Xem mẫu

Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BBT Tác động của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu (BĐKH) (chủ yếu là nhiệt độ tăng cao, xuất hiện thường xuyên hơn hiện tượng thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng...) gây tác động, làm tổn thất một cách toàn diện lên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc gia. Khí hậu nóng không xấu hay tốt hơn khí hậu lạnh, nhưng vấn đề là cường độ thay đổi trạng thái khí hậu quá nhanh sẽ gây thảm họa sinh thái, đặc biệt là đối với hai hệ thống sinh thái tự nhiên và xã hội, đã hoàn toàn thích nghi với môi trường khí hậu hàng nghìn năm qua. BĐKH với nhịp độ nhanh sẽ góp phần gia tăng đáng kể các nguy cơ đe dọa trực tiếp cho sự tồn vong của con người và thế giới sinh vật, cả về quy mô địa lý và cường độ tổn hại. Việc gia tăng nguy cơ diệt chủng các loài động, thực vật đe dọa đa dạng sinh học, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm. Cho đến nay, sự hiểu biết của chúng ta về thiệt hại kinh tế do BĐKH còn rất hạn chế. Mặt khác các dự báo về BĐKH thường dựa vào mô hình với các kịch bản giả định nên có nhiều vấn đề không chắc chắn, nhất là về mặt phát triển kinh tế và xã hội của thế giới trong những thập niên tới đây. Tuy nhiên trong số đó có những số liệu dự đoán vẫn có giá trị cảnh báo về hậu quả BĐKH, nếu chúng ta không có chiến lược ứng phó phù hợp ngay từ bây giờ và trong những thập niên trước mắt. Kết quả tính toán về mặt kinh tế cho thấy, mỗi tấn CO2 phát thải vào khí quyển làm thiệt hại ít nhất là 85 US$. Riêng đối với Việt Nam, mức thiệt hại do BĐKH là 8% GDP hàng năm. Như vậy, theo dự tính, năm 2050 GDP Việt 1 Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu Nam đạt khoảng 500 tỷ US$, giá trị thiệt hại sẽ là 40 tỷ US$, đó là một con số tương đối lớn. Trong khi đó, bão, lũ gia tăng làm giảm nhịp độ tăng trưởng GDP xuống 0,01 - 0,08%/năm, còn mực nước biển dâng sẽ làm giảm GDP giai đoạn 2046 - 2050 xuống 0 - 2,5%. Nam Bộ, đặc biệt là ĐBSCL lại có những điều kiện địa lý mang tính địa phương đã được các chuyên gia lưu ý là một trong năm vùng có nguy cơ tổn thương nhất vì có hai phía giáp biển, phần lớn diện tích có cao trình thấp (dưới 1 m so với mực nước biển), lại có độ che phủ rừng thấp nhất nước, khoảng 12,1% (Cục kiểm lâm, 2006), cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nguồn nhân lực chưa mạnh, chưa có kinh nghiệm về năng lực quản trị và chịu tác động mạnh của sự phát triển hệ thống các đập thủy điện chưa hợp lý trên hệ thống sông mẹ Mê Kông, nhất là các dự án thủy điện đều chưa được phân tích, đánh giá đầy đủ nên các tác động đều ở điều kiện trạng thái cực đại. Tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH Biến đổi khí hậu (BĐKH) không tác động độc lập lên các hệ thống tự nhiên và xã hội mà diễn ra đồng thời hoặc đan xen với nhiều áp lực khác. Các áp lực ngoài BĐKH (ô nhiễm môi trường, thiên tai, suy giảm tài nguyên, đói nghèo, nhận thức và hành vi ứng xử v.v...) có thể làm trầm trọng thêm và làm tăng khả năng tổn hại và rủi ro đối với các hệ thống do biến đổi khí hậu. Vì vậy, trong khi cần có các biện pháp nâng cao năng lực thích ứng của các hệ thống tự nhiên và xã hội, nhất là đối với các hệ thống có nguy cơ tổn hại cao do BĐKH thì đồng thời cần có các biện pháp làm giảm nhẹ các áp lực ngoài BĐKH lên các hệ thống đó. Lồng ghép các vấn đề thích ứng với BĐKH vào các quy hoạch phát triển và các kế hoạch liên quan khác (kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng chống thiên tai, xóa đói giảm nghèo v.v...) sẽ giúp nâng cao năng lực thích ứng của các hệ thống. Đổi mới và sáng tạo trong tổ chức khai thác, sử dụng và phát triển hiệu quả tài nguyên không gian trong bối cảnh BĐKH Sử dụng tài nguyên không gian, chủ động ứng phó BĐKH để phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là công tác nghiên cứu điều tra các quá trình tự nhiên, xã hội, văn hóa, thị trường, BĐKH trong quá khứ và hiện tại, các nguồn lợi tài nguyên môi trường, giá trị sử dụng của chúng, triển khai tổ chức các dịch vụ công ích cho khai thác, tiến hành công tác quy hoạch phát triển, đề xuất các chính sách hỗ trợ và tăng cường năng lực quản trị… Nhưng trong việc xử lý, phân tích sâu các thông tin thu nhận được, các chuyên gia vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do sự thiếu đồng bộ của thông tin, sự quản lý thông tin chưa 2 khoa học, tính khách quan và thời sự của thông tin. Đó thực sự là thách thức đối với quá trình phát triển nhận thức để ứng phó với BĐKH trong quản lý tài nguyên môi trường, có thể tạo ra những “ngộ nhận” về giá trị tài nguyên, về vai trò của vùng và về khả năng quản lý phát triển kinh tế của từng địa phương… Việc khai thác, sử dụng hiệu quả các tài nguyên và dịch vụ đang gặp nhiều khó khăn do khai thác quá mức, do những xung đột trong các hoạt động kinh tế và do “những thiệt hại âm thầm” mà tác động tích lũy của các hoạt động khác nhau gây ra, bao gồm những thiệt hại về năng suất và đa dạng sinh học. Khả năng và tư duy trong vận dụng các cơ sở khoa học, kinh tế, xã hội phù hợp với xu thế thời đại, ứng dụng các công cụ quản lý tài nguyên phù hợp, thích ứng với BĐKH để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm tính nguyên vẹn về đa dạng sinh học, môi trường, cảnh quan và văn hóa là một trong những chìa khóa cơ bản cho sự thành công và thịnh vượng. Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC LÊN MÔI TRƯỜNG VÀ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG BẢO NGỌC hát triển kinh tế, xã hội phải gắn kết hài hòa với bảo vệ môi trường, là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đình và cá nhân. Tỉnh Lai Châu đang trên đường phát triển và hội nhập, cho nên vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được chú trọng. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật; thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số, tác động của con người và sự ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời các chất gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người sinh ra cũng có quá trình phát triển từ từ và lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất về ô nhiễm môi trường hiện nay ở Lai Châu: rất nhiều vùng người dân còn ở nhà sàn, nhà tiêu, chuồng gia súc cạnh sông suối. Từ đây phân người, phân gia súc, rác, nước thải sinh hoạt không được xử lý mà xả trực tiếp xuống sông, suối, ao, hồ nên tất cả những chất thải này cứ thế quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm 3 Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước. Việc tiếp xúc gần với nguồn nước bị ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho con người. Thứ nhất là ô nhiễm môi trường đất bởi hiện nay quá trình phát triển công nghiệp và đô thị ở Lai Châu cũng ảnh hưởng lớn đến các tính chất vật lý và hóa học của đất. Do các hoạt động xây dựng ồ ạt những tác động vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Thứ hai là ô nhiễm môi trường không khí: hiện nay, ô nhiễm không khí do bụi đường là một trong những vấn đề đáng quan tâm tại một số nơi nhau chạy để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, đồng thời kết hợp với một lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng trong không khí gây tác hại đối với sức khỏe của con người nói chung và đối với cơ quan hô hấp nói riêng. Tác hại lâu dài và nguy hiểm nhất là các bệnh bụi phổi. Từ những vấn đề thực tế nêu trên đòi hỏi tất cả mọi người phải có một ý thức về bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 một cách đúng đắn, đồng bộ và hợp lý trong giai đoạn phát triển mới của tỉnh ta. Khi con người hủy hoại môi trường thì theo quy định nhân quả học, con người cũng phải chịu những mối đe dọa từ môi trường. Những mối nguy hiểm đối với sức trên địa bàn thị xã Lai Châu. Môi khỏe con người luôn xảy ra từ môi trường không khí đang có nhiều biến đổi rõ rệt và ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Do tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các công trình xây dựng đang trong giai đoạn thi công, trường tự nhiên. Tuy nhiên, khi con người đã kiểm soát được những mối nguy hiểm này thì những mối đe dọa từ môi trường sẽ giảm đi rõ rệt đối với sức khỏe và sự sống của con người, các tuyến đường đang được nâng góp phần giữ vững một môi trường cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, các con đường đang bị đào xới lên, nhiều đoàn xe tải, xe ben thi trong sạch và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khỏe cộng đồng./ 4 Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ CÁCH XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC SAU MƯA, LŨ BẢO NAM ùa mưa, lũ là thời điểm làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, đặc biệt là môi trường nước. Vì vậy, để chủ động phòng, chống ô nhiễm và các dịch bệnh xảy ra sau mưa lũ chúng ta nên thực hiện một số biện pháp và những khuyến cáo sau. Vệ sinh môi trường và xử lý nước trước khi bão lũ Đa phần ngày nay, tại các địa phương vẫn còn sử dụng giếng đào, giếng khoan và bể chứa nước. Chính vì vậy, trước ngày mưa lũ chúng ta nên che đậy bằng cách phủ nilon bịt kín bằng dây cao su lại để tránh bụi bẩn mưa bão rơi vào. Đối với nhà vệ sinh cần có những biện pháp thực hiện ngay trước khi mùa mưa bão đến. Như nhà tiêu 2 ngăn cần lấy hết phân ra rồi cho vào một hố sâu cách xa nguồn nước ủ thêm vôi bột, tro bếp để tránh lây lan ô nhiễm và lấp đất lại cẩn thận. Với nhà vệ sinh tự hoại cần phải khơi thông cống nguồn thoát nước và xử lý hút bể phốt để tránh gây đầy tràn và chuẩn bị nút đậy chặt lỗ hố tiêu. Những chuồng chăn nuôi gia súc cần thu gom phân vào một hố ga cách xa nguồn nước sau đó rắc vôi bột hoặc tro phủ toàn bộ bề mặt rồi lấp lại. Xử lý nước sinh hoạt trong ngày mưa Nếu trong những ngày mưa chẳng may các nguồn nước dự trữ của bạn bị ngập lụt không có nước sinh hoạt các bạn cần làm phải làm trong nước bằng phèn chua và khử trùng nước bằng hóa chất chloramine sau 30 phút rồi sử dụng. Xử lý vệ sinh môi trường và nước sau mưa lũ Cần phải xử lý ngay về môi trường, khi nước đã rút, huy động mọi người vệ sinh môi trường như rác thải do nước đưa vào rác, cây cối, xác chết động vật cần phải thu gom chôn lấp kịp thời. Bên cạnh đó thông tắc cống ngầm khơi thông dòng chảy để cho nước nhanh rút. Về nước sinh hoạt cần thực hiện xử lý ngay để có nước dùng như đối với giếng khơi cần thay rửa giếng như làm sạch vệ sinh thành giếng nạo vét hút bùn đáy giếng. Sau đó làm trong nước bằng phèn chua và khử trùng nước trước khi sử dụng. Khi xử lý xong các vấn đề về môi trường đồng thời chúng ta xử lý đề phòng các dịch bệnh có thể phát triển sau mưa lũ như các bệnh về mắt, các bệnh ngoài da, đường ruột, hay dịch bệnh sốt rét có thể xảy ra. Trên đây là một số biện pháp và khuyến cáo cho mọi người để chuẩn bị cho mùa mưa lũ, hãy nâng cao ý thức và chuẩn bị biện pháp để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra trong mùa mưa lũ./. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn