Nghị định 83/2010 ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm
  14. 11. Các Webside: - Ngân hàng nhà nước Việt Nam - The State Bank of VietNam - dktructuyenmoj.gov.vn - tinmoi.vn - worldbank.org/en/country/vietnam
nguon tai.lieu . vn