Xem mẫu

  1. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** Bài làm Thời nguyên thủy là thời kỳ mở đầu trong lịch sử phát triển của loài người. Bắt đầu từ buổi bình minh, khi con người xuất hiện và tiến hóa từ loài vượn, loài người đã có những bước đi đầu tiên để phát triển kinh t ế. Ở Vi ệt Nam, dấu vết đầu tiên của con người cũng được xuất hiện ở hang Th ẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hóa)… (1) Trong thời kỳ này, người ta cũng không quên đến vai trò của phụ nữ trong sự phát triển mang tính nền tảng của kinh tế Việt Nam lúc bất giờ. Người Ê đê có câu: “ Người con gái như hạt lúa giống, chính nó dệt áo may khăn, nó gi ữ thúng, giữ kẽ, giữ nia, giữ đất đai rừng rú của ông bà tổ tiên”(2) Người phụ nữ được cả cộng đồng tôn trọng và kính phục. Hình ảnh người phụ nữ không chỉ hiện diện trên những giá trị vật chất như: những bức tượng, những chuôi dao bề nổi thậm chí được khắc họa trên những hoa văn trống đồng thời Đông Sơn mà còn hiện hữu ở nh ững giá trị tinh th ần nh ư tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu được mọi người tôn sùng. Cả xã hội tôn vinh người phụ nữ, họ đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong xã hội mà còn trong kinh tế. Kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy là một nền kinh t ế sống chủ yếu là săn và hái lượm. Trong đó, người phụ nữ giữ một vị trí nhất định mang tính mở đường trong một số hoạt động kinh tế chính: hái l ượm, nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghề gốm và nghề đánh cá và một số lĩnh vực kinh t ế khác. Họ đóng góp vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam th ời nguyên th ủy theo hai mặt trực tiếp và gián tiếp. (1) Phạm Văn Chiến, Lịch sử kinh tế Việt Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2003, tr.19. (2) Người Ê đê, một tộc người ngày nay còn lưu giữ nhiều tàn dư của chế độ mẫu hệ, luôn đề cao, tôn trọng vai trò của người phụ nữ nhất định trong cộng đồng. 1
  2. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** 1. Vai trò trực tiếp của người phụ nữ trong sự phát tri ển kinh t ế Vi ệt Nam thời nguyên thủy. Đầu tiên, phụ nữ - người phát triển hoạt động kinh tế hái lượm. Thời nguyên thủy, những hoạt động phân chia lao động đã manh nha. Ngay t ừ bu ổi đầu sơ khai, đàn ông và phụ nữ đã có những công việc được sắp xếp. Với sự khéo léo của mình, người phụ nữ đảm nhận công việc hái lượm, thu nhặt những hoa quả có sẵn trong tự nhiên về làm thức ăn cho cả một cộng đồng ng ười. Khi con người còn sống theo bầy đàn, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cho bầy người nguyên thủy. Nền kinh tế hái l ượm ch ủ y ếu phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Do đó, lúc bấy giờ hoạt động hái lượm mà vai trò quan trọng đánh dấu sự phát triển là bàn tay khéo léo, chăm ch ỉ c ủa nh ững người phụ nữ ấy lại là một hoạt động kinh tế thứ hai đ ưa con ng ười phát tri ển nên những nền kinh tế cao hơn. Vốn dĩ, hoạt động săn bắt là do đàn ông đảm nhiệm, họ có sức khỏe, sự mạnh mẽ để có thể cùng nhau đi săn những con thú lớn. Nhưng hoạt động này được coi là khá bấp bênh vì có nh ững hôm săn đ ược thú còn có những hôm thì không. Chính vì vậy, h ơn khi nào h ết hái l ượm l ại càng trở nên quan trọng trong xã hội nguyên thủy. Theo nhi ều di ch ỉ kh ảo c ổ được khai quật thì số lượng thức ăn của bầy người nguyên th ủy ch ủ y ếu vẫn là hoa quả,thu nhặt ốc, sò ven sông, ven biển có được nhờ hoạt động hái lượm: “ Ở những nơi cư trú trong hang động, mái đá của người nguyên th ủy từ Hòa Bình, Lạng Sơn đến Thanh Hóa, Quảng Bình ngày nay còn tìm đ ược vô vàn vỏ ốc, trai bị đập dập, bẻ gẫy để lấy ruột ăn. Các cuộc khai qu ật kh ảo c ổ h ọc ở các hang Sào – đông (Hòa Bình), Làng Bôn (Thanh Hóa) đã tìm đ ược hàng 450-600 mét khối vỏ trai ốc như thế”(1) Hay ở một số địa điểm khác ở Việt Nam cũng xuất hiện dấu vết này. Ở di chủ cồn sò, điệp Quỳnh Văn (Nghệ An), vỏ sò, điệp, ốc, ngao, h ầu, thải ra (1) Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, NXBKHXH, Hà Nội, 1973, tr.45. 2
  3. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** sau các bữa ăn của người nguyên thủy chất thành cồn, ngày nay còn cao đến 5 mét, rộng hơn 1 vạn mét vuông. Từ những chứng cứ trên, có thể khẳng định, một thời kỳ dài trong xã hội nguyên thủy, con người đã sử dụng lượng thức ăn từ hoạt động hái l ượm là chính. Người phụ nữ thu lượm hoa quả, những con ốc ven sông để làm th ức ăn. Nhiều di chỉ khảo cổ còn xuất hiện dấu ấn ấy khá rõ trong nh ững v ỏ ốc, v ỏ sò được tìm thấy. Nó chứng tỏ rằng hoạt động săn mang tính bấp bênh và không ổn định rõ rệt. Những thứ có sẵn trong tự nhiên được người ph ụ nữ thu nh ặt và trở thành thức ăn chính cho cả cộng đồng người. Điều này cho th ấy người ph ụ nữ lúc này chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng để phát triển kinh t ế nguyên thủy lúc đầu còn sơ khai và phụ thuộc vào thiên nhiên là chủ yếu. Có thể nói, hoạt động hái lượm đánh dấu những bước đầu tiên của kinh tế con người Việt Nam thời nguyên thủy. Nó đặt một nền tảng vững chắc cho những sự phát triển về sau. Phụ nữ chính là những người đem lại những bước đầu cho sự phát triển. Vì thông qua hái lượm người phụ nữ sẽ tìm thấy nh ững loại hoa quả, động vật có thể thuần dưỡng được, để con ng ười không còn ph ụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên nữa, làm cho nền kinh tế Việt Nam có nh ững bước tiến mới. Tiếp theo, Người phụ nữ - người đặt nền móng cho một nền nông nghiệp sơ khai. Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời. Ngay từ thời nguyên thủy, những dấu hiệu manh nha cho m ột n ền nông nghi ệp đã thể hiện khá rõ rệt. Khi lượng thức ăn cũng như con thú đã bắt đầu trở nên hiếm hoi, nó không còn đủ để nuôi sống các thành viên trong cộng đồng người nữa. Điều này tất yếu sẽ đặt cho con người đứng trước tình thế phải tìm một cách mới để bộ tộc của mình thoát khỏi cơn đói. Và chính lúc đó, nh ững ng ười phụ nữ với óc suy đoán nhạy bén cộng với sự khéo léo khi quan sát trong quá 3
  4. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** trình lao động đã phát hiện ra những cây có thể trồng được, những con vật có thể thuần dưỡng được. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng, người phụ nữ chính là người phát sinh ra nghề nông của nước ta. Chính h ọ là người đã phát hiện và đem những phát hiện đó vào thực tế, để tiếp tục nuôi sống bộ tộc của mình. “ Giai đoạn đầu, trồng trọt chủ yếu là công việc của ng ười ph ụ nữ. Mãi về sau từ khi công việc trồng trọt trở nên nặng nhọc hơn mới có sự tham gia của người đàn ông”.(1) Trong trồng trọt cũng như trong chăn nuôi, người phụ nữ luôn gánh vác những nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành xuất sắc điều đó. H ọ chính là nh ững người truyền lửa cho nghề nông nước ta, đặt những dấu mốc nền tảng bước đầu để phát triển một nền nông nghiệp về sau rực rỡ h ơn. Đúng là trong lao động mới có sáng tạo, những người phụ nữ là người đã đưa những dấu ấn đ ầu tiên của mình cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong một số truyền thuyết của người Việt cũng đã từng ghi nhận những vai trò to lớn của người phụ nữ trong bước đầu khởi thủy nên nghề nông nước ta: Truyền thuyết “ Pú Lương Quân” của đồng bào Tày kể lại rằng nàng Sao Cải, người đàn bà tổ tiên của dân tộc Tày, ngày xưa trong m ột buổi đi t ừng, tìm được một thứ “cỏ xanh nân trắng” liền hái lượm lấy, gieo trồng th ử xuống bùn, 7 ngày thì thấy cỏ mọc xanh, 3 tháng thì có đòng và mấy tháng sau thì bi ến thành lúa. Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian đã mang nhiều màu sắc kỳ ảo hóa, nhưng đằng sau màu sắc huyền ảo kia đã cho ta một sự thực rằng, người phụ nữ đã có công rất lớn trong việc phát triển nghề nông của nước ta. Và đặc biệt hơn cả, người phụ nữ có vai trò phát tích ra ngh ề Đặng Phong trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy, NXBKHXH, Hà Nội, 1970 cho rằng phụ nữ (1) phát sinh ra nghề nông, đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển nông nghiệp thời kỳ nguyên thủy. 4
  5. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** nông trồng lúa ở Việt Nam.Cây lúa chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống nông nghiệp Việt Nam. Cây lúa ra đời đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong nền kinh tế, nó làm cho con người giờ không còn phụ thuộc quá nhi ều vào sự săn bắt hay hái lượm của mình. Giờ đây, h ọ có th ể ch ủ đ ộng h ơn trong vi ệc tìm nguồn thức ăn, chủ động để thuần dưỡng những con vật mà mình muốn cho nó sinh sản chứ không phải là tìm nó trong tự nhiên một cách bị đ ộng. Ng ười phụ nữ là người chiếm giữ vị trí quan trọng trong việc phát tích, chăm sóc cây lúa. Trước tiên, họ là người nắm giữ những công đoạn quan trọng chăm sóc cây lúa: người phụ nữ là người cấy lúa, chăm sóc lúa trong suốt quá trình phát triển, nhổ cỏ và thu hoạch. Họ từ lâu đã biết chăm sóc cây lúa đ ể đ ạt năng su ất, hiệu quả nhất. Cùng với đó, sau này, khi công việc này trở nên nặng nhọc hơn như cuốc đất, cầy xới… thì người đàn ông có vai trò ph ụ giúp nh ững công đo ạn đó trong việc trồng cây lúa, người phụ nữ vẫn không hề mất đi vai trò, t ầm quan trọng của mình. Ở một số nơi, người phụ nữ còn hầu như nắm giữ h ết những công việc liên quan đến trồng lúa cũng như thu hoạch. Sau khi thu ho ạch, người phụ nữ cũng đảm nhận những công việc phụ khác như gồng gánh, giã gạo… Họ chính là những người không chỉ chăm sóc mà còn phát triển nghề nông trồng lúa. Cây lúa đã có một ảnh hưởng lớn trong đời sống kinh tế người Việt thời nguyên thủy. Điều này, đánh những dấu ấn quan trọng và đồng thời cũng tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc. Ng ười ph ụ n ữ nguyên thủy được cả xã hội trân trọng, họ được tôn vinh thành “Mẹ Lúa”, “Nữ th ần Lúa”… Đó là những vị thần được mọi người nể phục, và những giá trị của người phụ nữ thời đó đã được vinh danh. Ngoài ra, những người phụ nữ cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát tích ra một số loại củ quả trồng khác như khoai lang, bí, đậu… 5
  6. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** Khi phân tích đến vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển nông nghiệp trồng trọt, tôi đặc biệt nhấn mạnh vai trò của họ đến sự phát triển của nghề nông trồng lúa bởi hơn ai hết, chúng ta hiểu rằng, cây lúa có vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp trồng trọt của Việt Nam. Cho đến tận ngày nay, khi nước ta là một nước xuất kh ẩu lúa g ạo hàng đầu trên thế giới thì chúng ta vẫn phải cảm ơn những người phụ nữ. Vì dù là trong thời nguyên thủy hay cho đến tận hôm nay, người phụ nữ vẫn đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và phát triển cây lúa. Sẽ thật thiếu sót khi tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp trồng trọt mà không nhắc đến vị trí của họ trong ngành chăn nuôi Việt thời nguyên thủy. Khi ngành săn ngày càng phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, bấp bênh thì người ta đã nghĩ đến việc thuần dưỡng những con vật cho nó phát triển và sinh sản, điều này sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm nguồn th ức ăn. Những con vật được thuần dưỡng sớm nhất như lợn, gà, vịt… đã được những người nguyên thủy nuôi dưỡng. Bằng bàn tay đảm đang của những người phụ nữ, họ đã biết làm sao chăm sóc những con vật này để nó sinh sản tốt, phát triển tốt nuôi sống thị tộc. Và trong ngành chăn nuôi, chính nh ững người phụ nữ đảm nhận những công việc đầu tiên. Họ là những người bước đầu đảm nhận những công việc trong lĩnh vực chăn nuôi, thu ần d ưỡng đ ộng vật. Như vậy, trong chăn nuôi, đánh một dấu ấn quan trọng thuộc về người ph ụ nữ. Để giai đoạn đầu phát triển ngành chăn nuôi, những người phụ nữ đã tiếp tục hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong tiến trình lịch sử - h ọ là nh ững người giữ những công việc chính để thuần dưỡng thành công con vật. Việc thuần dưỡng con vật thành công đã đặt một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành chăn nuôi. Từ những bước đầu tiên còn phụ thuộc nhi ều vào t ự nhiên, giờ đây con người đã tự biết tìm ra những nguồn thức ăn bằng cách nuôi dưỡng, thuần dưỡng chúng. Nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi chiếm có một 6
  7. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** mối liên hệ khăng khít với nhau, những phế phẩm của ngành trồng trọt sẽ là nguồn thức ăn quan trọng để thuần dưỡng những loài động vật. Vì th ế người phụ nữ đóng một vai trò là người chuyển giao để tạo nên mối quan h ệ khăng khít ấy. Họ là người tận dụng những tiềm lực sẵn có của một nền kinh t ế còn nguyên sơ để phát triển những ngành nghề khác. Vai trò của họ trong l ịch s ử kinh tế là điều đáng để chúng ta ngày nay tôn vinh. Người ph ụ n ữ luôn chăm ch ỉ với công việc của họ vì bộ tộc, vì gia đình thân thương của họ. Giai đoạn sau, khi xã hội phát triển hơn, con người đã biết tách khỏi bộ tộc lớn để hình thành cho mình những gia đình nhỏ thì người phụ nữ luôn là người đảm nhận những công việc nội trợ, tiếp tục thuần dưỡng những động vật sẵn có trong tự nhiên để làm thức ăn cho gia đình. Người phụ nữ - người truyền hồn vào nghề gốm Việt Nam thời nguyên thủy. Khi kinh tế người nguyên thủy phát triển đến một mức độ nhất định thì bắt đầu xuất hiện nghề gốm. Nghề gốm ra đời đánh một dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất. Gốm xuất hiện chứng tỏ người nguyên th ủy đã bi ết nấu chín thức ăn. Sản xuất phát triển sẽ sản sinh ra đồ gốm. N ếu nh ư g ốm th ời văn hóa Hòa Bình còn chưa được phổ biến thì đến th ời văn hóa B ắc S ơn ng ười ta đã phát hiện gốm được dung để làm đồ đun nấu, tiếp tục đ ến Hậu kỳ Đá mới, người ta thấy đồ gốm còn xuất hiện những hoa văn khá đ ẹp. Nh ư v ậy, đ ồ gốm ra đời đánh dấu một bước ngoặt to lớn của con người trong lịch s ử phát triển kinh tế. Đánh dấu thành công của nghề gốm ta phải nhắc đến vai trò của người phụ nữ. Theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, người phát tích ra ý t ưởng làm gốm chính là những người phụ nữ. (1) Người phụ nữ với khả năng khéo léo, sáng tạo của mình đã tạo ra những sản phẩm gốm đầu tiên mang tính nguyên (1) Lê Thị Nhâm Tuyết trong cuốn Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại của NXBKHXH, Hà Nội, 1973 đã nêu lên ý kiến rằng: Một nguồn gốc xuất hiện đồ gốm có thể là đồ đựng đan bằng tre nứa xó trái đất sét bị rơi vào bếp lửa, tre nữa bị cháy đi, còn đất sét thì rắn lại. Phụ nữ là người đầu tiên có thể đã được gợi ý bằng cách làm đồ gốm như vậy, vì họ là người phụ trách kinh tế gia đình và giữ lửa. 7
  8. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** thủy. Trên cơ sở đó họ đã phát triển nghề gốm và nắm giữ những công đo ạn vô cùng quan trọng để tạo ra một sản phẩm gốm. Các nhà kh ảo cổ h ọc đã xét nghiệm dấu tay để lại trong quá trình tạo ra đồ gốm nguyên thủy, và một điều đặc biệt đó là tất cả các dấu tay được phát hiện này đều là d ấu tay c ủa ph ụ n ữ. Như vậy dấu vết khảo cổ cũng như sự lập luận của các nhà nghiên cứu đ ều cho thấy, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc tìm ra cũng nh ư phát triển nghề gốm ở nước ta thời nguyên thủy. Chúng ta không ph ủ nh ận vai trò của nghề gốm đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Người phụ nữ đã làm cho nghề gốm nước ta có những sự phát triển mang tính n ền t ảng bước đầu. Từ lúc nó chỉ là để làm ra một đồ vật đựng thức ăn, nấu chín thức ăn, con người đã biết phát triển nó cao hơn nữa tạo nên tầm nghệ thuật đó không những là những giá trị vật chất hiện hữu trên các đồ gốm ngày càng th ể hi ện s ự tinh xảo, tài hoa mà còn là giá trị tinh th ần được th ể hi ện và gửi g ắm trên nh ững nét hoa văn đồ gốm. Người phụ nữ đã truyền hồn vào ngh ề gốm bằng sự t ỉ m ỉ, đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ cố gắng không mệt mỏi. Họ đã cho ra đời những sản phẩm gốm từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu t ượng. H ọ cùng nhau tạo ra sức sống cho nghề gốm được lan tỏa trong cộng đồng người Việt nguyên thủy. Đồng thời, trong quá trình phát triển của nghề gốm ta không thể không kể đến vai trò của người đàn ông. Họ cũng là những người tham gia vào những công đoạn để tạo ra một sản phẩm gốm. Khi người đàn ông tham gia vào nhiều công việc hơn như làm gốm hay một số nghề nông thì vai trò c ủa người phụ nữ vẫn có thể thấy rõ trong nghề gốm. Họ là nh ững người phát sinh và đưa nghề gốm dần dần phát triển bằng đôi tay đầy khéo léo và trải nghiệm của mình. Đó là lý do tại sao người ta thấy nhiều dấu tay của người phụ nữ trên những đồ gốm được khai quật lên nó càng chứng tỏ hơn nữa người phụ nữ nắm giữ một vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của nghề gốm. 8
  9. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** Một số ngành nghề khác cũng có sự có mặt của người phụ nữ. Nghề đánh cá là một nghề vô cùng quan trọng đối với người Việt. Trong cơ cấu thành phần bữa ăn của người Việt cổ luôn xuất hiện các món “C ơm – rau – cá”. Đây là đồ ăn chủ yếu của người xưa. Trong sách Lĩnh Nam Trích Quái đã k ể l ại rằng: “ Người Việt chuyên ăn cơm gạo và canh cá” Như vậy, canh cá là món ăn quan trọng th ứ hai của ng ười Vi ệt ch ỉ sau cơm gạo. Chính vì thế, không chỉ trong bữa ăn mà còn trong sự phát triển kinh tế sau này, người Việt luôn chú trọng đến nghề cá. Ở Việt Nam, với ưu th ế là có nhiều ao, sông ngòi, kênh rạch, cùng với diện tích bờ biển dài. Đó là những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt cá, đặt một d ấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển của kinh tế Việt Nam. Và trong sự phát tri ển và thành công đó của nghề đánh cá, ta không thể không nhắc tới vai trò của người phụ nữ trong nghề này.Như chúng ta đã biết, người phụ nữ th ường nắm giữ những công việc hái lượm, thu nhặt những thứ đã có ở trong tự nhiên. Trong quá trình thu nhặt ấy, họ - những người luôn cần mẫn trong công việc dường như chính là người phát tích ra nghề cá ở ven sông, ven biển. Theo một số nhà nghiên cứu, phụ nữ chính là những người phát tích ra nghề đánh cá nguyên thủy trong quá trình thu lượm: “ Tìm bắt cua ốc trên bãi cát, rệ sông, ven suối, xưa cũng như nay, gắn liền với việc bắt cá nhỏ. Cho đến ngày nay, người Việt vẫn còn l ỗi tháo c ạn ao hồ, mương rạch, rồi bắt cá bằng tay. Phụ nữ là người đảm nhiệm kinh tế hái lượm. Chính vì vậy mà họ là những người bắt cá đầu tiên”.(1) Như vậy, bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, người phụ nữ đã phát hiện ra nghề đánh bắt cá nguyên thủy. Nó mang một ý nghĩa vô cùng quan tr ọng (1) Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại của NXBKHXH, Hà Nội, 1973, tr42. 9
  10. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** đối với sự phát triển nghề đánh cá sau này. Nghề cá tạo ra một lượng th ức ăn lớn trong bữa ăn của người Việt. Giờ đây, ngoài cơm, người ta còn thấy xu ất hiện thêm cá, bổ sung thêm vào nguồn thức ăn vốn cho bầy ng ười nguyên th ủy. Cá mang lại những chất dinh dưỡng tốt để người nguyên thủy được phát triển khỏe mạnh. Người phụ nữ chính là người phát tích và phát triển ngh ề cá. Cho đến ngày nay, nghề đánh bắt cá ở Việt Nam đã phát triển. Có sự phân công công việc rõ ràng giữa phụ nữ và nam giới. Theo đó, người có sức khỏe, to lớn có th ể đánh bắt cá là được giao cho người đàn ông, còn sự khéo léo, c ần mẫn trong việc chọn lọc, chế biến thức ăn từ cá cũng như buôn bán cả được giao cho người phụ nữ. Điều đó cho thấy rằng, kể cả trong xã hội nguyên th ủy hay trong xã hội hiện đại ngày nay, người phụ nữ luôn đóng góp m ột v ị trí quan tr ọng đ ể phát triển nghề đánh bắt cá ở nước ta hiện nay. Nghề dệt, nghề đan nát một số nghề thủ công truyền thống cũng có dấu ấn của bàn tay người phụ nữ. Dệt là một nghề đòi hỏi sự tỷ mỉ và bàn tay khéo léo. Nghề dệt ở nước ta đã xuất hiện từ thời nguyên thủy. Người xưa đã biết tìm bất cứ những sợi cây để dệt lại với nhau. Và người phát tri ển cũng nh ư duy trì nghề dệt chính là người phụ nữ. Dưới đôi bàn tay của h ọ, từ nh ững sản phẩm bước đầu còn thô sơ thì cho đến ngày nay, ngh ề d ệt đã tr ở thành m ột nghề có sự đóng góp vào phát triển kinh tế nước nhà. Những sản phẩm từ dệt mang lại nguồn thu không nhỏ, phục vụ nhu cầu xã hội. Họ nuôi tằm dệt vải từ ngày này qua ngày khác để đưa ra những sản phẩm cho cả một cộng đồng. Người phụ nữ đã phát triển nghề dệt cùng với sự cố gắng, nỗ lực của mình. Một số ngành khác như đan nát thêu thùa cũng có sự góp mặt của người ph ụ nữ, họ là những người truyền hồn vào sự phát triển của những nghề thủ công này, đem lại một sức sống bền lâu cho nghề để nó tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Người phụ nữ, chăm chỉ trên những mảnh vườn của họ, làm việc cần m ẫn trên những cánh đồng để cho ra những sản phẩm có thể nuôi sống cả cộng 10
  11. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** đồng. Họ có công rất lớn trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy, tạo tính nền tảng cho sự phát triển về sau. 2. Vai trò gián tiếp của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trong kinh tế, như đã nêu ở trên, người phụ nữ trực tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Xã hội ổn định thì s ẽ d ẫn t ới kinh tế phát triển. Xét theo một khía cạnh nào đó, xã hội nguyên thủy đã trải qua một thời kỳ phát triển dài trong đó người ta nhắc nhiều đến ch ế độ mẫu hệ (1). Thời nguyên thủy, khi con người còn sống trong những hang động, bầy đàn, và sau này phát triển thành những gia đình nhỏ thì người ph ụ nữ luôn chi ếm gi ữ một vai trò quan trọng. Xã hội thời nguyên thủy tôn vinh giá trị của người ph ụ nữ, họ là những người sinh con duy trì nòi giống cho cộng đồng người, hái lượm nuôi sống bầy đàn và quan trọng hơn nữa là phân công lao động trong xã hội. Điều quan trọng tôi muốn nhắc đến ở đây chính là vai trò của ng ười ph ụ nữ trong việc đứng đầu giải quyết những công việc quan trọng của tập thể người và phân công lao động trong xã hội. Người th ủ lĩnh là ng ười n ắm gi ữ những quyền lực vô cùng quan trọng để phát triển cả cộng đồng người. Trong xã hội nguyên thủy, người phụ nữ đứng đầu, giải quyết những công việc hệ trọng. Họ là những người phân công lao động để tạo ra những biến chuy ển về kinh tế: “Một người đàn bà cao tuổi nhất đứng đầu một gia tộc mẫu hệ. Người nữ tộc trưởng này điều khiển mọi việc sản xuất trong gia tộc, những người đàn ông đi săn bắt và những người đàn bà đi hái lượm hoặc tra hạt, trồng cây: cử Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là (1) người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái. 11
  12. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** những nhóm người khác, có thể vừa đàn ông, vừa đàn bà đi đánh cá hoặc chăn súc vật, dạy bảo những người đàn và khác và những trẻ con đan lát, may mặc hoặc làm đồ gốm”(2) Như vậy, những người phụ nữ là những người phân công lao động trong xã hội, tạo sự ổn định kinh tế nhất định ở thời nguyên thủy. Họ có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một xã hội có sự phân chia một cách hợp lý, công bằng, tạo nền tảng cho kinh tế phát triển. Điều này càng cho th ấy nh ững ng ười phụ nữ xứng đáng được cả xã hội tôn vinh lúc bấy giờ. Chính họ cũng là người phân chia nguồn th ức ăn, phân chia s ản ph ẩm lao động một cách công bằng. Ở nhiều nơi còn lưu giữ những câu nói về vai trò của người phụ nữ đối với việc quản lý cộng đồng: “ Vỏ quả bàu, đá mài, nồi luộc rau cũng do chị lớn quản lý. Tất cả nh ững cái gì phải đem ra phân chia như buồng gối đã chặt xuống, củ cây đã đào lên, những thỏi bạc đã cất ra, lá lách bò và trâu phải thái ra, cũng đ ều giao cho người chị lớn để nó phân chia cùng với các chị thứ và em gái”(3) Những câu nói trên đã mô tả cả một thời kỳ người phụ nữ nắm giữ quyền lực trong tay. Chính họ là người duy trì sự ổn đỉnh về xã h ội cũng nh ư đi ều ti ết sự phát triển về kinh tế. Bởi xã hội ổn định thì kinh tế m ới có th ể có nh ững bước phát triển bền vững. Người phụ nữ đã làm tốt vai trò này, họ đã tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa kinh tế và xã hội, tạo nên nh ững bước chuy ển biến quan trọng sau này. Khi vai trò của người đàn ông dần được kh ẳng đ ịnh, thì vai trò ấy của người phụ nữ cùng không hề suy giảm. Họ là những người giữ lửa cho gia đình, làm những công việc nội trợ. Hơn hết, họ còn là người hòa gi ải trong gia đình nói riêng, hòa giải những mối mâu thuẫn trong xã h ội nói chung. Trong những cuộc xung đột gia đình, bằng sự khéo léo của mình, ng ười ph ụ n ữ (2) Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, NXBKHXH, Hà Nội, 1973, tr53. (3) Đặng Phong, Kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy, NXBKHXH, Hà Nội, 1970, tr302. 12
  13. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** đã điều hòa những mâu thuẫn ngay trong chính mái nhà của mình đ ể gia đình luôn được êm ấm. Trong những mâu thuẫn xã hội, với vai trò đ ược c ả c ộng đồng tôn vinh kính trọng, người phụ nữ đã thay mặt cả cộng đồng đó đứng ra hòa giải, giải quyết ổn thỏa những xung đột bằng biện pháp hòa bình. Như vậy, có thể nói, trong công việc thủ lĩnh đứng đầu, người ph ụ n ữ chiếm giữ vai trò quan trọng trong việc phân công lao động để có s ự ổn đ ịnh kinh tế. Họ phân chia một cách công bằng cho những sản ph ẩm lao đ ộng xã h ội làm ra, phân chia thức ăn một cách hợp lý. Đồng thời họ cũng là người giữ lửa trong các gia đình với phẩm chất đảm đang, tháo vát. Những điều không thể phụ nhận đó đã làm cho người phụ nữ có được niềm tin trong cả cộng đồng. Cho thấy vai trò và tầm quan trọng của mình. Họ không chỉ là nh ững ng ười tham gia trực tiếp vào những công việc phát triển kinh tế chính mà còn là ng ười gián ti ếp điều tiết xã hội để kinh tế có điều kiện phát triển ổn định nhất. Đưa nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển đầu tiên mang tính nền t ảng, đ ặt n ền móng cho sự phát triển sau này. Từ những phần tôi đã nêu ở trên, dễ dàng có thể thấy, trong s ự phát tri ển kinh tế thời nguyên thủy, người phụ nữ chiếm giữ những vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ họ mà kinh tế nước ta có những bước kh ởi đầu mang tính n ền t ảng đầy vững chắc. Những bước đầu tiên ấy sẽ tạo ra một ti ền đ ề v ững ch ắc. Sau đây, tôi xin đưa những đánh giá của mình về vai trò của ng ười ph ụ n ữ trong s ự phát triển kinh tế nguyên thủy Việt Nam. 3. Đánh giá chung vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh t ế nguyên thủy Việt Nam. Như đã phân tích, người phụ nữ trong thời nguyên thủy nắm gi ữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội: 13
  14. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** Thứ nhất, người phụ nữ - bước đầu đặt nền móng cho sự phát tri ển kinh tế trong một số ngành chính ở Việt Nam. Trong sự phát triển của lịch sử, vai trò của người phụ nữ thể hiện khá rõ ràng. Đầu tiên, từ khi cuộc sống con người còn ở trong những bầy người nguyên thủy, những hang động thì chính người phụ nữ, bằng bàn tay khéo léo của mình đã hái lượm thức ăn có s ẵn trong t ự nhiên đem về để nuôi sống cả cộng đồng. Họ là nh ững người đặt n ền móng và phát triển kinh tế hái lượm. Từ những lúc đầu của nền kinh t ế còn s ơ khai, người phụ nữ đã hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ, vai trò l ịch sử c ủa mình. Và trong lao động họ đã phát hiện ra những ngành kinh tế đầu tiên trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Không ai khác, chính họ đã phát tích ra ngh ề nông trồng lúa, thu ần dưỡng những động vật sẵn có trong tự nhiên, chăm sóc chúng đ ể thu ho ạch. Người phụ nữ đã bước đầu đặt những dấu mốc quan trọng để phát một nền kinh tế không còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. Giờ đây, h ọ có th ể t ự phát triển nguồn thức ăn của mình để nuôi sống bản thân và nuôi sống c ả m ột c ộng đồng người. Không chỉ nghề nông, nghề cá cũng được người phụ nữ đặt những nền tảng, dấu mốc đầu tiên cho sự phát triển. Họ là những người tìm ra cá và đưa chúng vào trong cơ cấu bữa ăn của người Việt. Nghề cá ra đời đánh dấu bước phát triển của nền kinh tế Việt Nam, bởi đất nước của chúng ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề này. Cùng với nghề cá, nghề gốm, đan nát, nghề dệt cũng có sự góp mặt của bàn tay người phụ nữ. Chính h ọ là nh ững người truyền hồn cho thủ công nghiệp Việt Nam phát triển. Bằng chính sự khéo léo, tỷ mỉ và sự cố gắng chăm chỉ không mệt mỏi, những người phụ nữ Việt Nam đã tìm ra những nghề thủ công như đan nát, dệt. Họ chính là tác giả của những cánh đồng trồng dâu nuôi tằm rộng lớn, của những tác phẩm đan nát c ần sự kỳ công và những đồ gốm có hoa văn từ đơn giản đến phức tạp, tinh xảo. Chính người phụ nữ đã tạo nên những nét vẽ đầu tiên mang tính nền tảng cho 14
  15. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** bức tranh kinh tế Việt Nam. Tuy những nét vẽ đó còn gi ản đơn nh ưng l ại đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Thứ hai, người phụ nữ – người đưa kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy có những bước tiến vững chắc. Kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy là một nền kinh tế còn khá giản đơn. Để có một nền kinh tế phát triển nh ư ngày nay đòi hỏi phải trải qua nhiều thời kỳ. Trong đó, thời kỳ đầu là th ời kỳ bắt đ ầu đánh dấu, tạo tiền đề vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh t ế. Nh ư v ậy, kinh t ế Việt Nam thời nguyên thủy cần có những bước tiến vững ch ắc để t ạo ra nh ững bước phát triển kinh tế về sau. Và chính người phụ nữ là nh ững người đưa n ền kinh tế ấy phát triển một cách vững chắc. Họ là nh ững người duy trì nh ững ngành kinh tế mang tính nền tảng. Trong nông nghiệp, không ai khác, chính họ là những người đã giữ vững cho ngành này phát triển theo thời gian. V ới nh ững s ự phát tích đầu tiên trong nông nghiệp trồng trọt, nh ững người ph ụ nữ đã n ắm gi ữ và không ngừng phát triển chúng. Họ không ngừng tìm ra những loại cây trồng mới có khả năng nuôi dưỡng để tăng thêm nguồn thức ăn cho b ộ l ạc, nh ững kỹ thuật chăm sóc cây trồng cũng bước đầu xuất hiện. Chính vì th ế, m ột n ền nông nghiệp trồng trọt không ngừng được duy trì theo thời gian và có nh ững b ước phát triển mới. Trong nông nghiệp chăn nuôi, người ta cũng thấy vai trò c ủa người phụ nữ trong việc tạo ra một sự phát triển vững chắc. Họ tìm ra những con vật có thể nuôi dưỡng và chăm sóc chúng. Trong các ngành nghề thủ công truyền thống, những người phụ nữ đã duy trì chúng theo th ời gian b ằng bàn tay khéo léo và sự kiên trì của mình, họ đã truyền hồn và lòng nhiệt tình của mình đến những sản phẩm ấy để cho nó ngày càng phát triển tinh xảo h ơn. Những sản phẩm về dệt, gốm… đáp ứng nhu cầu trước mắt của cả cộng đ ồng ng ười: người ta cần nghề dệt để làm quần áo, cần gốm để làm đồ đun nấu th ức ăn nhưng càng về sau nó lại là một phần không thể thiếu đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Nó cho thấy cả một quan niệm thẩm mĩ của người xưa. Nh ư 15
  16. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** vậy, chính những người phụ nữ đã tạo ra những sản ph ẩm ấy, không chỉ là s ản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm nghệ thuật tiếp tục đóng góp cho s ự phát triển các nghề, ngành kinh tế ấy. Người phụ nữ đã duy trì sự phát tri ển c ủa nghề gốm. Điều đó càng cho thấy rằng, người phụ nữ không chỉ tạo ra những bước đầu mang tính nền tảng đề phát triển kinh tế mà còn làm cho chúng phát triển một cách vững chắc theo đúng tiến trình lịch sử. Thứ ba, người phụ nữ - người giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình. Trong vai trò thứ ba này, tôi nhấn mạnh đến một phần không nh ỏ của nền kinh tế nguyên thủy Việt Nam. Sẽ thật là tiếc khi nh ắc đ ến vai trò c ủa người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế mà lại thiếu s ự đóng góp c ủa h ọ trong sự phát triển kinh tế gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội. Kinh tế gia đình phát triển sẽ tất yếu dẫn đến kinh tế của cả xã hội cũng sẽ phát triển. Ph ụ nữ là những người giữ lửa cho gia đình luôn êm ấm. Khi xã hội nguyên thủy phát triển đến một mức độ nhất định, họ tách nhỏ bày đàn của mình ra thành nh ững gia đình. Trong gia đình ấy, người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng. Họ không chỉ là những người “nội trợ” mà còn là người hỗ trợ đắc lực cho ng ười đàn ông trong việc xây dựng kinh tế gia đình. Người phụ nữ trong gia đình ngoài đảm nhận những công việc như bếp núc, trông con, làm công việc nấu n ướng ra còn cùng người đàn ông của mình xây dựng kinh tế. Điển hình là họ tham gia s ản xuất nông nghiệp và chiếm giữ những công đoạn quan trọng. Trong nông nghiệp trồng lúa, người đàn ông cầy ruộng, người vợ gieo mạ, cấy lúa, người phụ nữ cũng trồng những loại cây khác như ngô, bí… “ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cầy, vợ cấy con trâu đi bừa” Trong chăn nuôi gia đình, người phụ nữ cũng chính là những người chăm sóc vật nuôi nhiều nhất. Như vậy, kinh tế gia đình có phát tri ển hay không ph ụ 16
  17. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** thuộc rất nhiều vào bàn tay của người phụ nữ. Gia đình nào có kinh tế khá gi ả chứng tỏ gia đình đó có người phụ nữ đảm việc nhà giỏi làm kinh tế. Ng ười phụ nữ không chỉ đóng vai trò làm mẹ, làm vợ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình. Chính nhờ có họ mà kinh tế gia đình có những bước tiến khá quan trọng trước hết là việc đảm bảo l ương th ực nuôi sống các thành viên trong gia đình sau đó mới tạo ra những sản phẩm dư th ừa trong xã hội. Như vậy, người phụ nữ có những vai trò to lớn trong việc tạo ra một nền kinh tế gia đình ổn định, để từ đó, kinh tế xã hội nguyên thủy có những bước tiến không nhỏ. Mở rộng ra ngoài xã hội, dưới chế độ mẫu hệ, người ph ụ nữ còn có thêm vai trò to lớn nữa đó là quản lý xã hội và phân công lao động. Vi ệc phân công lao động quyết định nhiều đến sự phát triển của kinh tế nước ta thời nguyên thủy. Nhờ có phân công lao động mà người ta mới biết được nh ững công việc nào thì phù hợp với nam, công việc nào phù hợp với nữ. Người nam giới có sức khỏe, nhanh nhẹn thì phù hợp với công vi ệc nh ư cày b ừa, nh ững công việc cần nhiều sức khỏe. Trong khi đó, người phụ nữ khéo léo, chăm chỉ phù hợp làm những công việc như cấy lúa, chăm sóc vật nuôi, đan nát, dệt vải… Do đó, người phụ nữ có đóng góp rất nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế nguyên thủy, cụ thể hơn đó là những công việc, ngành kinh tế chính th ức h ọ đảm nhận. Cũng nhờ sự phân công đó mà nền kinh tế được đi theo đúng qu ỹ đạo của nó. Xã hội được ổn định dẫn tới kinh tế ổn định. Trong ba vai trò quan trọng của người phụ nữ mà tôi đã đánh giá từ những phân tích trên, ta có thể thấy người phụ nữ chưa bao giờ đánh mất vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong cả một tập thể cộng đồng người lớn hay trong một gia đình nhỏ, họ luôn là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Họ là những người đã đem đến cho nền kinh tế nguyên th ủy Vi ệt 17
  18. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** Nam những sự phát triển mang tính nền tảng. Từ những bước đi ch ập chững đầu tiên cho đến khi nền kinh tế ấy có được những thành quả đáng mừng. Trong bất kỳ một vai trò nào của mình, người phụ nữ cũng luôn thể hiện đ ược sự đảm đang, khéo léo và quyết tâm. Họ là những người reo hạt giống vun trồng cho một số ngành kinh tế, cũng chính là người làm cho nó n ảy mầm và phát triển cho đến tận ngày nay. Họ đã làm tốt sứ mệnh lịch s ử giao cho mình, t ạo ra những thành quả là tín hiệu cho sự phát triển kinh tế. Mặc dù n ền kinh t ế Vi ệt Nam thời nguyên thủy còn mang tính sơ khai, nh ưng nó l ại là m ột ti ền đ ề v ững chắc cho sự phát triển kinh tế Việt Nam sau này. Có được nh ững thành công to lớn ấy, phải ghi nhận vai trò cuả người phụ nữ đối với nền kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. 4. Liên hệ vai trò của người phụ nữ đến sự phát triển kinh t ế Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy là những nét vẽ sơ khai nhất trong toàn thể bức tranh lịch sử phát triển kinh tế của nước ta. Nông nghi ệp trước tiên phải khẳng định là một ngành quan trọng trong kinh t ế n ước ta. N ước ta có nền nông nghiệp cổ truyền từ lâu đời. Với một đi ều ki ện t ự nhiên vô cùng thuận lợi cho việc phát triển ấy, người Việt cổ mà cụ th ể h ơn đánh d ấu vai trò của người phụ nữ đã phát hiện thuần dưỡng động vật và trồng cây đặt nh ững dấu mốc mốc đầu tiên cho sự phát triển nông nghiệp nước ta. Cho đ ến ngày nay, người phụ nữ vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp ấy, họ là người chăm sóc cây trồng, chăm sóc con giống. Đ ến vụ thu hoạch thì người phụ nữ tham gia một công đoạn quan trọng trong quá trình thu hoạch nông sản. Họ đem bán những sản phẩm của mình cho thương lái hoặc bán ngay chính ở chợ - gần nơi họ sinh sống. Như vậy, người phụ nữ là một thành phần lao động quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp nước ta hi ện 18
  19. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** nay. Có được như vậy là nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nh ững th ế h ệ đi trước đánh dấu bắt đầu từ thời nguyên thủy. Tiếp t ục trong các ngành ngh ề cá, nghề thủ công, gốm, ngành dệt hiện nay đã phát triển. Hiện nay, các ngành nghề thủ công đang được nhà nước khuyến khích sản xuất. Nhiều làng nghề thủ công đã được duy trì và phát triển, các ngành dệt, đan, làm gốm cho ra nh ững s ản phẩm thể hiện độ tinh xảo hấp dẫn người tiêu dùng. Trong đó, n ắm gi ữ nh ững công đoạn quan trọng làm ra những sản phẩm này có sự góp mặt của người ph ụ nữ. Họ vẫn là những người giữ lửa, truyền hồn vào những sản phẩm đó. Những sản phẩm ấy không chỉ được người trong nước biết đến mà còn được cả th ế giới biết đến. Bằng sự cố gắng và đôi bàn tay tài hoa của mình, h ọ đã tạo nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Có được điều đó, chúng ta phải cảm ơn những người phụ nữ thời nguyên thủy đã góp phần lưu giữ và phát triển những ngành nghề đó. Trong gia đình hiện đại, mặc dù đã chuyển sang chế độ phụ quyền từ lâu nhưng vai trò của người phụ nữ đóng góp trong s ự phát triển kinh tế gia đình cũng không hề suy giảm. Họ là nh ững ng ười “n ội tr ợ” tài giỏi, đồng thời cũng là những người phụ nữ tham gia các hoạt động kinh t ế. Nhiều người phụ nữ đã trở thành những nữ doanh nhân thành đạt, nh ững ng ười hoạt động kinh tế xuất sắc đem lại sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Họ chính là những người tiếp tục và phát triển nền kinh tế đi theo đúng quỹ đạo của nó. Tóm lại, xuyên suốt từ thời nguyên thủy đến tận bây giờ, người phụ nữ luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát tri ển c ủa kinh t ế Vi ệt Nam. Kể cả trong chế độ mẫu hệ hay phụ hệ, những người phụ nữ ấy cũng chưa bao giờ làm mất đi vai trò của mình. Họ là nh ững người giữ lửa trong gia đình, đem đến sự ổn định cho xã hội, mang đến hơi thở cho nền kinh t ế Vi ệt. Những người phụ nữ thời nguyên thủy đã làm tốt sứ mệnh lịch sử của mình 19
  20. Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. **************************************************************** trong cả một hành trình dài phát triển lịch sử. Tôi xin lấy nguyên văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh nói về người phụ nữ thay cho lời kết: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra s ức d ệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. 20
nguon tai.lieu . vn