Xem mẫu

MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu....................................................................................1 1.1 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu..........................................................................................................1 1.2 Đánh giá thực trạng..........................................................................................5 1.2.1 Ưu điểm.........................................................................................................5 1.2.2 Nhược điểm...................................................................................................7 Chương 2. Giải pháp cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu..................................................................................................10 Chương 3. Kiến nghị...........................................................................................11 PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................13 DANH MỤC THAM KHẢO...............................................................................14 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa một diện tích đáng kể đất nông nghiệp đã và sẽ được chuyển thành đất xây dựng nhà ở, khu công nghiệp. Từ đó, những người nông dân không còn làm nông mà chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp. Một lượng lớn số lao dộng này dịch chuyển đến các thành phố lớn để mưu sinh. Tuy nhiên, dưới sức ép của khủng hoảng kinh tế, các nhà máy xí nghiệp đã sai thải số lượng lớn công nhân. Người lao động thất nghiệp, trong số họ, có nhiều người chuyển về nông thôn sinh sống. Từ đó làm chậm lại quá trình chuyển dịch lao động, đồng thời tạo thêm sức ép cho khu vực nông thôn vốn thiếu việc làm. Trong khi đó, nhiều làng nghề thủ công ở nông thôn đã mai một, mất dần khiến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng cao. Vì vậy đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết Theo Quyết định về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Thủ tướng chính phủ kí ngày 27 tháng 11 năm 2009, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Đào tạo nghề là sự nghiệp quan trọng của Nhà nước và toàn thể nhân dân. Là một tỉnh thành phát triển nhanh chóng về kinh tế, Bà Rịa Vũng Tàu đang thực thi quyết định theo đề án 1956 của Nhà nước thông qua các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn kể từ năm 2010 đến nay. Dân số đang sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn của tỉnh chiếm khoảng 50%. Khu vực nông thôn nói riêng được đánh giá mang nhiều tiềm năng và thế mạnh, do đó tỉnh ủy đã hoạch định nhiều chính sách, chiến lược dài hạn nhằm phát triển đúng hướng và hiệu quả nhất đối với khu vực này. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thực sự là cấp thiết và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Vì lý do đó, em chọn đề tài “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tình Bà Rịa Vũng Tàu. Thực trạng và giải pháp” cho bài tiểu luận của mình. Đây chính là đề tài bài tiểu luận của em nhằm phục vụ cho lợi ích học tập của sinh viên. Nghiên cứu về đề tài sẽ làm rõ thực trạng của vấn đề nhằm đưa ra những giái pháp hợp lý hoàn thiện việc thực hiện theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh nhà. 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lao động nông thôn Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Qua đề tài em đặt ra những mục tiêu cụ thể: ­ Làm rõ được thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ­ Phân tích, rút ra được những ưu, nhược điểm của việc đào tạo nghề cho lao động tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ­ Đưa ra một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HIỆN NAY TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 1.1 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HIỆN NAY TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Trong quá trình hội nhập về kinh tế, tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm là những ghánh nặng lớn đối với nền kinh tế của các tỉnh. Đông Nam Bộ là khu vực phát triển mạnh của cả nước, là tứ giác kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tại nông thôn ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ có xu hướng giảm từ năm 2010­2014. Từ năm 2010­2014 tỷ lệ thất nghiệp giảm 1.3%, tỉ lệ thiếu việc làm giảm nhẹ 0.31% (2010­2013) và 0.57% (2013­2014). Những chính sách phát triển dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn tại các tỉnh trong khu vực được các cấp, ban ngành đặc biệt chú trọng. Bảng 1.1.1: Tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm khu vực Đông Nam Bộ từ năm 2010­2014; Đơn vị: % Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm 2010 2.90 1.99 2011 1.81 1.41 2012 1.73 1.51 2013 1.69 1,68 2014 1.60 1.11 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 4 Là một tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam Bộ,trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà,bên cạnh tạo việc làm cho người đi xuất khẩu lao động, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm giúp thanh niên nông thôn giảm bớt khó khăn, có cuộc sống ổn định nhờ được làm việc ở các doanh nghiệp trên địa bàn. Năm 2006, có 4.000 học viên đang được đào tạo nghề theo đề án, ngành Lao động­ Thương binh và Xã hội đã xét duyệt cho 190 dự án vay tổng vốn gần 11,5 tỉ đồng, tạo ra hơn 2.200 việc làm. Ngày 31/12/2010, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ký Quyết định số 3576/QĐ­ UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đối tượng của đề án là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thị thu hồi đất canh tác. Đồng thời cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị ­ xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020 cũng thuộc đối tượng được đào tạo trong đề án. Tại tỉnh, đề án 1965 được thực hiện đến năm 2020, với mục tiêu dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người, đào tạo bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ công chức cấp xã. Các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân ở Bà Rịa ­ Vũng Tàu tập trung vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng giúp nông dân tự tạo việc làm ổn định, góp phần nâng cao thu nhập. Trong đó, chú trọng tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho người lao động nông thôn; xây dựng nhiều mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất như nuôi dê, nuôi vịt siêu trứng, trồng lúa chất lượng cao... Đồng thời, các cấp, ngành chức năng cũng chú trọng hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn