Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀOTẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆPHÀ NỘI KHOACÔNG NGHỆ THÔNGTIN BÁO CÁO BÀITẬPLỚN MÔN: KỸ THUẬTTRUYỀN DỮ LIỆU ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU GIAO THỨC TCPVÀ DÙNG PHẦM MỀM WIRESHARK BẮT GÓI TIN Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đoàn Văn Trung Sinh viên thực hiện : 1. Nguyễn Mạnh Tiến 2. Nguyễn Thế Trọng Lớp : CĐ tin3 – k12 Hà Nội, tháng 12 năm 2012 LỜI CÁM ƠN Chúng em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Đoàn Văn Trung Giảng viên bộ môn kỹ thuật truyền dữ liệu trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội. Thầy đã cho chúng em nhiều kiến thức quý giá về kỹ thuật truyền dữ liệu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, do kiến thức chưa sâu sắc nên chúng em còn nhiều sai sót, mong thầy và mọi người góp ý chân thành để giúp chúng em hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn. Mục Lục Phần I : Tìm Hiểu Giao Thức TCP 1. Giới ThiệuVà Khái Niệm 1.1 GiớiThiệu Việc hiểu biết mỗi giao thức được xếp đặt vào trong mô hình OSI như thế nào là một điều cần thiết cho mọi người quan tâm về mạng. Bài này phân tích TCPđược xếp vào loại “giao thức vận chuyển” như thế nào và cho ta một sự thấu hiểu điều gì mình có thể mong đợi nơi giao thức này. Việc sắp xếp TCPvào mô hình OSI Như mọi người đã biết, mỗi giao thức có chỗ của nó trong mô hình OSI. Mô hình OSI là một biểu thị tính phức tạp và độ thông minh của giao thức đó.Theo qui tắc tổng quát, khi chúng ta càng lên cao trong mô hình OSI, thì giao thức đó càng trở nên thông minh.Việc đặt vị trí của tầng cũng phản ánh mức độ làm việc nhiều của CPU, trong khi đó các tầng thấp hơn của mô hình OSI thì hoàn toàn ngược lại, nghĩa là, mức độ làm việc của CPU ít hơn và bớt thông minh hơn. TCPđược đặt ở lớp thứ tư của mô hình OSI, mà người ta còn gọi là tầng vận chuyển.Tầng vận chuyển chịu trách nhiệm thiết lập phiên kết nối, chuyển dữ liệu và phân nhỏ các kết nối ảo. Với ý nghĩ này, chúng ta sẽ mong đợi bất cứ giao thức nào nằm trong tầng vận chuyển phải thực hiện một vài tính năng và đặc tính cho phép nó hỗ trợ những chức năng mà tầng vận chuyển quy định. Vì thế sau khi phân tíchTCP, chúng ta chắc chắn rằngTCPphải được xếp vào tầngvận chuyển mà thôi. Sơ đồ bên dưới đây cho chúng ta thấy TCPheader nằm ở vị trí nào trong frame do một máy tính đã tạo ra và gởi vào mạng. Nếu chúng ta xoay sơ đồ 90 độ qua trái, chúng ta cũng lại có được điều tương tự trong sơ đồ trước. Điều này dĩ nhiên vì mỗi tầng chức năng gắn thêm thông tin của mình, hay còn gọi là header . Frame được tạo thành bởi 6 khối 3 chiều để chúng ta có thể thấy khối nào được thêm vào trong mỗi tầng OSI. Chúng ta có thể thấy rằngTCPheader chứa đựng mọi tuỳ chọn mà giao thức hổ trợ, được đặt ngay đằng sau IPheader (tầng 3), và trước phần dữ liệu chứa đựng các thông tin của các tầng cao hơn (các tầng 5,6,7) Ghi chú: khối FCS ở cuối cùng là một tổng kiểm tra đặc biệt do tầng datalink tạo ra để cho phép máy nhận phát hiện xem frame hiện thời có bị hư hỏng do quá trình vận chuyển hay không. Chúng ta sử dụngTCPở đâu và vì sao phải sử dụng? Người ta dùngTCPhầu như cho mọi loại mạng. Là một giao thức, nó không bị hạn chế trong bất cứ một sơ đồ nối mạng nào, dù đó là mạng LAN hay mạngWAN. Là một giao thức vận chuyển, chúng ta gọi nó là một giao thức vận chuyển vì nó được định vị trong tầng vận chuyển của mô hình OSI, công việc đầu tiên của nó là chuyển dữ liệu từ nơi này tới nơi khác, bất kể đó là mạng vật lý nào hay nằm ở đâu. Như phần lớn chúng ta đã biết, có hai loại giao thức vận chuyển.TCPlà một, còn kia là UDP. Sự khác biệt giữa hai giao thức vận chuyển này làTCPcho một phương pháp vận chuyển dữ liệu mạnh mẽ và vô cùng đáng tin cậy, đảm bảo rằng dữ liệu chuyển đi không bị hư hao cách này hay cách khác. Mặt khác, UDPcho một phương pháp chuyển dữ liệu không đáng tin cậy vì nó không đảm bảo dữ liệu đã đến hay tính toàn vẹn của nó khi nó đến nơi. 1.2. Khái Niệm Giao thức TCP (Transmission Control Protocol - "Giao thức điều khiển truyền vận") là một trong các giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. Sử dụngTCP, các ứng dụng trên các máy chủ được nối mạng có thể tạo các "kết nối" với nhau, mà qua đó chúng có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. Giao thức này đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự.TCPcòn phân biệt giữa dữ liệu của nhiều ứng dụng (chẳng hạn, dịch vụWeb và dịch vụ thư điện tử) đồng thời chạy trên cùng một máy chủ. TCPhỗ trợ nhiều giao thức ứng dụng phổ biến nhất trên Internet và các ứng dụng kết quả, trong đó có WWW, thư điện tử và Secure Shell. Trong bộ giao thứcTCP/IP, TCPlà tầng trung gian giữa giao thức IP bên dưới và một ứng dụng bên trên. Các ứng dụng thường cần các kết nối đáng tin cậy kiểu đường ống để liên lạc với nhau, trong khi đó, giao thức IPkhông cung cấp những dòng kiểu đó, mà chỉ cung cấp dịch vụ chuyển gói tinkhông đáng tin cậy. TCP làm nhiệm vụ của tầng giao vận trong mô hình OSI đơn giản của các mạng máy tính. Các ứng dụng gửi các dòng gồm các byte 8-bit tới TCPđể chuyển qua mạng. TCP phân chia dòng byte này thành các đoạn (segment) có kích thước thích hợp (thường ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn