Xem mẫu

  1. BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI QUY TRÌNH XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, các Công ty kiểm toán một mặt phải ngày càng nâng cao chất lượng kiểm toán, mặt khác phải đảm bảo giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán. Để làm được những điều trên, các kiểm toán viên phải lập kế hoạch, chiến lược kiểm toán chi tiết, đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Trong một cuộc kiểm toán, có thể nói rằng giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đóng vai trò khá quan trọng. Trong đó việc xem xét tính trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán là một khâu then chốt mà giai đoạn này cần phải thực hiện, làm cơ sở xây dựng một chiến lược kiểm toán thích hợp, xác định nội dung, phạm vi, thời gian, định hướng các công việc cần thực hiện. Việc vận dụng mức trọng yếu là một công việc khó khăn và quan trọng của kiểm toán viên, vì nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn ảnh hưởng tới quyết định phát hành báo cáo kiểm toán. Đánh giá rủi ro và xem xét tính trọng yếu luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và thường được thực hiện đồng thời. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy nên mục tiêu của đề tài là nhằm nghiên cứu các vấn đề sau:Việc xem xét tính trọng yếu, đánh giá rủi ro có được chú trọng đúng mức trong thực tế kiểm toán? Việc vận dụng vào thực tế có đạt được sự hữu hiệu, tính hiệu quả cũng như các mục tiêu kiểm toán? Nội dung nghiên cứu của chuyên đề là sự đảm bảo thận trọng cần thiết trong việc xem xét tính trọng yếu và
  2. đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty A&C. Từ đó đi sâu phân tích những mặt tích cực cũng như những điểm khác biệt giữa thực tế vận dụng tại A&C với lý thuyết về trọng yếu và rủi ro. Qua quá trình thực tập tại A&C, người viết đã tiếp cận và tìm hiểu quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty bằng cách tham khảo một số tài liệu, tham gia kiểm toán thực tế tại khách hàng, đồng thời phỏng vấn một số kiểm toán viên kinh nghiệm. Hơn nữa, người viết đã nghiên cứu các vấn đề trên cơ sở lý luận cũng như các yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Quốc tế về tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán, kết hợp với thực tế sinh động thu thập được tại A&C để tìm hiểu và đánh giá việc vận dụng chúng vào thực tế. Trên cơ sở đó, người viết đã đưa ra một số nhận xét và kiến nghị mang tính tham khảo, nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán tại Công ty. Nhìn chung, các kiểm toán viên A&C đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro, vận dụng mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán, nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng của cuộc kiểm toán. Qua quá trình tìm hiểu, người viết càng có cơ sở để khẳng định vai trò quan trọng của việc xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN A/ Trọng yếu: I. Khái niệm: Trích dẫn khái niệm về trọng yếu của VSA 200 II. Đặc điểm: 1. Tính trọng yếu là một khái niệm tương đối: Một sai số nhất định có thể là trọng yếu đối với một công ty nhỏ nhưng có thể là không trọng yếu đối với một công ty lớn hơn. 2. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính: - Về mặt định lượng: + Một sai phạm được coi là trọng yếu khi sai lệch trên báo cáo tài chính đạt được một số tiền nhất định có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính + Các chỉ tiêu xác định mức trọng yếu : là một trong 3 chỉ tiêu được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể % trên tài sản % trên doanh thu % trên lợi nhuận - Về mặt định tính: Mức trọng yếu còn tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin, bản chất của sai phạm, phụ thuộc nhiều vào sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên. III. Vận dụng tính trọng yếu vào quy trình kiểm toán: 1. Sự vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán 2. Qui trình vận dụng mức trọng yếu trong một cuộc kiểm toán - Sơ đồ - Ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu của báo cáo tài chính - Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục, hay các bộ phận của báo cáo tài chính
  3. - Ước tính mức sai sót trong từng khoản mục - Ước tính mức sai sót tổng hợp cho toàn bộ báo cáo tài chính - So sánh sai sót tổng hợp với ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, hoặc với mức ước tính được điều chỉnh. IV. Ý nghĩa của việc xác lập mức trọng yếu: B/ Rủi ro kiểm toán: I. Khái niệm: Trích dẫn khái niệm về rủi ro kiểm toán của VSA 400 II. Các bộ phận của rủi ro kiểm toán: 1. Rủi ro tiềm tàng: a. Khái niệm b. Đặc điểm c. Các nhân tố ảnh hưởng 2. Rủi ro kiểm soát: a. Khái niệm b. Đặc điểm c. Các nhân tố ảnh hưởng 3. Rủi ro phát hiện: a. Khái niệm b. Đặc điểm c. Các nhân tố ảnh hưởng III. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: IV. Vận dụng khái niệm rủi ro kiểm toán: 1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán V. Đánh giá rủi ro: - Ở mức độ toàn bộ báo cáo tài chính - Ở mức độ khoản mục hay bộ phận C/ Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán: CHƯƠNG 2: XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C A/ Tổng quan về công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn A&C: I. Lịch sử hình thành và phát triển: II. Nguyên tắc – mục tiêu hoạt động: 1. Phương châm hoạt động của công ty 2. Tình hình hoạt động của công ty 3. Mục tiêu phát triển lâu dài 4. Các khách hàng chính của công ty III. Các dịch vụ do công ty cung cấp: 1. Kiểm toán báo cáo tài chính 2. Thẩm định, kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản, xác định giá trị doanh nghiệp 3. Dịch vụ tư vấn 4. Đào tạo
  4. 5. Dịch vụ kế toán IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 1. Sơ đồ tổ chức 2. Đội ngũ nhân viên 3. Mô tả phòng nghiệp vụ kiểm toán 4. Mô tả công việc của một trợ lý kiểm toán B/ Quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn A&C I. Trọng yếu: - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính trọng yếu - Xác định mức trọng yếu - Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục - Sử dụng tính trọng yếu trong việc xem xét tính trung thực và hợp lý của từng khoản mục và của toàn bộ báo cáo tài chính - Đánh giá mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán II. Xác định rủi ro: 1. Rủi ro tiềm tàng a. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng ª Mức độ báo cáo tài chính: - Loại hình doanh nghiệp - Ngành nghề kinh doanh của khách hàng - Qui mô hoạt động - Sản phẩm của khách hàng - Sự xét đoán ban đầu về tính chính trực và trình độ quản lý của ban quản trị công ty khách hàng - Là khách hàng mới hay cũ - Kiểm toán năm đầu tiên hay đã từng kiểm toán trước đó - Kết quả những lần kiểm toán trước - Bộ phận kế toán - Áp lực bất thường - Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến lĩnh vực hoạt động ª Mức độ khoản mục: - Tính nhạy cảm của khoản mục - Sự phức tạp của nghiệp vụ - Sự bất thường của nghiệp vụ b. Xác định mức rủi ro tiềm tàng 2. Rủi ro kiểm soát: a. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm soát - Xem xét về tính phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách hàng, đặc biệt là bộ máy kế toán. - Xem xét qui trình luân chuyển chứng từ theo các nghiệp vụ, chu trình tại khách hàng. b. Xác định mức rủi ro kiểm soát 3. Rủi ro phát hiện: a. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện - Thời gian thử nghiệm cơ bản - Nội dung thử nghiệm cơ bản - Phạm vi thử nghiệm cơ bản b. Xác định mức rủi ro phát hiện
  5. III. Ví dụ minh họa việc xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro tại cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của 1 khách hàng thực tế. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
nguon tai.lieu . vn