Xem mẫu

Bàn về thuộc tính của văn học dân gian trong sự so sánh với văn học viết GS. TS. Nguyễn Xuân Kính (Viện Nghiên cứu văn hoá) Ở Việt Nam, khoa nghiên cứu văn học dân gian đã đi được một chặng đường dài, nhiều vấn đề lí luận về đặc trưng, thuộc tính của sáng tác ngôn từ đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, còn có một vài vấn đề, cũng như vài khía cạnh của một vấn đề cụ thể, có thể nói còn có những ý kiến khác nhau. Tiếp thu thành tựu của những người đi trước và đồng nghiệp, chúng tôi xin được bàn về thuộc tính của văn học dân gian trên cơ sở đối chiếu, so sánh với văn học viết. Bài viết của chúng tôi gồm chín mục sau đây: 1. Về hai dòng (bộ phận) văn học; 2. Về tác giả của văn học dân gian; 3. Về tính chất không chuyên của văn học dân gian; 4. Về tính nguyên hợp; 5. Về tính dị bản; 6. Về hai hình thức lưu truyền: truyền miệng và bằng văn bản; 7. Về tính ích dụng; 8. Về sáng tạo cá nhân, sáng tạo tập thể; 9. Kết luận. Trước khi được công bố, bài viết đã được PGS. TS. Nguyễn Xuân Đức, PGS. TS. Nguyễn Thị Huế, ThS. Nguyễn Giáo, ThS. Vũ Hoàng Hiếu, ThS. Lê Thị Thùy Ly đọc và nhận xét. 1. Về hai dòng (bộ phận) văn học Các khái niệm “văn học dân gian”, “văn học thành văn” (“văn học viết”), “văn học cộng đồng” đã được sử dụng ở nước ta. Ở ta, đã thành thói quen khi nói văn học là người ta hiểu đó là văn học thành văn (tức văn học viết), cũng như khi nói văn học Việt Nam là người ta thường nghĩ đó là văn học thành văn của người Việt (Kinh). Ở nước Nga, nói văn học tức văn học thành văn, còn cái mà chúng ta gọi là văn học dân gian thì họ gọi là phôncờlo (folklore). Ở Trung Quốc, cái mà chúng ta gọi là văn học thành văn, văn học viết, được gọi là văn học cao nhã, văn học tinh anh. Còn thuật ngữ văn học dân gian là do Việt Nam mượn của Trung Quốc. Ở nước này, họ còn một thuật ngữ khác: tục văn học (văn học thông tục) gần nghĩa với văn học dân gian. Dù gọi khác nhau nhưng nền văn học của mỗi nước vừa nêu đều có hai dòng (hai bộ phận) là văn học dân gian và văn học thành văn. Ở Việt Nam, văn học dân gian có từ bao giờ? Trả lời câu hỏi này, có hai quan 1 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) niệm. Quan niệm thứ nhất thuộc về đa số. Đó là GS. Đinh Gia Khánh (1924 -2003), PGS. Chu Xuân Diên, PGS. Đỗ Bình Trị, GS. TS. Lê Chí Quế, PGS. TS. Nguyễn Bích Hà,… Thuộc các thế hệ khác nhau, họ giống nhau ở chỗ đều giảng dạy văn học dân gian ở các trường đại học, có giáo trình được phổ biến rộng rãi. Họ cho rằng, văn học dân gian ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày nay(1). Quan niệm thứ hai do GS. Nguyễn Tấn Đắc đề xuất. Năm 1987, khi còn đang công tác tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, ông cho rằng, chỉ sau khi có nhà nước, mới có hai dòng văn học: văn học dân gian và văn học viết. Trước đó chỉ có văn học cộng đồng. Theo quan niệm này, người Ê Đê, người Mơ Nông… không có văn học dân gian vì chưa phát triển đến trình độ tổ chức xã hội có nhà nước. GS. Nguyễn Tấn Đắc viết: “Trong một xã hội cộng đồng như vậy, văn hoá mang tính cộng đồng và cũng chưa nhiễm tính chính trị - đẳng cấp. Chưa có sự phân biệt giữa cái chính thống, quan phương với cái dân gian, thôn dã. Tất cả chỉ là một. Không có hiện tượng hai bộ phận văn hoá. Tính cộng đồng là đặc điểm bao trùm toàn bộ đời sống của xã hội đó. Khi nói dân gian là mặc nhiên thừa nhận có cái đối lập với nó. Nhưng ở trong xã hội này, văn hoá nói riêng, cũng như xã hội nói chung chưa có sự tách đôi thành hai bộ phận “đối lập” nhau”(2). Nếu theo quan niệm này, ở ta, văn hóa dân gian có từ thời kì văn hoá Đông Sơn, một thời kì có niên đại từ khoảng sáu, bảy thế kỉ trước Công nguyên đến thế kỉ I sau Công nguyên(3). Ở Việt Nam, văn học thành văn có từ bao giờ? Trong thời kì văn hoá Đông Sơn, người Việt cổ đã có chữ viết (khác Hán) hay chưa, vấn đề này tuy đã được GS. Hà Văn Tấn nhìn nhận theo hướng khẳng định, nhưng như GS. Đinh Gia Khánh đã phân tích, “dầu cho có chữ viết đi nữa thì chắc rằng với điều kiện xã hội chưa phân hoá thành giai cấp rõ rệt, vẫn chưa thể hình thành được dòng văn học chuyên nghiệp tách biệt khỏi dòng văn học dân gian. Có thể quan niệm rằng, nếu đã có chữ viết thì khi ấy chữ viết mới chỉ được dùng để ghi chép lại những sáng tác tập thể mà thôi”(4). Nếu người Việt cổ đã có chữ viết thì đến nay cũng chưa thấy một tác phẩm văn học thành văn nào được viết bằng thứ chữ ấy. Trừ PGS. Trần Nghĩa, tất cả các nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học thành văn đều cho rằng dòng văn học này có từ thế kỉ X, sau khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938) và lên ngôi vua (năm 939). Nếu GS. Đinh Gia Khánh đánh giá bài Chiếu dời đô (năm 1010) của Lý Thái Tổ là tác phẩm “chính thức mở ra trang đầu lịch sử văn học viết của nước Đại Việt”(5) thì PGS. Bùi Duy Tân (1935 - 2009) đề nghị lấy bài 2 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Quốc tộ do thiền sư Pháp Thuận (sáng tác năm 981?) làm mốc mở đầu cho dòng văn học viết Đại Việt(6). Không quan niệm lịch sử văn học viết Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ X, bằng một công trình công phu và dày dặn Sưu tầm và khảo luận tác phẩm chữ Hán của người Việt Nam trước thế kỉ X, PGS. Trần Nghĩa chứng minh rằng, “từng tồn tại một nền văn học chữ Hán thực sự ở cõi Lĩnh Nam, xứ sở ta xưa. Nền văn học chữ Hán này ra đời (từ thế kỉ I đến thế kỉ V) như là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ, phức tạp giữa một bên là âm mưu nô dịch, đồng hoá nặng nề, và bên kia là sức trỗi dậy vô song, với quyết tâm bảo vệ, giữ vững văn hóa dân tộc không gì lay chuyển, mặc dù tạm thời thất trận và bị đối phương cai trị. Nền văn học chữ Hán Việt Nam cũng đã dần dần phát triển (từ thế kỉ VI, VII đến thế kỉ X) theo sự lớn mạnh không ngừng của ý thức dân tộc được khảo nghiệm, thử thách, tôi luyện trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập và chủ quyền cho đất nước”(7). Văn học dân gian vận động lâu dài, sự thay đổi, biến đổi diễn ra chậm chạp hơn so với văn học thành văn. “Xét về mặt lịch sử, mặc dù văn học dân gian ra đời từ rất xưa và đến nay vẫn tồn tại song song với văn học viết, như một cội nguồn nuôi dưỡng nó, nhưng chỉ dưới hình thức viết, văn học mới thực sự phát triển đa dạng thành những hình thức phức tạp như thơ cách luật, phú, tiểu thuyết trường thiên,…”(8). Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học (2004) đã rất đúng đắn khi nhìn văn học thành văn (văn học viết) của thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng theo quan điểm lịch sử. Theo họ, thuật ngữ văn học ở tiếng nước nào thoạt đầu cũng chỉ hình thức văn tự của văn học (trong tiếng La tinh literatura - litera nghĩa là chữ cái, tura có nghĩa như là “sự tổng hợp”; trong tiếng Hán, văn có nghĩa là “hội họp nhiều thứ mà thành văn chương”, nghĩa là bài văn dưới dạng văn tự). Văn học viết, do vậy ra đời cùng lúc với sự xuất hiện của thể chế giai cấp của xã hội và chính quyền nhà nước, bởi vì lúc ấy các dân tộc mới tìm cách có được văn tự. Trong thời kì chưa có nghề in (ở Trung Quốc, trước thời kì Tống; ở phương Tây, trước thế kỉ XV), văn học viết tồn tại dưới dạng chép tay, nên ít phổ biến, lại thường tam sao thất bản. Thoát thai từ văn học dân gian và ra đời cùng với chữ viết để ghi chép các văn thư nhà nước, văn học viết buổi đầu ở trong tình trạng gọi là “văn sử bất phân”. Người ta nói đến văn, thơ, phú nhưng chưa có khái niệm văn học như một bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Lúc ấy, các thuật ngữ văn học, văn chương còn mang nội dung nguyên hợp, văn học có nghĩa là “văn chương, học vấn, văn hiến”; còn văn chương có nghĩa là “tất cả mọi tác phẩm văn nói chung, gồm thơ, phú, sử, triết, luận và các loại văn thư hành chính như chiếu, biểu, tấu, cáo, mệnh, 3 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) lệnh,…”. Dần dần đặc trưng tư duy hình tượng của văn học mới được ý thức. Ở phương Tây điều này nảy sinh sớm, còn ở Trung Quốc thì vào khoảng thế kỉ IV - V người ta mới thấy văn học viết khác các loại văn chương khác ở tính hình tượng và sự thể hiện tưởng tượng, tình cảm(9). Văn học dân gian và văn học thành văn vừa có những điểm chung, lại có những điểm khác nhau. Kể từ lúc hai tập giáo trình của Trường Đại học sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về văn học dân gian ra đời (1961, 1962)(10) đến nay, trong nửa thế kỉ qua, bằng nhiều cuốn sách, bài báo, các nhà nghiên cứu đã phân tích các thuộc tính của văn học dân gian. Bên cạnh những điểm gặp gỡ, giữa họ còn có một vài điểm khác nhau. 2. Về tác giả của văn học dân gian Tác giả của văn học dân gian không phải chỉ là nhân dân lao động, những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Đã có quan niệm cho rằng tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động chân tay, đặc biệt là nông dân. Đây là quan niệm của các nhà nghiên cứu xô - viết trước đây. Cho đến những năm 70 - 80 của thế kỉ trước, quan niệm này vẫn còn phổ biến. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của nó. Vào thập kỉ 80 của thế kỉ trước, ở Trung Quốc bắt đầu thảo luận, nhằm tránh khuynh hướng coi văn học dân gian chỉ là sáng tạo của nhân dân lao động. Bên cạnh đại đa số nông dân, tác giả của văn học dân gian, còn có các tầng lớp khác như tăng ni, đạo sĩ, kĩ nữ, thợ thủ công, thị dân(11). Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, trong bộ giáo trình Văn học dân gian nổi tiếng của hai tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, xuất bản lần đầu vào năm 1972 - 1973, cũng tồn tại quan niệm tác giả của văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động(12). Xem xét một cách thực chính xác, trong bộ sách này, ở một chỗ khác, các tác giả cũng nói đến những thành phần khác, không chỉ là nông dân(13). Năm 1974, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh (1927 - 1975) đã viết về lực lượng sáng tác văn học dân gian trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII ở nước ta như sau: “Những tác giả vô danh đã hoà tiếng nói mình vào tiếng nói chung của đông đảo nông dân và thợ thủ công từ nay sẽ là: - Những “liền anh liền chị” day dứt nỗi lòng hoặc vui rộn tình xuân trong tiếng hát giao duyên ngày hội làng; - Những người ca mù nhưng vẫn thông tỏ cuộc đời và đi gieo chuyện khắp đó 4 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) đây; - Những ả đào ở giáo phường nơi đô hội cảm thấy xót xa phận “xướng ca vô loài” mà vẫn không ngớt giọng ca ngâm; - Những người lính thú không muốn xả thân cho mưu đồ vua chúa trong các cuộc chiến tranh phong kiến, nên “bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”; - Những anh khoá, anh đồ chán chường “văn chương phú lục chẳng hay, trở về làng cũ học cày cho xong”; - Những người buôn bán ngược xuôi, vui với chuyến hàng mới nơi xa, như “lên Vũ Ẻn mà quên đường về”(14). Vậy là, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh đã xác định một cách sinh động, rằng từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, ở nước ta, lực lượng sáng tác văn học dân gian là nông dân, thợ thủ công, thị dân, nhà nho, người buôn bán, binh lính. Thực ra, trước thế kỉ XVI, ở nước ta đã có binh lính, thị dân, ca sĩ dân gian, nhà nho bình dân,… Lúc đó, họ đã sáng tạo, thưởng thức, lưu truyền văn học dân gian. Năm 1977, trong bài “Để có thể nắm bắt thực chất của văn học dân gian”, GS. Đinh Gia Khánh viết: “Khi nói đến văn học dân gian, người ta thường quan niệm rằng dòng văn học này là do nhân dân sáng tác ra. Đối với người không chuyên môn thì một quan niệm như thế là tạm đủ. Nhưng đối với người làm công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian thì xét cho kĩ, một quan niệm như thế chưa thực sự là tinh tế và không phù hợp với yêu cầu tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc kho tàng văn học dân gian rất phong phú mà cũng rất phức tạp”(15). Tác giả phân biệt hai khái niệm “nhân dân” và “dân chúng”. Theo ông, văn học dân gian là sản phẩm tinh thần của dân chúng ngày xưa, tức là sản phẩm tinh thần của đông đảo quần chúng lao động mà chỉ có một bộ phận nào đó mới có được những tư tưởng tiên tiến cho lúc đương thời. Dân chúng ngày xưa bao gồm các tầng lớp nông dân và các tầng lớp thợ thủ công. Ngoài ra, còn có các nhà nho, nhà sư đã tác động vào kho tàng văn học dân gian bằng việc ghi chép lại những tác phẩm vốn được dân chúng truyền khẩu; và hơn thế nữa, họ đã tham gia vào việc sáng tác văn học dân gian. Năm 1991, PGS. Đỗ Bình Trị xác định rằng, trong thời kì công xã nguyên thuỷ, văn học dân gian là sáng tác của tập thể thị tộc, bộ lạc. Trong các thời kì sau (khi xã hội đã phân chia giai cấp), nhân dân chủ yếu là nông dân, thợ thủ công và giai cấp công nhân. Ở nước ta, dưới chế độ phong kiến, tham gia sinh hoạt văn nghệ dân gian còn có tầng lớp trí thức bình dân (và cả phân số trí 5 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn