Xem mẫu

GVHD: ThS. Trần Kim Đào PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu với sự tiến bộ nhanh chóng trên các mặt kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ. Điều đó vừa là thách thức, vừa mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, để nâng cao được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong quá trình sản xuất. Sự chậm trễ hay những quyết định thiếu chính xác đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, chi phí và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở mọi doanh nghiệp, việc lựa chọn, đánh giá một phương án sản xuất kinh doanh nào đó nào đó cần được xem xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc dựa trên sự am hiểu và vận dụng một cách khoa học lý thuyết quyết định của nhà quản trị. Do sự biến động của môi trường kinh doanh và các điều kiện bên ngoài chi phối, nên hầu hết những quyết định của nhà quản trị đều phải thực hiện trong những điều kiện rủi ro hoặc bất định do không có thông tin hoàn chỉnh về những điều xảy ra trong tương lai. Lý thuyết quyết định là một cơ sở khoa học nhất hiện nay mà các nhà quản trị đã vận dụng để làm cơ sở tiền đề cho việc ra quyết định. Áp dụng lý thuyết quyết định này sẽ giúp cho việc lựa chọn phương án sản xuất của các doanh nghiệp được tối ưu nhất, giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư và giảm thiều được những thiệt hại trong quá trình vận hành sản xuất sau này. Xuất phát từ tầm quan trọng như thế nên bài viết sau đây của em sẽ đề cập đến vấn đề “Lý thuyết quyết định và ứng dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất của doanh nghiệp” làm đề tài cho bài viết của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu SVTH: Bùi Thị Tươi 1 GVHD: ThS. Trần Kim Đào Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu lý thuyết quyết định trên cơ sở lý luận, đồng thời ứng dụng lý thuyết này trong việc đánh giá và lựa chọn được phương án sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, thu thập thông tin, tổng hợp, đánh giá,… SVTH: Bùi Thị Tươi 2 GVHD: ThS. Trần Kim Đào NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH 1.1 . Khái niệm ra quyết định. Ra quyết định là chức năng cơ bản nhất của nhà quản trị, là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. Hiệu quả của quá trình ra quyết định phụ thuộc vào khả năng ra quyết định của các nhà quản trị. Trên thực tế, không phải nhà quản trị nào cũng có thể ra được các quyết định phù hợp. Bởi vì ngoài năng lực của nhà quản trị, quá trình ra quyết định phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như: điều kiện khách quan của nhu cầu và môi trường; nguồn lực của doanh nghiệp; mục tiêu và chiến lược kinh doanh; thời cơ và rủi ro. Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một chương trình hành động thích hợp với bối cảnh và nguồn lực hiện có để đạt được mục tiêu. Hiệu quả của các quyết định này ành hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hoạt động sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Do đó, sự hiểu biết và vận dụng một cách khoa học lý thuyết quyết định, nhất là khi phải ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất, được xem như một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với nhà quản trị sản xuất và tác nghiệp. Do sự biến động của môi trường kinh doanh và các điều kiện bên ngoài chi phối, nên nhà quản trị phải ra quyết định trong những tình huống khách quan rất khó kiểm soát. Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn là trường hợp nhà quản trị biết rõ việc mình ra quyết định sẽ mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn là trường hợp nhà quản trị không biết rõ những khả năng có thể xảy ra đối với quyết định của mình. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro là trường hợp nhà quản trị phải thực hiện việc lựa chọn phương án sản xuất trong điều kiện không biết chắc chắn tình hình SVTH: Bùi Thị Tươi 3 GVHD: ThS. Trần Kim Đào nhu cầu thị trường và kết quả của quyết định lựa chọn, nhưng biết rõ xác suất xảy ra từng tình huống. 1.2. Quy trình ra quyết định ­ Sơ bộ đề ra nhiệm vụ: Để đề ra nhiệm vụ trước hết cần phải xác định: + Vì sao phải đề ra nhiệm vu, nhiệm vụ đó thuộc loại nào, tính cấp bách của nó. +Tình huống nào trong sản xuất kinh doanh có liên quan đến nhiệm vụ đề ra, những nhân tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ. + Khối lượng thông tin cần thiết đã có để đề ra nhiệm vụ, cách thu thập những thông tin còn thiếu. ­ Chọn tiêu chuẩn đánh giá ­ Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra. ­ Chính thức đề ra nhiêm vụ. ­ Dự kiến các phương án có thể ­ Xây dựng mô hình ra quyết định ­ Đề ra quyết định ­ Truyền đạt quyết định đến người thi hành và lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định ­ Kiểm tra việc thực hiện quyết định ­ Điều chỉnh quyết định ­ Tổng kết việc thực hiện quyết định 1.3. Các mô hình ra quyết định trong việc lựa chọn phương án sản xuất. 1.3.1. Mô hình ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất trong điều kiện không chắc chắn Khi ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn, phải lựa chọn phương án có lợi nhất cho từng tình huống. Đối với trường hợp này, quyết định lựa chọn được đưa SVTH: Bùi Thị Tươi 4 GVHD: ThS. Trần Kim Đào ra phụ thuộc rất lớn vào khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Để phục vụ việc so sánh, đánh giá, lựa chọn phương án sản xuất; các nhà quản trị thường sử dụng những chỉ tiêu đặc trưng cụ thể sau đây: ­ Chỉ tiêu Maximin Nếu sử dụng chỉ tiêu Maximin nhà quản trị sẽ sẽ lựa chọn phương án sản xuất nào mang lại kết quả tồi tệ thấp nhất. Nghĩa là, phải có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất trong những giá trị mong đợi nhỏ nhất của mỗi phương án. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp có mức mạo hiểm thấp, chấp nhận lựa chọn phương án sản xuất mà nếu xảy ra thua lỗ thì thiệt hại gặp phải sẽ nhỏ hơn cả. Do đó, chỉ tiêu Maximin được xem là bị quan vì chỉ chú ý tới hậu quả có thể xảy ra tồi tệ nhất đối với mỗi phương án lựa chọn. ­ Chỉ tiêu Maximax Chỉ tiêu Maximax sử dụng trong trường hợp lựa chọn phương án sản xuất mang lại kết quả mong đợi lớn nhất. Khi đó, doanh nghiệp có khả năng chấp nhận rủi ro cao và tin tưởng sẽ thu lợi nhuận tối đa đối với phương án lựa chọn. Do vậy, nó còn được gọi là chỉ tiêu lạc quan vì chủ yếu tập trung vào kết quả tốt nhất của mỗi phương án trong quá trình lựa chọn. ­ Chỉ tiêu may rủi ngang nhau: Khi sử dụng chỉ tiêu này, doanh nghiệp chấp nhận mức mạo hiểm vừa phải. Các nhà quản trị cần xác định kết quả trung bình cho từng phương án sản xuất và lựa chọn phương án có kết quả trung bình lớn nhất. ­ Chỉ tiêu giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất Đối với chỉ tiêu giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất, phương án được lựa chọn phải mang lại kết quả mong đợi ở mức đảm bảo yêu cầu tối thiểu hóa những giá trị cơ hội có thể bị bỏ lỡ. Để áp dụng chỉ tiêu này, nhà quản trị phải lập bảng các giá trị có thể bị bỏ lỡ. Trong từng tình huống của các phương án, lấy giá trị mong đợi lớn nhất SVTH: Bùi Thị Tươi 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn