Xem mẫu

  1. BAN CAO Bản Cáo là một bản nằm phía Bắc xã Lâm Hóa, giáp với xã Thanh Hóa bên cạnh đường Mòn Hồ Chí Minh, từ trụ sở xã đến b ản kho ảng 5km, trước kia đồng bào sống ở bản Cáo trong cách bản Cáo ngày nay khoảng 4 km theo đường rừng. Bản Cáo hiện nay còn gọi là b ản Núng vì nó nằm dọc bên hữu khe Núng, gồm có hai xóm: tây đường Mòn có diện tích đất thổ cư 4,4 ha và đông đường Mòn có diện tích đất thổ cư 1ha. Đồng bào cư trú tập trung phía tây đường Mòn 18 hộ làm nhà m ặt hướng về phía khe Núng và đường Mòn, lưng dựa vào núi và phía đông đường Mòn 2 hộ trước mặt là đường Mòn, sau lưng là cánh đồng trồng hoa màu. Đồng bào đã sống định cư không còn suy nghĩ bỏ làng bản đi nơi khác nhưng nước sinh hoạt, nước sản xuất hầu hết là nước khe Núng, c ả bản chỉ có 3 gia đình sử dụng nước giếng, đất sản xuất đặc bi ệt là ru ộng nước rất khan hiếm (cả bản có 3 sào ruộng). trước đây trong cuộc sống du canh du cư thì mổi khi trong bản có người ch ết, chôn c ất xong c ả b ản lại chuyển đi nơi khác sinh sống, ngày nay không như vậy n ữa, khi có người chết đồng bào chôn cất ở nghĩa địa riêng của bản nằm phía sau bản phía Tây đường Mòn. Khi chôn người chết có chia một ít tài sản t ượng trưng như 1 cái múng, một chiếc giống, một bỏ củi, một đôi chến đua, hai cái chai, chôn xong là hết, người dân ở đây không bi ết đ ến các kh ải ni ệm lễ mở cửa mả, hay lễ bỏ mả mà chôn xong là quên luôn. Bản Cáo là một bản nằm dưới chân núi nhưng không phải là thung lũng mà là ở sườn núi có độ dóc thoai thoải, trước mặt là khe Núng n ước dồi dào quanh năm. Diện tích đất tự nhiên của bản? diện tích đất lúa nước 0,3ha, đất hoa màu dọc sông suối là là đất phù sa 5,7 ha, trong đó có 2,7 ha đất sản xuất ổn định, đất trồng hoa màu ch ỉ là các bãi bi ền ven sông khi sông bồi thì có đất sản xuất khi đất lở thì không, đất rừng 16,3 ha được giao cho đồng bào quán lí. Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt, mùa nắng thướng dẫn đến hiện tượng hạn hán, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau gây trở ngại cho bà con trong vi ệc lên r ừng tìm ki ếm 1
  2. thức ăn và thường xuyên xảy ra lũ lụt gây nhi ều thi ệt h ại cho bà con. Tài nguyên rừng khoảng trước 2001 rất đa dạng về chủng loại, phong phú v ề số lượng, nhưng ngày nay do người Kinh ở các xã Thanh Thạch, Thanh Hóa và Lâm Hóa khai thác rừng bừa bãi làm cho các loài động vật không có nơi ấn náu phải bỏ đi hoặc do các phương tiện khai thác quá tinh vi của những người Kinh từ miền xuôi lên làm cho các loài động th ực vật quý hiếm ở các khu rửng trở nên khan hiếm, các loại gỗ quý không còn. Vì vậy, hiện nay đồng bào không còn hiện tượng vào rừng săn bắt các loại thú rừng, có chăng thì chỉ bẩy gà và đi hái măng, lấy lá nón, l ấy mây hoặc lấy mật ong về bán cho người Kinh ở các chợ lưu động. Như vậy, diều kiện tự nhiên đã khắc nghiệt, đất sản xuất ít ỏi, thêm vào đó là chính sách khai thác rừng đầu nguồn không hợp lý không chỉ là cho các loài động thực vật suy giảm mà còn ra hạn hán, lũ lụt không ch ỉ đồng bào dân tộc khốn khổ mà những người Kinh ở đồng bằng cũng thiệt hại không kém, làm cho rừng không còn là vòng tay c ủa m ẹ hi ền nâng niu cuộc sống đồng bào nữa. Nguồn nước bà con đang sử dụng có nguy cơ ô nhiễm bởi việc vận chuyển và khai thác gỗ thường xuyên đầu ngu ồn c ủa người Kinh. Về cơ sở hạ tầng: Bản Cáo nằm bên cạnh đường Mòn nên giao thông đi lại thuận tiện, con đường vào bản phía Tây đường Mòn Hồ Chí Minh mặc dù chưa được nhựa hóa nhưng lòng đường rộng gần 3m vào đến nhà cuối cùng của bản nên thuận tiện cho vi ệc đi lạ v ận chuy ển c ủa người dân. Do đời sồng còn thiếu thốn và khó khăn nên phương tiện đi lại của bà con vẫn là đôi chân trần, mọi vật đều vận chuy ển bằng đôi vai. Mọi sản vật làm ra đều được người Kinh vào tận bản đ ể mua nh ưng giá cả thiệt thòi rất nhiều cho đồng bào. Nhà cửa được làm bằng gỗ, 20 hộ với 20 ngôi nhà trong đó có 18 ngôi nhà do dự án Định canh định cư và Đại sứ quán Australia hỗ trợ là nhà sàn hai gian, thưng che bằng ván, diện tích 20m2, cao khoảng 4- 4,5m, tất cả các bộ phận đều bằng gỗ, nguồn vật liệu này do bà con lấy từ rừng về được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Các nhà đầu tư đa hỗ trợ 2
  3. vốn, kỹ thuật để dựng nên những ngôi nhà với kỹ thuật bào đẽo tinh vi làm cho ngôi nhà khang trang thoáng mát hơn ngôi nhà truyền thống với kỹ thuật khắc ngoặm buộc giây tạm bợ như trước kia của đồng bào. Do cuộc sống qua khó khăn nên bên trong ngôi nhà không có trang trí hay bài vẽ nội thất. Theo ngôi nhà truyền thống thì bếp chính đ ặt đối di ện v ới buông thiêng nơi thơ ma Cumuych hưng ngày nay do không gian nhà không được rộng nên đồng bào làm thêm một ngôi nhà sàn theo kiểu truy ền thống để đặt bếp còn nhà sàn do các dự án hỗ trợ là nởi nghỉ ngơi và để lương thực, nếu nhà nào có tivi thí để owr gian chính. 20 ngôi nhà t ại b ản cáo mà chỉ còn một bàn thờ ma, những nghi th ức truy ền th ồng đã và đang dần lãng quên trong trí nhớ của người dân nơi dây. Bên cạnh nhà chính thì những gia đình có sản ph ụ gần sinh, ng ười chồng làm một cái trại khoảng 4m 2 cách nhà chính khoảng 3-5m để sản phụ sinh, sau khi sinh 5 đến 7 ngày thì sản phụ tám rửa sạch s ẽ và được lên nhà chính, sau đó ngôi nhà này bị dở bỏ. Ngày nay, không còn làm nương rẫy nữa nên không còn các trại hoặc chòi canh rẫy, mà đồng bào sản xuất gần nhà, hai buổi ra đồng tối lại về nhà nghỉ ngơi. Bên cạnh nhưng ngôi nhà dân thì có một ngôi nhà cộng đồng nh ưng không có chút gì gọi là dặc trưng, ngôi nhà cộng đồng cung là m ột ngôi nhà sàn hai gian diện tích khảng 25m2, trước nhà cộng đồng có mtj cái sân rộng khoảng 7m2, ngôi nhà này được Đại sứ quán Australia hỗ trợ từ năm 2007 bắt đầu năm 2008 thì hoàn thành nhưng chưa bàn giao vì vậy mổi lần trong bản có hội họp lại phải mượn nhà dân hoặc đến trường học. Mặc dù nằm ở khu vực trung tâm nhưng ở một địa thế không thuận tiện vì đằng sau là núi dốc, còn trước sân lại quá hẹp, bên trong cũng không rộng, hệ thống điện cũng chưa hoàn thành trong khi ngôi nhà đã có mối mọt bám vào cột. Đây là ột điều đáng quan tâm trong việc bàn giao nhà cho đồng bào để có nơi sinh hoạt, nối kết tình đoàn kết c ủa mổi ng ười dân trong bản. 3
  4. Trường học chưa được đầu tư, cả bản có 3 phòng h ọc nhà gỗ quá cũ kỹ và mối mọt đang có nguy cơ sụp đổ, trong 3 phòng thì có một phòng mượn của một hộ gia đình bên cạnh. Nguồn nước rất quan trọng cho cuộc sống nhưng hiện tại bà con trong bản đang phải uống nước suối nguồi nước đang có nguy cơ ô nhiễm do sự khai thác và vận chuyển gỗ vượt mức của người Kinh ở các xã lân cận. Phương tiện thông tin đại chúng, dân bản vẫn chưa có sự trợ giúp về phương tiện thông tin mà chỉ những gia đình nào có khả năng thì tự mua sắm, vì vậy cả bản đa có 10 chiếc tivi và 5 bộ loa máy nên đã giảm bớt được sự mù thông tin trong bản. Để phục vụ cho việc chăn nuôi đồng bào đã làm chuồng trại nuôi trâu bò lợn gà nhưng còn rất sơ sài, chuồng trại chưa đảm b ảo h ợp v ệ sinh vì vậy việc nuôi lợn gà chưa có hiệu quả. Cuối năm 2008 vừa qua, Dự án 135 đã hỗ trợ những gia đình có trâu bò 1 triệu đồng để làm chuồng. Vì vậy một số hộ gia đình đã có các chuồng trại vững chắc cho gia súc trú ngụ vào mùa đông và để lấy phân xanh phục vụ sản xuất. Dân cư: bản Cáo gồm 20 hộ: 97 khẩu, tỉ lệ tăng dân s ố khá nhanh,t ư năm 2002 đến nay tăng 20 người, cũng từ năm ổn định trong vi ệc đ ịnh canh định cư tói nay không có một trẻ sơ sinh nào chết, người già trong những năm này chết 3 người. Hiện nay số người già trên 48 tuổi ch ỉ có 2 người còn lại là dưới 48 tuổi, như vậy bản Cáo thuộc dân số trẻ, tất cả đồng bào ở đây là người Mã Liềng sống định cư tại bản Cáo ngày nay t ừ năm 2000 do chính sách định canh định cư và sự vận động của bà Ph ạm Thị Lâm trưởng bản, một người sống định cư tạo bản Cáo ngày nay nă 1990. Trước năm 1990, những người Mã Liềng này sống du canh du cư theo các ngọn khe, nay đây mai đó theo mùa rẫy và theo nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Năm 1990, họ bắt đầu sinh sống t ại b ản cáo trong cách bản Cáo ngày nay 5km theo đường rừng vào đầu ngọn suối. Đến năm 1991, nhà nước cố vận động bà con ra sống định cư chỉ được 3 tháng đòng bào lại vào rừng vì lúc đàu nhà nước hứa sẽ chu cấp th ức ăn cho h ọ trong 6 tháng nhưng thiếu ngân sách không thực hiện được. Đầu năm 2000, 4
  5. Phạm Thị Lâm vận động và đưa 2 hộ ra sống định canh, đ ến cu ối năm đó vận động thêm 4 hộ nữa và đến đầu năm 2002 thì đã hoàn thành vi ệc đinh canh định cư. Trong thời gian đầu đầy khó khăn gian kh ổ, đ ồng bào không muốn sống ở đây mà chỉ muốn vào rừng, bà Lâm đã an ủi, giúp đỡ g ạo cơm, lúc không còn nữa bà đã đi mua nợ gạo cho những gia đình định cư năm 2000 làm nhà, sau đó nhà nước có h ỗ trợ 800.000 đ ồng một gia đình. Như vậy, qua việc làm của bà Lâm ta thấy được công lao to lớn để đưa đồng bào định anh định cư. Ngày nay, với vai trò là trưởng bản bà đã tuyên truyên giúp đỡ những hộ khó khăn, chỉ dẫn hco họ trong việc sản xuất các loại hoa màu nên mặc dù là vùng không có ruộng nước nhưng không đói, không thiếu các loại hoa màu cho những bữa ăn phụ trong gia đình. Nhìn tổng quan trong ban chưa có hiện tượng phận biệt kẻ giàu người nghèo, hầu hết các gia đíh sản uất chỉ đủ ăn trong 6 tháng, các tháng còn lại nhờ sự trợ cấp của nhà nước và vào rừng kiếm thêm các sản phẩm núi rừng mạng về bán cho người Kinh để đổi gạo và các đồ dùng khác. Về kinh tế: từ năm 2004, sau khi thực hiện chính sách đ ịnh canh đ ịnh cư đến nay, đồng bào không còn vào rừng phát nương làm rẫy n ữa, ngoài sự trợ giúp lương thực của nhà nươc họ đã khai hoang các bãi biền ven sông để làm hoa màu. Diện tích 5,7ha trong đó đất sản xuất ổn định chỉ có 2,7 ha, còn lại khi lũ lụt đát bồi thì đồng bào có đất sản xuất, khi đ ất lở thì không. Các loại giống cây trồng và phân bón đều được nhà n ươc h ỗ trợ. Các loại cây trồng chủ yếu là ngô, đậu xanh, lạc. Do khí h ậu hai mùa mưa và khô rõ rệt nên lướng đất này không canh tác cả năm, vào đầu tháng 12 bắt đầu gieo hạt, tháng 1 làm cỏ bón phân, đ ến tháng năm thì thu hoạch, tháng 6 làm đất gieo đậu xanh tháng 8 thu hoạch xong và các tháng tiếp theo là mùa mưa lũ nên đồng bào ch ỉ hái lượm nh ững s ản ph ẩm ph ụ. Bản Cáo có 20 hộ gia đình nhưng chi có 3 sào ruộng nên công việc chính là làm hoa màu nhưng thời tiết khắc nghiệt nên có những năm mất trắng như năm 2006, một cơn lũ quét đã mang đi toàn bộ cánh đồng đậu xanh đang chuẩn bị ra quả, nhưng năm không lụt lớn thì năng suất cũng rất 5
  6. thấp, vào tháng 12 mới trỉa ngô và lạc nhưng nếu trời rét quá hạt sẽ không mộc hoặc mộc rồi cũng không phát triển được, sang tháng 3 nếu trời nóng quá sẽ dẫn đến thiếu nước trong thời kì ra hoa nên năng suất không cao. Mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng người dân rất hăng hái và chăm chỉ làm ăn nên năm nào cùng không lo đói vì đồng bào trồng khá nhiều sắn. Bên cạnh trồng hoa màu là chính, người Mã Liềng nơi đây đã bi ết trồng rừng các loại cây tràm, keo,bạch đàn, trồng cây ăn quả do d ự án 135 hỗ trợ các loại cây bưởi, cam, chuối và các loại rau xanh theo quan sát của chúng tôi thì năng suất khá cao nhưng rất tiếc chưa có một hộ gia đình nào trồng một vườn cây thuần chúng mà là vườn tạp mổi loại có vài cây. Mặc dù đất tốt phù hợp với các loại cây trồng nhưng bà con chưa có kỹ thuật gieo trồng, chưa có nguồn nước tưới tiêu, cứ trồng là được, “sống ch ết mặc bay”. Một điều đáng tiếc hơn, sống gần rừng, nguyên liệu dồi dào nhưng đồng bào đã không còn bảo lưu được nghề thủ công truyền thống như đan lát, có chăng chỉ là những sản phẩm thô sớ làm ra đ ể ph ục v ụ cuộc sống gia đình mình, không có các nghề như dệt hay mộc gì cả. Ngoài ra, để thêm khẩu vị bữa ăn trong cuộc sống hàng ngày người Mã Liềng cũng vào rừng để kiếm các loại rau quả: hoa chuối, lỏi chuối, đọt môn, đọt vóc, nấm, đặc biệt là măng về mùa mưa măng r ất nhi ều những người phụ nữ vào rừng hái về ngoài việc phục vụ gia đình còn phải trao đổi buôn bán với người Kinh, đánh bắt thủy sản dọc theo khe Núng. Hiện nay những người đàn ông trong bản không còn vào rừng để săn bắt vì các loại thú rừng đã cạn kiệt do chính sách khai thác b ừa bãi của người Kinh, nếu họ có vào rừng thì chỉ bẩy gà nhưng gà cũng không còn, họ chỉ vào rừng để lầy mây, đi tìm ong, khai thác gỗ phụ, l ấy nón mang về đổi cho người Kinh để lấy những sản vật khác. Do đời sống khó khăn và trình độ thất nên đồng bào còn xa l ạ v ới việc buôn bán, những sản phảm làm ra họ trao đổi cho người Kinh ở các chợ lưu động, hoặc mang tới quán của người Kinh để trao đổi nh ưng với nhiều thiệt thòi thuộc về họ. 6
  7. Về trình độ văn hóa: 90 % người lớn mù chữ, số lượng người trong độ tuổi đi học chiếm 50% nhưng chỉ có một nửa trong số đó đ ến tr ường. Hệ thống trường lớp còn hết sức tạm bợ, có hai phòng vè một phòng mượn ngôi nhà bên cạnh trường, chưa có trường mẫu giáo, trường làm bằng nhà gỗ đã bị mối mọt đục khoét gần đổ. Giáo viên có 3 người đều là những người Kinh từ dưới xuôi lên. Theo số liệu điều tra cụ thể: cấp 1 có 3 lớp: lớp 1 có 5 học sinh, lớp 3 có 6 h ọc sinh, l ớp 5 có 6 h ọc sinh; c ấp 2 có một lớp: lớp 6 có 4 học sinh; cấp 3 có 3 h ọc sinh; đ ại h ọc có 3 sinh viên trong đó 1 sinh viên trường y khoa Huế, 2 sinh viên trường Đại học Nông Lâm Huế. Như vậy mặc dù đời sống còn khó khăn nh ưng so vói các bản người Mã Liềng khác thuộc huyện Tuyên Hóa thì bản Cáo là bản có trình độ dân trí cao nhất trong khi là bản khó khăn nhất về đất sản xuất, cũng là bản ít có dân số ít nhất trong 4 bản, c ả bản có 97 ng ười thì có 45 người trong độ tuổi đi học (5 đến 22 tuổi) trong đó có 27 người đi h ọc. Để đạt được hiệu quả như vậy là công lao to lớn của người trưởng bản đầy trách nhiệm Phậm Thị Lâm, bà đã vận động các em học sinh đến trường, những bạn học hết cấp 3 không muốn tiếp tục đi h ọc vì ít ti ếp xúc vói bên ngoài nên lo ngại, và là lực lượng lao đ ộng chính trong gia đình nên không muốn đi, bà Lâm và cán bộ cắm bản đã an ủi, phân tích cho gia đình hiểu được tầm quan trọng của việc h ọc nên h ọ đã thông su ốt hơn, có những trường hợp có giấy báo nhập học của trường đại học gửi về, đối tượng lo sợ việc đi học nên bỏ trốn, trưởng bản và càn bộ cắm bản phải “bắt cóc” đưa đi học. Sự tiến bộ là như vậy nh ưng vấn đ ề giáo dục cũng gặp không ít khó khăn, số lượng học sinh bỏ học ngày càng nhiều vì gia đình khó khăn, học sinh cấp 1 vào mùa hề thì có th ể đ ến trường đầy đủ nhưng về mùa đông các em thường vắng học, hiện tượng học sinh cấp 1 vắng học không phải vì trường xa mà vì th ời ti ết quá l ạnh, các em mặc không đủ ẩm, trường học lại bị dột và thưng che không đầy đủ giáo viên cũng không chịu nổi làm sao h ọc sinh có th ể ch ịu đ ược. M ột điều may mắn cho đồng bào là những giáo viên đến đây rất nhi ệt tình v ới công việc, thầy đi từng nhà vận động học sinh đến trường. học sinh cấp 2 7
  8. bỏ học nhiều vì các êm đã là lực lượng lao động chính trong gia đình, bên cạnh đó trường học lại cách bản 5km, phương tiện đi lại của các em không có. Các bạn học cấp 3 được vào học trường nội trú của tỉnh, nhưng lạ trường lạ bạn lại ít giao tiếp, không những thế có những lúc bị các bạn khác ức hiếp nên không muốn đến trường. Những khó khăn và thuận lợi luôn đi đôi với nhau nhưng chungsta phải làm gì để gi ảm b ớt vi ệc h ọc sinh bỏ học là trách nhiệm của cán bộ các ban ngành địa phương cần đề ra chính sách hợp lí để giáo dục tại thôn bản ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh giáo dục thì y tế cũng là một vấn đề h ết sức quan trọng, mặc dù bản đã có y tá thôn bản nh ưng thiếu y c ụ và thu ốc men. Trong 10 năm trở lại đây số lượng người tử vong đã giảm h ẳn, không còn hi ện tượng trẻ so sinh bị tử, những sản phụ lúc gần sinh nếu th ấy khó khăn thì đến bệnh viện, nếu dễ sinh thì gọi y tá thôn bản giúp đ ỡ. Tuy v ậy, gia đình khó khăn, kiếm cơm ăn ngày hai buổi còn khó khăn nên trẻ em sinh ra không được chăm sóc chu đáo, 90% trẻ em bị suy dinh dưỡng. Mặc dù đ ời sống khổ cực nhưng bệnh dịch lại ít xay ra, những người mắc bệnh thường là những người làm việc quá sức, ăn uống lại không đầy đủ nên thường xảy ra các bệnh suy nhược, thỉnh thoảng lại có các hiện t ượng dịch tả nhưng không tràn lan cả bản, những người bệnh đã biết đến bệnh viện để chữa trị, một số rất ít gia đình quá khó khăn không có ph ương tiện để đến bệnh viện vì từ bản đến bệnh viện khoảng 18km nên h ọ m ời thầy cúng đến thổi, cúng bói. Để phòng bệnh hằng năm cán bộ y tế huyện, xã đến tận bản tiêm phòng định kỳ và phun thuốc diệt muỗi. Với những hoạt động như vậy nên 10 năm trở lại đây không có hiện tượng dịch bệnh xảy ra trong bản là một điều đáng ghi nhận. Các dự án đầu tư Có thể nói bản Cáo là một bản có số lượng dự án đầu tư vào r ất h ạn chế. Nói tới dự án thì đầu tiên chúng ta phải nói là dự án định canh đinh cư: từ năm 2000 heo chính sách định canh định cư của nhà nước nh ững ngưới dân sống trong rừng dần dần được đưa ra sống định cư rên đát b ản Cáo ngày nay. Những ngày đấu mới ra đòng bào làm nhà tạm bợ theo ki ểu 8
  9. truyền thống đến cuối năm 2005 dự án định canh định cư mới khởi công làm nhà cho đồng bào với 13 ngôi nhà sàn bằng g ỗ hai gian,l ợp ngói, di ện tích khoảng 25m2 nhà được thưng bằng phên nứa, sàn lát gỗ nhóm 5 do nhâ dâ tự làm gỗ, trị giá mổi ngôi nhà là 15 tri ệu đ ồng. Đ ầu năm 2007 hoàn thành và đồng bào đã chuyển vào sống trong ngôi nhà đ ược gọi là vững chắc và khang trang này nhưng chỉ sau hai năm những tấm phên băng nứa kia tính bền vững không cao nên đã bị rách. Mạc dù vậy nhìn chung thì dự án này cung đã thành công vì đồng bào không có suy nghĩ lafbor ngôi nhà này mà vào rừng, họ đã biết sống ổn định để sản xuất, bên cạnh đó họ thường xuyên được sự hỗ trợ cơm gạo từ nhà nước, những người được hỏi đều trả lời thích sống ở đây. Đầu năm 2007 Đai sứ quán Australia hỗ trợ 5 ngôi nhà dân v ới tr ị giá 18 triệu đồng và một ngôi nhà cộng đồng trị giá 30 tri ệu đ ồng, tất c ả các ngôi nhà đều là nhà sàn giống ngôi nhà của Dự án định canh định cư nhưng thưng bằng ván, năm 2008, các hộ gia đình đã chuy ển vào ngôi nhà này sinh sống nhà dân nhìn chung ổn định nhưng nhà cộng đồng đã hoàn thành từ năm 2008 đến nay vẫn chưa bàn giao. Nhà cộng đồng so v ới các bản khác thì nó nhỏ hơn ngôn nhà chỉ 2 gian, diện tích 25m2, sân khoảng 8m2, ở vị trí so với bản là trung tâm nh ưng địa th ế không đ ẹp, phía sau là núi dóc dựng đứng, trước lại là khe suối nên sân quá hẹp và điều qua trọng là đến nay đồng bào cũng chưa có nhà cộng đồng để hội họp, theo chúng tôi được biết thì bên trong ngôi nhà mạng lưới điện chưa hoàn thành nhưng khi nhìn từ ngoài vào như một ngôi nhà dân và t ệ h ơn n ữa là những chú mối đang tấn công trước sân cỏ dại mọc um tùm nhìn rất hoang sơ. Đây là một điều đáng lo ngại khi chính quy ền ở đây không chú ý tới. Dự án 135 là dự án đầu tư thường xuyên và nhiều nhất không chỉ ở các bản đồng bào mà còn cho cả người Kinh các vùng khó khăn. Năm 2004, chương trình 135 hỗ trợ làm con đường đất nội bản, đường dài khoảng 2km, rộng 2,5m, bắt đầu từ đường Mòn tới ngôi nhà cuối cùng của bản và là con đường đi chính của đồng bào. Trước khi làm 9
  10. đường một năm dự án 135 có đầu tư trường bọc cho đồng bào nhưng là ngôi trường thô sơ bằng gỗ, gồm hai phòng học, hiện nay đã bị mối mọt đục khoét gần đổ, mặc dù thô sơ nhưng cũng là nơi truy ền thụ tri th ức cho các em, nơi nuôi dưỡng những ước mơ của các em, cũng trong năm này hệ thống điện cao thế được dự án hỗ trợ dụng cụ điện và có người mắc hoàn chỉnh cho bà con trong bản. Ngoài ra, hằng năm dự án còn hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, dụng cụ sản xuất như xe rò 2 gia đình một chiếc và mổi gia đình một bộ cuốc xẻng, phân bón, nh ưng ch ỉ các loại cây hoa màu được sản xuất đầy đủ và có hiệu quả vì đây là nguồi sống chính của đồng bào, còn các loại cây trồng và vật nuôi khác chưa có hiệu quả vì người dân chưa có kỹ thuật trồng, thiếu phân bón, không chăm sóc. Cụ thể nhất năm 2008, dự án cung cấp cho mổi hộ gia đình 25 cây bưởi nhưng số lượng cây sống chỉ chiếm 50%, 50 con gà con nhưng số lượng sống và lớn khoảng 20%, lợn 9 con cho 3 h ộ nuôi thí điểm nhưng không mang lại kết quả. Sở dĩ có hiện này vì chuồng nuôi không đảm bảo, không có kỹ thuật chăn nuôi chăm sóc vật nuôi m ặc dù dự án có cung cấp thức ăn cho vật nuôi. Trong tất ca các ch ương trình mà 135 thực hiện có thể nói hiệu quả nhất là hai chi ếc mày phay đ ất đã khai thác được một diện tích đất tương đối rộng cho người dân sản xuất nhưng hiện nay hai chiếc máy này đã hỏng cần khoảng 8 tri ệu m ới có th ể sửa chữa được, và lượng giống hoa màu đã được người dân tận dụng đất ở các bãi biền ven sông gieo trồng năng suất tương đối cao trong các mùa vụ không có lũ lụt. Bên cạnh dự án 135, năm 2007, ngân hàng Chính sách Xã h ội cho vay vốn không lãi, bản Cáo đã mua 24 con bò để chăn nuôi đ ến đ ầu năm 2009 này tăng lên 32 con. Như vậy, với việc đầu tư này phù hợp với nguy ện vọng nhân dân, khi được hỏi đến họ trả lời muốn có nhi ều trâu bò đ ể chăn nuôi vì ở đây đồng cỏ nhiều, vả lại có trâu bò để có sức kéo, có phân bón sẽ sản xuất được nhiều hơn. Năm 2005, dự án giảm nghèo ADB hỗ trợ một bộ máy xay xát lúa gạo nhưng không sử dụng được vì không có điện 3 pha, dự án trồng r ừng 10
  11. thí điểm nhìn chung cây trồng khá phát triển số lượng ít lại xa trung tâm mua bán gỗ nên hiện nay đồng bào cũng không chủ trọng vào việc trồng rừng mặc dù đất rừng rất nhiều. Với các dự án đầu tư như vậy, theo bà Ph ạm Th ị Lâm thì ch ưa thành công, vì trường học đã gần đổ, bà mong muốn phát triển giáo dục để nâng cao nhận thức cho đồng bào, khai hoang ruộng đất để đồng bào có ru ộng nước để cày cấy. Ngoài ra bà còn yêu cầu không cho người Kinh s ống cùng đồng bào dân tộc vì theo bà như vậy rất khó quán lývà nh ững ng ười Kinh thường lấn chiếm đất của đồng bào. Cũng vậy, một bà già Ph ạm Thị Cảnh sinh 1934 cũng mong có ruộng nước cho con cháu cày cấy, bà bảo là không muốn vào sống trong rừng mà chỉ muốn sống ở đây, bà nói “nhà nước nói mà không giữ lời” vì trước đây cán bộ có hứa khai hoang ruộng nhưng không đủ ngân sách nên không thực hiện được. Ông cán bộ cắm bản Nguyễn Văn Tiên hy vọng đồng bào có ngôi trường học vững chắc và khang trang để các em tới trường, làm nhà nội trú cho giáo viên, và mong Đai sứ quán Australia bàn giao nhà cộng đồng cho đồng bào để cá nơi hội họp. Có thể nói, so với các bản khác thì bản Cáo đang là nơi có s ố lượng các dự án đầu tư ít nhất và hiện nay nhiều vấn đề bức thi ết c ần quan tâm như ngôi trường đang gần đổ và không đủ phòng học, các em học cấp 2 không có phương tiện đi lại, đồng bào không có ruộng đất để cày c ấy. Vì vậy vấn đề đầu tiện và quan trọng nhất yêu cầu các cơ quan chính quyền, các nhà hảo tâm phải chủ trọng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mà cụ th ể là xây dựng trường cấp 1 đủ phòng, đủ lớp, trợ cấp phương tiện đi lại cho các em học cấp hai, có như vậy mới nâng cao được trình độ dân trí cho đồng bào, ngoài ra để nâng cao nhận thức cho đồng bào cần mở các lớp bổ túc văn hóa cho những người lớn tuổi không biết chữ, và dạy đồng bào cách mua bán để tránh những hiện tượng lừa đảo trong mua bán. Nếu có thể thì giúp gia đình nào khá giả mở quán bán hàng cho đ ồng bào mình và thu mua các sản phẩm như hoa quả hay các sản phẩm lấy từ rừng v ề. Hơn thế nữa, vấn đề khai hoang ruộng nước để ổn định sản xuất và d ần 11
  12. tự túc lương thực tránh thói ỷ lại nhà nước là một vấn đề không kém phần quan trọng. Lý do đến nay bản Cáo vẫn không có ru ộng cày là vì ngân sách để khai hoang ruộng theo dự toán là quá lớn, trong khi đó xã Lâm Hóa là một xã nghèo dân ít, đồng bào dân tộc khá đông nên ch ỉ chờ các nhà hảo tâm đổ vốn vào mới có thể thực hiện được. Mặc dù không có ruộng nước nhưng chúng ta cũng không thể khẳng định việc định canh định cư ở đây là không thành công mà theo tôi đây là địa điểm hợp lý đối với đồng bào sống trong xã Lâm Hóa, một xã vùng cao vùng sâu, vì rằng địa điểm định cư ở đây gần núi phù hợp với tâm lý xem núi nh ư vòng tay người mẹ của đồng bào, gần đường ô tô thuận tiện cho việc đi lại, các gia đình phân bố bên hữu khe Núng, chưa được đầu tư nước sạch nhưng gần nguồn nước tự nhiên thuận tiện cho việc sinh hoạt của đ ồng bào, ngoài ra các bãi biền ven sông là vùng đất rộng lớn để đồng bào canh tác hoa màu, nguồn lương thực chính của đồng bào. Không những thế, diện tích đất vườn khá rộng và rất phù hợp cho việc trồng cây ăn quả và các loại rau xanh. Như vậy, theo ý kiến chủ quan của tôi trong thời gian tới nếu được đầu tư thì ngoài giáo dục, khai hoang còn ph ải m ở các l ơp huấn luyện kỹ thuật trồng cây ăn quả nhưng phải bắt tay chỉ việc. Không cấp gạo miến phí mà phải có điều kiện, ví dụ: khi cấp g ạo đ ồng th ời c ấp cây ăn quả nếu cây sống thì có gạo và ngược lại, chỉ nên trồng thuần chủng một loại cây để dễ tiêu thụ. Bên cạnh trồng cây ăn quả thì hỗ trợ chăn nuôi đặc biệt là trâu bò vì ở đây đồng cỏ nhiều, lại ở vùng sâu vùng xa ít xảy ra hiện tượng bệnh dịch lây lan. Như vậy qua quá trình khảo sát ban đầu tôi đã nhìn nhận được nh ững vấn đề như trên, sở dĩ các dự án đầu tư chưa thành công vì họ chưa thật sự chủ trọng vào một vấn đề gì cụ thể. Theo tôi các dự án nên đ ầu t ư những vấn đề thiết thực nhất để năng cao trình độ văn hóa cũng nh ư kinh tế nhăm nâng cao cuộc sống cho đồng bào. CA XEN 12
  13. Cà Xen là một bản thuộc xã Thanh Hóa, cách trụ sở xã 7km theo đường Mòn đi vào. Phía Nam giáp bản Cáo của xã Lâm Hóa, phía Tây giáp với khu rừng bạt ngàn kéo dài đến tận nước bạn Lào, phía Đông và Bắc giáp các thôn khác trong xã. Trước năm 1993, đồng bào sống du canh du cư ở bản Lòn, khe Vàng, khe Còng Còng… Ngày 10/3/1993 có quy ết đ ịnh chuyển đến bản ngày nay và chỉ trong 2 năm bà con đã sống ổn đ ịnh ở bản mới, bản Cà Xen 39 hộ 159 khẩu gồm 3 xóm gộp lại: xóm Bãi Cà, Bạch Tài và Xóm Cà Xen, trong đó xóm Cà Xen cách đường Mòn về hướng Tây 2 km còn hai xóm còn lại nằm gần đường Mòn. Sự phân bố của 3 bản này không tập trung mà cách nhau 1-2 km, riêng xóm Bãi Cà cách xóm Cà Xen, nơi đặt nhà cộng đồng khoảng 4km. Nhìn chung đ ường giao thông thuận tiện nhưng địa hình phức tạp, h ầu h ết là đ ồi núi d ốc. Xóm Bạch Tài cư trú hai bên đường Mòn Hồ Chí Minh không g ần khe suối nên nguồn nước sinh hoạt và sản xuất rất phức tạp, hiện tại các h ộ gia đình phải dùng nước giếng của các gia đình người Kinh lên lamf kinh tế mới, xóm này có 6 hộ sống phía Đông đường Mòn và 2 h ộ sống phía Tây đường Mòn cùng người Kinh. Xóm Bãi Cà cách đường Mòn 500m, ở địa thế khá đẹp, đây là một khu đất rộng và bằng ph ẳng rất thuận ti ện cho việc trồng rau và hoa màu, mặc dù không gần sông nh ưng đã có đ ược các nhà đầu tư hỗ trợ bể nước sạch để sử dụng, ở xóm này cũng khá nhiều người Kinh sinh sống. Trong ba xóm thì Cà Xen là xóm đông dân c ư nhất, địa thế rất đẹp, nằm giữa lòng chảo, bốn bề là núi, c ư dân phân b ố theo sườn núi thành một hình tròn ở giữa là 3,8h ruộng nước. Con đường duy nhất thông ra đường Mòn khoảng 2km đã được Bộ giao thông Vận tải Đào Đình Bình hỗ trợ nhựa hóa. Cà Xen không nằm cạnh các con sông lớn, trong bản chỉ có các khe nhỏ không tên là nguồn nược sinh hoạt chính của đồng bào. Không gi ống các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Bắc, để mang nước lên nhà hiện nay người Mã Liềng ở bản Cà Xen đã dùng các thùng nhựa mua từ người Kinh để gánh nước về dùng, ngoài nguồn nước sinh hoạt chính của đ ồng 13
  14. bào là nước khe thì đã có một số hộ gia đình đã dùng nguồn n ước s ạch t ừ các bể nược hoặc các giếng được các dự án đầu tư, trong đó có hai gia đình đã tự bắt nước tự chảy về phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Để phục vụ cho việc sản xuất đất là yếu tố quan trọng nh ất, ngu ồn đất tự nhiên ở đây rất nhiều và mãu mỡ hơn so với các vùng khác, đất không quá dốc phù hợp cho việc trồng cay ăn quả và cây hoa màu, diện tích ruộng lúa cũng nhiều nhất so với các bản người Mã Liềng thuộc huyện Tuyên Hóa, nguồn nước tưới tiêu lai dồi dào. Mặc dù v ậy, cũng như các nhóm người khác trong dân tộc Chứt, th ời ti ết ở đây rất kh ắc nghiệt, có hai mùa mưa, nắng mùa mưa kéo dài lại có giá rét nên các lo ại cây trồng vật nuôi thường bị chết vào mùa mưa rét. Động thực vật trong rừng trở nên quý hiếm do chính sách khai thác của ng ười Kinh các xã lâm cận quá bừa bãi nên hiên nay đàn ông ở đay không còn lên rừng săn bắn như xưa mà chỉ khai thác các sản phẩm phụ. Cơ sở hạ tầng Cà Xen là bản gần đường Mòn Hồ Chí Minh nên giao thông đi lại r ất thuận lợi, các đường nôi bản cũng đã hoàn thành và đ ược đổ nh ựa nh ưng phương tiên đi lại của người dân còn rất cực khổ, nhìn chung ch ẳng có gì ngoại đôi chân trần, mọi vật đều nằm trên lưng trên vai c ủa h ọ. Tuy v ậy, trong bản đã có 5 chiếc xe máy tập rung vào các gia đình làm ăn khá giả. Theo chế độ định canh định cư, năm 1993, đồng bào người Mã Liềng thuộc xã Thanh Hóa đã được tập trung về đây, trong thòi gian đầu là các gôi nhà tạmtheo kiểu nhà sàn truyền thống nhưng hiện nay vói hệ thống nhà kiên cố do Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình h ỗ trợ 38/39 h ộ gia đình. Hệ thống nhà sàn hai gian, lợp ngói, thưng ván gỗ, cột trụ dưới sàn bằng xi măng nhằm tăng tính bền vững cho ngôi nhà, sàn và vật dụng phía trên đều bằng gỗ, bên trong ngôi nhà không ngăn phòng, do đời sống khó khăn nên rong nhà không có tranh trí. Cả gia đình ngủ gian trong, không còn không gian được quy định rõ ràng cho các thành viên trong gia đình như cuộc sống trước đây, 39 gia đình nhưng chỉ còn 1 gia đình có bàn th ờ Cumuych, có lẽ những phong tục truyền thống đang dần bị lãng quên, 14
  15. những gia đình khá giả thì gian ngoài đặt tivi, còn các gia đình còn lại thì đặt một vài đồ dùng trong nhà, không gian ngôi nhà không được rộng rải nên bếp chính đặt ở ngôi nhà tạm theo phong cách nhà sàn truy ền th ống chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ Các ngôi nhà phân bố trong các không gian rộng rãi và thoáng mát, trên những dải đất tương đối bằng so với các bản khác. Bên cạnh hệ thống nhà ở thì một cơ sở hết sức quan trọng để h ội họp, tăng tinh thần đoàn kết là nhà cộng đồng, một ngôi nhà bằng g ỗ 3 gian, lợp ngói, cột nhà đường kính khoảng 120cm, cao khoảng 6m, sàn cách mặt đất 2m, diện tích khảng 50m2, hiên sàn chiều rộng khoảng 1,5m, bên trong ngoài phòng hội họp đặt loa máy còn có hai phòng khách khá rộng gành cho khách và càn bộ từ xa đền có th ể ngủ qua đêm. K ỷ thuật làm nhà rất tinh xảo, gỗ làm nhà thuộc loại g ỗ t ốt và quý hi ếm, các vật liệu được bào nhẵn làm cho ngôi nhà rộng rải và thoáng mát h ơn. Đ ịa thế nhà cộng đồng tuy không nằm ở vị trí trung tâm c ủa 3 xóm nh ưng cũng là nơi thoáng mát và rất đẹp. Theo y kiến chủ quan của tôi, đây là ngôi nhà cộng đồng đẹp và thoáng mát nhất trong tất cả các ngôi nhà cộng đồng của đồng bào dân tộc ở miền Tây tỉnh Quảng Bình, m ột thành công của dự án ICCO. Không giống các dân tộc khác, người Mã Liềng một nhóm nhỏ trong dân tọc Chứt không chủ trọng nhà ma cho người ch ết, trước kia khi có người chết những người trong bản chôn không làm nhà mồ và bỏe b ản đi không trở lại nữa. Nhưng ngày nay sống định canh định cư, các xóm đã có nghĩa địa riêng, khi có người chết những người trong bản đưa đến nghĩa địa chôn cất, có làm một nhà mồ nhưng rất đơn giản chỉ vài ngọn lá c ọ lọp lên vừa đủ che quan tài, sau đó họ không còn cúng bái không mở cửa mả, không nhớ đến người đã chết nữa. Thậm chí trong nhà không có nhà bàn thờ ma, người chết là hết. Hiện nay sản xuất gần nhà các loại hoa màu và ruộng nước nên không còn các trại ở trên nương rẫy như ngày xưa, có chăng là cái trại 15
  16. gần nhà cho các sản phụ sinh nở, sau 5 ngày tắm rửa sạch s ẽ lên nhà chính. Để thực hiện chăn nuôi, đồng bào có làm chuồng trại nuôi gà, l ợn, trâu, bò nhưng hết sức đơn giản và thô sơ nên đây cững là một trong những nguyên nhân dẫn đên chân nuôi không phát triển. Bên cạnh các loại cở sở hạ tầng trên thì phương tiện thông tin đ ại chúng cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, tất cả các gia đình đều đã có điện dùng và cả bản được hỗ trợ 3 chiếc ti vi Samsung 21’, cá nhân trong bản có 10 chiếc cùng loa máy, đầu DVD, nên vấn đề thông tin không còn phải lo ngại, ngoài các phương tiện đó thì ít khi có chi ếu phim màn ảnh rộng cho đồng bào xem. Trẻ em từ rất nhỏ đã ph ải ph ụ giúp công việc gia đình chẳng có gì để chơi ngoài các con dế. Đi ều này d ễ hiểu thôi, cơm ăn ngày hai bữa không đủ no lấy đâu ra các khu vui chơi. Thực trạng nươc sinh hoạt, Nhà nước hỗ trợ 7 giếng đào nh ưng hi ện nay chỉ sử dụng được 3 cái, còn các cái khác do nước cạn hoặc bị phèn, lở, 2 bể nước ở xóm Bãi Cà luôn đầy đủ nước. Năm 2008, có hai hộ gia đình tự bắt nước tự chảy: Hồ Viên và Cao Thông. Như vậy, hầu hết bà con đang phải sử dụng nước khe suối để sinh hoạt hàng ngày. Đời sống kinh tế Trong thời gian khoảng gần 10 năm trở lại đây đồng bào không còn làm nương rẫy nữa mà đã biết sản xuất lúa nước, hoa màu và m ột s ố nghề phụ khác phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Trong đó thì sản xuất lương thực và hoa màu là chính, diện tích ruộng lúa nước: 3,8 ha, tập trung ở xóm Cà Xen, đất ngô 4,5ha, đất lạc: 3,75ha, đất đậu xanh:3,5ha (2006). Năm 2009 này không trồng bắp vì không đủ điều kiện phân đạm và thiếu kỹ thuật nên năng suất thâp, đồng bào chỉ sản xuất lúa nước và lạc nhờ sự giúp đỡ giống lân đạm của nhà nước (chương trình 135), di ện tích lúa nước:3,9ha, năng suất 32ta/ha; lạc:6,3 ha, năng suất 20ta/ha. Do diện tích đất lúa không nhiều nên chỉ có 19/39 hộ có ruộng, còn đất s ản xuất lạc tất cả các hộ đều có, có hộ cho năng suất cao như Hồ Viên và Cao Thông thu hoạch một mùa lạc từ 10 triệu đến 13 tri ệu, năng su ất lúa 16
  17. chưa cao do đồng bào thiếu hiểu biết về kỷ thuật, ngoài ra đồng bào cũng đã quen thói ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ của nhà nước, ngại sử dụng phân xanh nên lười biếng sản xuất. Lịch sản xuất hoa màu cũng gi ống các b ản khác vào tháng 12 gieo hạt, dầu tháng hai hoàn thành việc làm cỏ và đến tháng 5 thì thu hoạch lạc ngô. Tháng 6 trỉa đậu và tháng 8 thu hoạch, sau khi thu hoạch đậu là mùa mưa nên người dân chỉ lên rừng tìm kiếm các sản phẩm phụ. Việc sản xuất lúa cũng thực hiện một năm hai v ụ nh ư người Kinh nhưng do thời tiết khắc nghiệt nên vụ đông th ường mất mùa. Diện tích đất rừng thì nhiều nhưng chưa có vốn đầu tư, một số cây gỗ bạch đàn, tram được trồng thí điểm nhưng do số lượng ít lại xa c ơ s ở thu mua nên không phát huy được thế mạnh của việc trồng rừng. Các loại cây ăn quả cũng được trồng nhưng số lượng rất ít, đất ở đây rất tốt thu ận tiện cho việc trồng nhiều cây ăn quả như cam bưởi, chuối, đu đ ủ, các giống cây này được nhà nước cấp giống, người dân chỉ trồng ăn dội không phát triển kinh tế hàng hóa, không có ch ợ. Các sản ph ẩm làm ra được phải bán ở các chợ lưu động của người Kinh, bà con chưa có khái niệm đến chợ bán hàng. Việc khai thác diện tích đất có sự giúp đỡ của chương trình 134, 135 hỗ trợ máy phay đất. Bên cạnh nông nghiệp thì chăn nuôi cũng khá phát triển, nhờ sự chịu khó làm ăn tích trứ đ ể mua trâu bò chăn nuôi thì đồng bào còn được Ngân hàng Chính sách Xã h ội cho vây vốn không lãi để mua trâu bò vừa chăn nuôi lấy phân bón lại có sức kéo phục vụ sản xuất. Do chăm chỉ chịu khó nên có nhiều gia đình chăn nuôi khá phát triển như gia đình Hồ Viên 15 con trâu, 3 con bò, Cao Thông 6 trâu, 4 bò, là vùng núi nên đồng cỏ nhiều thuận tiện cho vi ệc phát tri ển đàn gia súc nhưng không phải không có khó khăn trên vùng cao giá rét về mùa đông làm cho gia sức thường bị long móng lở miệng và b ị ch ết. Cùng với trâu bò thì lợn gà cũng được một số gia đình nuôi nh ưng nhìn chung không có hiệu quả mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ cả giống lẫn th ức ăn. Việc chăn nuôi không hiệu quả do nhiều nguyên nhân trong đó kỹ thuật chăn nuôi là một vấn đề hết sức quan trọng. 17
  18. Về diện tích đất ở 1000m2/hộ nhưng do thói quen làm nhà li ền nhau nên không thuận tiện để phát triển kinh tế vườn. Cuộc sống đang còn ỷ lại nhiều vò nhà nước về mọi mặt, thậm chí người dân cũng quên luôn nghề thủ công đơn giản để làm ra những vật dụng cần thiết trong nhà, họ lấy nhưng sản phẩm làm ra đổi đồ dùng bằng nhựa, một số gia đình còn đan lát được cũng chỉ phục vụ cho gia đình mình mà thôi. Ngoài ra trong sản xuất kinh tế còn có một số ngành phụ như đi lấy mây, mật ong, khai thác gỗ phụ là công việc của đàn ông, lấy lá nón hái măng là công viêc của phụ nữ về bán cho các người Kinh. Ngày nay, vi ệc khai thác rừng quá bừa bãi cùng với các hoạt động săn bắt tinh vi c ủa người Kinh nên thú rừng trở nên khan hiếm, vì vậy đàn ông ng ười Mã Liềng ở bản Cà Xen không còn vào rừng săn bắt như xưa mà ch ỉ vào rừng khai thác các sản phẩm phụ và bắt cá, cua núi trên các khe suối ph ục vụ cuộc sống Đứng đầu bản có trưởng bản và có già làng nhưng quy ền l ợi c ủa h ọ chỉ trên danh nghĩa, trong bản đã có một só hộ gia giàu có nh ư H ồ Viên và Cao Thông, riêng mổi mùa lạc họ đã bán được mổi nhà trên 10 tri ệu đ ồng nhưng ở bản chưa có sự phân biệt giàu nghèo, không có sự phân bi ệt giai cấp. Những gia đình khá giả có thể đủ ăn trong năm nhưng số lượng này chỉ đếm trên dầu ngón tay, còn lại hầu h ết các gia đình đ ều thi ếu ăn ph ải phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của nhà nước hàng tháng. Nguồn thu chinh của họ là sản xuất nông nghiệp nhưng ruộng nước lại không đủ sản xuất đây là mấu chốt của vấn đề nâng cao đời sống cho đồng bào. Trình độ dân trí còn quá thấp, thể hệ người lớn hầu hết mù ch ữ, th ể hệ 8x, 9x số học sinh chỉ đếm trên dầu ngón tay. Mổi xóm đ ều có nhà mẫu giáo nhưng tổng cộng cả 3 xóm chỉ có 13 em, đã có trường c ấp 1 t ại bản với 4 phòng học, 6 giáo viên đều là người Kinh. Học sinh c ấp 3: 1 em, cấp 2: 6 em, cấp 1: 29 em. Số lượng như vậy nhưng học sinh cấp 1 chưa bao giờ đến đầy đủ và tất cả học sinh đều có xu h ướng muốn bỏ học do gia đình khó khăn, giáo viên thì không nhi ệt tình và tâm lý thích t ự do tự tại không thích học đã ăn sâu vào tâm th ức của đ ồng bào làm cho h ọ 18
  19. không nhận thức được sự cần thiết phải biết chữ. Với học sinh cấp 2, ngoài sự khó khăn của gia đình thì do trường cách bản 7km mà ph ương tiện đị lại không có, vả lại những em học cấp 2 lại là lực l ượng lao đ ộng chính trong gia đình. Về y tế, mặc dù đã có y tế thôn bản nhưng thiếu thiết bị, thuốc mem, khi có người đau ốm đồng bào đã biết đi bệnh viện để khám chữa. Xã, huyện đoàn, tỉnh đoàn khám bệnh, phát thuốc định kỳ cho đồng bào nh ưng do không biết chữ không nhớ lời thầy thuốc căn dặn nên họ không dám sử dụng thuốc, vì vậy mà một số gia đình khi có người ốm vẫn th ực hi ện việc cúng tế chữa bệnh vì bệnh viện thì xa mà phương tiện đi lại thì không có. Ngoài cấp phát thuốc và khám bệnh thì 1 năm 3 l ần cán b ộ y t ế đến bản phun thuốc diệt muỗi cho đồng bào. Các dự án Dự án làm nhà của Bộ Giao thông vận tải do Đào Đình Bình chủ trì đầu tư với 38 ngôi nhà sàn kiên cố, mổi ngôi nhà trị giá 17 tri ệu đ ồng ti ền trợ cấp còn gỗ do bàn con vào rừng mang về dưới sự cho phép của cán bộ, cùng với con đường nhựa vào trung tâm bản. Nhìn chung dự án này thục hiện đã thành công. H ệ th ống nhà sàn l ợp ngói, thoáng mát, phù hợp với lối sống của đồng bào. Đồng bào không còn có tư tưởng du canh du cư nũa mà muốn ổn định cuộc sống để làm ăn vì họ đa được sự trợ giúp về lương thực hàng tháng và rất nhiều các phương tiện khác từ nhà nước. Vị thế của bản đẹp gần nguồn nước, thuận tiện giao thông đi lại, đất canh tác rộng lớn và màu mỡ lại gần rừng phù hợp với lối sống truyền thống của đồng bào lại có điều kiện học h ỏi n ền s ản xuất mới bằng lúa nước và kinh tế hàng hóa từ người Kinh. Họ đã biết sản xuất lúa nước năm 2004, sản xuất lạc để bán, các sản phẩm lấy từ rừng cũng thuận tiện trao đổi với người Kinh dưới xuôi lên. Giao thông vận tải đã thuận tiên, con đường nhựa do Đào Đình Bình đầu tư là con đường huyết mạch của đồng bào, nhờ con đường này mà trao đổi hàng hóa được thực hiện tại bản, các em h ọc sinh đ ến tr ường thường xuyên hơn, bà con trong bản đi lại thăm hỏi nhau dễ dàng và là 19
  20. con đường chính để đi đến các trụ sử chính của xã. Nhờ đó làm cho bản Cà Xen ngày càng phát triển hơn. Dự án ICCO đầu tư nhà cộng đồng, ngôi nhà 3 gian ở đ ịa th ế khá đẹp, mặc dù so với 3 xóm thì nó không phải địa điểm trung tâm nhưng đây là nguyện vọng của nhân dân. Mổi lần có lễ hội bà con đều quy t ụ tai nhà cộng đồng để thắt chặt thêm tình đoàn kết, các cuộc hội họp hay vui ch ơi vẫn được tổ chức thường xuyên tại nhà cộng đồng. Dự án chương trình 135 đầu tư các giềng nước nhưng 7 cái gi ếng thì có 4 cái không sử dụng được do thiếu nước vì khi chọn địa điểm làm giếng không phù hợp và đào chưa đủ sâu, hai bể nước ở xóm Bãi Cà thường xuyên có nước dùng. Mặc dù không thành công nhưng đã giúp đồng bào có nước để dùng. Ngoài ra còn đầu tư các giống cây trồng trong sản xuất hàng ngày như lúa, lạc, ngô, đậu, các giống rau, các loại cây ăn quả, các loại phân bón đã giúp đồng bào sản xuất được l ương th ực đ ể dùng. Cấp một máy phay đất sử dụng năm 2005 nhưng hiện tại bị h ư hỏng một số bộ phận cần được sửa chữa mất khoảng gần 8 triệu đồng mới có thể sử dụng lại được. cuối năm 2008, dự án đã đầu tư cho gia đình có trâu bò 1 triệu đồng để làm chuồn trâu phục vụ chăn nuôi, nh ờ vậy các hộ mới có chuồng trâu bò đảm bảo và chắc chắn hơn. Dự án Suff, vận động đồng bào trồng keo nhưng do s ương mù và k ỷ thuật trồng không đảm bảo, không chăm sóc nên keo bị chết hết. Đầu tư nuôi thử 9 con lợn nhưng không có hiệu quả nên không đầu tư ti ếp có th ể do chuồng trại không đảm đảm bảo, thiếu kỷ thuật chăn nuôi. Dự án ADB đầu tư một bộ máy xay xát gồm: 1 mô tơ đi ện 3 pha, một cối xay lúa Việt – Trung, một cối nghiền bột Việt – Trung từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa sử dụng được vì thiếu một s ố bộ phận như: dây điện ba pha, cầu giao điện ba pha, đinh ốc, đà gỗ lấp máy, tất c ả những thứ này theo dự toàn chi tiết khoảng 8,5 triệu đồng. Thực trạng cuộc sống như vậy để nâng cao đời sống cho những người dân trong bản đã có rất nhiều đề xuất và nguy ện vọng được đ ề ra, tiêu biểu là: 20
nguon tai.lieu . vn