Xem mẫu

VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở NƯỚC TA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nước Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, hun đúc, tạo nên truyền thống đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, xây dựng một nền văn hoá đa dân tộc .trong một quốc gia. Đó là nền văn hiến Việt Nam Bài này giới thiệu một số vấn đề về thực trạng và những giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta .hiện nay I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA Một số khái niệm về thuật ngữ dân tộc .1 :Trên thế giới hiện nay người ta thường dùng các thuật ngữ Dân tộc bản địa (Thổ dân, Dân bản xứ), Dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc, tộc người, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người... Sự tồn tịa nhiều thuật ngữ đó, do những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới và sự xáo trộn của mỗi nước qua các thời kỳ biến thiên lịch sử; như nước Mỹ, trước kia là nơi sinh sống của các bộ lạc người Anh Điêng, bị người Châu Âu xân nhập vào thế kỷ XV, XVI, đến ngày 14/7/1776, 13 bang thuộc địa của Anh đã thống nhất lại thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Do đó ở nước Mỹ, người da trắng chiếm hơn 80%, còn các nhóm người khác đã sinh sống ở đây từ trước, họ gọi là dân bản địa (thổ dân, dân bản xứ); Bộ tộc là thuật ngữ, chỉ sự phân biệt màu da hoặc sắc thái văn hoá hoặc để chỉ dân tộc thiểu số nói chung; Dân tộc ít người hoặc cộng đồng người này, cộng đồng người kia là ám chỉ người có nguồn gốc từ nhiều nước đến nhưng số lượng ít hơn so với dân tộc chủ thể của nước đó; dân tộc thiểu số là thuật ngữ mà Trung Quốc sử dụng trong mối quan hệ giữa dân tộc thiểu số và người Hán. Những khái niệm trên .không đơn giản chỉ là học thuật mà là vấn đề có nội dung chính trị của nó Ở nước ta dùng thuật ngữ dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số. Dân tộc Việt Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam được dùng để chỉ tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc. Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là quốc gia - dân tộc. Thuật ngữ dân tộc ở nước ta đã được sử dụng ngay từ khi .(Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam Chúng ta không thừa nhận có dân bản xứ, thổ dân, vì tất cả các dân tộc của nước ta đều là những cư dân, là chủ nhân của đất nước Việt Nam, cũng không .công nhận có bộ tộc, bộ lạc hoặc tộc người Hiện nay chúng ta đang sử dụng thuật ngữ dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, :vậy nên hiểu thống nhất là Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc -Việt Nam, tức là dân tộc Kinh (Việt), dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi cả .nước chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phương nào đó Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, -càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân tộc có số người ít hơn so với dân tộc đa số. Trong đó kể cả dân tộc Hoa, còn người Hoa .không có quốc tịch Việt Nam là Hoa Kiều Thành phần dân tộc và tộc danh .2 Về thành phần dân tộc: Trên thế giới, do thành tựu nghiên cứu và nhận thức về -dân tộc mà mỗi nước có sự công nhận danh mục thành phần dân tộc ở nước mình, vì thế đại bộ phận các nước về cơ cấu dân tộc, quan hệ dân tộc cũng rất phức tạp. Theo một số tư liệu năm 1996 cho biết: trong 166 nước thì 1/3 số nước này tương đối đồng nhất về dân tộc, nhưng dân tộc đông nhất cũng chỉ chiếm trên 90% dân số nước đó như Nhật Bản, Triều Tiên, Ixraen, Ailen..., 1/2 số nước dân tộc đa số (chủ thể) chưa chiếm đến 70% số dân nước đó, 1/4 số nước là khoảng 50%, cá biệt có dân tộc là thiểu số của nước này nhưng lại là đa số của nước kia; hoặc là đa số của nước này cũng là đa số của nước kia như .người da trắng ở Anh với người da trắng ở Úc và một số nước khác :Ở Việt Nam, việc xác định thành phần dân tộc căn cứ theo 3 tiêu chuẩn Ý thức tự giác dân tộc, tức là ý thức về sự thống nhất của các thành phần + .trong cộng đồng người thể hiện bằng một tên gọi chung .Ngôn ngữ + .Văn hoá + Theo kết quả nghiên cứu rất công phu và trong nhiều năm của các nhà khoa học, sau khi đã có sự thống nhất giữa Uỷ ban khoa học xã hội Uỷ ban dân tộc của Chính phủ, năm 1979, Chính phủ đã uỷ nhiệm Tổng cục thống kê lần đầu tiên công bố danh mục dân tộc ở nước ta để phục vụ tổng điều tra dân số. Theo đó, đến thời điểm 1979 nước ta có 54 dân tộc. Việc xác định 54 dân tộc ở thời điểm đó là có cơ sở khoa học và pháp lý. Tuy nhiên về thành phần dân tộc hiện nay, cũng còn ý kiến cho rằng qui định như ttrên có rộng quá không? Hay xếp một số nhóm (tộc người) vào một dân tộc có đúng không? Hoặc có ý kiến đề nghị công nhận thêm dân tộc... do đó chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu trên .cơ sở khoa học và phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc Về tộc danh: Là tên gọi của dân tộc. Sau khi công bố danh mục thành phần dân -tộc thì tên gọi của các dân tộc được xác định một cách rõ ràng. Đồng bào các dân tộc rất phấn khởi và tự hào từ nay đã được gọi theo đúng tên gọi của chính dân tộc mình. Khác với trước đây, dưới thời Pháp thuộc bọn thống trị đã dùng những tên gọi khinh miệt chia rẽ các dân tộc như: Thổ (Tày), Mán (Dao), Mèo (Mông), Mọi (chỉ chung một số dân tộc ở miền núi)... tuy nhiên về tên dân tộc trong thời kỳ ban hành trước đây không ghi bằng tiếng phổ thông mà ghi theo giọng nói nên khi đọc có dân tộc đã có người đọc sai một ly đi một dặm như HMông đáng lẽ phát âm gần giống như từ Mông của tiến g Việt, lại đọc chệnh đi .là "Hơ Mông" là sai hoàn toàn :Về dân số .3 Các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu người, chiếm khoảng -:14% dân số chung của cả nước Năm dân tộc là Tày, Thái, Khơme, Mường, Hoa, mỗi dân tộc có hơn 1 triệu + .người .Ba dân tộc là Nùng, Mông, Dao có số dân từ trên 50 vạn đến 1 ttriệu người + Chín dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Xơ Đăng, Sán Dìu, + .H`rê, Cơ Ho có số dân từ 10 vạn đến 50 vạn người Mười bảy dân tộc có từ 1 vạn đến dưới 10 vạn người + .Mười bốn dân tộc có từ 1 ngàn đến dưới 10 ngàn người + .Năm dân tộc có từ 194 đến dưới 1.000 người + Theo số liệu điều tra năm 1989 cho biết: có 6 dân tộc giảm số dân, chủ yếu là do khi tiến hành điều tra dân số chưa chú ý đến vấn đề dân tộc nên thiếu chính xác, thực chất không có dân tộc nào bị suy giảm về dân số. Dân tộc Ơ Đu, công bố có 31 người, nhưng Hội đồng dân tộc của Quốc hội tiến hành một đợt giám sát tỉ mỉ kiểm tra lại toàn bộ theo phương pháp của điều tra dân số, kết quả đến thời .điểm tháng 3/1993 là 194 người Số dân của dân tộc thiểu só ở nước ta nêu trên cho thấy không phải là ít về -lượng, do đó khi thông qua Hiến pháp, Quốc hội đã không dùng khái niệm dân tộc ít người vì dân số của một số dân tộc không phải là ít so với dân số nhiều nước trên thế giới. Thực vậy, năm 1990 thế giới có 205 nước thì 145 nước có số dân dưới 9 triệu người. Như nước Áo có 7 triệu, Đan Mạch có 5 triệu, Na Uy 4 triệu, Phần Lan 5 triệu, Thuỵ Điển 8 triệu v.v..., thì số dân của dân tộc thiểu số nước ta đã nhiều hơn số dân của mỗi nước này. Hơn 70 nước có dân số dưới 1 triệu như Ô-Man, Ghi-Nê Bít-sao, Guy-A-Na... vậy là chỉ riêng dân tộc Tày và dân tộc thiểu số có số dân đông nhất trong 53 dân tộc thiểu số cũng đã có số dân lớn hơn số dân của mỗi nước đó, dân tộc Mông có số dân trung bình cũng đã lớn hơn dân số của những nước như: Lúc-Xăm-Bua, Cộng Hoà Síp, Ghi-nê ...xích đạo, Ma rốc Thành phần dân tộc và số dân của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như trên -cho thấy chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở nước ta có ý nghĩa quan trọng xuyên .suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Về xã hội .4 Do lịch sử để lại của đất nước ta và sự phát triển của mỗi dân tộc, cộng với -điều kiện tự nhiên và địa bàn cư trú, nói chung trình độ phát triển của các dân tộc thiểu số so với dân tộc đa số còn thấp, giữa các dân tộc, phát triển cũng :không đồng đều Có dân tộc, có vùng đã định canh định cư như Tày, Nùng, Thái, Mường, + Khơme, Chăm... nhưng có dân tộc còn mang nặng tính chất du canh du cư như Mông, Dao, Cơ Ho, Ba Na, M`Nông... đó là khoảng cách lớn giữa một xã hội còn ở thời kỳ du canh, du cư nay đây mai đó, dựa vào thiên nhiên và lệ thuộc vào thiên nhiên là chính, với một xã hội đã phát triển cao hơn, với trình độ sản xuất là .thâm canh và có cuộc sống định cư Đời sống vật chất và tinh thần giữa các dân tộc, bên cạnh một số trung tâm + văn hóa có tính chất tiêu biểu như Tày, Nùng ở Đông Bắc, Thái ở Tây Bắc, Gia Rai, Ê Đê, Ba NA... ở Tây Nguyên, Khơ Me ở Nam Bộ, Chăm ở Duyên Hải Trung Bộ... Nhưng nói chung sự phát triển của các dân tộc thiểu số còn thấp so với dân tộc đa số, giữa các dân tộc và các vùng cũng có sự chênh lệch với nhau, đặc biệt là số đồng bào dân tộc ở vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa... còn rất nhiều khó khăn và kém phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên cũng có dân tộc ......đã phát triển tương đối như Khơ Me, Hoa, Chăm Xoá bỏ khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc đó là vấn :đề cốt lõi để giải quyết chính sách bình đẳng, đoàn kết dân tộc, muốn vậy Phải có chính sách đối với từng vùng, từng dân tộc như chủ trương chính sách -định canh định cư đối với đồng bào còn du canh du cư. Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn cho những dân tộc còn ở trình độ rất thấp và chương trình ...135 cho vùng đặc biệt khó khăn Phải có chương trình, giải pháp để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giúp cho -(đồng bào phát triển (đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội Có chính sách đào tạo cán bộ thích hợp với từng dân tộc và trong từng giai -đoạn cụ thể, như mở các trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường dự bị đại .... học và chế độ cử tuyển vào trường đại học :Về địa bàn cư trú .5 Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú chủ yếu ở miền núi, chiếm 3/4 diện tích -.cả nước, một số sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị .Cư trú trên toàn tuyến biên giới và vùng cao - Cư trú phân tán và xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh thổ riêng -.biệt Đặc điểm cư trú đó, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và :an ninh quốc phòng của nước ta Về phát triển kinh tế, tiềm năng đất đai và rừng chủ yếu là ở miền núi, tài + nguyên khoáng sản, nguồn thuỷ năng phần lớn cũng tập trung ở vùng này. Địa bàn đó vừa là mái nhà, là môi trường cho cả nước, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước mà tiềm năng phát triển cây .công nghiệp, chăn nuôi rất lớn Về an ninh quốc phòng, địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí, ý + .nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong thời bình cũng như khi có chiến tranh Cơ cấu dân số ở miền núi đang và sẽ thay đổi theo sự phát triển của đất nước, + nhưng vị trí của vấn đề dân tộc không hề thay đổi. Nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, Hà Giang, Cao Bằng chiếm trên 90%. Trong khi đó cơ cấu dân cư các tỉnh Tây Nguyên đã thay đổi ngược lại, nhưng vị trí của vấn đề dân tộc vẫn còn nguyên .vẹn Các dân tộc sống xen kẽ là phổ biến, yếu tố này nói lên sự hoà hợp của cộng + đồng dân cư, mặt tốt là tạo điều kiện học hỏi, giúp nhau cùng tiến bộ, nhưng cũng dễ va trạm dẫn đến mất đoàn kết. Do đó vấn đề đoàn kết dân tộc phải được luôn luôn chú ý ngay từ cộng đồng dân cư ở cơ sở: làng, xóm, ấp, bản đến .xã, huyện, tỉnh và trên phạm vi cả nước Một nước có nhiều dân tộc như nước ta, truyền thống đoàn kết là chủ yếu, + nhưng cũng còn những mặc cảm, bọn phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc để phục vụ âm mưu, thủ đoạn của chúng. Do đó cần phải cảnh giác cao, có chính sách dân tộc đúng và thực hiện nghiêm túc, không để kẽ hở cho bọn phản .động và phần tử xấu có thể lợi dụng được II. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn