Xem mẫu

Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn áp và các nhiệm vụ xã hội. Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính – Ngân sách Nhà nước, đó chính là cơ sở vật chất cho Nhà nước tồn tại và hoạt động. Ngày nay kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí, vai trò của tài chính Nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, xây dựng nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, trong đó Ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia. Ngân sách Nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đmả bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho sự ổn định, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế, và đảm bảo thu nhập cho người dân. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của Ngân sách Nhà nước, nhóm 6 – Lớp CH K7.1 TCNH đã thảo luận và cùng phân tích về vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế và thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.. 1 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm NSNN Trong hệ thống tài chính thống nhất, ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. NSNN cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Song quan niệm về NSNN thì lại chưa được thống nhất. Theo quan niệm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi cuả chính phủ, được thiết lập hàng năm. Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa. Các nhà kinh tế Nga cho rằng: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước. Luật NSNN đã được nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, thông qua tháng 12 năm 2002 ghi: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. 2. Thu ngân sách Nhà nước a. Khái niệm thu NSNN Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Ở Việt Nam, đứng trên phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: 2 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam ­ Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; ­ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; ­ Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; ­ Các khoản viện trợ; ­ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ­CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT­BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN. b.Đặc điểm thu NSNN Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước; Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất… Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. c. Nội dung thu NSNN ­ Thu từ thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật quy định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội,thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính. ­ Phí và lệ phí Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. ­ Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước Các khoản thu này bao gồm: 3 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam + Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà nước; + Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước; + Thu hồi tiền cho vay của nhà nước. ­ Thu từ hoạt động sự nghiệp Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước: Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản: Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định… d.Yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN Tổng thu nhập quốc nội ( GDP ) :đây là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN; Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu tư phát triển kinh tế, tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn,do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước; Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:đây là yếu tố làm tăng thu NSNN, ảnh hưởng đến việc năng cao tỉ suất thu; Tổ chức bộ máy thu NS: nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu. 3. Chi ngân sách Nhà nước a. Khái niệm chi NSNN Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. b.Đặc điểm chi NSNN Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ; 4 Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao; Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô; Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu; Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, ... (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ). c. Nội dung chi NSNN ­ Căn cứ vào mục đích, nội dung Nhóm 1: Chi tích lũy của ngân sách nhà nước là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế; là những khoản chi đầu tư phát triển và các khoản tích lũy khác. Nhóm 2: Chi tiêu dùng của ngân sách nhà nước là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai; bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh... ­ Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước; Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế; Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính. d.Yếu tố ảnh hưởng đến chi NSNN Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản; Sự phát triển của lực lượng sản xuất; Khả năng tích lũy của nền kinh tế; Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ, sự biến động của các phạm trù giá trị (giá cả, tỷ giá hối đoái, tiền lương,....) 4. Đặc điểm của NSNN Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể: 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn