Xem mẫu

TÌM HIỂU BÀI “VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU MỤC TIÊU : - Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước - Nghệ thuật bài thơ đậm đà tính dân tộc, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam. I/Tìm hiểu chung 1/ Hoàn cảnh và mục đích sáng tác - Tháng 10/1954, Trung ương Đảng, Chính phủ về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Tố Hữu đã từng gắn bó với Việt Bắc trong suốt những năm kháng chiến. Nhà thơ đã viết bài thơ này. - Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của cách mạng mở ra. Tố Hữu viết bài thơ này với xúc cảm của anh cán bộ kháng chiến. + Bài thơ nhằm tổng kết, tái hiện lại giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, nó trở thành kỉ niệm khắc sâu lòng người. + Bài thơ là khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, đồng thời thể hiện tình cảm ân nghĩa thuỷ chung. + Bài thơ còn thể hiện những dự cảm, mong ước về tương lai giữa miền xuôi và miền ngược. - Đoạn trích SGK nằm trong phần đầu của bài thơ. Nửa sau của bài thơ chủ yếu nói về hẹn ước, tương lai giữa miền xuôi và miền ngược. 2/. Kết cầu của bài thơ - Kết cấu là thuật ngữ chỉ nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học (thơ, văn). Những biểu hiện bên ngoài là hình thức bên trong là nội dung. - Bài thơ có kết cấu theo lối đối đáp của ca dao trữ tình. Thực chất nó là lối độc thoại, đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào về quá khứ. Nó nêu bật tình nghĩa thắm thiết của con người với cách mạng và kháng chiến. Nó còn là khát vọng về tương lai và nhiều dự cảm mới mẻ. - Lời đối đáp giữa mình, ta, kẻ ở người đi chỉ là sự phân thân của nhân vật trữ tình, chỉ là cách để tâm trạng bộc lộ đầy đủ hơn trong hô ứng, đồng vọng giữa hai con người tưởng tượng. - Bài thơ chia làm 2 phần. Đoạn trích thuộc phần đầu ôn lại những kỉ niệm đầy nghĩa tình sâu nặng của con người. Đó là tình cảm của anh cán bộ kháng chiến đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc, tình cảm của Việt Bắc đối với cách mạng và kháng chiến. 3/. Cảm xúc chủ đạo của đoạn trích - Cảm xúc chủ đạo là tình cảm của nhân vật trữ tình Đoạn trích bộc lộ nỗi nhớ thương da diết của anh cán bộ kháng chiến với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đồng thời là khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến. Tình cảm ấy đọng lại niềm tin vào Đảng, vào Bác Hồ. II. Đọc hiểu văn bản 1. Cuộc chia tay - Nhà thơ tạo ra lời đối đáp giữa kẻ ở người đi + Việt Bắc hỏi: Mình về có nhớ ta chăng Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn + Anh cán bộ kháng chiến trả lời: “Tiến ai… hôm nay” - Sử dụng từ ngữ diễn tả trong tình yêu đôi lứa, vợ chồng + Mình (trở đi trở lại) + Ta - Bằng âm điệu ngọt ngào như lời ru trong thể thơ lục bát. Ba biện pháp nghệ thuật trên đây đã đưa người đọc vào thế giới tâm tình đầy ân nghĩa, trải dài trong không gian, thời gian tâm tưởng. - Lời của Việt Bắc lên tiếng trước. Đây là thể hiện sự nhạy cảm về tâm hồn trước hoàn cảnh đổi thay. Việt Bắc hỏi về thời gian “mười lăm năm ấy”, hỏi về không gian “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”. Hỏi về không gian và thời gian thường gợi kỉ niệm vừa gắn bó vừa sâu nặng. Nó chứng tỏ người dân Việt Bắc sống gần gủi với thiên nhiên, với những gì rất cụ thể. Lời hỏi của Việt Bắc đã khơi dậy bao kỉ niệm, khơi nguồn cho nỗi nhớ. Không gian và thời gian cụ thể “mười lăm năm” bỗng trở thành không gian và thời gian tâm tưởng. - Lời anh cán bộ kháng chiến. Chia tay với Việt Bắc, anh cán bộ kháng chiến thấy lòng mình bâng khuâng, xao xuyến. Hàng loạt những từ ngữ gợi tâm trạng: “bâng khuâng”, “bồn chồn”, “tha thiết”. Anh cất lên lời đáp. Lời đáp lại như một câu hỏi “Tiếng ai tha thiết bên cồn”. Biết rồi đấy mà vẫn hỏi. Một tiếng ai gợi ra sự gắn bó của người trong cuộc. Nó như lời giả từ của một người yêu với một người yêu. Hình ảnh “áo chàm” được lấy làm hoán dụ để chỉ người có áo, “áo chàm” màu áo không bao giờ phai nhạt ấy lại là biểu tượng cho tấm lòng son sắt thuỷ chung của đồng bào các dân tộc Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến. Cảm động nhất vẫn là hình ảnh “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. Cuộc chia tay không nói nên lời. Nó lưu luyến bịn rịn.Ta cũng chẳng nghe tiếng họ nói những gì với nhau. Chỉ có đôi bàn tay nắm lấy bàn tay và nói giùm tất cả. Tạo ra sự đối đáp, nhà thơ đã dàn dựng được cảnh chia tay. Nhưng đó chỉ là hình thức kết cấu bên ngoài, còn ở chiều sâu chính là sự thống nhất của tình cảm trong tiếng nói chung. - Đó là cách sử dụng ngôn ngữ diễn tả cuộc chia tay. Nhà thơ sử dụng rất sáng tạo đại từ “mình” + “Mình” chỉ bản thân người nói (ngôi thứ nhất) nhưng ở văn cảnh này “mình” còn chỉ đối tượng giao tiếp. Một đối tượng gần gũi, gắn bó, thân thiết, người bạn đời yêu mến. “Mình” đã chuyển sang ngôi thứ 2 nhằm diễn tả quan hệ tình yêu đôi lứa, tình vợ chồng. “Mình” được dùng ở nghĩa thứ hai (đối tượng trực tiếp trò chuyện). Nó góp phần tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa hai người – Anh cán bộ kháng chiến và đồng bào các dân tộc Việt Bắc. Ngôn ngữ vừa giản dị, mộc mạc diễn tả tình cảm chân thật, cuộc chia tay bịn rịn, lưu luyến đến bâng khuâng. - Để diễn tả cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhà thơ sử dụng câu thơ lục bát cân xứng, nhịp nhàng phù hợp với tâm trạng bâng khuâng của con người trong cuộc tiễn đưa: - Mình về / mình có / nhớ chăng Mười lăm năm ấy / thiết tha mặn nồng Mình về / mình có / nhớ không Nhìn cây nhớ núi / nhìn sông nhớ nguồn - Tiếng ai / tha thiết / bên cồn Bâng khuâng trong dạ / bồn chồn bước đi Áo chàm / đưa buổi / phân li Cầm tay nhau biết / nói gì hôm nay. Sự ngắt nhịp ấy chính là nhịp điệu tâm hồn. Nó tạo ra sự cộng hưởng, đồng vọng của cả người ở, người đi. Đó là nỗi nhớ da diểt, mênh mang với thiên nhiên, con người, với cách mạng và kháng chiến. 2. Nỗi nhớ da diết về thiên nhiên con người Việt Bắc - Trong đoạn trích có hơn 30 từ “nhớ” (cụ thể là 35 từ) - Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần từ “nhớ”. + Về tâm lí, một hiện tượng, một âm thanh, một từ xuất hiện nhiều lần trước mắt ta, buộc ta phải chú ý. + Về ý nghĩa “nhớ” gắn liền với đối tượng cụ thể. Nó khắc sâu trong tâm trạng người đọc, người nghe về sắc thái tình cảm của con người. Khi diễn tả nỗi nhớ của anh cán bộ kháng chiến, khi là sự đồng vọng cùng nhớ về sự kiện cách mạng, kháng chiến. Nỗi nhớ mang nhiều cung bậc. - Đặc sắc của đoạn thơ là ở chỗ Tố Hữu tạo ra lối đối đáp trong tưởng tượng. Nhà thơ để Việt Bắc hỏi: + Mình đi, có nhớ? + Mình về, có nhớ? Mỗi cụm từ ấy xuất hiện tới ba lần. Nó xoáy sâu vào lòng người, gợi nỗi nhớ như dòng chảy. Thiên nhiên Việt Bắc hiện ra: “Trám bùi”, “măng mai” + Những mái nhà “hắt hiu lau xám” + Những địa danh cụ thể: “Tân Trào”, “Hồng Thái” + Những di tích lịch sử “mái đình, cây đa” Ba tiếng “mình” trong một câu thơ mang lại cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu thông thường mình (1), mình (2) chỉ người ra đi. Mình (3) chỉ người ở lại. Nhưng cũng có cách hiểu mình (1), mình (2), mình (3) chỉ là một đối tượng: người ra đi. Người ra đi tự hỏi mình, tự đối thoại với mình để đừng bao giờ quên Việt Bắc. Cũng có thể người ở lại nhắc người ra đi đừng có quên những ngày tháng, đừng quên chính mình, đánh mất mình. Thơ như thế thật dung dị mà sâu sắc. Đáp lại sự khẳng định: Ta với mình, mình với ta Mình ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu Cũng là ba tiếng “mình”. Mình (1) và (2) chỉ người ra đi. Mình (3) chỉ người ở lại. Tiếng gọi ấy gần gũi, thân thiết quá. Ta nghe như người yêu nói với người yêu, tiếng của người bạn đời yêu dấu, tiếng của vợ, của chồng. Nhưng ba tiếng “mình” ấy cũng để chỉ người ra đi. Lời hứa trở nên mặn mà, đinh ninh, sâu sắc. Nhân vật trữ tình tự phân thân, lại hoà làm một xoáy sâu vào tiếng nói của tâm trạng để tìm sự đồng vọng của người đọc người nghe. - Đó là đoạn thơ: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người …. Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung - Thiên nhiên thật tươi tắn “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”. Thiên nhiên mang vẻ đẹp riêng của Việt Bắc “Mùa xuân mơ nở trắng rừng” không ở đâu có được. Không chỉ có ở màu sắc đường nét mà cả âm vang sôi động: “ve kêu rừng phách đổ vàng”. - Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ là sự kết hợp đến dung dị, cứ một câu tả về thiên nhiên là một câu nói về con người. + “Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng”: Con người thật bình dị, khoẻ khoắn trong lao động. Đến những câu: + “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” + “Nhớ cô em gái hái măng một mình” ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn